Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

13/05/201412:00 SA(Xem: 8471)
Tác Động Của Cải Đạo Bắt Buộc Trên Hòa Đồng Tôn Giáo: Bài Học Kinh Nghiệm Từ Sri Lanka

vesak_2014_banner_final

TÁC ĐỘNG CỦA CẢI ĐẠO BẮT BUỘC TRÊN HOÀ ĐỒNG TÔN GIÁO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SRI LANKA
Đại Đức Tiến sĩ Pinnawala Sangasumana*
Trần tiễn Khanh dịch

 GIỚI THIỆU

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) nằm trong kế hoạch sâu rộng để cải thiện đời sống con người, được đưa ra bởi các quốc gia trên thế giới vào năm 2000 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (LHQ). MDG bao gồm 8 mục tiêu, 21 chỉ tiêu và 60 chỉ số. Mục tiêu chính của MDG là sử dụng các cam kết trong khuôn khổ hoà hợp nguyên tắc phát triển bền vững thông qua xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, y tế, bình đẳng giới, quan hệ đối tác toàn cầu và nhiều hơn nữa. Tất cả các mục tiêu phải đạt được vào năm 2015. Theo Kofi Annan, Cựu Tổng thư Ký của Liên Hiệp Quốc, mục tiêu thiên niên kỷ là một tập hợp các mục tiêu đơn giản nhưng mạnh mẽ, mà với nhau, chúng tạo nên kế hoạch chi tiết đã được cả thế giới đồng ý để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Mục tiêu này đã được chấp nhận bởi các nhà tài trợ, các nước đang phát triển, các xã hội dân sự cũng như các tổ chức phát triển lớn. Lãnh đạo tôn giáohọc giả của tất cả tôn giáo cũng có vai trò quan trọng. Vận động của họ có thể ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị cũng như người dân bình thường. Những lời dạy và hướng dẫn của họ có thể truyền cảm hứng cho mọi người để đạt một mức mới về trách nhiệm, cam kết và dịch vụ công cộng. Bằng ví dụ, họ có thể thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo, làm cầu nối của sự thiếu hiểu biết và sự hiểu lầm.

Một trong những lập luận cơ bản của bài viết này là không có hòa bình và hòa hợp giữa các tôn giáo trên thế giới. Mục tiêu thiên niên kỷ chỉ là những mục tiêu khó nắm bắt mãi mãi. Mặc dù tất cả các tôn giáo mong muốn hòa bình, nhưng thực tế nhiều trường hợp, nhiều tín đồ, nguồn lực, và các tổ chức có liên quan đến cuộc xung đột và bạo lực. Keown (2009) cho rằng các tôn giáo luôn luôn có nhiều điều để nói về hòa bình trong giáo lý của họ, sự quan tâm hiện đại trong kiến tạo hòa bình tôn giáo như một đề tài nghiên cứu độc lậpthực hành được phát sinh từ sự phát triển lịch sử. Những cuộc chiến tranh đã xảy ra dưới dạng đối đầu giữa các quốc gia hoặc các khối chính trị nắm giữ ý thức hệ xung đột nhau, kéo dài trong nhiều năm hoặc đôi khi nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều thú vị là mặc dù tôn giáo thường bị buộc tộinguyên nhân của chiến tranh, nhưng hầu hết các cuộc xung đột hiện đại có quy mô lớn lại ít liên quan đến tôn giáo. Các ý thức hệ khác, thế tục-chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản- thường là thủ phạm, giữa chúng có thể gây nhiều thương vong hơn tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử kết hợp lại. Tuy nhiên, gần đây hơn, mô hình đã thay đổi, các xung đột hiện nay chúng ta nhìn thấy trong thế giới xung quanh có nhiều ảnh hưởng hơn của tôn giáo so với trước đây. Điều này do bản chất của chiến tranh cũng đã thay đổi, và chúng taxu hướng không nên xem nhiều cuộc chiến tranh xảy ra giữa các quốc gia như tranh chấp khu vực giữa các phe phái chống đối được xác định bằng văn hóa của họ, cá tính khu vực, nguồn gốc dân tộc, hoặc niềm tin tôn giáo. Lời giải thích này phải nhấn mạnh rằng tôn giáoyếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hòa bình, một loại chỉ đường cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Điều này được chứng minh bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong việc trình bày kinh nghiệm cá nhân qua những tác phẩm của họ (Sangasumana (2009 & 2011), Khemananda (2011), Marshell (2012). Mặt khác, có một khoảng không lớn trong sự quan tâm nghiên cứu quá trình kiến tạo hòa bình thực tế với phương pháp tiếp cận tôn giáo. Khoảng cách này được xác định bởi Dion Peoples (2010) trong bài viết của ông Vai trò của chúng ta là những nhà giáo dục Phật giáo trong việc phục hồi toàn cầu bằng cách xem xét các bài tham luận được xuất bản trong hội nghị UNDV vài năm qua. Do đó, vai trò của tôn giáo trong việc phục hồi toàn cầu cần phải được nghiên cứu hơn nữa thông qua các bằng chứng thực nghiệm thay vì thiên về khái niệm hoặc theo định hướng nguồn chính. Trong bối cảnh này, bài này cố gắng tìm quy mô một trong những gốc rễ tôn giáo của bất hòa xã hội đang xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau.


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: PDFpdf_icon

Tác động của cải đạo bắt buộc trên hòa đồng tôn giáo:
Bài học kinh nghiệm từ Sri Lanka.

Đại đức Tiến sỹ Pinnawala Sangasumana
Trần Tiễn Khanh dịch

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2023(Xem: 4302)
13/04/2019(Xem: 8079)
16/03/2022(Xem: 4008)
30/09/2019(Xem: 5612)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.