(Phỏng vấnHòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN)
Hòa Thượng Thích Thiện Tánh
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát một bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
Đây là khẳng định của Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng ban Thường trựcBan Trị sự GHPGVN Tp.HCM.
"Tôi mong muốn Bổn sư và các giáo thọ sư cần cố gắng hướng dẫn cho Tăng Ni trẻ về tứ oai nghi để không làm ảnh hưởng đến đạo Phật", Hòa thượng Thích Thiện Tánh chia sẻ.
Đã là tu sĩ thì không có hát
Bạch Hòa thượng, trong một cuộc thi hát ở TP HCM, có một “tiểu ni cô” mặc áo tràng nâu tham gia là như thế nào?
Theo như tôi nhận thấy, “tiểu ni cô” này không biết có thật sự là người đi tu không? Hay là cư sĩ… Nếu người tu thì vị Bổn sư cần xem lại vì thứ nhất, như đã nói trong vấn đềăn mặc của người tu hành, “tiểu ni cô” này nếu là người tu, xét về tuổi và giới luật thọ nhận thì chỉ có thể mặc áo nhật bình lam, chứ sao lại mặc áo tràng màu nâu?
Vì thế vị bổn sư cần chấn chỉnh. Riêng nếu là Phật tửtại gia thì Ban tổ chức hay vị thầy 5 giới của cô bé nên khuyên cô bé xem lại cách ăn mặc của mình để không làm ảnh hưởng đến hình ảnhPhật giáo.
Tại sao Hòa thượng lại nói ảnh hưởng đến Phật giáo?
Nếu mặc đồ bình thường để hát trước công chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến hình ảnh người tu
Vì với hình tướng cạo đầu, mặc áo tràng nâu dễ khiến người đời nhầm tưởng đó là hình ảnh của tu sĩPhật giáo, gây ra những suy nghĩ không tốt cho các tu sĩ hiện nay. Đặc biệt là còn đi hát trước công chúng. Đây là điều Phật giáo không đồng ý.
Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát một bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.
Hiện nay, do sự phát triển của xã hội, các phương tiệntruyền thông và thông tin xuất hiện, các mối quan hệ xã hội nên chúng tôi cho rằng có thể du di việc nghe và xem hát. Nhưng không thể một người là tu sĩ thì không được làm như thế. Đây là giới luật do đức Phật chế ra không ai dám sửa đổi. Nếu làm là vi phạm.
Ca hát trước công chúng, là ca sĩ… việc này là của người ngoài đời, người tu không được làm. Vì hát là còn tham đắm vào cái hay mà người tu thì cần lìa xa việc tham, sân, si. Vậy sao còn làm? Hãy để việc ca hát cho người đời họ làm. Giáo hội không thể đồng tình với những hành vi này.
Nếu ai đã làm thì nên tự xét lại…
Cần quản lý chặt chẽ hơn
Theo Hòa thượng vì đâu mà có chuyện này?
Qua việc này tôi thấy Ban Pháp chế từ TW đến các tỉnh thành dù đã có những nội quy, quy chếhoạt động những vẫn chưa phổ biến rộng, chưa thực hiện vào việc kiểm tra ngay thực tế.
Một thực tếchúng ta cũng cần nhìn nhận đó là chưa có quy chế để xử phạt, vì thế cần xây dựng để bảo vệgiáo hội đang có nhiều vấn đề xảy ra như hiện nay.
Theo tôi, Giáo hội Trung ương cần có văn bản chỉ đạo các ban ngành có quy chếcụ thể để chấn chỉnh các hoạt động của Tăng Ni và Phật tử. Nếu như chúng ta không làm thì sau này sẽ có rất nhiều hiện tượng không tốt xuất hiện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của đạo Phật.
Hòa thượng có lời khuyên nào với Trụ trì các tự viện và Tăng Ni trẻ không?
(Ảnh chụp tại chương trìnhDiệu Âm Hoàng Pháp)
Hiện nay các Tịnh nhơn trẻ chưa xuất gia, hay đã là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na… thì cũng nên xem lạihình tướng, hình thức của một người tu, mình nên thế nào? Nên học tập theo những gì bổn sư chỉ dạy, không nên làm vượt quá mức quy định.
Phải giữ cho được màu sắc tu sĩ trẻ, màu áo nâu, áo lam với hình thức người tu sĩViệt Nam, đừng để Phật tửđánh giá, hay các đạo khác chê cười.
Người tu sĩ khi xuất hiện ở đâu hãy tâm niệm là vì đạo pháp, hoằng pháp, đem ánh sáng đạo từ bi đến tất cả chúng sanh
Phật tửđi chùa, nhìn những vị mới xuất giaăn mặc lượm thượm, hay làm những điều không đúng trong giới luật… điều này là do bổn sư. Vị này cần có trách nhiệm nhắc nhớ tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi. Ngay các vị Tăng Ni trẻ khi gặp các Chư Tôn đức phải như thế nào cũng cần phải chỉ dạy.
Không chỉ ở chùa, ngày đến các trường học, Chư Tôn đức giáo thọ cũng cần hướng dẫn đến các Tăng ni sinh trẻ biết làm sao cho phù hợp với cuộc sống hiện nay. Người ta nhìn thấy màu sắc của tu sĩ trẻ nếu làm sai thì ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo.
Không chỉ Tăng Ni trẻ mà ngay cả các vị Chư Tôn đức lớn cũng đừng nghĩ lớn rồi mặc sao thì mặc, làm gì thì làm… phải sống sao cho Tăng ni trẻ và Phật tử kính phục. Chư Tôn đức trang nghiêm thì Tăng Ni trẻ và Phật tửtại gia mới kính mà học theo.
Ba video clip dưới đây là do người post thêm vào như để minh họa sự kiện đã xảy ra
Đại Đức Thích Thiện Mỹ
TT. Thích Thông Lai
Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Thầy Thích Thanh Hải Thái Bìnhtrình diễn)
Sự kiện "Pháp Như - Nhạc Trịnh" và giới luật nhà Phật Minh Mẫn
Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, bởi vì suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dángtu sĩxuất hiện trên sàn diễn
Trên một vài trang onlines, đăng quảng cáo: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật giáo” vào đêm 23/02/13 tại nhạc quán Diễm Xưa, Đà Lạt, trong đó, Pháp Như sẽ trình diễn từ 10 đến 12 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.
Chỉ vừa quảng cáo, Tăng sĩ Pháp Như đã bị thiên hạ "ném đá" không nương tay, chẳng những thế, thầy Tổ của Pháp Như cũng bị văng miểng bởi những người góp ý nóng tính! Vậy phải hiểu thế nào về ca nhạc và tăng sĩ?
Ai cũng biết giới luật nhà Phật cấm tu sĩ đàn ca hát xướng và đeo đồ trang sức, xức dầu thơm… cũng từ 250 giới, nếu triệt đểáp dụng thì xã hội ngày nay khó mà thực thi; nhưng luật thì tùy nghi từng bộ phái, không triệt để thống nhất nhưgiới bản.
Luật thì có Thập Tụng luật, Tứ Phần luật, Ma Ha Tăng Kỳ luật, Ngũ Phần luật…Cho dù giới hay luật từ thời đức Phậthiện tiền hay hậu kỳ chư Tổ chế tác cho tương thích với hiện trạngxã hội đương thời, cũng đều không ngoài mục đích hỗ trợ cho tu sĩngoại tướngtrang nghiêm, để là thân giáo cho đồ chúng, nội tâmnhất niệm để tiến hóa trên đạo lộ giải thoát mọi phiền trược!
Ngày nay, xã hội phát sinh nhiều phương tiệnđáp ứng cho nhiều nhu cầu mà hàng ngàn năm trước chưa có, những phát sinh giúp ích cho cuộc sống mà lắm khi cũng làm băng hoại xã hội; riêng về âm nhạc, đã xuất hiện từ xa xưa, có những loại nhạc cộng đồng, nhạc lễ tôn giáo, nhạc cung đình…có loại nhạc mang tính văn hóagiáo dục, cũng có loại mang tính kích động…Bản thân âm nhạc không tốt cũng chẳng xấu, giá trịâm nhạc còn tùy thuộc nội dung, ca từ, tiết tấu và thời điểm xuất hiện, nhân cách diễn xuất, địa điểm trình diễn. Ví dụ nhạc Trịnh đem hát nơi đám ma do các Gay trình diễn thì giá trị sẽ khác nơi phòng trà, quán nhạc và hội diễn công cộng.
Ở đây, liveshow đêm: “Pháp Như - Nhạc Trịnh và Phật Giáo” tại quán nhạc Diễm Xưa, nói lên tầm vóc trang trọng hơn, nghệ thuật hơn, và đặc biệt hơn là do một Tăng sĩ trình diễn. Vậy xoay quanhvấn đề một Tăng sĩ xuất hiện trên sàn diễn với nhạc đời tuy ca từ mang tính triết lý Phật giáo, quần chúnglúng túng xác định vị thế của một tu sĩ trong thời đại hiện nay mà từng xảy ra quá nhiều tai tiếng trước công chúng và giới luật nhà Phật.
Xưa kia, khi mà xã hội chưa quần chúng hóa âm nhạc, tu sĩ chưa gắn kết chặt chẽ trong sinh hoạt thường nhật với xã hội, Tăng đoànđức Phậtsinh hoạt có quy củ trong tu viện, ngoài giờ đi bát và du hóahoằng pháp, không đi ra khỏi địa giớithiền viện và không la cà vào thôn xóm, sau nhiều thế kỷ Phật nhập diệt, tu sĩ không chung sống trong Tăng đoàn thì cũng ẩn cư nơi non cao núi thẳm, tất cả vì mục đích nhắm tới là giải thoáthiện tiền, thoát luân hồisinh tử. Chính vì thế mà luật giới chế ra để giúp tự thân hành giả thoát mọi nhiễm ôphiền trược, không bị phóng tâm dính mắc.
Xã hội ngày nay, một số bậc chân đức quyết tâm không trở lạitam giới sau khi xả bỏ thân này, các ngài ẩn cư, cắt đứt mọi giao tiếp thế tục không cần thiết. Tuy nhiên, đại bộ phận còn ở phố thị, nhiệm vụhoằng pháp quan trọng hơn cho chính bản thân mình, nên tự nguyện hòa nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức, dụng thế gian pháp để đưa con người đến với Phật pháp, trong đó có âm nhạc.
Điều quan trọng là dụng thế gian pháp như thế nào để khỏi bị phản tác dụng như chủ đềquảng cáo trên đây. Chùa Hoằng Pháp cũng dùng âm nhạc để truyền bá rất thành công, bởi vì suốt bốn tập “Diệu âm hoằng pháp” của chùa không hề có bóng dángtu sĩxuất hiện trên sàn diễn. Nhạc lễ như Tây Tạngsử dụng để nâng tầng sóng tâm thức lên một đẳng cấp tâm linh trong buổi cầu nguyện, và nhạc lễ Phật giáo Việt Nam cũng từng xuất hiện trong các lễ thường nhật mà Phật giáo Huế là chiếc nôi đặc trưng.
Dùng ca sĩthế tụctruyền đạt nội dung vẫn hiệu quả hơn một ca sĩ xuất tục mà chiếc áo thầy tu chưa quen mắt với quần chúng ở những nơi trần tục. Không thiếu những ca sĩ bỏ nghề để chọn con đườngtâm linh, thì ngược lại một tăng sĩ đam mêbỏ quêntâm linh để bước vào nghề ca xướng!
Một số đạo tràng, để giúp vui và khích lệ trong thời giantu tập cho quần chúng, một vài thầy cô cũng trình bày những nhạc đạo mà không ai phản bác, nghĩa là âm nhạcxuất hiện trong môi trường thích hợp với chiếc áo thì có tác dụngnhất định, ngược lại sẽ bị phản tác dụng nếu ở một diễn trường công cộng gồm nhiều thành phần tin ngưỡng, trình độ khác nhau, mà nhất là diễn trường đó thường xuyên diễn xuất văn nghệ mang tính trần tục.
Đây là lý do thầy Pháp Như bị "ném đá" và chương trình bị chỉ trích. Nhạc Trịnh Công Sơn cũng từng được ca ngợi trên văn đànhọc thuật nhà chùa, ngay cả Đạo tràng Mai Thôn, Thiền sưNhất Hạnh cũng từng phân táchtinh thầnPhật giáo trong nhạc Trịnh, thế thì quần chúngphản đối không phải vì âm nhạc mà vì một Tăng sĩ trình diễnâm nhạc nơi không thích hợp với chiếc áo và cái đầu.
Âm Nhạc chỉ là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật, như võ thuật, thư pháp, hội họa, trà đạo…Thế gian pháp tức Phật pháp có nghĩa biết chuyển hóa những pháp thế gian theo chiều hướng tâm linh chứ không phải tâm hồnchạy theothế gian pháptỏ ra xuất chúng như một chuyên nghiệp.
Các Tăng sĩ trẻ gần đâythể hiệntài năng và sở thích một cách cuồng nhiệt mà quên cả luật giới, hình ảnh và vị thế của mình trong xã hội. Mong rằng nghệ thuật nâng caotâm thứctu sĩ, nhưng tu sĩ không nên thể hiện nghệ thuật những nơi nhạy cảm để giảm uy tínPhật giáo. Các Tăng sĩ trẻ cần cảnh giác như một bài học của thầy Pháp Như trên đây.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.