Thư Viện Hoa Sen

Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp

30/09/20173:13 SA(Xem: 15656)
Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp
Sáu lý do chứng minh Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp

Bài viết đưa ra các cơ sở khẳng định Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Giáo, không liên quan gì đến Phật Pháp, không liên quan gì đến Phật Gia. Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật gia (nhà Phật) rõ ràng là có tác dụng tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồ Phật giáo, những người ảnh hưởng Phật giáoPháp Luân Công được Lý Hồng Chí ngụy biện từ khí công Phật Gia, tiến hóa lên thành Tu Luyện Phật Gia, tiến hóa lên thành Pháp môn Phật Pháp, tiến hóa lên thành Đại Pháptrí tuệ của Sáng thế chủ thực ra đây chính là thủ đoạn ngụy biện tinh vi nhằm thâu nạp tín đồ Phật Giáo

Nhìn bề ngoài Pháp Luân Công là một bộ môn khí công dưỡng sinh, hay nhiều người còn cho rằng đây là bộ môn tập thể dục. Tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy với sự tuyên truyền mạnh mẽ của Pháp Luân Công qua hàng trăm trang web có rất nhiều phật tử bị lôi kéo theo giáo phái này với chiêu bài khí công, chữa bách bệnh, đề cao tâm tính… sau đó bị cải đạo, bỏ các tôn giáo truyền thống và tin thờ Lý Hồng Chí giáo chủ người sáng lập Pháp Luân Công.

Yếu tố đầu tiên khiến cho phật tử tin theo Pháp Luân Công đó là vì trong quảng cáo về nguồn gốc Pháp Luân Công thì Lý Hồng Chí giới thiệu rằng Pháp Luân Công có nguồn gốc Phật gia, là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp và được đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến. Các phiên bản cũ của quyển sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí viết "Phật Pháp tinh thâm nhất" khiến cho người đọc tin tưởng Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí cổ súy Phật Pháp nhưng hiện nay đã được thay bởi "Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ". Sự thật việc này như thế nào?

Hồng Chí giới thiệu về nguồn gốc của Pháp Luân Công như sau:

Trích: “Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật giakhí công của Phật gia, trong khi đó Phật giáoPhật giáo.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 13).

Trích: “Pháp Luân Công là một cách thực hành tu luyện đặc biệt của Phật Gia. Nó thật khác hẳn với những phương pháp tu luyện thông thường khác của Phật gia. Pháp Luân Công là một hệ thống thực hành tu luyện cao cấp.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 13).

Trích: “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 47).

Tổ chức Pháp Luân Công cũng giới thiệu Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật Gia, không liên quan đến Phật giáo.

Trích “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo.”

Nếu chú ý chúng ta có thể thấy rằng ở trên Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là “khí công của Phật gia”. Thì đoạn sau đó lại nói rằng Pháp Luân Công là môn “tu luyện của Phật gia”, rồi Pháp Luân Công là tu luyện đặc biệt, tu luyện cao cấp của Phật gia... đều là những lời quảng cáo có cánh.

Sau khi giới thiệu rằng Pháp Luân Công từ một môn khí công biến thành một môn tu luyện của Phật Gia thì Lý Hồng Chí lại nói Pháp Luân Công là "pháp môn của Phật pháp" được Phật Thích Ca nói đến. Cụ thể như sau:

Trích: “Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v... khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7)

Trích: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 18).

Hiện nay Lý Hồng Chí lại khẳng định Pháp Luân Công là Đại Pháp, là Trí tuệ của Sáng Thế Chủ (mở đầu quyển sách Pháp Luân của Lý Hồng Chí).

Như vậy các nấc thang tiến hóa của Pháp Luân Công là: Khí công Phật Gia, tiến hóa lên thành Tu Luyện Phật Gia, tiến hóa lên thành Pháp môn Phật Pháp, tiến hóa lên thành Đại Pháptrí tuệ của Sáng thế chủ thực ra đây chính là thủ đoạn tinh vi nhằm thâu nạp tín đồ Phật Giáo, sau đó thành lập một tôn giáo mới mà nhiều bài viết trên trang http://phatgiao.org.vn đã chứng minh Pháp Luân Công là tà giáo, sử dụng rất nhiều thủ đoạn và gây hưởng nghiêm trong trọng đến văn hóa tín ngưỡng tự do tôn giáo khác.

Chú ý rằng vì trong quyển sách “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí ra đời sau quyển Pháp Luân Công nên chúng tôi nhận thấy rằng từ môn “tu luyện của Phật gia” đến một “pháp môn của Phật gia” là cả một sự khác biệt. Bạn đọc lưu ý rằng trong Phật giáo, Pháp môn có thể hiểu như các tông phái (trường phái) trong Phật giáo ví dụ pháp môn Tịnh Độ gọi tắt là Tịnh độ tông, pháp môn thiền hay còn gọi là Thiền tông, Pháp môn trong Phật giáo cũng giống như các dòng phái của một tôn giáo ví dụ dòng tên, dòng chúa cứu thế...

Trên trang tinhhoa.net quảng cáo Pháp Luân Công về nguồn gốc của Pháp Luân Công như sau:

Trích: "Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thời đại khác nhau, mỗi một thế hệ có một người thầy truyền cho một nguời đệ tử duy nhất. Sau đó người đệ tử này lại truyền cho người đệ tử thế hệ tiếp theo, cứ như vậy cho đến thời kỳ hôm nay.http://tinhhoa.net/2705-trung-quoc-xua-va-nay.html

Hình ảnh quảng cáo xếp đồ hình Pháp Luân Công, chưa một tổ chức tôn giáo chính trị nào quảng cáo mạnh như trường phái này
Pháp Luân Công được hình thành mở rộng, phát triển qua chiến dịch quảng cáo rầm rộ


Thứ nhất, nếu Pháp Luân Công có lịch sử xa xưa thì được đề cập trong tài liệu trước tác, kinh sách nào thì Lý Hồng Chítoàn bộ các trang web của Pháp Luân Công không chỉ ra được. Chúng tôi tìm đủ các loại kinh sách của Trung Quốc của Bách Gia chư tử, kinh điển Phật giáo, sử học như Tư Mã thiên sử ký, chiến quốc sách, Lã Thị Xuân Thu, trong rất nhiều kinh điển, luận, luật của Phật giáo…hay trong các tác phẩm văn học như Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Xuân Thu Chiến Quốc cũng không thấy chỗ nào đề cập đến Phật gia là một số các pháp môn của Phật pháp, cũng không có chỗ nào nói đến môn phái gọi là Pháp Luân Công.



Thứ hai,Hồng ChíPháp Luân Công lại công khai khẳng định rằng Pháp Luân Công thuộc Phật gia, và là một trong tám vạn bốn ngàn pháp mônđức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo? Chúng tôi không tìm thấy và Lý Hồng Chí cũng không nói ra được các môn phái của Phật gia là các pháp môn nào? Người sáng lập các pháp môn này là ai? Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật gia”. Trong khi rõ ràng các pháp môn như Tịnh Độ tông, Thiền tông, Thiên Thai tông, Pháp Hoa tông... đều là của Pháp môn của Phật giáo chứ đâu có thuộc Phật gia! Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật gia là tu thành Phật,... Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn Phật gia, tu luyện Pháp Luân Công đắc đạo thành Phật không, Phật này đề cập trong kinh điển trước tác nào? Tất cả những câu hỏi đó Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đều không thể trả lời được.

Thứ ba, trong một loạt các vấn đềHồng Chí nói về “Phật gia giảng về Ngũ Nhãn”, “Phật gia giảng về thân kim cương bất hoại”... trong sách Chuyển Pháp Luân thì đều được chứng minh thực chất chính là các quan điểm rất nổi tiếng phổ biến của của Phật giáo chứ đâu phải của Phật gia nào! Bạn đọc có thể xem thêm tại đây:

http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/

Thứ tư, qua tìm hiểu trên các trang web từ trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đến các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo, quan điểm triết lý của Phật giáo, những hình ảnh của Phật giáo, liên quan đến Phật pháp do đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni... sau đó đổi tên thành Phật gia. Điều đó có nghĩa là từ các tác phẩm của Lý Hồng Chí đến các trang web của Pháp Luân Công đều không thể lấy dẫn chứng ra được cho sự tồn tại của cái gọi là Pháp Luân Công là một pháp môn cao cấp của Phật gia có nguồn gốc cổ xưa... mà thực chất việc sử dụng Phật giangụy biện nhằm mục đích là gây nhầm lẫn cho tín đồ Phật giáo với các lối ngụy biện tinh vi.

Ví dụ: Nếu nói Phật gia không liên quan đến Phật giáo thì tại sao lại nói những chuyện về Phật Thích Ca rồi thay bằng cái tên truyện cổ Phật gia? Bằng chứng:

http://chanhkien.org/2013/02/chuyen-co-phat-gia-vut-bo-ao-anh-cua-tinh.html

Ví dụ bài viết với tiêu đề: “Chuyện cổ Phật gia: Kiếp trước và kiếp này của ngũ tổ phái Thiền tông” đăng trên trang Đại Kỷ Nguyên của Pháp Luân Công. Rõ ràng Lục tổ Huệ Năng, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn của thiền tông Phật giáo chứ chứ đâu phải của Phật gia.

http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/cau-chuyen-kiep-truoc-kiep-nay-cua-vi-thien-su.html

Thứ năm, nhân dân vốn hiểu Phật gia là nhà Phật, mà nhà Phật thì vốn đều hiểu là Phật giáo nhưng nay Lý Hồng Chí đã cố gắng dùng các lối ngụy biện tinh vi để phong cho Pháp Luân Công là cao nhất của Phật gia. Do vậy, với lối ngụy biện đó nghiễm nhiên Pháp Luân Công là cái tốt nhất của những cái gì đó liên quan đến Phật, điều đó cũng có tác dụng lôi kéo người tham gia. “Phật gia” cũng như nhiều thuật ngữ Phật giáo như “Phật tính”, “Phật pháp”, “Pháp thân”, “Pháp luân” ... được Lý Hồng Chí sử dụng trong các tác phẩm của với mục đích lập lờ đánh lận con đen gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo, dùng uy tín của Phật pháp để thâu nạp tín đồ. Điều này càng minh chứng rõ ràng hơn qua bằng chứng sau đây trong câu mở đầu của quyển sách Chuyển Pháp LuânHồng Chí viết "Phật pháp tinh thâm nhất" khiến cho ai cũng nghĩ là Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật pháp, đương nhiên những người vốn tín tâm Phật pháp sẽ dễ dàng chấp nhận. Nhưng hiện nay câu mở đầu này đã được thay thế bằng "Đại Pháp (Pháp Luân Công) là trí tuệ của sáng thế chủ".

Thứ sáu, hơn thế nữa khi giới thiệu ra công chúng năm 1992 thì Lý Hồng Chí nói ông ta học Pháp Luân Công từ hai đại sư của Phật giáoĐạo giáo (nguồn wiki tiếng Việt về Pháp Luân Công) nhưng sau này Lý Hồng Chí, và Pháp Luân Công lại nói rằng Pháp Luân Công của Phật gia không liên quan Phật giáo? Điều đó hết sức mâu thuẫn.

Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật Gia (nhà Phật) rõ ràng là có tác dụng tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồ Phật giáo, những người ảnh hưởng Phật giáo.

Một chân lý nhất định phật tử phải biết rằng tất cả các lĩnh vực, các quan điểm, các triết lý, các trường phái khí công, võ công,... liên quan đến Phật giáo không gì nhầm lẫn, chúng ta đều có thể gọi là triết lý Phật gia, khí công Phật gia. Ví dụ khí công Dịch Cân Kinh là khí công Phật gia, khí công Bát Đoạn Cẩm là khí công Phật gia vì nó xuất phát từ các chùa của Phật giáo, hoặc câu hay dùng là theo quan điểm của nhà Phật (quan điểm của Phật gia). Bởi vì nhà Phật dịch sang Hán Việt là Phật gia, Phật gia hay nhà Phật đều cùng một nghĩa mà không gây nhầm lẫn gì. Các pháp mônchúng ta biết như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Kim Cương thừa....đều là thuộc Phật giáo cả chứ không có thuộc Phật gia mà lại không liên quan gì đến Phật giáo. Nếu nói rằng nó thuộc nhà Phật thì cũng phải hiểu nó là của Phật giáo.

Rõ ràng Pháp Luân Công không phải là khí công thuộc Phật gia, không tồn tại cái gọi là các trường phái Phật gia, các pháp môn Phật gia, rồi Pháp Luân Công cao nhất của Phật gia như Lý Hồng Chí nói. Đó là sự ngụy biện tinh vi nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo, lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, mục đích là để dễ bề truyền bá ra cộng đồng Phật giáo. Các giới thiệu Pháp Luân Công có lịch sử xa xưa, cao cấp nhất của Phật gia chỉ là quảng cáo sai sự thật, nhằm nói lên tính chính danh của trường phái này, nhưng như phân tích ở trên nó là ngụy biện gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo.

TS. Trần Văn Đông

Tạo bài viết
06/04/2019(Xem: 6839)
17/06/2024(Xem: 1635)
01/07/2022(Xem: 3558)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.