Sáu lý dochứng minhPháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Pháp
Bài viết đưa ra các cơ sở khẳng định Pháp Luân Công không liên quan gì đến Phật Giáo, không liên quan gì đến Phật Pháp, không liên quan gì đến Phật Gia. Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồPhật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật gia (nhà Phật) rõ ràng là có tác dụng tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồPhật giáo, những người ảnh hưởngPhật giáo. Pháp Luân Công được Lý Hồng Chíngụy biện từ khí côngPhật Gia, tiến hóa lên thành Tu LuyệnPhật Gia, tiến hóa lên thành Pháp mônPhật Pháp, tiến hóa lên thành Đại Pháp là trí tuệ của Sáng thế chủthực ra đây chính là thủ đoạnngụy biệntinh vi nhằm thâu nạp tín đồPhật Giáo
Nhìn bề ngoàiPháp Luân Công là một bộ môn khí công dưỡng sinh, hay nhiều người còn cho rằng đây là bộ môn tập thể dục. Tuy nhiênthực tế thì không phải như vậy với sự tuyên truyền mạnh mẽ của Pháp Luân Công qua hàng trăm trang web có rất nhiều phật tử bị lôi kéo theo giáo phái này với chiêu bàikhí công, chữa bách bệnh, đề cao tâm tính… sau đó bị cải đạo, bỏ các tôn giáotruyền thống và tin thờ Lý Hồng Chígiáo chủ người sáng lậpPháp Luân Công.
Yếu tố đầu tiên khiến cho phật tửtin theoPháp Luân Công đó là vì trong quảng cáo về nguồn gốc Pháp Luân Công thì Lý Hồng Chígiới thiệu rằng Pháp Luân Công có nguồn gốc Phật gia, là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp và được đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến. Các phiên bản cũ của quyển sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí viết "Phật Pháp tinh thâm nhất" khiến cho người đọc tin tưởngPháp Luân Công, Lý Hồng Chí cổ súy Phật Pháp nhưng hiện nay đã được thay bởi "Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ".Sự thật việc này như thế nào?
Lý Hồng Chígiới thiệu về nguồn gốc của Pháp Luân Công như sau:
Trích: “Tôi long trọngminh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật gia, là một đại phápchính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật gia là khí công của Phật gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 13).
Trích: “Pháp Luân Công là một cách thực hànhtu luyệnđặc biệt của Phật Gia. Nó thật khác hẳn với những phương pháptu luyện thông thường khác của Phật gia. Pháp Luân Công là một hệ thốngthực hànhtu luyện cao cấp.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 13).
Trích: “Pháp Luân Công là một phương pháptu luyện cao cấp của Phật Gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 47).
Tổ chức Pháp Luân Công cũng giới thiệuPháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật Gia, không liên quan đếnPhật giáo.
Trích “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyệnPhật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đếnPhật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo.”
Nếu chú ý chúng ta có thể thấy rằng ở trên Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là “khí công của Phật gia”. Thì đoạn sau đó lại nói rằng Pháp Luân Công là môn “tu luyện của Phật gia”, rồi Pháp Luân Công là tu luyệnđặc biệt, tu luyện cao cấp của Phật gia... đều là những lời quảng cáo có cánh.
Sau khi giới thiệu rằng Pháp Luân Công từ một môn khí côngbiến thành một môn tu luyện của Phật Gia thì Lý Hồng Chí lại nói Pháp Luân Công là "pháp môn của Phật pháp" được Phật Thích Ca nói đến. Cụ thể như sau:
Trích: “Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v... khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7)
Trích: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 18).
Hiện nay Lý Hồng Chí lại khẳng định Pháp Luân Công là Đại Pháp, là Trí tuệ của Sáng Thế Chủ (mở đầu quyển sách Pháp Luân của Lý Hồng Chí).
Như vậy các nấc thang tiến hóa của Pháp Luân Công là: Khí côngPhật Gia, tiến hóa lên thành Tu LuyệnPhật Gia, tiến hóa lên thành Pháp mônPhật Pháp, tiến hóa lên thành Đại Pháp là trí tuệ của Sáng thế chủthực ra đây chính là thủ đoạntinh vi nhằm thâu nạp tín đồPhật Giáo, sau đó thành lập một tôn giáo mới mà nhiều bài viết trên trang http://phatgiao.org.vn đã chứng minhPháp Luân Công là tà giáo, sử dụng rất nhiều thủ đoạn và gây hưởng nghiêm trong trọng đến văn hóatín ngưỡngtự dotôn giáo khác.
Chú ý rằng vì trong quyển sách “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí ra đời sau quyển Pháp Luân Công nên chúng tôinhận thấy rằng từ môn “tu luyện của Phật gia” đến một “pháp môn của Phật gia” là cả một sự khác biệt. Bạn đọc lưu ý rằng trong Phật giáo, Pháp môn có thể hiểu như các tông phái (trường phái) trong Phật giáo ví dụ pháp mônTịnh Độ gọi tắt là Tịnh độ tông, pháp môn thiền hay còn gọi là Thiền tông, Pháp môn trong Phật giáo cũng giống như các dòng phái của một tôn giáo ví dụ dòng tên, dòng chúa cứu thế...
Trên trang tinhhoa.net quảng cáoPháp Luân Công về nguồn gốc của Pháp Luân Công như sau:
Trích: "Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thời đại khác nhau, mỗi một thế hệ có một người thầy truyền cho một nguời đệ tửduy nhất. Sau đó người đệ tử này lại truyền cho người đệ tửthế hệtiếp theo, cứ như vậy cho đếnthời kỳ hôm nay.” http://tinhhoa.net/2705-trung-quoc-xua-va-nay.html
Pháp Luân Công được hình thành mở rộng, phát triển qua chiến dịch quảng cáorầm rộ
Thứ nhất, nếu Pháp Luân Công có lịch sử xa xưa thì được đề cập trong tài liệu trước tác, kinh sách nào thì Lý Hồng Chí và toàn bộ các trang web của Pháp Luân Công không chỉ ra được. Chúng tôi tìm đủ các loại kinh sách của Trung Quốc của Bách Gia chư tử, kinh điểnPhật giáo, sử học như Tư Mã thiên sử ký, chiến quốc sách, Lã Thị Xuân Thu, trong rất nhiều kinh điển, luận, luật của Phật giáo…hay trong các tác phẩmvăn học như Tây Du Ký, Tam QuốcDiễn Nghĩa, Xuân Thu Chiến Quốc cũng không thấy chỗ nào đề cập đến Phật gia là một số các pháp môn của Phật pháp, cũng không có chỗ nào nói đến môn phái gọi là Pháp Luân Công.
Thứ hai, Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công lại công khai khẳng định rằng Pháp Luân Công thuộc Phật gia, và là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo? Chúng tôi không tìm thấy và Lý Hồng Chí cũng không nói ra được các môn phái của Phật gia là các pháp môn nào? Người sáng lập các pháp môn này là ai? Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháptu luyện cao cấp của Phật gia”. Trong khi rõ ràng các pháp môn như Tịnh Độ tông, Thiền tông, Thiên Thai tông, Pháp Hoa tông... đều là của Pháp môn của Phật giáo chứ đâu có thuộc Phật gia! Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật gia là tu thành Phật,... Tuy có cùng chungmục đích là tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn Phật gia, tu luyệnPháp Luân Công đắc đạothành Phật không, Phật này đề cập trong kinh điển trước tác nào? Tất cả những câu hỏi đó Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đều không thể trả lời được.
Thứ ba, trong một loạt các vấn đề Lý Hồng Chí nói về “Phật gia giảng về Ngũ Nhãn”, “Phật gia giảng về thân kim cương bất hoại”... trong sách Chuyển Pháp Luân thì đều được chứng minhthực chất chính là các quan điểm rất nổi tiếngphổ biến của của Phật giáo chứ đâu phải của Phật gia nào! Bạn đọc có thể xem thêm tại đây:
Thứ tư, qua tìm hiểu trên các trang web từ trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đến các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo, quan điểm triết lý của Phật giáo, những hình ảnh của Phật giáo, liên quan đếnPhật pháp do đức Bổnsư Thích Ca Mâu Ni... sau đó đổi tên thành Phật gia. Điều đó có nghĩa là từ các tác phẩm của Lý Hồng Chí đến các trang web của Pháp Luân Công đều không thể lấy dẫn chứng ra được cho sự tồn tại của cái gọi là Pháp Luân Công là một pháp môn cao cấp của Phật gia có nguồn gốc cổ xưa... mà thực chất việc sử dụngPhật gia là ngụy biện nhằm mục đích là gây nhầm lẫn cho tín đồPhật giáo với các lối ngụy biệntinh vi.
Ví dụ: Nếu nói Phật gia không liên quan đếnPhật giáo thì tại sao lại nói những chuyện về Phật Thích Ca rồi thay bằng cái tên truyện cổ Phật gia? Bằng chứng:
Ví dụ bài viết với tiêu đề: “Chuyện cổ Phật gia: Kiếp trước và kiếp này của ngũ tổ phái Thiền tông” đăng trên trang Đại Kỷ Nguyên của Pháp Luân Công. Rõ ràngLục tổ Huệ Năng, Ngũ TổHoằng Nhẫn của thiền tôngPhật giáo chứ chứ đâu phải của Phật gia.
Thứ năm,nhân dân vốn hiểu Phật gia là nhà Phật, mà nhà Phật thì vốn đều hiểu là Phật giáo nhưng nay Lý Hồng Chí đã cố gắng dùng các lối ngụy biệntinh vi để phong cho Pháp Luân Công là cao nhất của Phật gia. Do vậy, với lối ngụy biện đó nghiễm nhiênPháp Luân Công là cái tốt nhất của những cái gì đó liên quan đến Phật, điều đó cũng có tác dụng lôi kéo người tham gia. “Phật gia” cũng như nhiều thuật ngữPhật giáo như “Phật tính”, “Phật pháp”, “Pháp thân”, “Pháp luân” ... được Lý Hồng Chísử dụng trong các tác phẩm của với mục đích lập lờ đánh lận con đen gây ngộ nhận cho tín đồPhật giáo, dùng uy tín của Phật pháp để thâu nạp tín đồ. Điều này càng minh chứng rõ ràng hơn qua bằng chứng sau đây trong câu mở đầu của quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí viết "Phật pháp tinh thâm nhất" khiến cho ai cũng nghĩ là Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật pháp, đương nhiên những người vốn tín tâmPhật pháp sẽ dễ dàng chấp nhận. Nhưng hiện nay câu mở đầu này đã được thay thế bằng "Đại Pháp (Pháp Luân Công) là trí tuệ của sáng thế chủ".
Thứ sáu, hơn thế nữa khi giới thiệu ra công chúng năm 1992 thì Lý Hồng Chí nói ông ta học Pháp Luân Công từ hai đại sư của Phật giáo và Đạo giáo (nguồn wiki tiếng Việt về Pháp Luân Công) nhưng sau này Lý Hồng Chí, và Pháp Luân Công lại nói rằng Pháp Luân Công của Phật gia không liên quan Phật giáo? Điều đó hết sứcmâu thuẫn.
Việc sử dụng khái niệm Phật gia một mặt gây ngộ nhận cho những tín đồPhật giáo rằng Pháp Luân Công cũng thuộc về Phật pháp, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật giáo, Pháp Luân Công cũng thuộc Phật Gia (nhà Phật) rõ ràng là có tác dụng tạo sự thân thiện với những người có lòng hướng Phật, những tín đồPhật giáo, những người ảnh hưởngPhật giáo.
Một chân lýnhất địnhphật tử phải biết rằng tất cả các lĩnh vực, các quan điểm, các triết lý, các trường phái khí công, võ công,... liên quan đếnPhật giáo không gì nhầm lẫn, chúng ta đều có thể gọi là triết lý Phật gia, khí côngPhật gia. Ví dụ khí công Dịch Cân Kinh là khí côngPhật gia, khí côngBát Đoạn Cẩm là khí côngPhật gia vì nó xuất phát từ các chùa của Phật giáo, hoặc câu hay dùng là theo quan điểm của nhà Phật (quan điểm của Phật gia). Bởi vì nhà Phật dịch sang Hán Việt là Phật gia, Phật gia hay nhà Phật đều cùng một nghĩa mà không gây nhầm lẫn gì. Các pháp môn mà chúng ta biết như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Kim Cương thừa....đều là thuộc Phật giáo cả chứ không có thuộc Phật gia mà lại không liên quan gì đến Phật giáo. Nếu nói rằng nó thuộc nhà Phật thì cũng phải hiểu nó là của Phật giáo.
Rõ ràngPháp Luân Công không phải là khí công thuộc Phật gia, không tồn tại cái gọi là các trường phái Phật gia, các pháp mônPhật gia, rồi Pháp Luân Công cao nhất của Phật gia như Lý Hồng Chí nói. Đó là sự ngụy biệntinh vi nhằm gây ngộ nhận cho tín đồPhật giáo, lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, mục đích là để dễ bề truyền bá ra cộng đồngPhật giáo. Các giới thiệuPháp Luân Công có lịch sử xa xưa, cao cấp nhất của Phật gia chỉ là quảng cáo sai sự thật, nhằm nói lên tính chính danh của trường phái này, nhưng như phân tích ở trên nó là ngụy biện gây ngộ nhận cho tín đồPhật giáo.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Trong ngày hội truyền thống dân tộc, toàn thể đại khối dân tộc đang đón chào một
mùa Xuân Quý mão sắp đến, trước nguồn hy vọng mới trong vận hội mới của đất nước,
vừa trải qua những ngày tháng điêu linh thống khổ bị vây khốn trong bóng tối hãi hùng
của một trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cùng lúc gánh chịu
những bất công áp bức từ những huynh đệ cùng chung huyết thống Tổ Tiên; trong nỗi
kinh hoàng của toàn dân bị đẩy đến bên bờ vực thẳm họa phúc tồn vong,
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.