Đạo Phật trong thời đại @

18/02/20184:06 SA(Xem: 8998)
Đạo Phật trong thời đại @

ĐẠO PHẬT TRONG THỜI ĐẠI @
(Nam Phương)

 

su_thay_hat_dam_cuoi
Một sư thầy hát trong đám cưới (Ảnh nguoiphattu.com)

Nhân đọc một số bài viết của các tác giảkiến thức, thông hiểu về Phật học phàn nàn về những tệ nạn đang diễn ra hiện nay mà có lẽ với những ai biết quan tâm và có chút tấm lòng đối với Phật giáo chắc  không khỏi chạnh lòng. Dùng hai chữ ‘tệ nạn’ xem ra cũng khá nặng nề nhưng thật sự những gì không tốt đẹp, mang đến điều tệ hại nói chung cũng đều cần được chấn chỉnh hay loại bỏ để giúp cho một xã hội, một cộng đồng hay một tổ chức có được những lợi ích tốt đẹp. Chính vì điều này, xin mạn phép chia sẻ đôi điều nếu có thể được với hy vọng ít nhiều làm dịu lòng những người con của Đức Phật và cũng tự an ủi với chính mình để không còn thấy cảm giác chướng ngại hay phiền lòng nữa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni một hình ảnh trong sáng tuyệt đẹp từ nội tâm cao thượng cho đến dáng vẻ bên ngoài mà cả thế giới ngày nay đã lấy hình tượng của Ngài để trang trí khắp mọi nơi như là một biểu tượng của sự an bình, tĩnh lặng, mang đến cho tâm hồn con người một sự dịu mát, bình yên mỗi khi nhìn thấy bóng dáng của Ngài mà Thiền sư Nhất Hạnh đã nói :

“Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm nghìn phiền não sạch không ”.

duc phatQuả đúng như vậy, bởi cuộc đời của  Đức Phật là một bài thuyết pháp không lời, khi Ngài được sinh trưởng trong một gia đình thuộc giòng dõi cao quý, giàu sang, là bậc vương tôn công tử . Từ thuở ấu thơ Ngài đã có  mọi  thứ và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng lại  khước từ tất cả đời sống xa hoa, vật chất đó để chọn sống đời phạm hạnh, trong sạch và cùng với biết bao nổ lực, tinh tấn, những hy sinh nhẫn nại, vượt qua muôn vàn khó khăn chướng ngại trong tâm để đạt thành chánh quả. Thành quả vượt bậc, tuyệt vời  này đã phải trả một  cái  giá quá đắt, một  sự đánh đổi vô cùng dũng cảm mà chắc rằng một con người bình thường không thể nào làm được. Và rồi khi đã thành Phật với tấm lòng từ bi, quảng đại  Ngài lại đem hết tất cả những gì thấu hiểu mà Ngài gọi là của vị thầy hướng dẫn không hề có bàn tay nắm chặt để vạch ra cho chúng sanh, nhân loại một con đường để tự mình tìm đến bến bờ hạnh phúc, an lạc. Đạt được quả vị Phật cao thượng với  trí tuệ toàn mãn, Đức Phật  biết rõ điều gì lợi ích để đem đến cho chúng sinh, điều gì cần thiết cho bậc xuất gia là những đệ tử thân cận, là hàng ngũ Tăng chúng được gọi là Tăng Bảo để chế định 250 giới cho Tăng và 348 giới cho Ni. Đây là những giới luật nghiêm minh  làm nền tảng căn bản, là hàng rào giới đức dành riêng  cho các vị xuất gia để  gìn giữ về tứ oai nghi trong lúc  đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng hay sinh hoạt đều phải trang nghiêm, thanh tịnh mà bất cứ ai tuân giữ tròn đầy được bao nhiêu trong các giới hạnh này củng có một phong cách uy nghi, đĩnh đạc,  xứng đáng cho Trời Người cung kính cúng dường như lời Phật đã dạy. Bởi thế cho nên khi một người  xuất gia theo Phật cho dù có mang tâm nguyện tìm cầu giải thoát thật sự hay vì một lý do nào khác đi chăng nữa, một khi đã đem tấm y của Đức Phật đắp lên người cũng thảy đều được hưởng phúc lộc gọi là Sa môn quả. Chính là nhở bởi năng lựcuy đức của Đức Phật để lại mặc dù đã mấy nghìn năm qua .

Thế nhưng ngày nay nhất là sau năm 1975 khi miền Nam hoàn toàn bị tiến chiếm bởi chế độ CS thì nhiều tệ nạn trong Phật giáo phát sinh cũng không phải là điều khó hiểu. Khi chính quyền CS xóa bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để thay vào đó là Giáo Hội do họ thành lập, gồm đa số là những tăng ni  đào tạo cấp tốc  không qua trường lớp hay không được ở trong môi trường Thiền môn quy cũ, thì các tăng ni sinh cũng chỉ là những người hành nghề tôn giáo theo chủ trương của nhà nước. Thực tế là vậy, vì chính quyền CS đã có Ban tôn giáo chính phủ mà người đứng đầu là những cán bộ, tướng tá công an nhằm kiểm soát mọi mặt về tôn giáo. Đó là lý do trong tất cả các buổi lễ lớn nhỏ của Phật giáo đều có sự hiện diện của các cán bộ Mặt trận tổ quốc, của Ban tôn giáo chính phủ. Không những chỉ tham dự mà các cán bộ này cũng được thỉnh mời và đi ngang hàng với chư Tăng Ni để lên ngồi trang trọng trên lễ đài đã  cho thấy một sự lẫn lộn giữa tăng và tục, không còn ngôi thứ phân biệt  làm cho hình ảnh Tăng bảo trang nghiêm, cao quý mất dần từ đó. Lại thêm vào là những lợi lộc chức quyền cũng khiến các thầy tăng bị cuốn hút, xoáy tròn trong vòng vây tư lợi . Để rồi từ một xã hội chủ nghĩa vô thần nay trở thành đa thần, mê tín, đồng bóng và trục lợi là chính. Các đền chùa, lăng miếu mà ngay cả đền thờ Quốc tổ Hùng Vương hay đền thờ  Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã không còn là nơi chốn tôn nghiêm đáng kính nữa mà nay đã thành chỗ xin bùa, phép ấn để hằng năm đến ngày lễ hội lại chen lấn dẫm đạp lên nhau  dành giựt  cho được phết hay bùa ấn. Sự rối loạn trong các buổi lễ hội đều do những thanh niên trẻ tham dự đẩy xô, hung bạo càng cho thấy hình ảnh một xã hội, một thế hệ hết sức đáng thương. Phải chăng khi con người đã không còn niềm tin nào khác thì chỉ biết nương tựa vào các đấng thần linh, để rồi mọi  thứ đều được đổi chác bằng tiền. Từ các đình, chùa, đền, miếu bất cứ góc khuất nào cũng  thấy những ‘hòm công đức’ thu tiền. Vì vậy vào những dịp lễ Tết các địa điểm này thường có được doanh thu bạc tỷ và cũng vì thế đủ loại lễ hội được bày ra nhiều quá mức để kinh doanh mà không còn ý nghĩa nghiêm túc .

Khi Giáo Hội Phật Giáo nhà nước thành lập năm 1981 được chính quyền hỗ trợ  thì mỗi  năm đều  tổ chức những Đại giới đàn cho các tăng ni thọ giới với số lượng rất đông. Sự phát triển đông đảo này một phần cũng bởi con đường tôn giáocon đường dễ sống và thoải mái nhất dưới chế độ CS khi nương dựa vào uy đức của Đức Phật . Uy đức ấy không phải bây giờ mà đã có từ rất xa xưa khi người dân trong thôn xã vẫn còn nghèo đói khó khăn thì các ngôi chùa làng vẫn luôn  là nơi nương tựa, nuôi dưỡng những chú tiểu hay tiểu ni của các gia đình nghèo khó, đông con thường được cha mẹ gởi vào chùa để vừa có cơm ăn lại còn được học hành tử tế. Một phần cũng nhờ vậy mà Phật giáo Việt Nam  đã có cơ duyên đào tạo  được nhiều vị Thầy tài năng, đức độ.

Nương tựa nơi Đức Phật là nơi chốn an toàn, bình yên nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho nên đến  bây giờ thì PGVN đã phát triển quá xa, đã lan rộng trên khắp năm châu . Không những ở trong nước với nhiều ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng trùng tu mà còn có nhiều  ngôi đại bảo tự  được xây mới thêm, cho thấy sự phát triển quá mức của Phật giáo. Ngày nay người VN có mặt khắp nơi trên thế giới cũng là yếu tố giúp cho nhiều ngôi chùa mới được hình thành. Nhất là tại miền Nam California nơi có số lượng người Việt  đông đảo, việc tổ chức gây quỹ bán vé số để xây dựng chùa cũng được dễ dàng thành công. Đó  là lý do thời gian gần đây nam Cali đã không thể nào tính đếm có bao nhiêu ngôi chùa mới xuất hiện . Những ngôi chùa “ cải gia vi tự ” này cũng dễ dàng nhận biết khi phía  trước nhà có treo cờ Phật giáo, có pho tượng Quán thế âm hay trên trụ tường rào có những búp sen bằng đá hoặc đôi khi là những căn nhà được sơn màu vàng rực chói  thì đó chính là những ngôi chùa mới. Mặc dù chùa là những căn nhà  nhỏ thôi cũng có giá  không dưới nửa triệu đô,  nhiều thầy cô không có khả năng mua nhà thì đi mướn nhà làm chùa và cho dù là thuê thì  số  tiền  hằng tháng phải trả ít nhất cũng vài ngàn đô, còn nếu nhà mua thì chắc chắn chi phí phải hơn nhiều. Đây là bài toán khó nhưng lại cũng có lời giải đáp bởi các thầy, các cô thường có các cụ cao niên hưởng tiền già ủng hộ và bên cạnh đó thì không có ngành nghề nào mà các  thầy các cô không làm, từ công nhân  hãng xưởng, đi trông trẻ giữ già, nấu thức ăn chay gởi các chợ bán, những bữa cơm gây quỹ hay thậm chí cả đi làm nail nữa, và hiện nay đang là phong trào mở nhà hàng chay. Làm  như vậy mới có thể duy trì được chùa vì Cali là nơi có giá  nhà đất rất cao. Thế nhưng sự xuất hiện của các thầy cô ngày một đông được bảo lãnh theo con đường tôn giáo thì chùa cũng theo đó được mọc lên ngày càng nhiều và tuy phải bươn chải, tất bật như người đời nhưng các vị này cũng không muốn trả y cho Phật. Do đó đã có những điều tiếng nói rằng những ngôi chùa được xây dựng lên như là một hình thức kinh doanh hay rửa tiền, bởi nhà đất quá cao mà số lượng chùa lại được mọc lên quá nhanh và nhiều như vậy ! Sự thật đúng sai không biết rõ nhưng ít nhiều Phật giáo đã mất đi những hình ảnh tốt  đẹp mà Đức Phật để lại, vô hình chung sự hy sinh ‘xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo’ của Ngài đã bị biến dạng ngược lại . Thêm vào đó các thầy cô trẻ ngày nay thích sống đời tự do, thích có chùa riêng mà không thích ở Chúng, không muốn chịu sự quản chúng của các bậc sư trưởng, cho nên đó cũng  là một trong những lý do phát sinh nhiều tệ nạn mà báo chí vẫn thường loan tin . “Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng tăng tàn” là câu nhắc nhở của  các bậc thầy tổ ngày xưa khi già lam vẫn còn là nơi chốn thiền môn quy củ , vẫn còn những  luật lệ nghiêm minh trong  các tự viện .

Dù sao  thì trong suốt thời gian qua chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đóng góp đáng kể của  các vị tăng ni trẻ được đi du học Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện…, được tiếp cận với Phật giáo nguyên thủy chính thống, đào tạo được những giảng sư tài giỏi, đem Pháp Phật hoằng hóa khắp nơi nhưng chừng đó cũng không thể bắt hết những con sâu trong nồi canh hay phủ lấp được những hình ảnh không đẹp hiện nay . Bởi con người cũng chỉ là con người, với đầy dẫy tham sân và vô minh cho nên trong kinh Pháp cú Đức Phật vẫn thường  nhắc nhở : “Chiến thắng muôn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”.

Nói về Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của HT Thích Quảng Độ hiện nay thì vô quyền lại còn bị chính quyền CS áp đặt hạn chế, gây nên biết bao nhiêu sự nghi ngờ, phân hóa chia rẽ trầm trọng đã khiến cho Tăng Ni  đồng bào Phật tử không còn nơi nương tựa, không còn người  dẫn dắt cũng là điều đáng buồn lòng.  Dù vậy đã hơn 40 năm qua thiết nghĩ cũng cần phải nhắc lại để ghi nhớ, và thấy rõ hơn sự đấu tranh dũng cảm không sợ hãi của đồng bào, tăng ni Phật tử ngay từ những ngày đầu sau năm 1975 dưới chính quyền CS mà cụ thể là vào cuối năm 1975 tại chùa Dược Sư ở Cần Thơ khi phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo đã khiến  12 người  tự thiêu. Một vụ việc khác gây chấn động thế gìới lúc bấy giờ là việc chính quyền CS bắt giữ hai Thầy Tuệ Sĩ và Trí Siêu Lê Mạnh Thác vào ngày 1-4 năm 1984 vì cho rằng có âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng rồi tuyên án tử hình hai vị. Cả thế giới đã phải lên tiếng phản  kháng mạnh mẽ cuối cùng họ phải sửa bản án thành chung thân,  mãi cho đến 14 năm sau, dưới áp lực của  quốc tế hai Thầy mới được trả tự do vào ngày 1-9 năm 1998. Ngoài ra còn có một cuộc biểu tình lớn chưa từng có dưới chế độ CS vào ngày 24-5 năm 1993 với 40 ngàn Tăng ni đồng bào Phật tử ở Huế xuống đường để đòi hỏi chính quyền CS phải thực thi nhân quyềntự do tôn giáo… Nhưng tiếc thay với những hy sinh to lớn, những đấu tranh trong nghiệt ngã với chính quyền CS vì những đòi hỏi chính đáng  ấy cho đến tận bây giờ vẫn không được giải quyết thỏa đáng vì chế độ độc tài vẫn còn đang dai dẳng tồn tại ở đó .

Chúng ta tiếc thương cho một GH đã bị bức tử, cho sức mạnh hòa hợp của Phật giáo bị tan rã bởi nhiều lý do mà có lẽ sự chia rẻ sâu đậm nhất là sau giáo chỉ số 9 của HT Thích Huyền Quang vào cuối năm 2007. Không những vậy, tiếp theo sau đó là những quyết định thay đổi nhân sự càng làm tăng thêm nhiều vết nứt. Sự phân chia này  không chỉ riêng trong  hàng Giáo phẩm Tăng ni mà còn lan rộng đến cả tổ chức Gia đình Phật tử VN, một tổ chức được thành lập từ rất lâu đời vào thập niên 1940 của thế kỷ trước do Bác sĩ Tâm Minh Lê đình Thám thành lập. Với mục đích đào luyện các thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo . Thế nhưng mục đích cao đẹp đó cũng bị phân ly bởi biến cố 75, các đơn vị sinh hoạt bị chia nhỏ một số theo về với GH nhà nước, một số dù khó khăn vẫn tiếp tục ở lại trong hệ thống GHPGVNTN cho đến khi GHTN bị đổ vỡ, phân hóa  đã kéo theo sự tan rã của nhiều đơn vị trong tổ chức GĐPT. Hiện nay thì có quá  nhiều GH ra đời, nhiều nhánh  tổ chức GĐPT với nhiều danh xưng khác nhau, từ trong nước ra đến hải ngoại nên cũng  khó để nhận biết Tăng ni hay đơn vị GĐPT thuộc GH hay tổ chức nào .

Suy cho cùng trong thế gian tất cả những rẽ chia, thù hận, ghét ganh cũng chỉ là những điểu bắt nguồn từ nơi tâm, nơi bản ngã của mỗi con người khi không chiến thắng được những tham sân, ma chướng thì  kết quả dẫn đến là sự bất an cho xã hội, cho thế giới và cũng là điều tai hại cho chính mình nữa. Nhìn lại lịch sử Phật giáo ngay từ khi Phật còn tại thế cũng đã xảy ra những sự chia rẽ, mất đoàn kết do Đề bà Đạt Đa người anh em họ với Đức Phật gây ra, cũng bởi lòng đố kỵ, ganh ghét nên dù  đã xuất gia theo Phật vẫn thường xuyên làm phiền nhiễu đến Ngài, còn phá rối Tăng đoàn, rẽ chia Tăng chúng, đến lúc lâm chung hối cải muốn sám hối với Phật thì đã quá muộn. Cũng do bởi lòng người để từ những mầm mống phân chia ấy sau khi Đức Phật nhập diệt thì  Đạo Phật phân thành 2 hệ phái khác nhau. Một bên bảo thủ hoàn toàn thực hành theo lời dạy của Phật gọi là nguyên thủy Theravada,  một bên uyển chuyển hơn trong cách tu tập gọi là Đại thừa Mahayana. Tuy nhiên điều đặc biệtĐạo Phật cho dù phân chia thành  nhiều nhánh thế nào thì tất cả các Tông phái cũng không hề xung đột hay chống báng nhau, mỗi tổ chức  tự hành đạo theo cách riêng của mình, có lẽ nhờ vào bản chất từ biĐức Phật đã dạy. Như trường hợp Đạo Phật VN vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 khi phong trào chấn hưng Phật giáo nổi trội đã có không biết bao nhiêu giáo phái ra đời như Cao đài, Hòa hảo, Tịnh độ cư sĩ, Giáo phái khất sĩ và cả sự trở lại VN của Nguyên thủy Phật giáo Theravada… nhưng  tất cả các giáo phái cũng đều thực hành giáo huấn của Đức Phật trong hòa thuận yên bình, càng cho thấy thêm sự thông tuệ của Đức Phật khi Ngài dùng hình tượng con số 84 ngàn pháp môn để nói đến sự uyển chuyển trong  tu tập. Đức Phật biết rõ tâm ý và sự hiểu biết của chúng sanh không đồng đều, và cũng còn tùy thuận  theo nhân duyên của mỗi con người nữa. Vì vậy hành trì tu tập cách nào cũng được, kết quả cuối cùnggiải thoát mọi khổ đau, giữ tâm chánh niệm, tỉnh thức để có đời sống an lành, hạnh phúc là điều quan trọng.

Con người là một thực thể cô đơn, có đến hay đi trong cuộc đời này thì cũng chỉ một mình. Chỉ một mình với con đường riêng và những nghiệp duyên tạo tác trong đời, không ai cứu giúp hoặc chia sẻ cho mình như lời Phật thường dạy hàng đê tử phải luôn ghi nhớ một trong những điều ở Tứ y pháp là “Y pháp bất y nhân”, luôn đứng vững trên đôi chân của mình mà không nên dựa vào ai khác. Đức Phật cũng dạy nhân quảsự thật hiển nhiên để mỗi người trong chúng ta không phải quá lo lắng hay buồn phiền vì những gì đang xảy ra chung quanh. Mọi thứ đều có thể nhận biết để rồi buông bỏ bởi không ai gánh vác hay chia sẻ cho ai những nghiệp dữ, duyên lành do mình gây tạo. Cho nên còn được sống mỗi ngày, còn được nghe Phật Pháp là điều hạnh phúc nhất. Nói ngàn lời tán thán Phật cũng không hề đủ, chỉ luôn nhất tâm giữ chánh niệm, tỉnh giác để thực hành những gì Ngài dạy đó mới là điều cần thiết.

Xin gởi tặng bài thơ ‘Một lần hạnh ngộ’và xin mượn bài viết “Những lời di huấn cuối cùng của Đức Phật” để kết thúc bài viết này. Thành thật cám ơn rất nhiều đến người đã ghi lại những lời di huấn của Đức Phật, không có bài pháp nào có lời lẽ đầy tính nhân bản, từ bi hơn những lời dạy cuối cùng của Đức Phật .

Một lần hạnh ngộ

Thù hận nhau chi

Một trăm năm đời người là mấy

Gặp gỡ đây rồi

Muôn vạn kiếp chia tay

Trời đất đổi thay

Sáng nắng chiều mưa

Vô thường đâu có hẹn

Tấm thân hư huyễn , nay còn mai mất biết về đâu

Khi ra đi để lại chút tình sâu

Với giọt nước mắt yêu thương của người còn ở lại

Và bao nhiêu thân ái

Xin cảm tạ người

Ta mang về thế giới bên kia

Rồi biết đâu những thiện nghiệp năm xưa

Sẽ có lúc cho ta

Một lần hạnh ngộ

Những sợi tơ yêu thương sẽ là chứng cớ

Cho ta gặp lại nhau

Trong thế giới nhân hòa .

Valentine’s Day – Xuân Mậu Tuất 2018

Nam Phương

 

LỜI DI HUẤN CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

KHÔNG CẦN THỜ PHẬT (HAY THẦN TƯỢNG MỘT NHÀ SƯ NÀO)
CHỈ CẦN HỌC HIỂU & THỰC HÀNH GIÁO PHÁP

Dưới đây là tóm tắt những lời dặncuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài dạy rằng: 

«Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích».

Trong một khu rừng cạnh thị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thị trấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150 kilomét về phía bắc đông bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc cây sa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầu hướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lên chân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của Giáo Pháp.

Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầy của họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực của họ chính là Giáo Pháp.

Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chung quanh Ngài như thế này:

Này các con ! Hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấncủa ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.

Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng.

Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căngích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những kết hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

Này các môn đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứuthực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.

Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiếtngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.

Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốnchận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vả. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên đường ngay thật.

Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy.

Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

Này các con ! phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc.

Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối dây ràng buộc của thèm khát thế tục và dứt bỏ những mối dây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết.

Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác Ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí Tuệ của Giác Ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Giáo Pháptrên con đường tu tập Giáo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những Lời Giáo Huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.

Sau khi ta tịch diệtGiáo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Giáo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta.

Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề giấu giếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thậtminh bạch.

Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết Bàn. Những lời này là những lời dặncuối cùng của ta cho các con.

Người chép lại những lời này của Phật xin chắp tay mong rằng:

- Vì Phật, chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh, vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từng đơn vị nhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lần nữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dò trên đây của Phật trở thành những lời dặnxuất phát từ chính tâm thức ta, để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏ nhoi nhất của sự sống.

Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từ Bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của chính ta, thì biết đâu lúc ấy ta cũng sẽ là một vị Phật. []


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 16911)
19/02/2014(Xem: 8760)
24/08/2022(Xem: 2298)
08/03/2015(Xem: 9121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.