Đọc Binh Pháp, Sách Lược Thời Trần: Tiêu Điểm Của Binh Pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

25/09/20199:53 SA(Xem: 13400)
Đọc Binh Pháp, Sách Lược Thời Trần: Tiêu Điểm Của Binh Pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

tran hung dao
Tôn tượng Đức Trần Hưng Đạo thiết đặt tại công viên
Mile Square Park, TP. Fountain Valley, California

Nhân Lễ Tưởng Niệm Húy Nhật Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm nay 2019, lần thứ 719 của danh tướng nhà Trần, người đã ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, được Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc bầu chọn là một trong 10 danh tướng của thế giới, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của thầy Thích Giác Chinh. Trân trọng cảm ơn tác giả, một nhà tu hành khất sĩ lại có một trái tim nồng ấm yêu nước trước thềm bờ cõi non sông đang bị giặc Tầu xâm lăng. (Ban Biên Tập)

 

 

ĐỌC BINH PHÁP, SÁCH LƯỢC THỜI TRẦN:
TIÊU ĐIỂM CỦA BINH PHÁP HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Thích Giác Chinh

 
1. Tổng quan về Binh pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Binh pháp Hưng Đạo Vương[1] là tập hợp nghệ thuật đánh giặc giữ nước của Trần Hưng Đạo được thể hiện thông qua tư tưởng chủ đạo Chủ nghĩa dân tộc yêu nước Việt Nam kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn với chiến pháp quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao. Chủ nghĩa dân tộc Việt Namchủ nghĩa mang những giá trị văn hóa truyền thống đậm nét về tính dân tộc hóa, tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam tức là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Namgiá trị kết tinh trong lịch sử Việt Nam và trong văn hiến Việt Namliên hệ mật thiết với những vấn đề chính trị, xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh. Tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Việt Namtinh thần đoàn kết, tinh thần bảo vệ bờ cõi lãnh thổ, bản sắc văn hóa dân tộc.

Binh pháp Trần Hưng Đạo kết hợp với Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đóng một vai trò quan trọng và là tìm lực sức mạnh trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã vận động quần chúng nhân dân tham gia mạnh mẽ và tin tưởng một cách tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt trong toàn quân, toàn dân, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân đánh đuổi cuộc chiến tranh xâm lược của thế lực ngoại xâm nhằm thực hiện các mục tiêu độc lập, thống nhất, tự cường, tự chủ quốc gia cho đất nước và xây dựng xã hội Việt Nam. Đây chính là vai trò chủ yếu nhất của Binh pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xuyên suốt trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông cho đến tận ngày nay, giá trịý nghĩa của binh pháp vẫn còn nguyên vẹn.

Binh pháp Hưng Đạo Vương không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống dân tộc, mà còn cực kỳ sáng tạo, tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Bởi vậy Binh pháp Hưng Đạo Vương là tuyệt tác binh thư trong nghệ thuật tác chiến chiến tranh cổ đại Việt Nam còn sức lan tỏa và ảnh hưởng đến thời đại ngày nay. Không những rất hữu ích trong chiến lược vận binh mà còn được xem là một trong những binh thư kinh điển trong lịch sử quân sự Việt Nam và Á Châu, cũng như trong nền Binh pháp Quốc tế. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp của Hưng Đạo Vương lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như chiến lược bình ổn đất nước sau chiến tranh, phát triển kinh tế đất nước trước, trong và sau chiến tranh… Ứng dụng trong quản trị nhân sự, kinh tế học, cho đến cách nhìn người và dung người đều có thể ứng dụng tốt.

Nội dung bài viết góp phần làm rõ những giá trị chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật chính trị trong nguyên tắc binh pháp của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn; hơn nữa, thông qua việc áp dụng binh pháp vào nghệ thuật tác chiến chiến tranh nhằm làm rõ giá trị văn hóa truyền thống chứa đựng trong Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, những giá trị “lớn” không chỉ đối với quá khứ mà cả trong hiện tại lẫn ở tương lai.

 2. Tình hình đất nước, lực lượng quân đội nhà Trần và chiến pháp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Đối với Hưng Đạo Vương, quan điểm lý luận về dựng nước, nghệ thuật đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh là việc kết hợp hài hòa, khéo léo với phương pháp chính trị, với Ông cách đánh giặc là một chuyện, người làm tướng lãnh đạo quân đội còn phải là nhà chính trị lỗi lạc; và chính trị quân đội là phải dựa vào chính sách thân dân cùng tinh thần dân chủ, lấy dân làm gốc.

Có thể nói chiến thuật, chiến lược quân sự và chính sách chính trị quân sự của Trần Hưng Đạo thể hiện trong Binh pháp[2] là kinh nghiệm tác chiến trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt - Việt Nam, và được cụ thể hóa áp dụng thông qua ba cuộc chiến tranh chống đế quốc Nguyên Mông xâm lược.

Chiến pháp của Trần Hưng Đạo là phương pháp sử dụng một cách hữu hiệu sức chiến đấu, kinh nghiệm tác chiến của quân đội và sự tham gia mạnh mẽ hết lòng của quần chúng nhân dân. Việc binh chế và lực lượng quân đội đời Trần gắn liền với chính sách thân dân tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ bảo vệ đất nước khi bị ngoài xâm từ phương bắc Nguyên Mông.

Triều Trần, bắt đầu từ vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đã trực tiếp chỉ đạo các tướng lĩnh, quân đội dẹp loạn các thế lực các cứ địa phương trong nước. Sau hàng loạt sự kiện binh biến dẹp loạn các thế lực địa phương được yên ổn, an ninh, thì công cuộc cải cách đất nước được tiến hành và việc binh chế lực lượng quân đội dần trở nên ổn định, vững mạnh. Chính trị thống nhất, văn hóa phát triển, kinh tế xã hội ổn định song song với việc ngoại giao với vương triều nhà Nguyên ở phương bắc được tiến hành đều đặn và uyển chuyển.

2.1. Lực lượng quân đội thời Trần

Lực lượng quân đội đầu thời Trần được quan tâm hàng đầu, và tổ chức chặc chẽ, nghiêm minh, dân chủ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 5, Cương Mục sử[3], quyển 6, tháng ba năm Kỷ Hợi (1245) có việc tuyển trai tráng làm binh lính chia làm ba hạng: thượng, trung, hạ. Tháng hai năm Bính Ngọ (1246) chọn người cho vào quân Tứ Thiên, quân Tứ Thánh, quân Tứ Thần, các quân này đều là Túc vệ binh gồm quân Thiên thuộc, quân Thánh đức và quân Thần sách.

Tháng hai năm Tân Sửu (1247) nhà nước trung ương tuyển lấy người khỏe mạnh và biết võ nghệ sung vào Thượng đô túc vệ. Tại các lộ Thiên Trường (nay là phủ Xuân Trường thuộc Nam Định, quê hương của vương triều họ Trần) và Long Hưng có lập quân Nội thiên thuộc quân Thiên Cương, quân Chương Thánh, quân Củng thần. Các lộ Hồng (nay là Hải Dương), Khoái (Hưng Yên) có lập quân Tả Thánh đức và Hữu Thánh đức bằng trai tráng địa phương. Các lộ Trường Yên (nay thuộc Ninh Bình), Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình), đặt làm quân Thánh Đức, quân Thần Sách. Số còn lại thì sung làm quân Cấm Vệ chia ra ba bậc nhập vào đội trạo nhi, tức là thủy quân.

Tháng hai năm Tân Dậu (1261) có việc tuyển binh ở các lộ. Người khỏe cho làm lính, số còn lại thì sung vào làm sắc dịch ở các sảnh, viên, cục và làm đội tuyển phong ở các lộ, phủ, huyện (Cương mục quyển 7, tờ 1b). Tháng tám, năm Đinh Mão (1267) quân lính chia ra như sau: Quân  có 30 Đô. Mỗi Đô có 80 người tuyển trong họ tông thất lấy người hiểu binh pháp, võ nghệ chỉ huy. Lại có quân Tứ Xương là những lính chuyên canh gác bốn cửa thành thay đổi nhau. Thứ quân này đối với các quân trên tuy không quan trọng bằng nhưng đã cơ hữu nên đội quân dự bị.

Các ngạch quân chia làm Thân quân, Du quân và Vương hầu gia đồng.

A. Thân quân có:

1.      Thánh dực đô;
2.      Thần dực đô.
3.      Long dực đô.
4.      Hổ dực đô.
5.      Phụng nha quan chức lang. (Từ đây trở lên đều có tả hữu có nghĩa là bốn Đô và mỗi Lang đều có tả hữu quân. Ví dụ: Tả thánh dực đô, hữu thánh dực đô v.v...)

B. Du quân có:

1.      Thiết lâm đô.
2.      Thiết hạm đô.
3.      Hùng hổ đô.
4.      Vũ an đô.

C. Vương hầu gia đồng có:

1.      Toàn hầu đô.
2.      Dược đông đô.
3.      Sơn liêu đô

Số lượng quân nhà Trần lúc thường không có tới 10 vạn, nhưng khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (1279-1284) vì có cuộc chiến tranh tự vệ nên quân số lên tới hai mươi vạn (20. 0000). Đây là số quân động viên ở các lộ Đông, Nam. Nhưng quân Thanh Nghệ[4] chưa hề tuyển dụng đến.

Binh phục thời bấy giờ như thế nào tuy sử sách không chép nhưng chỉ biết rằng quân sĩ đương thời đều có đội nón, căn cứ vào đạo quân của tướng Trần Khánh Dư ở Vân Đồn có đội nón Ma lôi.

Đáng chú ý một điều là trong thời nhà Trần các vương hầu được phép mộ dân làm lính nên năm Quý Mùi (1283) các vương Quốc Hiến, Quốc Tảng ... đã huy động các dân Bằng Hà (thuộc tỉnh Hải Dương), Na Sầm (thuộc Lạng Sơn), An Sinh, Long Nhãn (đời Lê đổi là Phượng Nhãn) đến họp ở Vạn Kiếp.

Đứng đầu bộ chỉ huy là “Tiết chế”[5], cũng như chức Thống soái - Tổng tư lệnh quân đội ngày nay, có toàn quyền điều động thủy lục chư quân, động viên tất cả quân chính quy và quân dự bị ở các địa phương trong cả nước.

Cấp tướng chỉ huy các Quân và Đô phải là người trong họ Trần và tinh thông binh phám, am tường võ nghệ, thông thạo chiến lược, chiến thuật tác chiến. Các tướng quân thì có Phiêu kỵ tướng quân là chức dành riêng để phong cho các hoàng tử.

Kỷ luật quân đội rất nghiêm: Kẻ nào đào ngũ sẽ phải chặt ngón chân. Nếu tái phạm kẻ đó sẽ bị voi giày.

Về mặt tuế bổng, tức lương bổng thì chỉ có quân túc vệ được hưởng, còn quân các đạo khác thì khi yên ổn, không có chiến sự thì chia phiên về làm ruộng, làm kinh tế ở địa phương cho đỡ tốn công quỹ.

Đến đời Trần Thánh Tông (1258 - 1278), và Trần Nhân Tông (1258 - 1308) việc chính trị, ngoại giao với nhà Nguyên được tiến hành nhưng thể hiện xu hướng tự chủ, chủ động đề xuất ngoại giao chứ không thần phục, tuân phục như buổi ban đầu.

Những người đứng đầu nhà nước trung ương và những tướng lĩnh lãnh đạo quân đội đất nước có tư tưởng xả thân cứu nước và hết lòng tận tụy với nhân dân, coi cái chết là siêu thoát, là vinh dự vì đất nước, là “thành nhân”[6], do vậy tinh thần đấu tranh tác chiến trong chiến tranh dĩ nhiên rất cao và phải có tinh thần thượng tôn dân tộc, đoàn kết nhân dân, đó là tìm lực sức mạnh quân sự nhân dân. Ngoài ra, có lẽ tôn giáo Phật giáo thời Trần đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần tự chủ, tự cường, bảo vệ quốc gia thoát khỏi hệ lụy phương bắc Trung Quốc một cách mạnh mẽ, Phật giáo đã có ảnh hưởng rất nhiều đến các vua nhà Trần[7], cho nên từ cung cấm, nội triều đến đường ra tới ngoài nhân dân đã có được một sự gần gũi, và thân mật, thành thực, trung kiên thể hiện không những chỉ khi thái bình thịnh trị mà nó được đề cao trong khi gặp nạn ngoại xâm. Ví dụ, tháng giêng năm Mậu Thìn (1268) vua Thái Tông và các vương hầu trong họ Tông thất tan chầu cùng vào nội điện và nhà Lan đình ăn uống vui vẻ. Đêm tối cùng nhau đặt gối dài, chăn rộng, liền giường ngủ chung để tỏ tình thân ái. Khi đại yến, các quan uống rượu xong rồi dắt tay nhau mà múa hát.

Chính sách “Thân dân” trong chính trị áp dụng trong nước là “Dân vi quý”, tức là Dân là quý, được thi hành triệt để nên khi chống quân xâm lược Mông Cổ mới có hội nghị Diên Hồng, hội nghị Bình Than được tiến hành một cách dân chủ, công khai. Như vậy chính sách dân chủ hay chính thể lập hiến có thể nói là đã thực hiện ở nước ta từ thế kỷ XIII trong thực tế, tuy về hình thức chưa có sự rõ rệt như ngày nay như ở một số nước nhưng bước đầu đã được vận dụng, đây là phương pháp chính trị trong Khoa học chính trị hiện đại. Nói như vậy chúng ta có thể nghĩ rằng chế độ chính trị dưới đời Trần chặt chẽ hay thống nhất chính là thể hiện bản sắc văn hóa yêu nước, tinh thần đoàn kết bảo vệ bờ cõi và hơn hết là không có ý thống trị nhân dân với bàn tay sắt.

Kết quả của cuộc chống ngoại xâm Mông Cổ ba lần đã chứng minh một cách hùng hồn, thể hiện tinh thần, trạng thái “quân dân nhất trí” và tinh thần đoàn kết hữu ái trong dân tộc lên cao tột bực ở nước ta dưới thời Trần. Trạng thái ấy lại càng rõ rệt giữa khi quân dân đồng tâm tự vệ chống quân đội nhà Nguyên, và được cụ thể hóa trong những chiến dịch khi đem dân binh tập kích quân giặc khi quân địch vào sâu nội địa và thủ đô của Đại Việt - Việt Nam.

Tài chiến trận, thao lược, mưu kế chuyển binh, hành quân và huy động mọi lực lượng quốc gia của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Đức vua Trần Nhân Tông tất nhiên là đã nắm rõ chỗ tuyệt kỹ trong nghệ thuật binh pháp chiến tranh, nhưng một phần lớn sự tham gia kháng chiến đã do tinh thần đoàn kết của dân tộc qua các tầng lớp nhân dân một cách mạnh mẽ. Tinh thần đoàn kết không nói ai cũng hiểu là xuất phát ở chỗ tương thân tương ái mà triều Trần đã gây dựng được một cách khôn khéo nhưng không kém phần sâu sắc chân thành ở bên trong.

2.2. Chiến pháp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Chiến pháp của Hưng Đạo Vương thông qua một nguyên tắc tổng quát: quán xuyến tư tưởngphương pháp tác chiến của quân đội kết hợp hài hòa với phương pháp biện chứng chiến tranh, tức là nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế song song với việc kiểm soát theo nghệ thuật thuận với hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của những người dụng binh với quy luật khách quan; nắm rõ điều kiện hiện thực về tìm lực quân địch, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh, nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh và nguyên lý kiểm soát quân số binh sĩ với chính sách thân binh, bảo đảm tối ưu hóa số quân số trong tác chiến ít bị thiệt hại với những trận đánh và chiến dịch mang tính chất quyết định của toàn cuộc chiến.

Trong bài viết, Chiến pháp của Trần Hưng Đạo được tổng hợp thông qua một số tác phẩm sử Việt Nam như Đại Việt Sử Ký Toàn ThưKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Việt Nam Sử Lược, Thiền uyển tập anh…, và một số nguồn sách khác, tìm hiểu thông qua ba lần quân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ chống đế quốc Nguyên Mông, các bài văn Hịch Tướng Sĩ và các câu nói đối thoại của chính Hưng Đạo Vương với các vua Trần, với các tướng lĩnh trong quân đội và các sự kiệnliên quan trong khi hành quân để tạm thời tổng hợp một cách khái quát hình thành nên Binh pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Chiến pháp tổng thể trong Binh pháp của Trần Hưng Đạo được khái quát như sau:

Vào tháng 06 âm lịch, năm Canh Tý, tức năm 1300, Trần Hưng Đạo ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới nhà thăm và hỏi rằng: “nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?” 

Trần Hưng Đạo trả lời: “ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy [8]

3.  Binh pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn nói: “hãy đem quân đi phòng giữ các nơi hiểm yếu, không cho quân giặc sang nước ta”. Sự kiện này gắn liền với Hội nghị quân sự Bình Than do Trần Nhân Tông chủ trì ở bờ sông Bình Than[9] để hội họp tướng lĩnh, tham mưu bàn kế chống giữ, Trần Quốc Tuấn đã tham mưu và đề xuất ý kiến này.

Trần Quốc Tuấn nói: “cho các tướng lĩnh hội hết tất cả quân sĩ tại bến Đông Bộ Đầu để điểm binh và duyệt binh”[10].

Trần Quốc Tuấn nói: “Bản chức phụng mệnh thống đốc quân sĩ ra phá giặc. Các Vương hầu và các tướng sĩ, ai nấy phải cần giữ phép tắc, đi đâu không được nhiễu dân và phải đồng lòng hết sức đánh giặc, chớ thấy thua mà ngã lòng, chớ thấy được mà tự kiêu, việc quân có luật, phép nước không thân, các ngươi phải giữ”[11].

Trần Quốc Tuấn sai tướng Trần Bình Trọng đem quân đi đóng đồn trú ở trên sông Bình Than, tướng Trần Khánh Dư đem quân ra giữ mặt Vân Đồn, còn các tướng khác thì chia ra đóng các nơi hiểm yếu, lập trại đóng quân kiểm soát mặt trận. Trần Quốc Tuấn tự thân dẫn đại quân đóng ở doanh trại Vạn Kiếp để tiếp ứng cho các nơi đồn trú và các quân đoàn khi cần thiết.

Do thám và điệp vụ báo tin quân nhà Nguyên tập hợp quân tại Hồ Quảng sắp sửa kéo sang mặt Lạng Sơn. Vua nhà Nguyên sai Thoát Hoan cứ việc tiến binh sang đánh; Thượng hoàng Trần Thái Tông thấy vậy, lập tức cho triệu các bô lão nhân dân tập hợp tại điện Diên Hồng[12] để bàn xem nên hòa hay nên đánh. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Vua Nhân Tông thấy dân – quân một lòng như vậy, cũng quyết ý kháng cự đánh giặc. Quân Nguyên chia ra làm hai đạo: một đạo quân do tướng Mông Cổ là Toa Đô đem 10 vạn quân từ Quảng Châu đi đường biển sang đánh vào; còn Thoát Hoan thì kéo đại binh đến Ải Nam Quan. Thoát Hoan thúc quân kéo sang mạn Lạng Sơn, rồi sai quan Bả Tổng tên là A Lý đến truyền tin rằng: “ Bản súy chỉ nhờ đường Nam quốc chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở cửa ải cho quân bản súy đi, và đi dến đâu, nhờ giúp ít nhiều lương-thảo, rồi khi nào phá xong Chiêm Thành thì sẽ có trọng ta về sau. Nhược bằng kháng cự thiên binh, thì bản súy sẽ không dong tình, phá tan bờ cõi, bấy giờ dù hối lại cũng không kịp”.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nổi giận, đuổi A Lý về, rồi phân binh giữ ải Khả Li và Lộc Châu, Lạng Sơn, còn mình thì tự dẫn quân đi đóng giữ núi Kì Cấp. Những chiến hạm, đội thuyền binh thì đóng ở Bái Tân giữ mặt thủy.

Khi Hưng Đạo Vương rút về doanh trại Vạn Kiếp, hội đàm kế sách và bàn thảo luận chiến lược phản công. Trần Nhân Tông bàn việc, nhân thấy quân mình thua trong bụng vờ hỏi, bảo Hưng Đạo Vương rằng: “Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân”.

Trần Quốc Tuấn nói rằng: “Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn miếu, Xã tắc thì sao. Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!”[13]. Trần Nhân Tông nghe thấy Trần Quốc Tuấn ý chí kiên cường, một lòng vì tổ quốc nên giao việc binh cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Hưng Đạo Vương chiêu tập quân các đạo, tập hợp tại Vạn Kiếp duyệt binh, tập trân, được hơn 20 vạn quân, thế quân lại trỗi dạy. Trần Quốc Tuấn viết và soạn Binh Thư Yếu Lược.

Trần Quốc Tuấn nói: “Lui binh để tránh thế giặc mạnh, thực hiện nghi binh khiến địch mệt mỏi rồi mới phản công. Hành quân phải bảo đảm quân lương, hậu cần phải ổn định, an toàn, tránh sức tàn phá của phe địch phá vào binh lương của ta”[14].

Nguyên tắc hành quânan toàn, thuận lợi, sẳn sàng nghênh địch khi thuận lợi cho ta, thế giặc mạnh thì lui và lập doanh trại phòng ngự, đợi địch sơ hở, không phòng bị thì ban đêm cho toán binh lính nhỏ ra tập kích, đột kích rồi tản binh ra rút về doanh trại. Ban ngày tiến hành do thám tình hình và địa thế, cho đại quân chặn phá binh lương, khí giới của địch rồi tiến hành kế nghi binh và kế phục binh đợi đạo quân tiến công của địch đến thì ta đoán đánh, khiến quân địch trở tay không kịp; ta tiến quân đánh nhanh, mạnh và áp đảo địch vào vòng vây đã lập sẵn để đánh tiêu hao, tiêu diệt địch. 

Khi hành quân, các binhphải được thao luyện chu đáo rồi mới hành quân tiến đánh. Bộ binh, Kỵ binh và Tượng binh dùng sức khoan nhẹ, di chuyển gọn mà trật tự, nhanh mà an toàn, tiến quân là phải dũng mãnh nhanh như gió nhưng phải biết rõ thế dịch chuyển của địch, tùy thời tiết, địa hình mà tác chiến, không thuận lợi thì lui binh; lui binh phải gọn, nhanh và an toàn, chiếm giữ nơi hiểm yếu, nơi các ngọn đồi và phải có đường rút binh và tiếp tế binh lương, vận chuyển binh lính và khí giới, mở đường thông tin và liên lạc với Thủy Binh để hổ trợ và kết hợp tác chiến bộ - thủy tương ứng để đánh quân địch. Thủy binh, luôn luôn túc trực và phải thay phiên hành binh xen kẽ giữa ngày và đêm để bảo đảm tính an toàn, bí mật; khi thuận tiện thì dùng toán binh với hạm đội gọn mà vững mạnh để đột kích địch nắm phần thắng cho thế trận.

Khi hành quân tấn công địch là khi ta biết địch đang bị tiêu hao, tinh thần hoang mang, hàng ngũ không ổn định, tùy vào thế địch mà chỉ huy quân lính theo kế hoạch đã tham mưu, nhất định không được đánh vào địch khi địch đang thế phản công mạnh, có binh lương, khí giới dồi dào, trong lúc này ta chỉ cần cầm cự cầm chân địch đợi thời cơ và tiến hành chiến binh tâm lý hạ uy danhthanh thế địch xuống để chớp thời cơ, tranh thủ thời gian để phản công. Tiến chậm mà chắc, hể tiến công là phải nhanh và phải bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch hoặc giả là phải lợi thế về mặt thế trận cho toàn cuộc, bảo đảm không bị bại lộ thông tin tiến đánh và rút lui.

Thế quân, doanh trại và đường hành quân không được để cho địch vây hãm hay bao vây chặn đường tiếp tế quân lương, binh sĩ và khí giới là nguy to. Trong mùa nắng khô thì có nhiều lý do để địch tấn công ta, nên ta cần đánh địch ở những mặt trận rộng để tiêu hao lương thực địch, nóng nực vào ban đêm ta cho quân lính phản công địch, kế này gọi là tiêu hao từng giọt máu địch, đợi đến mùa mưa ta lập doanh trại, bổ sung binh lương, khí giới, do thám địch từng ngày rồi tiến công đánh địch từng mặt trận.

Địch dùng sức ta dùng mưu, địch dùng kế ta dùng nghi binh, địch dùng thế ta dùng thanh dã, địch dừng ta đánh, địch tiến ta lùi, địch lui binh ta tiến đánh, địch bày trăm trận ta bày trăm thế, địch phát trăm kế ta phá trăm mưu, đó là đạo lý của dụng binh.

Trần Quốc Tuấn nói: “thế lực tuy cùng, nhưng vẫn bền vững một lòng, tìm kế đánh giặc, lo liệu việc nước không rối sợ lúc nào ấy là cái dũng, cái mưu, cái trí, cái đức của người cầm quân”[15].

Trần Quốc Tuấn nói: “…quân địch hành quân đường xa mà lòng thì muốn tốc thắng, chính cái lẽ đường sá gập ghềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt bể ra Bắc, thì sức lực cũng đã mỏi mệt. Vậy nay nên sai một tướng nên ra đón đường mà đánh thì chắc phá được”.

Trần Quốc Tuấn nói: “Quân ta mới thắng, khí lực đang hăng, mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ. Vậy nên nhân dịp này mà tiến quân đánh để khôi phục Kinh Thành (Thủ Đô)”. Với kế sách: “Vòng đường biển ra đến bến tập kết quân, sấn vào đánh chiến thuyền địch cùng với phục binh đánh úp là đại thắng, đây là kế tiêu hao lương thảo địch không để địch hợp binh với nhau thành quân đoàn lớn”.

Trần Quốc Tuấn nói: “Đưa binh vào đóng ở mặt trận, giữ chặn đường hẽm không cho địch tiến ra hợp quân với nhau ở mặt khác, cự nhau với quân địch bảo toàn lực lượng, phải kiểm soát được những con đường tắt khi hạ trại, đây gọi là kế phá ỷ giốc của địch”.

Trần Quốc Tuấn nói: “một mặt sai Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, hợp với Thượng tướng Trần Quang Khải dẫn quân chặn các đường, không cho các đạo quân của địch đi lại thông tin với nhau, và một mặt tiến binh ra đánh tiêu diệt địch”. Trong kế này,Trần Quốc Tuấn nói: “khi quân đã tập kết, thì chia quân ra đánh vào các trại quân địch và đặt phục binh để bắt chủ tướng địch, tiêu diệt ý chí địch”.

Nguyên tắc Hạ trại là chọn được những địa thế tốt để tiến hành lập căn cứ vững chắc, an toàn, có thế để tiến quân và hành quân thuận tiện. Hạ trại để kiểm soát tình hình và phát triển thế trận, mở cuộc chiến dịch tùy theo mặt trận, nếu địch hành quân và đóng quân ở đồng bằng, có dân, có lương thảo tức là có được thế vòng vây cho ta sử dụng thực hiện chiến kế thân dân và an dân, tiếp đó bí mật dùng kế thanh dã để tiêu hao địch, tiến đánh địch ở mặt trận đồng bằng rộng lớn tức là có thiệt hại số quân binh của ta nên ta cần chuẩn bị chu đáo mọi mặt rồi mới tác chiến. Khi tác chiến ở thế trận này, quân địch hùng hổ, mạnh bạothần tốc ta dùng đoản binh, tướng giỏi để chỉ huy và dùng chiến binh tâm lý theo kế ly gián kết hợp với du kích dân – quân để tập kích, sau đó dùng đại binh để tiêu hao địch. Chọn địa hình, địa thế để hạ trại tức là ta sẽ triệt hạ địch, không cho địch tấn công, địch mà dùng nghi binh ta dùng do thám binh để kiểm soát tình hình. Địch dùng do thám binh ta dùng bí mật kế, tướng quân và binh sĩ một lòng, hàng ngũ ổn định sẵn sàng tác chiến. 

Nếu đang mùa hè nóng nực khó chịu, sơn lam chướng khí bốc lên, quân sĩ địch dễ bị nhiễm khí, không quen nên phát dịch tễ chết hại nên thế địch suy yếu ta không được rút quân mà cần phải giản binh rộng ra mặt trận để tấn công, không được đóng quân trong rừng trậm đề phòng hỏa công của địch, để đi đến thu hoạch đại thắng. Tướng chỉ huy nên biết, địch tất sẽ phải chạy, nếu doanh trại địch ở đồi núi, ta dùng phục binh đi lên đường núi, phục sẵn hai bên rừng để chờ lúc quân chạy đến thì đổ ra đánh; cho các tướng giỏi, binh khỏe dẫn quân đi đường tắt ra giữ chặn đường về của địch, một mặt cho đại quân tiến lên đánh quân chủ lực của địch, kế này quân địch mười phần ắc tổn hại mất năm đến bảy phần rồi sẽ tan tác. Trong kế này, ta phải tiêu diệt các tướng và chủ tướng khiến địch không có chút ý chí chiến đấu. Nếu mà chủ tướng địch và các tướng có thoát được thì từ đó về sau ý chí của tướng sẽ không còn sinh ra để mang quân đi đánh ta được, đây là kế tiêu diệt ý chí địch đến tận gốc.

Thế của quân địch mạnh lúc đầu không đáng sợ, chỉ cần quyền biến theo mưu kế, tác chiến kiên trì thì quân địch ắt phải tan nát. Ấy chính là mưu trí và chiến kế của người cầm tướng, cầm quân. Tướng phải có gan bền tựa sắt, và lại khéo dùng lời khuyên dỗ, khiến cho bụng binh dân người người cảm động, sinh lòng trung nghĩa, để cho tướng sĩ ai nấy đều hết lòng giúp nước. Như thế mới phải tay tướng dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái, tạo ra chiến thuật, chiến lược cho nền quân sự, ấy là gốc của binh thư.

Nếu quân địch dựng trại bên sông, ta cho quân binh của ta cũng lập các chiến lũy bên bờ bắc đối với địch để nghênh chiến. Dưới sông ta cho lực lượng thủy quân đông đảo túc trực, trên bờ thì dùng từng toán binh thực hiện chiến lược phục binh và du kích, trong thế trận này chỉ là cản bước quân địch để ta kịp hoàn thành công tác sơ tán dân chúng, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống. Khi quân địch tiến đến bờ sông, quân ta cần dùng binh pháo để cầm chân và không cho địch tiến và cho số binh lính thách đánh để khiêu khích địch, trong lúc này ta tiến hành kế cầu hòa để binh lính, dân thường chuyển binh và lương theo kế thanh dã, ấy là mưu kế cầm chân địch nuôi dân, trong kế này ta phải đặc biệt chú ý và không để địch đánh kiềm kẹp ta từ hai mặt là nguy to. Ngay sau khi tập hợp lực lượng, quân ta cần phải tiến hành phản công.

Mở chiến dịch tấn công, nguyên tắc tấn công là phản kích giặc để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên, tiêu hoa quân địch, quân đội nhà Trần quyết định từ Thanh Hóa trở lại miền Bắc phản công quân Nguyên. Quân Trần chia làm 2 cánh. Một cánh do Trần Quốc Tuấn chỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui của địch. Một cánh do Trần Quang Khải chỉ huy phản công dọc theo sông Hồng tực hiện chiến lược tổng phản công. Khi mở chiến dịch tấn công là khi ta đảm bảo được thế trận chiến thuật trong chiến lược đã hoạch định, phát động tinh thần sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân.

Trong kế hoạch này, Vua bàn với bầy tôi rằng: “Bọn giặc nhiều năm phải đi xa, lương thảo chuyên chở hàng vạn dặm, thế tất mỏi mệt. Lấy nhàn chống mệt, trước hết hãy làm chúng nhụt chí, thì ắt là đánh bại được chúng”[16]. Đến Mùa hạ, tháng 4, Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh giặc ở bến Tây Kết để mở chiến dịch phản công, quân đội nhà Trần giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử Quan và Tây Kết, tất cả các quân đều có mặt.

4.  Một vài nhận xét thay cho lời kết

Nhìn chung chiến pháp, chiến lược và chiến thuật trong nghệ thuật dụng binh theo kế sách như Binh thư Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thể hiện rất phong phú về nội dung và có tính nghệ thuật tác chiến đáng ghi nhận về giá trị tinh thần yêu nước và giá trị lịch sử hết sức cao đẹp. Chú trọng đến tính chất chính trị xã hội trong binh pháp theo thể thức chính trị - xã hội quân chủ và ghi nhận sự đóng góp to lớn của lực lượng quân sự hùng mạnh, tài tình, khéo léo trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xăm. Hơn hết, nghệ thuật binh pháp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chú trọng mạnh mẽ hơn về các vấn đề lý luận chính trị - an ninh quốc phòng, ngoại giao quốc tế trong và sau trận chiến.

Do vậy, giá trị tiêu biểu nhất của Binh pháp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chính là hệ thống lý luận dựng nước độc lập, dân giàu nước mạnh, phát triển ổn định, đa dạng, dân chủ trọng sự thống nhất; đó là giá trị hết sức to lớn, có lợi cho sự phát triển đất nước, đã để lại bài học về giá trị lịch sử sâu sắc, đứng về mặt khách quan, chiến pháp, chiến thuật trong nghệ thuật binh thư binh pháp thời Trần nói chung và binh pháp Trần Hưng Đạo nói riêng là sự minh chứng cho giá trị truyền thống của dân tộc, đóng góp cho sự phát triển của dân tộc, là tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển đất nước về sau.

 

Thiền Thất Vô Ưu,

 

Khất sĩ Thích Giác Chinh


 

[1]陳 興 道: Trần Hưng Đạo, Tên thật là 陳 國 峻: Trần Quốc Tuấn, Thụy hiệu là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

[2] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ, quyển VI viết: Trần Hưng Đạo có soạn và viết sách: Binh gia diệu lý yếu lược, nguyên tắc Binh pháp, Binh thư yếu lược; Quốc Tuấn lại sưu tập binh pháp các nhà, làm thành sách đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

[3] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn 1856-1881, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mụcdịch giả: Viện Sử Học (1957-1960), Hà Nội, Nxb. Giáo Dục, 1998.

[4] Chỉ vùng Nghệ Tỉnh ngày nay, tương truyền rằng: “Hưng Đạo Vương vâng mệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm, chọn những người dũng cảm làm tiền phong, vượt biển vào Nam, thế quân lên dần. Các quân thấy vậy, không đạo quân nào mà không tới tập hợp. Vua làm thơ đề ở đuôi thuyền rằng:

“Cối kê cựu sự quân tu ký,

Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”.

Nghĩa là: “Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,

  Hoan Diễn còn kia chục vạn quân”

[5] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ, quyển V, năm Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] tức năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5). Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang, đến tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn). Đến mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí, tức là lệnh tổng động viên quân đội và toàn dân như bây giờ.

[6] Sđd, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.

[7] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, quyển I và quyển II, Nxb. Văn Học, Hà Nội, năm 1979 và năm 2008.

[8] Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2, tr. 76-77

[9] Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.

[10] Giáp Thân, [Thiệu Bảo] năm thứ 6, tức năm 1284, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 21, Mùa thu, tháng 8, Hưng Đạo Vương điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác.

[11] Việt Nam Sử Lược ghi chép, Qua tháng tám năm Giáp Thân, tức năm 1284 ông Trần quốc Tuấn truyền hịch cho các vương hầu hội hết quân sĩ tại bến Đông bộ đầu để điểm duyệt, Quân thủy và quân bộ hết cả thảy 20 vạn. Hưng Đạo Vương nói chiến kế đó trong hoàn cảnh này.

[12] Hội nghị Diên Hồng là hội nghị quân sự do Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên sang xâm lược lần thứ 2, năm 1284. Hội nghị nầy là hội nghị dân chủ, tổng hợp ý kiến tích cực của các đại biểu nhân dân. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển 5: Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói “đánh”, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.

[13]Sđd, Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ.

[14] Năm Giáp Thân, [Thiệu Bảo] năm thứ 6, tức năm 1284, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 21. Ngày 26, tháng 12 giặc đánh vào các ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược, Chi Lăng, Quan quân đánh bất lợi lui về đóng ở bến Vạn Kiếp.

[15] Trần Quốc Tuấn, Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭 諸 裨 將 檄 文), gọi ngắn, vắn tắt là Hịch tướng sĩ. Bản dịch của Ngô Tất Tố trong Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần, Nxb. Đại Nam, Sài Gòn, 1960.

[16] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ, Quyển V, tr. 139.

 
Cá Voi Xanh, nồi cơm Việt sắp mất – Bãi Tư Chính, ao của Tàu qua lại



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 16910)
19/02/2014(Xem: 8760)
24/08/2022(Xem: 2298)
08/03/2015(Xem: 9121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.