Vài chia sẻ cùng tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình

27/12/20191:00 SA(Xem: 6356)
Vài chia sẻ cùng tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình

VÀI CHIA SẺ CÙNG TÁC GIẢ
THIỆN QUẢ ĐÀO VĂN BÌNH

Thích Trung Hữu

 

Thích Trung Hữu
Ảnh Tác Giả: thầy Thích Trung Hữu

Tôi có đọc bài Tăng Ni Trẻ Với Việc Truyền Tải Giáo Lý Phật Đà Trong Xã Hội Ngày Nay của sư cô Thích Nữ Thanh Tâm cũng như bài Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm của tác giả phật tử Thiện Quả Đào Văn Bình. Tôi không có ý kiến gì về bài của Sư cô Thanh Tâm, nhưng có đôi điều muốn chia sẻ cùng tác giả Thiện Quả về bài viết trên của ông.

Trong bài viết của mình, Phật tử Thiện Quả đại ý đã phê bình những tấm hình của chư tăngtác giả cho là không đúng với oai nghi của người xuất gia và qua đó nêu ra một số nhận địnhliên hệ đến giáo lýsinh hoạt của người tu.

Tác giả phê bình việc tăng ni chụp hình mà đưa hai ngón tay hình chữ V. Chữ V là viết tắt của chữ Victory, nghĩa là chiến thắng. Biểu tượng chữ V bắt nguồn từ tổng thống Anh Churchill. Sau khi đọc bài diễn văn cầu viện trước quốc hội Hoa Kỳ, Churchill đưa hai ngón tay hình chữ V để nói rằng “chúng ta sẽ chiến thắng”. Từ đó thủ hiệu chữ V tượng trưng cho chiến thắng. Thiện Quả hỏi: “Vậy thì khi giơ hai ngón tay hình chữ V, hai thiền sinh kia muốn nói gì? Phải chăng họ muốn nói, “Tôi lả kẻ chiến thắng”, hoặc tôi là “Số Một” (Number One) đây? Nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ chiến thắng cái gì? Chiến thắng kẻ thù chăng? Thưa sư cô, Phật Giáo đâu nhìn thấy ai là kẻ thù. Mà kẻ thù của loài người chính là đam mê, dục vọng, vô mình, cao ngạo, nhố nhăng, tâm địa quay đảo, hành động hỗn loạn…cũng chỉ vì mê đắm vào cuộc sống ảo giống như giấc chiêm bao này. Nếu các tăng/ni sinh kia đã đạt được những chiến thắng như tôi nói ở trên thì thân-tâm họ phải vắng lặng, bình ổn, lúc nào cũng như như, hiền từ, không nhố nhăng, không bị cảnh đời chi phối”. Khi bắt bẻ tấm hình như vậy tôi cho rằng phật tử Thiện Quả, hoặc là đã nghiêm trọng hóa vấn đề, hoặc là vạch lá tìm sâu, hoặc là không hiểu vấn đề một cách như lý tác ý.

Thật ra những tấm hình không phải là nội dung chính của bài viết của sư cô Thanh Tâm mà chỉ là nhân tiện đưa lên để cho bài viết thêm sinh động mà thôi. Nhưng phật tử Thiện Quả không chú trọng đến nội dung bài viết mà lại chú trọng đến những tấm hình. Hơn nữa, trong khi chú trọng đến những tấm hình, Thiện Quả không chịu nắm bắt nội dung chính mà tấm hình chuyển tải mà lại xét nét những chi tiết nhỏ nhặt không đáng. Khi chụp hình thì người ta hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc có tư thế hay dáng vẻ nào đó. Đó là việc bình thường chứ không phải bất cứ điệu bộ nào cũng phải chuyển tải một ý nghĩa hay một thông điệp gì. Khi “các cô gái khi đi lễ chùa, hoặc sinh hoạt ở trường, hoặc đi đâu chơi, chụp hình chung cũng đưa ra thủ hiệu chữ V” thì chỉ đơn giản là cho vui chứ không hẳn là họ “lai Mỹ” như Thiện Quả nghĩ. Hơn nữa, như Thiện Quả nói, nhiều bạn trẻ đưa 2 ngón tay hình chữ V mà không biết ý nghĩa và nguồn gốc của nó. Đã thế thì sao gọi là họ bắt chướt Tây, “lai Tây” được? Thay gì đưa 1 ngón hay nhiều ngón, hay dơ tay lên, hay đặt tay ở đâu đó thì họ đưa ra 2 ngón cho có thêm ý nghĩa một chút vậy thôi. Vì đằng nào đã có tay thì phải đặt tay ở đâu đó chứ chẳng lẽ giấu tay đi. Chẳng lẽ khi đưa tay là phải có thông điệp gì đó? Trường hợp của tăng ni trong tấm hình kia cũng như vậy, họ chỉ dơ tay cho có vậy thôi. Tôi cho rằng trong cuộc đời của Thiện Quả đã có rất nhiều tấm hình, trong đó có những tấm hình ngồi chơi với bạn bè hay gia đình, những lúc như vậy thì tay của phật tử để đâu, và nó mang thông điệp gì? Chẳng lẽ mỗi tấm hình đều phải có thông điệp gì hay sao? Tuy nhiên nếu Thiện Quả đã muốn thông điệp thì chúng ta sẽ bàn về thông điệp.

Như đã trích dẫn ở trên, phật tử Thiện Quả cho rằng người tu không nên đưa 2 ngón tay hình chữ V ra vì Phật giáo không coi bất cứ ai là kẻ thù nên cũng không có gì để gọi là chiến thắng. Nếu có chiến thắng thì là chiến thắng những “đam mê, dục vọng, vô minh, cao ngạo, nhố nhăng, tâm địa quay đảo, hành động hỗn loạn…”. Thưa phật tử Thiện Quả. Chiến thắng nào cũng là chiến thắng cả, dù là kẻ thù bên ngoài hay phiền não bên trong. Đã thế thì việc người tu chụp hình mà đưa ra 2 ngón tay hình chữ V để truyền đi thông điệp chiến thắng nội tâm thì cũng phù hợp chứ. Vì chữ Victory trong tiếng Anh có nghĩa là chiến thắng nói chung chứ không giới hạn là chiến thắng bên trong hay bên ngoài, thắng người hay thắng mình. Có lẽ sau này có dịp chụp hình, tôi cũng nên đưa 2 ngón tay ra để nhắc nhở mình rằng mình cần phải chiến thắng phiền não của mình. Trong Kinh Pháp Cú đức Phật dạy rằng “Dẩu thắng ngàn quân địch cũng không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình mới là chiến công hiển hách nhất”. Đã vậy thì người tu càng cần phải đưa 2 ngón tay hình chữ V khi chụp hình lắm chứ, vì chiến thắng quá oanh liệt mà! Phật tử Thiện Quả còn dẫn chứng rằng “Năm xưa, sau 49 ngày thiền định, Thái Tử Tất Đạt Đa đã chiến thắng những cám dỗ ghê gớm của kiếp người như tiền bạc, danh vọng, xác thịt, si mê, ngã mạn…và thành Phật, ngài đâu có chạy ra đường là hét rằng tôi đã thành Phật và đưa ra thủ hiệu chữ V?” Đơn giản là bởi vì đức Phật xuất hiện trước tổng thống Churchill. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo hay Lê Lợi chiến thắng giặc Tàu cũng đâu có đưa 2 ngón tay. Quý vị đó không đưa 2 ngón tay không có nghĩa là những người khác không được làm như vậy.

DSC01096Tiếp theo Thiện Quả phê bình “hình của một số nam tăng sinh quàng vai nhau” và cho rằng “Tôi có cảm tưởng đây là hình ảnh của các học sinh tiểu học, trung học…quàng vai nhau chụp hình trong những cuộc vui chơi họp mặt…chứ đâu phải là các tu sĩ tu theo Phật”. Thiện Quảcảm tưởng như vậy đó là quyền có Thiện Quả, nhưng không phải ai cũng có cảm tưởng đó. Và tôi cho rằng không có gì là quá đáng khi huynh đệ gát tay lên vai để chụp hình như vậy. Ngược lại tôi cho rằng đó là một tấm hình rất đẹp về tình huynh đệ, những kỷ niệm khó quên của một thời làm học tăng. Tình huynh đệ đó là động lực thúc đẩy những tăng ni trẻ thêm tinh tấnsức mạnh trên con đường tu hành đầy chong gai bão tố.

Phật tử Thiện Quả cũng đừng nghĩ rằng “Khi nam hay nữ quàng vai nhau như thế là có tiếp xúc da thịt và cảm thụ nảy sinh. Khi cảm thụ nảy sinh thì lập tức ái-dục theo liền như Thập Nhị Nhân Duyên đã nói. Khi ái-dục nảy sinh thì tư tưởng chiếm hữu, chiếm đoạt theo liền (thủ và hữu). Và như thế con người chui vào chuỗi vô mình, sinh tử luân hồi. Sư cô có biết rằng bao tội lỗi trên thế gian này này cũng chỉ vì cảm thụ, tiếp xúc làn da sớ thịt không? Và sư cô có biết ngày nay nạn đồng tính luyến ai nam và nữ đang lan rộng toàn cầu không? Người nam ôm người nam, người nữ ôm người nữ cũng có thể là biểu hiện của ham muốn xác thịt đồng tính”. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng, con người chứ không phải súc vật mà hễ tiếp xúc thì liền sinh ái nhiểm. Chẳng lẽ Thiện Quả tiếp xúc với ai cũng khởi ai nhiễm hay sao mà suy bụng ta ra bụng người như vậy? Thiện Quả cũng hiểu sai lệch về thiền ôm của Hòa thượng Nhất Hạnh, rằng “thiền ôm” là “nam nữ ôm nhau ngồi thiền”. Sự thật người phương Tây khi gặp nhau họ chào bằng cách ôm hoặc chạm má mình vào má người kia. Trong thư tín gửi người La Mã, Thánh Paul đã hướng dẫn các tín đồ “hãy chào nhau bằng một nụ hôn thánh”. Thiền ôm của Hòa thượng Nhất Hạnh có nghĩa là tăng niphật tử có thể chào nhau bằng cách ôm hay hôn theo kiểu người phương Tây theo phong tục, văn hóa của họ, để nhập gia tùy tục, nhưng trong khi làm như vậy thì cần nên giữ chánh niệm, tức là Thiền. Không biết Thiện Quả đọc tài liệu nào hay chứng kiến thực tế nào mà lại nói rằng thiền ôm nghĩa là ôm nhau khi ngồi thiền?

img_4552-1651nhi-vi-truong-lao
Ảnh minh họa nhị vị Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng (Phó Pháp Chủ)
và Thích Phổ Tuệ (Pháp Chủ GHPGVN) trong một buổi gặp gỡ ở Chùa Ráng

Sau khi phê bình hai tấm hình rồi, ở phần còn lại của bài viết của mình, phật tử Thiện Quả đã nói những điều mà tôi cho rằng do ông tự suy diễn mà viết ra, như là phá bỏ giáo lý của Đức Phật và biến tăng/ni thành những con người trần tục, đảo điên, lõa thể, ăn thịt người, nhố nhăng, nhảy nhót, xì ke ma túy, vong thân… Tôi đọc bài viết của của sư cô Thanh Tâm không hề thấy sư cô có ý bảo tăng ni phật tử phải làm như vậy hay tương tự như vậy. Chẳng qua Thiện Quả đã phóng đại vấn đề để cho bài viết của mình được thuyết phục hơn mà thôi.

Quan điểmnhận thức của con người chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc và hoàn cảnh của người đó. Tôi viết bài này không phải để binh vực sư cô Thanh Tâm, cũng không phải để chỉnh phật tử Thiện Quả. Chẳng qua là tôi sợ rằng những người khác đọc bài này của Thiện Quả, họ không hiểu nhiều về giáo lý cũng như đời sống của người tu mà đánh giá người tu này nọ. Cá nhân tôi tôi thấy rằng nội dung và những tấm hình trong bài của sư cô Thanh Tâm không có gì là trái với Phật pháp cả. Tôi cũng xin đưa ra đây vài tấm hình tương tự về chư tăng ni. Chúng không hề xấu xa hay ô nhiểm như Thiện Quả nghĩ mà thật sự là rất đẹp đẽ về tình pháp lữ trong đạo Phật, mà có lẽ chỉ có những người tu như chúng tôi mới hiểu hết được.

Thích Trung Hữu

Bài liên quan:
Tăng ni trẻ với việc truyền tải giáo lý Phật Đà trong xã hội ngày nay (Thích Nữ Thanh Tâm)
Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm (Thiện Quả Đào Văn Bình)
Vài chia sẻ cùng tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình (Thích Trung Hữu)
Tìm pháp thích nghi để tu (Nguyên Giác)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2023(Xem: 3987)
13/04/2019(Xem: 7994)
16/03/2022(Xem: 3738)
30/09/2019(Xem: 5539)
06/07/2021(Xem: 3537)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.