Nhận Định Về Robot Thuyết Pháp Ở Nhật

06/03/20235:02 SA(Xem: 2755)
Nhận Định Về Robot Thuyết Pháp Ở Nhật

NHẬN ĐỊNH VỀ ROBOT THUYẾT PHÁP Ở NHẬT
Thích Trung Hữu

 

sư robot nhat banGần đây truyền thông đưa tin về ngôi đền Kodaiji có tuổi đời 400 năm ở Kyoto đã sử dụng một mẫu robot có kích thước tương đương người trưởng thành để thuyết giáo như một nhà sư thực thụ. Nhà sư trụ trì của đền Kodaji còn hy vọng rằng robot này sẽ thay đổi bộ mặt tôn giáo và nâng tầm đạo Phật. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Việc sử dụng robot để hỗ trợ con người trong công việc là điều rất hay, rất cần thiết, nhất là những công việc nguy hiểm. Tuy nhiên robot không thể nào thay thế được con người một cách đầy đủ, bởi vì không có một bộ máy nào hoàn hảo như cơ thể con người. Đó là chưa kể robot không có linh hồn như con người. Cho nên nếu có ai cho rằng robot có thể thay thế con người trong mọi lĩnh vực, thậm chí còn làm tốt hơn con người thì cần phải xem xét lại.

Đối với việc sử dụng robot để thuyết pháp, tôi cho rằng đó là điều bình thường. Nó bình thường cũng giống như người ta sử dụng các máy phát tụng kinh, niệm Phật được nhiều người sử dụng từ lâu nay. Tất nhiên robot trí tuệ nhân tạo (AI) thì sẽ “giỏi” hơn các máy niệm Phật, nhưng giỏi cỡ anh Google là cùng. Mà giải đáp của Google “chính xác” như thế nào thì chúng ta đều biết rồi, làm sao tự nhiên, linh động như con người được. Cho nên, nếu như chúng ta sử dụng robot để thuyết pháp như là một trong những phương tiện truyền tải Phật Pháp khác thì cũng tốt. Nhưng nếu cho rằng, nói theo các sư ở Nhật, “robot Mindar sẽ góp phần thay đổi diện mạo của đạo Phật, đồng thời kéo người trẻ tới các đền, chùa để nghe thuyết giảng về cách sống tốt đời đẹp đạo”, “giúp mọi người vượt qua những rắc rối khó khăn nhất, vượt qua nỗi đau”, “là nơi để cứu rỗi bất cứ ai đang tìm kiếm sự giúp đỡ" cũng như việc “đặt niềm tin chấn hưng Phật giáo vào nhà sư robot” thì đó quả là một nhận thức quá nông cạn và sai lạc.

Tại sao con người đau khổ? Tại sao có ít người Nhật đến với chùa hơn trước? Đó có phải vì nước Nhật thiếu kho tàng Phật Pháp hay không, hay vì nguyên nhân nào khác? Nhật Bản là một nước có truyền thống Phật giáo, và Phật giáo ở Nhật cũng từng có những thời kỳ “chất lượng” như những sản phẩm “Made in Japan” khác của xứ sở mặt trời mọc này. Nước Nhật có những thiền sư lỗi lạc như Bạch Ẩn, Đạo Nguyên, Suzuki… có những tác phẩm uyên thâm như Chánh Pháp Nhãn Tạng, Thiền Luận… Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc tìm hiểu kiến thức Phật Pháp không có gì là khó cả. Không cần đến chùa người ta cũng có thể tìm học, nghiên cứu Phật Pháp được. Như vậy người ta đến chùa không hẳn là để học hỏi Phật Pháp mà còn nhiều lý do khác nữa. Cho nên việc tạo ra một robot có thể thuyết pháp với kỳ vọng phục hưng Phật giáo đang suy giảm là điều không thể, không tưởng.

Robot không thể trả lời chính xác Phật Pháp. Càng không ai tin tưởng để mà gửi gấm tâm tư tình cảm của mình vào một robot. Càng không thể tìm cầu giác ngộ, giải thoát vào “vị thầy robot”. Người ta đến với robot không gì hơn là sự tò mò. Và chỉ vậy thôi. Giả dụ rằng robot có thể trả lờidiễn giải Phật Pháp một cách chính xác đi nữa thì có nhất thiết để dùng robot để thay con người, thay các vị thầy không? Các sao các vị thầy không làm việc đó mà phải nhờ tới robot? Tại sao các thầy không gặp gỡ những người đến chùa và nói chuyện với họ, trình bày, giải đáp Phật Pháp cho họ? Các thầy sợ mất công chăng, hay không tự tin vào trình độ Phật Pháp của mình? Các thầy không gánh lấy trách nhiệm hoằng dương Phật Pháp mà lại đem trách nhiệm ấy giao cho robot. Vậy thì Phật Pháp không thể phát triển là phải rồi.

Thật ra có những vấn đề cần giải quyết bằng lý trí, lý lẽ, nhưng cũng có những vấn đềlý trí, lý lẽ không thể giải quyết, dù đó là lý lẽ đúng. Người ta đi đến chùa đôi khi chỉ để tìm sự cảm thông hay che chở của vị thầy. Chỉ cần thầy có mặt đó thôi là người ta thấy bình yên và mọi vấn đề được giải quyết mà vị thầy không cần phải nói gì cả. Chỉ cần tâm hồn của vị thầy đủ lớn để bao dung, che chở. Những điều này robot làm sao làm được? Robot chỉ là cái máy phát. Nó không có linh hồn, không có tình cảm, không thể cảm nhận và cảm thông, cũng không có tu và chứng đắc như con người. Phật Pháp không thể hiện diện giữa cuộc đời này như cái máy phát giáo lý. Phật Pháp cần có tâm linh. Con người cần có tâm linh, cần có sự tu tập và các cảnh giới chứng ngộ. Robot không thể thành Phật nhưng con người thì cần Phật.

Nhà sư Robot là câu chuyệnNhật Bản, nhưng không phải là vấn đề của riêng Phật giáo Nhật Bản. Ở các nước khác cũng vậy. Ở Việt Nam cũng vậy. Con ngườiyếu tố cơ bản. Tu sĩyếu tố cốt lỗi trong việc hoằng dương Phật Pháp. Nếu chư tăng ni có tu học đúng Pháp, sống đúng Pháp, yêu mến và có trách nhiệm với Phật Pháp thì tự nhiên sẽ chiêu cảm được lòng người và tự nhiên người ta sẽ tìm về với chùa như tìm về cội nguồn tâm linh của chính mình. Vì ai mà không có tâm linh, không có nhu cầu tâm linh chứ? Ai mà không muốn thoát khổ được an vui!

Khoa học là sự tiến bộ của con người. Nhưng trong việc giải quyết khổ đau của con người thì khoa học không có vai trò thiết yếu. Chúng ta thử tưởng tượng, một ngày nào đó, chùa không có chư tăng bằng con người thật nữa mà chỉ có chư tăng robot thì Phật Pháp sẽ như thế nào, sẽ là cái gì? Dù robot ấy có nói ra rả suốt ngày đêm thì cũng không làm Phật Pháp tốt hơn, cũng không thể giải quyết được nỗi khổ niềm đau của con người cũng như làm cho họ bình anhạnh phúc hơn.

Thích Trung Hữu

 

 Xem thêm tin tức về sư robot:
Độc Đáo “Sư Robot” Thời Công Nghệ 4.0 Ở Nhật Bản

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 17115)
19/02/2014(Xem: 8896)
24/08/2022(Xem: 2448)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.