Thượng Đế Không?

11/01/201312:00 SA(Xem: 19519)
Có Thượng Đế Không?

THEO DÕI TRANH LUẬN
THƯỢNG ĐẾ KHÔNG?
Nguyễn Hùng (BBC)

Một lần khi những tranh chấp xung quanh khu đất của Tòa Khâm sứ cũ còn nóng bỏng ở Hà Nội, tôi hỏi một tín đồ Thiên Chúa Giáo trẻ tuổi: ''Cứ cho là Chúa tạo ra tất cả mọi thứ, vậy ai tạo ra Chúa.''

''Chúa là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc. Nó như một vòng tròn ấy,'' cô gái trả lời.

Được đào tạo trong môi trường vô thần, tôi lớn lên với niềm tin vào thuyết tiến hóa lớn hơn vào tôn giáo cho dù có người giải thích Thượng đế là câu trả lời cho câu hỏi 'Ai tạo ra vạn vật' và thuyết tiến hóa là sự trả lời cho câu hỏi 'Vạn vật được tạo ra như thế nào'.

Khi sang phương Tây, sống trong một xã hộitôn giáovị trí lớn hơn nhiều trong xã hội, tôi bắt đầu đặt câu hỏi 'Liệu có Chúa hay không'?

Một cô bạn đồng nghiệp ở BBC từ vài năm nay chỉ có những công việc tạm thời vài tháng một nhưng vẫn tin có ngày Chúa sẽ giúp cô.

Trưa thứ Ba hàng tuần cô đều tới buổi cầu nguyện của một nhóm những người sùng đạo.

Sau khi mời tôi đi mấy lần tôi đều từ chối, cô bảo tôi có muốn cầu gì cô sẽ cầu giúp.

Tôi cũng có ngỏ ý nhờ cô giúp, nhưng cho tới nay cả cô và tôi đều vẫn đang chờ đợi.

Lỗ hổng

Rồi tuần này báo Wall Street Journal mời hai cây viết có tiếng bàn về chuyện con người có trên trái đất này do bàn tay của Thượng đế hay nhờ vào sự tiến hóa.

Một trong hai người được mời tranh luận, Giáo sư đã có những cuốn sách bán được hàng triệu bản, Richard Dawkins nói sự tiến hóa của loài ngườivạn vật trên trái đất là ''Màn diễn ngoạn mục nhất trái đất''.

Đây cũng là tựa đề của cuốn sách mới nhất của ông sẽ ra mắt vào ngày 22/9.

Trong khi đó khách mời thứ hai của Wall Street Journal là bà Karen Armstrong.

Bà nói: ''Tôn giáo không phải là khoa học chính xác mà là một loại nghệ thuật, giống như nhạc hay hội họa, giới thiệu với chúng ta một dạng thức kiến thức khác với những điều duy lý và cũng không dễ dàng có thể giải thích bằng lời.''

Hai bài viết của bà Armstrong và ông Dawkins đã thu hút được gần 700 bình luận, cả ủng hộphản đối thuyết tiến hóa và tạo hóa.

Xin tạm trích một vài ý kiến:

Steven Knudsen viết: ''Tìm hiểu khoa học là rất quý giá và tôi biết ơn những người đã cống hiến cuộc sống của họ cho khoa học. Vấn đề nảy sinh khi có người tin rằng nghiên cứu khoa học là cách duy nhất để tìm câu trả lời. Nó giống như thế này: một người đánh mất chía khóa trên phố và quyết định chỉ tìm chìa khóa ở những nơi có đèn đường vì dưới ánh sáng anh ta nhìn rõ hơn.''

Stephen Beckwith tranh luận: ''Khoa học có nhiều niềm tingiả định tới mức nó gần tạo ra một tôn giáo của riêng nó.''

Patricia Mueller nói: ''Quý vị nói khoa học có nhiều lỗ hổng trong logic... thế nhưng quý vị lại chẳng cần bằng chứng nào cả để tin vào Chúa'''?

Còn Richard Yunger viết: ''Trên thực tế chúng ta phí thời giannăng lượng thảo luận vấn đề này. Chúng ta không có bằng chứng rằng Chúa tồn tại. Không ai ngày nay có bằng chứng cụ thể nào rằng Jesus Christ do Chính Chúa cử tới.''

Bảo hiểm

Có những người nói họ ngả về khả năng Thượng đế tồn tại và coi đây là ''bảo hiểm rẻ tiền'' cho sự cứu rỗi linh hồn vì nghĩ tới chuyện trở về một con số không tròn trĩnh đáng sợ quá.

Những người không có đức tin khác lại cho rằng nếu họ gặp Thượng đế sau này và giải thích rằng họ đã đi tìm sự thật nhưng không có đủ bằng chứng về chuyện Thượng đế tồn tại họ sẽ được Thượng đế đánh giá cao hơn là những người tin mù quáng.

Nhưng Giáo sư Richard Dawkins thậm chí nói rằng tôn giáo là một loại ''virus tâm trí'' trong khi độc giả Wall Street Journal nói niềm tin tôn giáo gây ra nhiều sự giết chóc và tra tấn hơn bất kỳ niềm tin nào khác.

Tôi cũng biết một cây bút của Mỹ viết rằng ông không thích tôn giáo vì ông muốn đi thẳng tới Chúa chứ không muốn qua môi giới.

Rồi có người còn nói tôn giáo ''là chuyện cổ tích của người lớn'' và sự tin vào Chúa đòi hỏi người ta nhiều hơn việc tin vào Santa Claus.

Nói đến Santa Claus, con trai lớn của tôi, năm nay tám tuổi, vẫn tin trò chơi Nintendo do Santa Claus chui qua ống khói vào nhà tặng.

Ở trường cậu cũng tham gia các buổi cầu nguyện vào những dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh.

Cũng có lần con trai tôi hỏi: ''Bố ơi, Sophie bảo những ai tin vào Chúa khi chết đi sẽ lên thiên đường còn không tin khi chết sẽ xuống địa ngục. Đúng không bố?''

Sophie là bạn gái học cùng lớp.

Tôi trả lời tôi không biết nhưng để cho cháu yên tâm tôi bảo tôi tin rằng những người tốt sẽ được lên thiên đường.

Còn con gái tôi có lần nghe nói tới chuyện sẽ có lúc tôi lên thiên đường bỗng bật khóc bảo: ''Thế lúc đấy con muốn ôm bố làm sao con ôm được''.

Những lúc như vậy tôi thấy những tranh luận có Chúa hay không bỗng không còn nhiều ý nghĩa.

Tôi cùng quan điểm với những người nói rằng mỗi ngày trong cuộc sống là quý giá và nếu mọi người đều sống đúng mực, không làm cho những người khác những điều chính mình không muốn, có lẽ cuộc sống sẽ không có nhiều điều phiền toái.

 

Bình luận

 

  • 3. Vào lúc 18:17 ngày 18 September 2009, Nguyen Don Jr. đã viết:

    Việc chứng minh Thượng đế có thật hay không là một điều rất khó. Có người nói không ai chứng minh được là có Thượng đế, suy ra Thượng đế không tồn tại. Cũng có người nói không ai chứng minh được là không có Thượng đế, vậy Ngài tồn tại. Cả hai cách suy luận trên đều là ngụy biện vì không ai trưng ra được bằng chứng rõ ràng.

    Nhưng cho dù Thượng đế có thật sự tồn tại, thì Ngài cũng không phải là kiểu thượng đế như được mô tả trong các sách kinh tôn giáo vì các lý do sau:
    - Khoa học đã làm sáng tỏ nhiều quy luật của giới tự nhiên mà chỉ cần làm theo quy luật đó chứ không cần phải cầu nguyện gì thì kết quả cũng giống nhau. Như vậy, Thượng đế không can thiệp vào giới tự nhiên.
    - Y tế cũng đã phát triển, bệnh nào dù nặng tới mấy cũng có một tỷ lệ sống sót nhất định, dù cầu nguyện hay không thì tỷ lệ sống và chết cũng không thay đổi. Nhiều người đang chết đói, dù cầu nguyện rất nhiệt thành cũng không thể nào sống nổi. Nhiều kẻ sai phạm đầy mình vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chết vì già yếu chứ không bị ai trừng trị. Như vậy, Thượng đế không can thiệp vào sự sống chết của con người và không hề đáp lại lời cầu nguyện.
    - Con người khi được việc tốt thì tạ ơn Chúa, khi bị việc xấu thì than trách với trời đất. Nhiều nhà cầm quyền lúc giết người thì nhân danh Chúa, lúc cứu người cũng đem Chúa ra ca ngợi. Các tu sĩ thì làm phước cũng nói "vì Chúa", đến lúc gây nhiều tội ác cũng mang Chúa ra làm bình phong để không ai dám đụng đến. Như vậy, Thượng đế không đoái hoài gì đến trần gian nữa, Ngài để mặc con người muốn sử dụng hình ảnh của mình thế nào cũng được.
    - Hồi giáo, Do Thái giáo và Ki-tô giáo đều nhận mình mới là tôn giáo đích thực thờ phụng Chúa trời, giáo lý của mình mới là đúng, lễ nghi của mình mới là đúng. Các giáo hội Ki-tô giáo đều nhận mình mới đích thực là giáo hội từ Jesus mà ra, còn các giáo hội khác đều đi lầm đường. Như vậy, Thượng đế không gia hộ cho bất cứ kẻ nào mượn danh mình ở trần thế, vì mãi cho đến bây giờ mà những người tự xưng là "ngôi nhà của Chúa" ở trần thế ấy vẫn đang mâu thuẫn nghiêm trọng.

    Nhà triết học Công giáo người Pháp Blaise Pascal (1623-1662) lý luận rằng chúng ta không thể dựa vào phán đoán để biết được sự hiện hữu của Thượng đế. Nhưng ông nói cuộc đời cũng như một canh bạc mà người chơi phải tính toán cách nào ít rủi ro nhất. Cách lý luận này gọi là "canh bạc Pascal", trong đó người ta phải chọn một trong hai: Chúa có hoặc không tồn tại. Nếu ta tin Chúa mà Chúa có tồn tại thì ta được tất cả, còn Chúa không tồn tại thì ta cũng chẳng mất gì. Nếu ta không tin Chúa mà Chúa có tồn tại thì ta mất tất cả, còn Chúa không tồn tại thì ta cũng chẳng được gì. Vì vậy Pascal kết luận người ta nên tin vào Chúa.
    Duy có một điều Pascal đã "tính toán" sót khi đưa vào lý luận của mình: nếu tin theo Chúa mà Chúa không tồn tại thì không phải người ta "không mất gì" mà thực ra là mất rất nhiều thứ. Chỉ cần nhìn vào Châu Âu thời trung cổ với những màn tra tấn và thánh chiến, chỉ cần nhìn vào các giáo phái kỳ quặc mới ở Bắc Mỹ thì người ta sẽ biết nhân loại có thể mất những gì với đức tin tôn giáo của họ.

    Tóm lại, việc chứng minhThượng đế có thể có ý nghĩa về mặt nào đó. Nhưng việc coi Thượng đế là đấng như thế nào còn quan trọng hơn, từ đó nó quyết định cách hành xử của con người trên trái đất với nhau.

    Nếu quả thậtThượng đế, thì Ngài cũng chỉ là Đấng tạo hóa, tạo ra vạn vật và đặt ra quy luật phát triển cho mọi thứ. Còn ngoài ra Ngài không hề có bất cứ sự can thiệp nào hay đáp lại lời cầu khấn của con người cả. Ngài cũng không cần được thờ phụngcon người không phải đâm chém nhau để khẳng định cách thờ phụng của tôi mới là duy nhất đúng.

  • 6. Vào lúc 02:36 ngày 19 September 2009, Bình Luận Viên đã viết:

    Nếu các bạn chú ý, thì hầu như mọi tôn giáo đều có những đặc điểm tương đồng rất lạ. Đó là tính hướng thiện, tính siêu hình và nhất là tính lãnh tụ. Nói như vậy có lẽ nhiều người sẽ bật cười vì nó mang màu sắc chính trị nhiều quá. Nhưng thực sự, mọi tôn giáo đều có một đấng tối cao với nhiều quyền năng siêu việt làm cho mọi ngươi tin tưởng. Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo là những minh họa rõ ràng nhất.
    Là người theo thuyết vô thần, nên ý kiến của Bình Luận Viên tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người lập ra và duy trì nó. Nhìn một góc độ khác thì tôn giáo cũng có cấu trúc như một đảng phái chính trị. Ở đây không nói đến mục đích mà nói đến cấu trúc và cơ sở hình thành. Nếu Đảng phái chính trị có "cơ sở lý luận" (Platform) thì tôn giáocác loại kinh sách. Hệ tư tưởng này là những cơ chế giải thích sự hoạt động, điều chỉnh hành vi cũng như định hướng hoạt động của các thành viên.
    Và nhất là, mỗi tổ chức đều cần có một nhân vật mang tính thống nhất và tạo niềm tin cho con người noi theo. Nếu như Thiên chúa Giáo có Chúa, Phật giáo là đức Thích ca, Hồi giáo có Thánh Ala... thì trong chính trị, mỗi đảng phái đều có lãnh tụ của mình. Minh họa điều này để cho bạn đọc tự tìm hiểu, và đôi khi lãnh tụ chính trị cũng mang dáng dấp của một tôn giáo...Quay lại vấn đề có Chúa trời hay không, BLV xin tóm lại như sau: Chúa ban đầu cũng chỉ là sản phẩm của con người, được con người xây dựng thông qua các kinh sách và hệ tư tưởng tôn giáo, và sau này, khi những thế hệ sau lớn lên, nhưng ý nghiệm về Chúa trời đã hình thành từ nhỏ và trở thành tiềm thức. Và lúc này, Chúa trời đã mặc nhiên tồn tại trong mỗi người.


    Chúa có tồn tại hay không là do mỗi chúng ta, nhưng quan trọng Chúa trời vẫn có trách nhiệm cao cả của người: hướng con người vào việc thiện để được lên thiên đàng, và niềm tin đó sẽ góp phần làm xã hội này tốt đẹp hơn...

  • 9. Vào lúc 06:35 ngày 19 September 2009, Minh Tran đã viết:

    1. Ai là cha của Chúa? Nếu Chúa không có cha thì đi ngược lại với nguyên lý: bất sự việc gì cũng không thể tự nhiên mà có được.
    2. Người nghèo người giàu, người khỏe người bệnh, người khôn người ngu v.v... thật là không công bằng chút nào cả.
    3. Tạo ra vạn vật mà không thể mang hạnh phúc đến cho tất cả mọi người thì tạo hoá sẽ trở thành kẻ bất tài hoặc vô trách nhiệm hay là kẻ bàng quang giải trí bằng cách nhìn thế gian sống trong đau khổ?
    4. Kẻ tạo ra được vũ trụ phải là người có nhiều quyền năng, thế mà khi người ta gặp đau khổ kêu vang thì chẳng thấy Chúa cứu?

  • 20. Vào lúc 01:41 ngày 20 September 2009, Minh Tran đã viết:

    Niềm tin (belief) và sự thật (reality hoặc hard fact) là hai điều không nên nhầm lẫn là một. Niềm tin nó gần với giả thuyết hơn là với sự thật, bởi vì một khi người ta khám phá hoặc chiêm nghiệm ra sự thật thì lúc đó niềm tin tự nhiên tan rã như lá mùa thu. Tỉ dụ, ngày xưa người ta tin là bầu trời thì tròn chụp lên trên mặt đất hình vuông, nhưng sự thật rõ ràng khác hẳn.
    Con người ta thường sợ hãi và hụt hẫng khi đối diện với khó khăn trong đời sống và quan trọng nhất là cái chết. Nếu dựa vào sự thật reality, thì không tìm thấy chỗ dựa vì rõ ràng không có ai nói chuyện được với bất cứ một đấng thần linh nào cả; Do đó, mới phải đành dựa vào niềm tin (có khi còn xem đó là cuộc đỏ đen đánh bạc) có một đấng nào đó có quyền năng có thể cứu vớt mình trong lúc đau khổ hoặc sau khi chết. Mục đích là gì nếu không ngoài việc tự trấn an niềm sợ hãi của mình.

    Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Nguyễn Hùng và BBC đã nêu đề tài này lên để cho mọi người có thể bày tỏ ý kiến, do vậy mới thấy thế giới này thật tuyệt diệu, muôn mặt, muôn màu. Tôi tuy không thích dựa vào niềm tin đấng tạo hoá để sống, tôi chỉ thích tôn trọng sự thật, sống dùng tình người và sự thông cảm để đối xử với nhau. Tôi vẫn có nhiều bạn bè theo các tôn giáo khác nhau và tôi rất tôn trọng niềm tin của họ. Trân Trọng kính chào.

  • 21. Vào lúc 03:08 ngày 20 September 2009, Johny đã viết:

    Với tôi, tôi là một người theo đạo Công Giáo, từ thủa nhỏ tôi đã sống trong môi trường hầu như 100% là theo Đạo CG. Thầy cô trên trường học cũng chính là các thầy cô dạy giáo lý ở nhà thờ. Ra ngoài đường, hoặc ở lớp học người ta hay nói tới: hôm nay là lễ gì...( dĩ nhiên là các ngày lễ trong đạo CG). Tóm lại cuộc sống nơi tôi sống cứ như một ốc đảo. (Và tới bây giờ hoàn cảnh như vậy vẫn tồn tại).

    Và bây giờ bàn tới: Có hay không có Thượng Đế:

    Chúng ta có CHẾT hay không?

    Chúng ta rất giàu có, rất hạnh phúc, nhưng đùng một cái, chúng ta bị tai nạn và đi luôn, và lúc đó chúng ta như thế nào. Chúng ta đi đâu và về đâu? Có ai chứng minh được điều này chưa?

    Vậy, nếu chúng ta tin có Thượng Đế, và chúng ta tin có " một cõi đi về" sau khi chết, và chúng tahy vọng như vậy, dĩ nhiên chúng ta sẽ yên tâm. ( Ít ra cũng chưa ai chứng minh được là KHÔNG CÓ THIÊN ĐƯỜNG)

    Còn nếu không tin, thi sẽ chẳng có gì cả. Vậy chúng ta sống làm gì? giàu có để làm gì? Nghèo khổ thì sao? Vĩ đại thì sao? Hèn hạ thì có sao không? Tổng thống rồi cũng chết, một anh công nhân rồi cũng chết.===> TẤT CẢ CUỘC SỐNG CHỈ LÀ SỰ TẠM THỜI.

    VẬY, NẾU TIN THÌ MẤT MÁT GÌ? VÀ NẾU KHÔNG TIN THÌ ĐƯỢC CÁI GÌ?


    Thật sự, lúc nhỏ, khi tôi học giáo lý, giáo lý viết sao thì tin như vậy, chẳng bao giờ đặt câu hỏi là như thế có hợp lý không? có đúng như vậy không..../ Khi lớn lên, tuy tôi có đặt lại những câu hỏi như vậy, nhưng tôi thấy có những điểm vô lý, không logic...Tuy nhiên, những điều đó không làm giảm lòng tin vào những gì tôi đã tin trước đây. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết phân tích được gọi là " giải hoặc Kito Giáo", nhằm lên án CG, tôi đọc thấy tác giả phân tích có nhiều điểm rất đúng, rất chí lý nhưng càng đọc tôi lại càng yêu CG, lại càng tin tưởng Thượng Đế nhiều hơn. Tôi nói vậy, để những ai đang ra sức viết bài phân tích , đả kích về giáo lý CG với mục đích " giải hoặc" , để người CG không tin vào đạo CG nữa thì đó là điều viễn tưởng, có khi còn có tác dụng ngược.

     

  • 22. Vào lúc 12:17 ngày 20 September 2009, Nam Việt đã viết:

    Ai tin thì cứ tin, ai không tin thì vẫn không tin, không vì những lời bình luận trên diễn đàn này mà thay đổi được. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ở VN nhiều người tin mù quáng quá, những tin đồn Đức mẹ và Chúa hiển linh thu hút biết bao giáo dân đến chiêm ngưỡng và quỳ lạy... Tôi làm cho Công ty của Pháp, và tôi hỏi những người bạn Pháp có tin việc này không, họ mỉm cười và nói "Chúa và Đức mẹ là đấng vô hình, không phải hữu hình".
    Rồi nữa, vợ tôi là người công giáo, gia đình bên vợ nghèo, một tay tôi lo cho gia đình bên vợ, tiền gởi hàng tháng cho ba mẹ vợ, tiền học phí cho các em vợ ... Thế mà hàng ngày ăn cơm, cả gia đình vợ đều cám ơn Chúa, chẳng ai cám ơn tôi cả ... Nghĩ đau thật.

  • 23. Vào lúc 13:59 ngày 20 September 2009, Hiếu Trần đã viết:

    Dù khoa học hay tôn giáo nếu cho rằng vũ trụ được xuất phát từ cái này cái kia hay do thượng đế nào đó tạo ra đều là cách nhìn của một con ếch ngồi dưới đáy giếng. Vì rằng, cái mà loài người gọi là vật chất nó đã xuất hiện lâu hơn 7 tỉ năm trước (có trước khi trái đất hình thành) và chắc chắn con người không bao giờ biết nó có trước từ bao lâu, vì vậyphức tạp và đa dạng hơn( ít nhất là 7 tỉ năm) so với ý thức con người, ý thức con người xuất hiện lâu lắm cũng chỉ cách đây vài tỷ năm. Như vậy, lấy ý thức con người đi đánh giá vũ trụ (có thượng đế hay không) quả là "ếch ngồi đáy giếng".

  • 24. Vào lúc 19:37 ngày 20 September 2009, Nguyễn Thanh Phong đã viết:

    Đòi hỏi chứng minh có Thượng Đế? Nhưng khi chứng minh được thì sao? Cũng không khá hơn gì! Người Do Thái đòi hỏi nhưng khi Jesus Christ ra đời thì họ phủ nhận, những ai không tin thì cũng tương tự vậy thôi, không có gì thay đổi khi đòi hỏi chứng minh được hay không. Thảm sát người Do Thái xảy ra hồi đệ nhị thế chiến, ai cũng biết với nhiều bằng cớ không thể chối cãi nhưng tổng thống Iran nhất quyết nói không có; chỉ là hoang tưởng thì sao? Mà tổng thống được sự ủng hộ của rất nhiều người trong nước của ông ta nhất là các lãnh tụ tôn giáo trong nước Iran. Vậy thì có bằng chứng không giúp gì cho niềm tin của con người. Thậm chí cho tôi hỏi có ai có bằng chứng là tốc độ ánh sáng đúng như lý thuyết chúng ta học từ xưa đến nay không? Vậy sao chúng ta tin là nó đúng? Lý thuyết của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein theo tôi biết cũng chưa có ai chứng minh được bằng thí nghiệm nhưng người ta vẫn tin là nó đúng. Và có rất nhiều nhà khoa học, bác học nổi tiếng vẫn tin tưởng nơi tôn giáo. Ví dụ như Louis Pasteur, vậy thì khoa học và tôn giáo không đối kháng nhau như ta tưởng tượng.

    Tôi cũng sinh ra và lớn lên trong một xã hội vô thần, XHCN, như Nguyễn Hùng nên cũng không lạ gì với thuyết Darwin (môn học duy nhất về thuyết tiến hóa). Nhưng ngày nay tôi cũng như nhiều người khác đặt dấu hỏi cho thuyết này: có nhiều lòai được tìm thấy đã tồn tại rất lâu nhưng sao không thấy nó tiến hóa? Sao lòai khỉ hiện giờ không tiếp tục tiến hóa thành người nữa mà lại đứng đó làm khỉ hòai? Thuyết Darwin không phải là thuyết hòan hảo và niềm tin thì không cần phải có bằng chứng (vì có bằng chứng thì anh phải công nhận chứ không là tin nữa). Vậy thìThượng Đế hay không hãy để câu trả lời cho anh Hùng và những ai chưa tin nhận được vào những giây phút cuối của cuộc sống này. Chỉ lúc đó thì chúng ta mới có thể công nhậnThượng Đế hay không, còn bây giờ thì tùy niềm tin của mỗi người. Và quan trọng là Thượng Đế luôn kêu gọi mọi người sống với nhau thương yêu và chia sẻ, Ngài không kêu gọi chém giết hay lên án nhau cho dù nhân danh tôn giáo hay nhân danh Ngài.

  • 25. Vào lúc 08:36 ngày 21 September 2009, HieuSecret đã viết:

    Đọc Mật Mã Da Vinci sẽ biết mình có nên tin hay không

  • 30. Vào lúc 07:13 ngày 22 September 2009, dinhdao đã viết:

    Chắc là không có Chúa rồi, vì nếu theo suy nghĩ con người chúng ta thì: Ai là người tạo ra Chúa, và ai sẽ tạo ra người tạo ra Chúa... Không biết nữa. Tôi dám cá rằng không có câu trả lời cuối cùng.

    Ngay chuyện cái gì tạo ra Vũ trụ này. Giả sử có cái tạo ra Vũ trụ, vậy cái gì tạo ra Cái tạo ra vũ trụ, và nữa... Cũng không có được câu trả lời cuối cùng.

    Bây giờ ai cũng tin theo khoa học. Vậy đã ai hỏi khoa học là gì chưa. Bạn bảo khoa học là cái bạn chứng minh được, sờ thấy được, hay dựa vào các Quy luật tự nhiên.
    Tin xin đi vào khía cạnh cái gọi là Quy luật tự nhiên. Có ái biết Quy luật tự nhiên do ai sinh ra không. Tại sao "quy luật" quy đinh vạn vật phải sinh ra, phụ thuộc nhau theo quy luật, rằng bạn phải hít oxy chứ không phải co2 mới sống được, rằng trái đất hút vật quanh nó chứ không phải đấy vật quyanh nó... Vậy Quy luật do Ai tạo ra, bạn đừng nói do Tự nhiên đấy nhé, vì tôi sẽ hỏi Tự nhiên do ai tạo ra, và...Như vậy ngay khoa học cũng phải do một "Bàn tay" nào đó tạo ra.

    Nếu ai đó không tin vào Thượng đế thì cũng không thể tin vào khoa học ở mức độ cao siêu. Có chăng bạn chỉ có thể tin khoa học trong giới hạn Tự nhiên mà ai đó đã tạo ra thôi.

    Riêng tôi tin rằng CÓ Bàn tay ngoài con người, bàn tay này gọi là Thượng đế, Người mà Phật giáo gọi là Phật, Thiên Chúa giáo gọi là Chúa, và Hồi giáo là Thánh Anna...

    Nếu có ái đỏ hỏi tôi, thế ai tạo ra Phật, Chúa, Thánh Anna.. thì tôi nói có một người nữa sinh ra họ. Ai đó lại hỏi ai sinh ra, sinh ra, sinh ra,... người đó, tôi lại trả lời người mà sinh ra sinh ra sinh ra....họ, người mà ta không thể hiểu nổi đó là Thượng đế. Nếu Bạn theo Phật giáo thì bạn gọi người đó là Phật, Nếu bạn theo Thiên chúa Giáo thì bạn gọi người đó là Chúa, và...

  • 32. Vào lúc 04:11 ngày 23 September 2009, luke đã viết:

    Dưới đây là câu trả lời của khoa học từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ:

    Science can say nothing about the supernatural. Whether God exist or not is a question about which science is neutral. (Khoa học không thể nói gì về thế giới siêu nhiên. Thượng đếhiện hữu hay không là câu hỏi mà khoa học không có ý kiến.)

    http://nationalacademies.org/evolution/Reports.html.
    Tìm đến: Teaching about evolution and the nature of science, 1998.

 

 Nguồn: http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/2009/09/nguyn-hung-theo-doi-tranh-lun.html


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/01/2019(Xem: 9192)
04/12/2020(Xem: 5222)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.