Thầy vẫn thiền mọi đêm

21/01/20201:00 SA(Xem: 2252)
Thầy vẫn thiền mọi đêm

THẦY VẪN THIỀN MỌI ĐÊM
Tiểu Lục Thần Phong

 

 Tiếng chuông bong bong ngân dài theo con nước chảy của dòng Hà Thanh, laị vang lên xuyên qua tán lá xanh um của những tàng nhãn, xoài, vú sữa cổ thụ. Chùa Châu Liên nằm nép mình dưới những tàng cây quanh vườn. Mỗi chiều tiếng chuông laị lay động không gian trước khi mặt trời dần xuống thấp. Dân các tổng An, Phước, Lộc, Thọ… cũng như muôn loài chim đã quen với tiếng chuông, mỗi khi chùa chuông vang lên thì người thu xếp việc đồng áng, chim bay về quanh vườn ríu rít trên cây.

 Chẳng biết chùa dựng lên tự bao giờ, tuy nhỏ nhưng dáng vẻ cổ kính rất đẹp, hài hoà với cảnh vật ở đây. Có những mùa lụt lớn dâng lên, những cơn bão dữ thổi qua nhưng cũng chẳng làm hư hao gì mấy. Hồi còn chiến tranh, năm ấy hai bên đánh nhau dữ dội, máy bay Mỹ thả bom xuống căn cứ, những quả bom to và dài như trái bí đao, đặc biệt có một quả to bằng cái lu nước. Những quả bom ấy làm sập cầu Quán Cát, mộ tổ họ Nguyễn cách xa ba cây số, to như ngọn đồi, xây bằng đá ong, ô dước bị chấn động nứt toác ra và sụp đổ một phần, vậy mà chùa Châu Liên gần bên chẳng hề hấn gì. Dân quanh vùng xì xào bàn tán nhiều lắm, ai cũng cho là chùa linh, có long thần, thổ địa hộ vệ nên không bị sập.

 Chùa nằm trên đồi Gò Đu, trước mặt là cánh đồng lúa xanh bát ngát, những cánh cò trắng chao lượn đẹp làm sao. Sau khi chiến tranh kết thúc, người laị phát động đập phá chùa chiền, dinh, miễu, đình…Miễu kê, đình Ngọc Thạnh, đình Luật Lễ, Đình Vân Hội… đều tan tành, đồ tế khí bị lấy đi sạch trơn. Ấy vậy mà chùa Châu Liên một lần nữa thoát nạn, không một mảy may bị haị, duy có lá cờ Phật giáo thường treo giữa sân chùa là phải hạ xuống mà thôi. Nhiều năm về sau laị có một phong trào khác, cơn lốc chùa to Phật lớn càn quét từ thánh thị tới thôn quê, từ miền xuôi lên miền ngược…những ngôi chùa cổ dù còn tốt vẫn bị triệt hạ để xây mới, những pho tượng cổ thì quét sơn loè loẹt. Nhiều người lên chùa xúi thầy xây laị chùa cho hợp với thời đaị mới. Một ngaỳ kia sau khi khoá lễ xong, đaị gia Thạch ghé chùa:

 - Thưa thầy, con xin cúng dường mười tỷ để thầy xây laị ngôi chùa cho to lớn, khang trang hơn.

 Những Phật tử ở đấy nghe thế thì mừng ra mặt, bà Bảy Hưng cười:

 - Qúy hoá quá, đaị gia Thạch có tấm lòng Bồ tát.

 Ông Hai Quá cũng khen

 - Đaị gia Thạch có tâm tu, còn trẻ mà hiến mười tỷ để xây chùa là hiếm lắm!

 Bà con Phật tử quanh vùng ai cũng xuýt xoa ca ngơị đaị gia Thạch không tiếc lời. Thầy trầm ngâm một lát rồi nhỏ nhẹ:

 - Thầy cảm niệm tấm lòng của anh nhưng thầy không dám nhận số tiền này, mong anh thông cảm!

 Đaị gia Thạch hỏi:

 - Tại sao?

 Thầy bảo:

 - Bây giờ thầy chưa thể nói được, nhưng từ từ rồi anh sẽ biết thôi.

 Đaị gia Thạch ra về với vẻ bất mãn, bà con thì cũng tiếng bấc tiếng chì, nhiều người tiếc nuối món tiền lớn:

 - Ông thầy già cả nên an phận thủ thường, không chịu khuếch trương phát triển như các chùa khác.

 Thượng tọa Qúy Tài từ chùa Thọ Lộc đến chơi hỏi:

 - Nghe nói có đaị gia hiến mười tỷ xây chùa mà huynh không nhận?

 Thầy khẳng định:

 - Ừ, ông ấy hiến tiền nhưng tôi không nhận.

  - Tại sao?

 - Mình xuất gia tu học là để ngộ đạogiải thoát, chùa to Phật lớn chỉ là cái mã bề ngoài, không dính dáng gì đến con đường giải thoát cả! mặc khác nó còn là sự dính mắc đấy, vả laị chùa này còn rất tốt, tuy chưa phải là danh lam cổ tự nhưng cũng là chứng tích trăm năm của vùng đất này. Tôi không nỡ đập đi để xây mới,

 Thượng tọa Qúy Tài laị nói:

 - Thời thế hôm nay khác, phải chùa to Phật lớn mới độ chúng được.

 - Không, thượng tọa nhầm rồi! chùa to Phật lớn là để du lịch, người ta đến chụp hình đăng mạng xã hội, để tô vẽ mặt mày đấy thôi! Có mấy ai đến để mà ngồi xuống tịnh tâm đâu? càng to, càng hào nhoáng thì càng lăng xăng rộn ràng. Ngày xưa Phật bỏ cả cung vàng điện ngọc, hà cớ gì giờ laị cố xây cho đồ sộ, sơn phết vàng son rồi ngụy ngôn bảo là vì Phật pháp.

 Thượng toạ vẫn cố biện giải:

 - Người ta hiến mười tỷ, huynh không nhận, hoá ra làm thối thất tâm bồ đề của họ.

 - Này huynh đệ, hãy nhìn nhận cho rõ ràng một tí! nếu là tịnh tài thì tôi đâu nỡ từ chối. Thượng tọa cũng biết đấy, đaị gia Thạch giàu  kinh khủng, là tay có máu mặt của địa phương, kết thân toàn tai to mặt lớn. Y khai thác đá xuất khẩu, những ngọn núi quanh vùng như: Hòn Vồ, Hòn Thơm, Hòn Bé, Hòn Chài… bị phá tan hoang, thảm thực vật bị hủy diệt, thú hoang tuyệt chủng, những sườn núi lở loét, mỗi khi mưa xuống nước cuốn đất đỏ chảy thành dòng như dòng máu từ thân núi chảy ra, những dòng nước đấy đất, sỏi, đá lấp cạn ruộng vườn, đường xá. Những xe tải hạng nặng chở đá cày nát hết đường xá hương thôn, môi trường ô nhiễm kinh khủng… dân kêu trời như bộng, khiếu kiện không ăn thua gì,  quan quyền ngậm miệng ăn tiền nên không ai dám đụng đến y. Những đồng tiền từ máu của núi rừng ấy, từ nỗi thống khổ của dân lành… Làm sao ta có thể nhận những đồng tiền ấy để xây chùa?  vả laị tôi cũng quán xét mà biết, việc này không phải phát xuất từ tâm thành của anh ta, chẳng qua là lòng anh ta có nỗi bất an, lo sợ qủy thần trách phạt nên mới làm vậy hòng kiếm phước hoặc sự che chở.

 Thượng tọa Qúy Tài vẫn không chịu, vớt vát thêm:

 - Dù sao anh ta cũng làm một việc tốt, xây chùa to sẽ ảnh hưởng tích cực đến xã hội.

  Thượng tọa cáo lui nhưng lòng không vui, về đến chùa còn nói với các huynh đệ khác:

 - Tôi quyên giáo muốn gãy lưỡi mà chỉ được một tỷ bạc, thầy Châu Liên khơi khơi có người hiến mười tỷ mà không chịu nhận. Ông ấy già nua, gàn dở và không thức thời.

 Các vị tăng bàn tán kẻ bảo uổng, người nói bỏ lỡ cơ hội quý… Riêng có một ông tăng còn rất trẻ, không nói một lời nào, vẻ mặt thoáng một nét cười nhẹ mà bỏ đi. Chuyện đến tai giáo hội, các vị chức sắc cử thầy Đắc Danh về thuyết phục:

 - Thầy nên vì giáo hội mà nhận khoản tiền ấy để xây chùa, xây chùa to có lợi cho bá tánhgiáo hội ta cũng thơm lây, Phật giáo nước nhà vẻ vang, xã hội an định…

 Thầy Châu Liên cười:

 - Chùa Châu Liên này còn vững chãi lắm, hà cớ gì phải xây laị?

 - Xây chùa to là để tạo khí thế cho quần chúng tu học, tăng ni phấn khởi, xây chùa dựng tháp để tiền đồ Phật giáo vững mạnh và phát triển.

 - Thầy nhầm rồi! tiền đồ Phật giáo hưng thịnh hay không, không phải ở nơi chùa to Phật lớn mà là do có tinh tấn tu học, giới luật tinh nghiêm hay không mà thôi! Thầy có biết không? đời Trần, Phật giáo nước ta cực kỳ hưng thịnh, tăng lữ gắn kết chặt chẽ với qúy tộc triều đình, cúng dường tiền bạc đất đai quá nhiều, tiêu biểu như chùa Quỳnh lâm, có đến ngàn mẫu ruộng. Khi triều Trần sụp đổ, Phật giáo nước mình cũng suy vi suốt mấy trăm năm sau. Đấy là thời mà có nhiều bậc long tượng trụ thế, nhiều tòng lâm thạch trụ xuất sắc, nhiều hành giả kiệt xuất mà còn thế huống chi là đời bây giờ.

 Thầy Đắc Danh vẫn không chịu:

 - Phật giáo các nước có Angko vat, Angko Thom, Borobudu, Thiếu Lâm Tự… thì ta cũng phải có cái gì tương tự để mà hãnh diện chứ.

 Thầy Châu Liên lắc đầu:

 - Người học Phật tối kỵ việc so sánh, đua đòi, dính mắc danh sắc. Quốc độ mỗi nơi mỗi khác, vả laị đời vô thường, các pháp hữu vi sanh diệt liên miên, thành trụ hoại không không có hạn kỳ. Thầy là người xuất gia, lẽ nào quên hay sao?

 Không thuyết phục được thầy Châu Liên, thầy Đắc Danh quày quả bỏ về, chuyện tưởng thế thì thôi, nào ngờ chức sắc từ quận xuống:

 - Tại sao có người hiến tiền xây chùa mà thầy từ chối? xây chùa to cho đẹp địa phương ta, thu hút khách du lịch, chùa cũng có lợi mà địa phương cũng có thêm thu nhập. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thầy!

 Thầy từ tốn:

 - Các anh thấy đấy, chùa Châu Liên gắn bó với địa phương cũng non trăm năm rồi, đem laị bình an cho dân các tổng trong bao nhiêu năm, dù thiên tai, dù chiến tranh…Chùa cũng là dấu ấn mở đất, lập cõi của cha ông, là nơi người sống nương tựa tinh thần, người chết gởi nắm tro tàn để nghe kinh, hưởng hương hoa. Người xuất gia hay taị gia cũng đều biết câu “ An cư lập nghiệp”. Chùa Châu Liên vốn đang an, đang tốt, khi không đập bỏ để xây laị thì tổn haị đến tài lực dân, động đến long thần thổ địa và bao nhiêu chúng sanh khác.

 Người của quận vẫn khăng khăng:

 - Các địa phương khác đều có chùa to phật lớn cả, lẽ nào địa phương ta chịu thua?

 Thầy Châu Liên khuyên:

 - Đừng làm con gà mà tức nhau tiếng gáy, quan trọng là đất thạnh dân an, xã hội thái hoà!

 O ép năm lần bảy lượt không xong, họ bỏ về với vẻ mặt cáu kỉnh dọa:

 - Để xem ông ấy cúng cựa được bao lâu!

 Tối hôm ấy thầy ngồi thiền, bất chợt nghe thoảng mùi tanh, hé mắt nhìn thì thấy một cặp Ma Hầu La Già dập đầu qùy sau lưng:

 - Tạ ơn hoà thượng, nhờ bản lãnh của thầy mà chùa này không bị triệt hạ. Chúng con nhờ thế mà không bị mất nơi nương tựa. Chúng con ở đây đã gần trăm năm, ngày đêm nghe kinh kệ, hưởng khói nhang… Ơn này khắc sâu tim óc không bao giờ quên.

 Thầy vẫn ngồi yên bất động, nghe rõ mồm một nhưng giữ vững chánh niệm, lát sau thì có một người phục sức như võ tướng, tay cầm kim cang xử bước vào và sụp lạy:

 - Tạ ơn thầy, nhờ thầy mà chùa Châu Liên không bị phá bỏ, các chùa khác đều bị đập đi xây mới. Hộ pháp chúng con dù hết lòng yêu mến những ngôi cổ tự nhưng không làm gì được hơn trong thời pháp nhược ma cường này! Châu Liên có thể nói là một hiện tượng lạ, vẫn tồn tại vững chãi, dù trải qua lũ lụt, giông tố, chiến tranh và cơn lốc đập cũ xây mới, đất lành cũng nhờ người đức lớn. Con nguyện đời đời hộ pháp, hộ tăng, hộ tất cả những ai có lòng với đạo pháp.

 Thầy vẫn ngồi yên lặng, trông vững chải như sơn, mùi hương trầm phảng phất, ngọn đèn bạch lạp leo lét lung linh. Tượng Thế Tôn trên toà như thoáng mỉm cười, nụ cười nhẹ như gió thoảng mây bay, nụ cười không phải ai cũng nhìn thấy, nụ cười như hư không mà laị mênh mông và hùng tráng. Trời, người trông thấy đều sanh lòng cung kính năm vóc gieo sát đất. Khung cảnh điện đường như đang ở cung trời cổ độ nào chứ chẳng phải của quốc độ này. Thổ địa bước vào lạy Phật xong qùy thưa:

 - Bạch thầy, con là thổ địa coi sóc cuộc đất này. Chùa Châu Liên ở đây cũng non trăm năm, thế đất tốt, cư dân hiền hoà, từ khi thầy về trụ thì càng ngày càng hưng vượng hơn. Đạo hạnh thầy cảm hoá được nhân gian và bao loại phi nhơn. Những loại phi nhơn về đây nương tựa tam bảo, nghe kinh, thính pháp ngày càng nhiều. Bọn họ đều phát nguyện hộ pháp, hộ tự, hộ nhân… Cũng có những kẻ có tâm sân hận, ích kỷ, quấy phá nhiễu chúng nhưng con đều khắc chế nhiếp phục. Chúng con tạ ơn Phật, ơn thầy!

 Bên ngoài Phật điện lúc ấyvô số hoa trắng từ trời rơi xuống như mưa. Các vị thiên xuất hiện đầy sân chùa đồng thanh xưng tán cúng dường

 Thế Tôn, Thế Tôn

 Đấng đạo sư của muôn đời

 Ánh sáng trí huệ soi sáng ba ngàn thế giới

 Lòng từ ban rải khắp mười phương

 Chúng con trời, người

 Quy y đảnh lễ

 Hôm nay rải hoa cúng dường

 Bậc khí phách kim cương

 Thời mạt pháp

 Thầy vững chải giữ gìn chánh pháp

 Hôm sau, phiên chính chợ Bà Bâu, dân các tổng cứ đồn đaị chuyện chùa Châu Liên không ngớt. Sau phiên chợ, có người lên chùa hỏi thầy:

 - Đêm qua chùa có lễ gì mà dân các tổng không ai hay biết? người các tổng thấy cả ngôi chùa và khu vườn sáng lung linh như hôị hoa đăng, sáng nay ngoài chợ người ta bàn tán râm ran.

 Thầy cười:

 - Có lễ gì đâu, thầy vẫn thiền như mọi đêm thôi!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 1/2020

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.