Mây Bay Trời Viễn Xứ

30/04/201312:00 SA(Xem: 14638)
Mây Bay Trời Viễn Xứ

 MÂY BAY TRỜI VIỄN XỨ 
Chân Y Nghiêm

maybaytroivienxu_002-contentChuyến xe bus từ phi truờng Bankok đưa chúng tôi, gần ba muơi tăng ni từ Thành Phố Hồ Chí Minh, đến Trung Tâm Phật Giáo Quốc Tế Làng Mai tại Thái Lan để tham dự khóa Tu Xuất Sĩ do Thiền Sư Nhất Hạnh hướng dẫn. Chiếc xe bus chạy qua Thủ Phủ Bankok, có đức vua Thái Lan trị vì, đưa chúng tôi đi qua những thị trấn, những làng quê, tôi thấy nơi đây quen thuộc như ở Việt Nam, cũng có những con đường đầy cát bụi, những thửa ruông lúa mới hái xong, những cái ao nuớc tù nho nhỏ bên cạnh mái nhà tôn cũ siêu vẹo, những người lao động lam lũ trên cánh đồng khô cằn vì nắng hạn, những em bé tung tăng sau buổi tan trường. Chiều xuống, mặt trời nhuộm đỏ cánh đồng. Những vầng mây vàng óng pha tím nhạt đang vắt ngang trên rặng núi trải dài cuối chân trời.

Sau ba tiếng đồng hồ ngồi trên xe nóng bức, chiếc xe bus dừng lại ở SiêuThị Lotus, một thị trấn nhỏ, cho chúng tôi nghỉ ngơi và mua sắm. Cách bày trí cũng như các siêu thị khác, nhưng tràn ngập hàng Thái. Sau khi chúng tôi mua sắm ít vật phẩm cần thiết, xe bus lại tiếp tục cuộc hành trình về Tu Viện Làng Mai. Tu Viện nằm trên vùng cao nguyên nuớc Thái. Những cánh đồng đá vôi trải dài ngút tầm mắt xen lẫn những rặng rừng trồng tòan cây keo thẳng tắp. Cảnh hoang sơ khiến tôi nghĩ đến một tu viện nghèo, còn gặp nhiều khó khăn với tòan nhà tranh, vách đất. Chiếc xe bus cồng kềnh tiến vào con đường nhỏ trong làng. Tôi nghe tiếng sư em reo lên, tới chùa mình rồi. Xuống xe, tôi ngỡ ngàng nhìn Tăng xá của các Thầy, dãy nhà khang trang, kiến trúc theo kiểu người Thái, pha lẫn người Thượng, nền nhà không nằm sát mặt đất, mà nó đựơc xây cất trên nền xi măng cách mặt đất khỏang một mét. Các sư em dẫn chúng tôi về Ni xá. Hai dãy ni xá được xây hình chữ nhật vây khít nhau. Phía giữa ni xá là Thiền Đường dành cho Ni Chúng công phu, thiền tập. Cách thiết kế trang trí của Tu Viện Thái khác hẳn những Tu Viện tôi đã tham dự. Nó tiện nghi đầy đủ, gần gũi, ấm cúng tinh huynh đệ. Hai dãy ni xá có được 40 phòng. một dãy Tăng xá có 20 phòng. Sư cô lớn cho biết: Mười bốn mẫu đất này đựơc mua bằng tất sự mầu nhiệm do chư Bụt, chư Tổ gia hộ cho.

Những năm về trước, Sư ông đã đựợc chính phủ Thái mời sang nuớc họ thành lập Phân Khoa Phật Học Ứng Dụng. Những khóa tu mở hàng năm tại Chiangmai cho Phật Tử Thái-Việt do các vị Giáo Thọ Làng Mai hướng dẫn đã đựợc Phật tử đến tham dự nhiệt tình.

Cuối năm 2009, Tăng Thân Bát Nhã bị đuổi khỏi Tu Viện Bát Nhã, Sư Ông và Hội Đồng Giáo Thọ Làng Mai quyết định chọn nuớc Thái Lan làm nơi xây dựng Viện Phật Học Ứng Dụng Á Châu. Sư cô Linh Nghiêm, một giáo thọ ưu tú quốc tịch Thái Lan đựơc Tăng Thân cử về nuớc, liên hệ với hội cư sĩ Phật Học, với chính quyền và với Trường Đại Học Thái để trình bầy về những khó khăn mà Sư ông Làng Mai và Tăng Thân Bát Nhã đang gặp. Truớc khi xuất gia, sư cô Linh Nghiêm là một trí thứctên tuổi, nguyên Phó Giám Đốc UNISET, họat động rất tích cực, thế nên tiếng nói của sư cô đựơc chính phủ và Trường Đại Học Thái hoan hỉ chấp nhận, mời Thiền Sư Nhất Hạnh làm Giáo Sư Tiến sĩ danh dự, mời Thầy Pháp Ấn, sư cô Chân Đức và một số giáo thọ có học vị tham gia một Phân Khoa Phật Học Ứng Dụng tại trường Đại Học Thái.

maybaytroivienxu_004-contentTrên cơ sở giáo dục hợp pháp, tăng thân Làng Mai đựơc chính quyền Thái công nhận, đựơc mua đất, xây Tu Viện Phật Học Ứng Dụng Á Châu, mở khóa Tu khắp mọi nơi trên nuớc Thái.

Một cư sĩ Thái đã hết lòng đi tìm mua dất cho Tăng Thân Làng Mai để cho gần bốn trăm Tăng Ni sinh trẻ Bát Nhã có chỗ tu học. Mười bốn mẫu đất rừng trồng tóan cây keo thẳng tắp như rừng thông, có khỏang chừng hai mẫu đất bằng phẳng nhưng mặt đất trải tòan đá vôi. Nghe kể rằng hơn triệu năm về truớc đây là mặt biển. Biển cạn, những san hô hóa đá, bụi thời gian đã phủ lên đá những lớp đất đỏ, cây rừng mọc tốt, khí hậu tuy nóng nhưng rất lành. Đây là vùng khí hậu trong sạch xếp hàng thứ 7 của thế giới. Khu đất này chủ đất bán với giá 845.000 mỹ kim; Làng Mai không đủ tiền, bác Phật Tử Thái vận động doanh nhân Thái đóng góp mua tòan bộ miếng đất trên cúng duờng Làng Mai.

Có một đại doanh nhân Thái cúng duờng 2.000.000usd cho Sư Ông để xây dựng Trung Tâm Tu học. Nhờ vậy, mới có hơn một năm thôi mà ba cư xá đã hòan tất. Một căn nhà ăn rộng trên ba trăm mét vuông gần hòan thành. Mấy căn nhà bếp còn dựng tạm bằng rơm. Ở quê tôi, muốn xây một ngôi chùa hay một công trình công cộng phải kéo dài nhiều năm. Ở đây, mới chỉ có một năm thôi mà mấy cư xá rộng rãi khang trang, một căn nhà ăn có thể chứa cả ngàn người đã và sắp hòan thành. Tôi nhớ, năm 2011 tôi theo khóa tu Làng Mai, đến tu Viện Mộc Lan, tiểu bang Misisippy, nuớc Mỹ, tôi ngưỡng mộ ca ngợi Tăng Thân Mộc Lan đã hòan tất công trinh rất nhanh và đẹp, khang trang giống như hóa thành trong kinh Pháp Hoa. Bây giờ Tu Viện Trời Quang và Trăng Tỏ Thái Lan cũng nhanh và đẹp như vậy. Mà Hóa Thành thì bị biến mất sau một đêm. Còn những tu viện này thì để cho Tăng Thân Bát Nhã vượt biên giới đến đây tu tập.

Thầy Pháp Lâm kể về đoạn đừơng gian nan các sư em Bát Nhã đã trải qua mà thấy thương quá đi thôi. Chính tôi đã có mặt ở chùa Phuớc Huệ- Bảo Lộc vào những đêm tiễn đưa các em, âm thầm từng đòan hơn muời em lên xe. Các em đi chạy trốn, chưa biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ánh mắt các em vẫn ngời sáng niềm tin yêu, nụ cười các em vẫn ngây thơ, rạng rỡ. Tôi ôm từng em, vẫy tay chào mà nuớc mắt rưng rưng

Tôi đã gặp lại các em Bát NhãTu Viện Lộc Uyển, Mộc Lan, Bích Nham bên Mỹ,

Các em ở làng Mai bên Pháp và ở Trung Tâm Phật Học Ứng Dụng Âu Châu bên Đức. Nay tôi đựợc gặp lại các em ơ Thái Lan, ở Long Thành, Cam Ranh, Huế, Hà Nội, Hải Dương…như những cánh chim lìa đàn, nay hội tụ về đây tu học, trên đất nuớc Thái Lan ! Nỗi mừng vui và thuơng cảm cứ trào dâng, lẫn lộn trong tôi. Mới có 5 năm thôi mà các em đã truởng thành. Nhiều em đã thọ giới tì kheo, sắp làm giáo thọ. Có em đã làm trụ trì bên Tăng. Gặp em, tôi vui mừng khôn xiết, nắm chặt tay nhau, trao cho em tình yêu thuơng của hồn nuớc Việt.

Khóa Tu bắt đầu ngày 19, có hơn sáu trăm Tăng Ni, hơn phân nửa từ Việt Nam sang gồm các sư Bà, các Hòa Thuợng, Thượng Tọa, đại đức Tăng Ni trụ trì các chùa khắp ba miền đất nuớc.

Năm giờ sáng chư Tăng Ni có mặt truớc trai đừơng của cả ba xóm, hát vài bài thiền ca để chờ đại chúng đến đông đủ rồi đi thiền hành do sư Ông Nhất Hạnh huớng dẫn

Vị đạo sư dừng lại bên bìa rừng, từ từ ngồi xuống thiền tọađại chúng lần luợt ngồi xuống trên tọa cụ của mình, ngồi ngay ngắn, im lặng. Tôi ngồi trên chiếc chiếu nhỏ đưa mắt nhìn chung quanh, trứơc mắt tôi, hình ảnh Tăng Đòan của Bụt gần ba ngàn năm truớc hiện diện. Tôi đang đựơc sống lại ngựơc dòng lịch sử, đựơc ngồi với đức Bụt trong tôi, bên cạnh bậc đạo sư khả kính, chư Tôn Đức Nam Nữ và các huynh đệ từ khắp miền đất nuớc Việt Nam.

Thở vào tôi biết là tôi đang hạnh phúcThở ra tôi thấy niềm hạnh phúc đang ngập tràn khóe mắt. Tôi đang thở cho đồng bào tôi, và cho quê hương tôi !

Mẹ Việt Nam ơi, con chỉ có một điều ước mong duy nhất là cho chúng con đuợc tự do tu tập theo pháp môn Thiền Chánh Niệm của đức Từ Phụ Thích Ca, do Tăng Thân Làng Mai hướng dẫn. Điều uớc mong nhỏ bé ấy khó lắm sao, hở Mẹ ?

Hàng cây keo cao vút, mảnh khảnh đứng lặng im, không một gợn gió. Trên ngọn cây, tiếng chim hót líu lo, vang dội cả khu rừng. Chúng đang truyền tải pháp âm thầm lặng cho đồng bào Thái biết, nơi đây có một vị đạo sư và tăng Đòan người Việt Nam, người Mỹ, người Thái, người Lào, Capuchia đang thiền tọa, theo dõi hơi thở chánh niệm, bình an trên đất nuớc Thái.

Sáng nay là buổi cuối cùng của khóa tu, suốt ba buổi pháp thọai Thầy dậy chúng tôi phuơng pháp Thiền Chánh Niệm theo dõi 16 hơi thở trong kinh An Ban Thủ Ý. Thầy nhấn mạnh: Tu là chế tác Hỷ Lạcnhận diệnchuyển hóa khỏ đau.

Mình có nhận diện đựơc nỗi khổ đau do tham ái, giận hờn, đố kỵ đang đốt cháy tâm mình, chuyển hóa nó thành niềm vui và hạnh phúc thì mới độ cho người khác dược.

Chí nguyện của người tu là phát túc siêu phương để giải thóat nỗi khổ niềm đau cho mình và cho người….

Bài pháp thọai nghe thì đơn giản nhưng thực tập thì khó làm sao ! muốn thực tập chánh niệm thì phải có bạn đồng tu, phải có tăng đòan hòa hợp tu cùng một pháp môn, phải có Tăng Thân cùng khuyến khích nhắc nhở nhau thực tập.

Chiều nay, chúng tôi họp mặt cùng nhau vui chơi, văn nghệ chia tay. Các Thầy, Sư cô lên hát bài liên khúc Mẹ Việt Nam của Phạm Duy. Các vị không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng họ đã hát bằng cả trái tim nên gây xúc động cho gần 600 khán giả là tăng ni. Các sư em lên múa nón bài Tôi yêu Quê Tôi. Những buớc chân uyển chuyển, những chiếc nón lá lả luớt theo điệu múa hòa quyện theo tiếng hát trong veo:

Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh 
Yêu con sông xanh thơm cát hoe vàng bên đình 
Yêu trăng buông lơi trên má cô nàng dệt tơ
Và yêu cánh đồng vợi xa đang dựng mùa hoa. 

Tôi yêu đơn sơ qua mái tranh nghèo mẹ quê 
Yêu duyên nên thơ trong tiếng khoan hò ước thề 
Yêu con đê xưa đưa lối qua chợ làng quê
Và yêu mấy nhịp cầu tre là đây em chờ anh về 

Kìa cùng đùa chơi trẻ thơ ca hát say đời 
Dù nghèo mà vui hỏi ai không hé môi cười 
Mưa nắng ơn trời luống cày thắm đẹp lúa ngời 
Xóm làng đón mùa chiêm mới 
Ấm no ấp ủ lòng tôi 

Tôi yêu quê tôi yêu mãi bây giờ càng yêu 
Yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hòa 
Yêu anh yêu em yêu nước yêu trời gần xa 
Và yêu mối tình nở hoa ngàn năm không hề phai nhòa

maybaytroivienxu_005-contentTôi nghe mà cảm động quá đi thôi, tình yêu quê hương dâng ngập trong lòng, nhìn các em tôi thây sự hiện diện của khung Trời Việt Nam, của mảnh đất hình chữ S, hình hài Mẹ Việt Nam. Các em đã như những cánh chim non, bị xô đẩy ra khỏi tổ vào đêm mưa gió, nhờ chư Bụt, chư tổ che chở, nhờ sự tu tập tinh tấn theo pháp môn Thiền Chánh Niệm, lấy hơi thở làm giây neo giữ vững tâm mình, chế tác tứ vô lựơng tâm Từ Bi Hỷ Xả, đem đôi mắt thương nhìn cuộc đời mà các em đã vuợt thóat mọi khó khăn, như đàn chim đại bàng tung cánh bay khắp muôn phương tổ chức những khóa tu, giúp cho hàng triệu người trên thế giới giải thóat khỏi nỗi khổ, niềm đau, xóa bỏ những nội kết, sống hòa hợp thương yêu trong tình cha con, huymh đệ.

Nhìn ra ngòai rừng cây, tôi nghe xôn sao tiếng gió. Vầng trăng sáng xuất hiện trên đỉnh núi, lửng lơ từng đám mây trắng bay bay bên trời viễn xứ

(không phải đang bay về cố quận như bài văn tôi viết MÂY VỀ CỐ QUẬN –đăng trên báo Giác Ngộ năm 2005, tả lại cảnh hơn ngàn tăng ni đi khất thực tại chùa Hoằng Pháp do Tăng Thân Quốc Tế Làng Mai về tổ chức)

 

viết tại ni xá Vầng Trăng Tỏ 23-4-2013

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/11/2014(Xem: 10919)
23/08/2018(Xem: 6718)
12/05/2013(Xem: 29509)
08/08/2018(Xem: 7748)
13/02/2019(Xem: 6017)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.