Con đường đến với Phật pháp.

10/04/20159:18 SA(Xem: 18719)
Con đường đến với Phật pháp.
CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI PHẬT PHÁP. 
(Con xin gởi về cha mẹ và thầy trọn lòng tôn kínhyêu thương vô bờ) 
 Nhuận-Bảo

I. Nhân-duyên với đạo Phật.

Đời sống tinh thần trong gia đình hai bên nội ngoại của tôi, cũng giống như đa phần những người lương khác sống lâu đời trên mảnh đất Việt-nam  thân yêu này, là lúc nào cũng ý thức về bản sắc dân tộc mình, đi đôi với việc gìn giữ các mỹ tục xưa nay theo truyền thống và phong hóa của người Á-Đông. Các tập tục đẹp đẽ ấy được lưu truyền và thầm giữ từ đời này sang đời khác một cách bất thành văn. Tính nhân bản đặc thù ấy thấm đượm vào tận tim óc, máu thịt trong sinh hoạt thường ngày của cả tộc họ, trong đó những vấn đềbản như bài học đạo đức làm người, việc thờ phượng tổ tiên, các lễ nghi quan, hôn, tang, tế thì luôn luôn được mọi người xem trọng. Cuộc sống văn hóa theo truyền thống tập tục, song hành khắn khít với bài học đạo đức làm người, cũng là chỗ dựa tâm linh của cha ông nhiều đời chúng tôi, có thể được mô tả đại khái là như thế. Nhưng riêng trong cái tiểu gia đình của cha mẹ tôi, thì mẹ tôi lại là người theo Phật. 

Mẹ tôi qui-y Phật từ thuở trung niên. Hay nói một cách chính xác hơn, từ nhỏ cho đến nhiều năm sau khi lập gia đình, bà vẫn là người lương, theo đạo truyền thống thờ cúng Tổ-tiên như mọi người trong tộc họ hai bên nội ngoại của bà. Cho đến một lúc, khi đứa con trai độc nhất của bà vừa tròn mười tám tuổi gặp cơn bệnh ngặt nghèo khó bề qua khỏi, bà đã xuống tóc và phát tâm qui y Tam-Bảo để nguyện cầu cho đứa con của mình được sống sót. Có lẽ lòng thành kính đối với Phật, Trời cũng như đức tin mạnh mẽ của bà đã được ơn trên đền đáp, con bà đã được lành bệnh, nên cũng từ đó bà giữ giới, tu Phật tại gia, mỗi tháng trai kỳ thanh tịnh hai hoặc bốn ngày cho đến tận bây giờ. 

Bà thường đến chùa Hương-Quang, ngôi chùa của các Ni-sư ở làng bên cũng gần nhà, để chiêm-bái, cúng dường cũng như làm việc công quả trong những dịp nhà chùa có giỗ chạp, lễ tết, hoặc những ngày rằm và mồng một hàng tháng. Sau này đến tuổi về già, nhất là từ tuổi bảy, tám mươi trở đi, do lưng bị còng, sức khỏe lại yếu, nên ít đi chùa hơn. Tuy nhiên, để bù lại việc không thường xuyên đi lễ chùa bái Phật, thì đều đặn cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, bà thường tự ôm một chiếc chiếu nhỏ đến trải trước bàn thờ có treo bức tranh Phật Bà Quan-Âm, đốt hương, rồi ngồi ngay ngắn, chấp tay thành kính trì niệm danh hiệu Ngài. Trong suốt hơn hai mươi năm qua cho đến tận cái tuổi đại thọ chín mươi lẻ hai bây giờ, dù là đêm đông lạnh lẽo hay đêm hè oi bức, bà vẫn luôn tinh tấn, cần mẫn, không hề bỏ sót một buổi trì niệm nào. 

Trong nhóm bằng hữu và bà con thân tộc hai bên của gia-đình, bà được tiếng khen là hiền lành, ít nói và giỏi nhẫn nhịn. Từ khi năm, bảy tuổi vừa có chút ít hiểu biết cho tới bây giờ, rõ-ràng trong đời mình, tôi chưa hề thấy bà cạnh tranh hơn thua, phải trái hay lớn tiếng với ai bao giờ. Chị em tôi đôi khi cũng cảm thấy ấm ức giùm cho sự nhẫn nhục quá đáng của bà, thì bà thường nhỏ nhẹ nói với chúng tôi một câu nằm lòng, gần như gắn chặt suốt cuộc đời mình: “Một sự nhịn, chín sự lành mà, các con!”. 

Cho nên, những khi nghĩ  tưởng về mẹ mình, tôi có cảm giác rằng, mọi việc xảy ra trên đời này hình như chẳng có gì có thể làm vướng bận hay khuấy động được tâm bà, ngoại trừ những lúc cha con chúng tôi ốm đau, hoặc những người thân của hai bên nội ngoại gặp việc chẳng lành hay bệnh hoạn

Theo lời bà nội tôi kể lại, hai năm sau khi cha tôi cưới mẹ tôi, thì bà sanh chị tôi. Thế rồi đằng đẵng một thời gian dài sau đó, hai năm, rồi ba năm, rồi sáu, bảy năm liên tiếp, mẹ tôi không thấy có triệu chứng gì là có thể sinh nở nữa, mặc dù sức khỏe bà vẫn bình thường, không ốm đau gì cả. 

Ngày xưa, trong những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ hai mươi, việc không sanh được cho gia đình một đứa con trai là điều ray rứt, khổ tâm, và đầy thiệt thòi cho người đàn bà. Đặc biệt hơn nữa là đối với những người làm vợ, làm dâu trong những gia tộc còn nặng đầu óc lễ giáo xưa cũ, mà trong đó, tục lệ trọng nam khinh nữ chưa thật sự được loại bỏ ra khỏi đời sống gia đìnhxã hội. Trường hợp của mẹ tôi cũng không ngoại lệ. Thật ra, sự ray rứt, khổ tâm ấy cũng không phải chỉ riêng bà gánh chịu, mà cả cha tôi cũng canh cánh một nỗi niềm khi mà cái quan niệm “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” của những thế hệ trước vẫn còn ăn sâu, đè nặng trong tâm khảm của mọi người ở thời ấy. 

Cha tôi tuy là con thứ hai trong số sáu anh em trai, nhưng lại là người được ông tôi yêu quítin tưởng, cho tập ấm Viên-tử, theo phẩm vị của ông tôi lúc còn sống. Việc không có con trai để “nối dõi tông đường”, theo ý nghĩ chung của mọi người ở thời điểm ấy, cũng là một đại tội đối với Ông Bà, Tổ-tiên, nên làm sao cha tôi không ưu sầu cho được. Nhất là trong hoàn cảnh của cha tôi, ông đang gánh vác một trách nhiệm tinh thần khá nặng nề đối với ông cha mình là làm sao cho ông bà Tổ tiên không bị dứt tuyệt hương khói và cháu con hưng thịnh, trường tồn

Tuy nhiênthương yêu mẹ tôi, không muốn để bà phải riêng chịu thiệt thòisầu muộn, nên ông cứ khất dần với những bậc trưởng thượng, hết năm này đến năm khác mà không chịu cưới thiếp hay tự bức phá "đi tìm con trai" như số đông những người đàn ông khác có cùng hoàn cảnh như ông thuở bấy giờ. Ông tin chắc sự thành kính nguyện cầu của mình đối với trời đất sẽ được đền đáp, cũng như tin vào phép lạ của thời gian

Trong khi ấy, theo như lời bà nội và dì tôi về sau này kể lại, thì mẹ tôi lúc nào cũng không quên cầu Trời khấn Phật cho bà một đứa con trai để thỗ lòng mong ước của mọi người

Mẹ tôi là một phụ nữ hiền lành, không ngại gian khó, suốt đời tận tuỵ hy sinh cho gia đình. Tuy bà được sinh ra trong một môi trường mà hai bên nội ngoại đều là giòng dõi quan quí, nhưng vì ông cha sống thanh bạch, nên từ nhỏ bà đã biết chịu khó, chịu khổ, chăm lo làm lụng, không ngại vất vả. Đến khi về với cha tôi, bà thật sự trở thành người mẹ hiền, người vợ đảm đang lo cuộc mưu sinh cho cả gia đình, trong giai đoạn mà một phần đất nước phải chịu khó khăn chung, từ những năm cuối thập kỷ ba mươi trở về sau. 

Hàng ngày trên những con đường từ các phiên chợ huyện, xa hàng chục cây số phải đi bộ dưới sức nặng của đôi quang gánh hàng xén đè trĩu hai vai, có lúc phải vừa đi vừa chạy dưới cái nóng cháy da của những buổi trưa nắng rát. Cứ mỗi lần đi ngang qua một cây cao bóng cả nào, mẹ tôi cũng rảo bước rồi đặt gánh xuống, cuối đầu chấp tay hướng vào cõi mông lung xa thẳm nào đó mà bà tin tưởng có sự linh thiêng, thành kính khấn nguyện để xin một đứa con trai. 

Bây giờ, tuổi tôi cũng đã vượt quá một hoa giáp, ngồi viết những giòng chữ này, nhớ lại các nhơn duyên cũ có dính dấp tới tôi, mà bà và dì ngày xưa đã kể về cha mẹ mình, lòng tôi không khỏi xuyến xao, trĩu nặng và càng thấy thương xót cho ông bà cụ thân sinh của mình nhiều hơn. Giá như hồi xa xăm ấy ông bà cụ biết được rằng, đứa con trai cầu tự mà ông bà đã hết lòng mong ước cũng như đặt niềm tin sau này có thể làm rạng rỡ tông đường, là tôi bây giờ đây, thì  không biết hai cụ sẽ phải buồn rầu, thất vọng đến chừng nào ! Bỡi số phần tôi không có được cái phước báo như ông bà đã mong mỏi, thì làm sao tôi có thể thỗ mãn được ước nguyện của hai Người!

Miền Trung quê tôi núi biển giáp liền, lắm sông nhiều suối. Mỗi khi mẹ tôi đi ngang qua núi, đèo, sông, suối, qua những chỗ có đình chùa, miếu mạo, thậm chí đi ngang qua một cái lò nung gạch đã hoang phế nhiều năm, hoặc chỗ nào mà bà tự cho là có chút thiêng liêng theo ý nghĩ đơn giản của bà, thì bà cũng đều chấp tay thành kính cầu xin những kẻ khuất mày khuất mặt phù hộ cho bà được như nguyện. Chẳng biết có phải tôi đã từ những chỗ mông mờ ấy chui ra hay không, mà, mặc dù lúc nhỏ chưa từng được nghe ai nói với tôi những điều ước nguyện của mẹ mình, nhưng khi có chút trí khôn, vừa biết cắp sách đến trường làng để ê, a, tôi thường có cái cảm giác lan man, mơ hồ lẫn lộn như đã từng thân quen với những chốn nửa như gần gũi, nửa như xa xăm ấy, mỗi khi có dịp đi ngang qua. 

Thế rồi ước nguyện của cha mẹ tôi cuối cùng cũng thành hiện thực. Đến cuối năm thứ tám sau khi sanh chị tôi, mẹ tôi hoài thai. Và khi chị tôi được tròn chín tuổi thì mẹ tôi sanh tôi. Nỗi vui mừng của mọi người trong tộc họ, nhất là của cha mẹ tôi, có lẽ không sao kể xiết. 

**

Cha tôi là một người có cá tính mạnh mẽ, có phong thái của một người lãnh đạo, nhưng không tham gia nhiều các công tác xã hội. Tuy nhiên, những ai thường gần gũi ông cụ, chỉ cần nhìn ông điều hành việc nhà và các việc trong tộc họ, trong tánh-cách ngay thẳng, công tâm, thương yêu, che chở và ít sai sót, thì không ai không cảm mến và kính phục. 

Dưới con mắt của riêng tôi, trong niềm yêu thương, tôn trọng và vô vàn kính phục cha mình, thì mỗi cử chỉ, đi đứng, nói năng trong ông luôn có một cái gì vừa oai-nghi lại vừa nho nhã, vừa nghiêm-nghị lại vừa hiền từ cũng như trọn đủ đức khoan dung, nhân hậu và đầy trí tuệ

Có thể nói rằng từ khi tôi có chút trí khôn cho đến tận cái ngày ông cụ vĩnh viễn rời bỏ chúng tôi để về với ông bà trên trước, không lúc nào tôi không được cha mình dạy dỗ. Có lẽ do cha mẹ tôi ít con, vả lại tôi là đứa con trai độc nhất, là báu vật của gia đình chăng, nên hồi tôi còn nhỏ, lúc nào ông cũng âm thầm, kín đáo để mắt tới tôi. Mọi cử chỉ, nói năng, hành động của tôi khó bề qua mắt được ông cụ. 

Thuở nhỏ, từ sáu bảy tuổi trở đi, có thể nói không ngày nào tôi không bị đòn. Cái roi bằng tre cật được ông cụ vót tròn vo, nhỏ xíu dài cả thước, mỗi khi ông vung lên dứ doạ nghe vun vút đến rợn người. Ông thường gọp năm bảy chuyện sai trái của tôi để xử tôi một lần. Mỗi lần như thế, mông tôi khó bề tránh khỏi vài ba lằn roi vì mấy cái quất kêu đen đét nhớ đời của ông. Và sau mỗi lần bị đòn, tôi thường được cha mình an ủi (vì trận đòn vừa rồi) đồng thời cũng không quên khuyến khích tôi hãy biết tránh những lầm lỗi tương tự, không nên để xảy ra như thế nữa. 

Tôi nhớ một lần, có vài người bạn của cha mình tới thăm. Ông cụ bảo tôi nấu nước để ông pha trà. Hồi ấy, nấu nước phải nhóm lửa than trong lò, quạt cho hừng lửa rồi mới bắt cái ấm đất đã đổ nước lên để nấu. Ở cái tuổi mười một, mười hai, ham chơi còn hơn cả ăn uống, nên vì nôn nóng để đi chơi, tôi đặt cái ấm nước lên bếp lò một cách cẩu thả, không ngay thẳng, khiến ấm bị nghiêng sang một bên. Đến lúc sôi, nước trào ra lò làm tắt lửa. Đợi mấy ông khách ra về hết (dĩ nhiên khách chẳng được uống trà, vì không có nước sôi) cha tôi gọi tôi vào nhà, dẫn đến trước cái bếp lò, chỉ cho tôi tận mắt thấy sự cố ấm bị bắt nghiêng, nước trào, lửa tắt. Vừa chỉ cho tôi nhìn thấy xong, ÔÂng đá cái lò, khiến than tro tung toé, khói bốc mịt mù, lò và ấm đều bể nát ra từng mảnh. Liền đó, tôi bị một trận đòn nên thân. Đến buổi chiều, sau khi dùng cơm xong, ông cụ gọi tôi vào bên bàn, bắt ngồi đối diện, vừa đặt câu hỏi cho tôi vì sao tôi đã bị đòn ban sáng, vừa giải thích để cho tôi hiểu rằng, lúc còn nhỏ đặt cái ấm méo, cũng là làm việc méo nhỏ, mà không biết sửa chữa ngay thì khi lớn lên dễ làm việc méo lớn, ắc nguy hại đến thân mình, ảnh hưởng xấu tới gia đình, những người thân yêu và tộc họ. 

Tôi còn nhớ rành rọt những lời nghiêm khắc của cha mình : "Bây giờ con sai phạm nhỏ, cha còn có thể dạy dỗ uốn nắn được con, để mai sau trở nên người ngay thẳng, tốt đẹp, có ích cho tự thân, gia đìnhxã hội. Bằng nếu cha không la rầy, uốn nắn con, hay nhắm mắt bỏ qua những việc làm méo nhỏ của con bây giờ, thì mai kia lớn lên, theo thói quen sẵn có, ắc con sẽ không từ bỏ những việc làm méo lớn hơn. Đến lúc ấy, cha không còn đủ quyền hạn để có thể dạy dỗ con được nữa, mà quyền giáo dục sẽ thuộc về xã hội. Nghĩa là khi ấy, pháp luật sẵn sàng can thiệp và ngăn chận những việc làm méo lớn đó của con, lao tù sẽ rộng mở để chờ đón con, sự giáo dục của xã hội nghiêm khắùc gấp ngàn lần bây giờ sẽ trói buộc con, khiến thân con không còn được tự do, tâm con không còn được tự chủ, cuộc đời con sẽ không biết phải đi về đâu, sẽ phải ra sao nữa ! Đến chừng ấy, chẳng phải chỉ riêng bản thân con chịu khổ nhục đã đành mà còn làm nhục lụy, khổ lây đến những người thân thiết, ruột thịt, máu mủ của mình, trong đó có hai mái đầu bạc này". 

Những hình ảnh và lời dạy thống thiết ấy của cha tôi, tôi cảm nhận rất rõ.  Tuy mặt ngoài thể hiện sự nghiêm khắc nhưng bên trong lại chứa đựng vô vàn tình yêu thương và đầy trách nhiệm của một người cha đã suốt đời hy sinh, lo lắng cho tương lai đứa con yêu dấu của mình. Mặc dù sự việc đã qua rồi hàng nửa thế kỷ, ấy thế mà mỗi khi nghĩ tưởng tới cha mình, tôi cứ ngỡ hình bóng ấy, lời khuyên kia vẫn như đang chập chờn trước mắt, văng vẳng bên tai.

Về sau này, khi tôi sắp sửa có đứa con đầu lòng, ông cụ lại càng tỏ ra ái ngại giùm cho tôi nhiều hơn. Nghĩa là ông lo không biết rồi đây tôi sẽ phải dạy dỗ con cái của tôi như thế nào. Những lúc thấy tôi vừa rảnh việc, ông cụ liền bắt tôi ngồi hàng giờ nghe ông thuyết, rồi vặn hỏi và đặt ra đủ mọi tình huống trong đối xử, không ngoài mục đích kiểm tra kiến thức làm cha của tôi tới đâu, đồng thời chỉ bảo thêm cho tôi kinh nghiệm để biết cách dạy dỗ những đứa cháu nội tương lai của ông cụ nên người. 

Cha tôi rất chú trọng việc xây dựng một gia đình đạo đức, nề nếp và lễ giáo, Với ông, đó là việc làm đầu tiên và cuối cùng của một đôi nam nữ yêu thương nhau, chấp nhận sống chung với nhau để cùng xây dựng một mái ấm gia đình, thực hiện nhiệm vụ cao đẹp là vun đắp cho những đứa con tương lai của mình thành người tốt cho gia đìnhxã hội. Với quan niệm của ông, thì đó cũng là đóng góp thiết thực để xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp

Ôâng thường bảo, việc dạy dỗ con cái nên người chẳng những là bổn phận thiêng liêng phải gánh vác của người ông người cha trong gia đình, mà còn nên coi đó là trách nhiệm phải được hoàn thành một cách tốt đẹp, là món nợ ơn nghĩa tinh thần mà người đời sau phải trả đối với tiền nhân của mình. 

Việc con cái có được dạy dỗ nên người hay không, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc của gia đình ấy, cũng như sự hưng suy, vinh nhục của một giòng họ ấy. Một gia đình dù cao sang, quyền quí mà nếu con cái ngỗ nghịch, hư hỏng thì gia đình ấy ắc không thể nào có được hạnh phúc thực sự, giòng họ ấy sớm muộn cũng phải suy vi, lụn bại là điều khó tránh khỏi, không bằng một gia đình nề nếp, lễ giáo, tuy cuộc sống thanh bần nhưng lại có được những đứa con cháu hiếu thảo, đức hạnh

Một gia đình giàu có, sang sướng mà con cái hư hỏng, thì sự giàu sang kia cũng chỉ là cái bề mặt phù phiếm che đậy một sự suy tàn trong sớm tối của gia đình ấy, chẳng khác lớp sơn son thếp vàng bên ngoài những cây gỗ ruỗng mục từ lâu. 

Đời ông cha tạo dựng được sự nghiệp để dành lại cho con cháu mình mai sau là một điều đang quí, đáng trân trọng. Tuy nhiên, phải biết một điều là, nếu chỉ để lại của cải, tài sản, danh vọng, địa vị cho con cháu mà không biết quan tâm, lo lắng đến trí dụcđức dục của bọn trẻ, không biết đồng thời dạy cho chúng bài học căn bản đạo đức làm người, cũng là cách gián tiếp đào tạo những con người có nhân cách, có trí đức đủ sức để bảo vệ thành quả của sự nghiệp mình, thì chẳng khác việc xây dựng lâu đài trên mặt cát. Đó là chưa đề cập tới cái lý nhân quả ẩn áo tiềm tàng trong suốt quá trình tạo dựng sự nghiệp trước kia; nghĩa là, sự nghiệp trong quá khứ của ông cha đã được hoán đổi bằng tài đức, mồ hôi, nước mắt và đạo lý công bằng hay bằng con đường bất chính, bất công, phi đạo đức, lại là hai lẽ khác nhau trởi vực. 

Cha tôi rất coi trọng việc tạo phúc đức cho đời sau, cũng là cái lý nhân quả trong triết giáo làm người của Khổng-Mạnh. Ông thường bảo, các bậc thánh nhân ngày xưa có dạy rằng, "Tích kim dĩ dị tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ. Tích thư dĩ dị tử tôn, tử tôn vị tất năng độc. Bất như tích âm đức ư minh minh chi trung, dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế - Nghĩa là, để vàng lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã giữ được. Để sách vở lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã đọc được. Sao bằng để lại bằng cách tích chứa âm đức, tuy trong chốn mịt mờ không ai hay biết, nhưng đó lại là cái kế lâu dài cho con cháu thừa hưởng vậy". 

Ông cụ thường thi thiết dặn dò tôi, rằng, việc giáo dục con cái là bổn phận đặc trách của người cha, người ông, người anh cả trong gia đình chứ không phải là ai khác, trừ trường hợp ông cha mất sớm.

Ông dạy dỗ con cái rất nghiêm, không bao giờ tỏ thái độ ôm ấp, suồng sả hay nựng nịu, cưng chìu con cái bao giờ. 

Bây giờ nhìn thấy những đứa con trai, con rể của tôi ôm ấp, chìu chuộng các đứa cháu nội, cháu ngoại của mình thì tôi cảm thấy không bằng lòng, cũng như thường kín đáo la rầy chúng, đồng thời kể cho chúng nghe về nghiêm phép trong việc dạy dỗ con cái của ông cha mình ngày trước. 

Tôi thường bảo chúng rằng, ngày xưa, từ lúc tôi còn bé cho tới khi ông cụ qua đời, chưa một lần ông ẵm bồng hay ôm ấp, hôn hít tôi bao giờ; cũng như nếu bất chợt thấy tôi nũng nịu vòi vĩnh mẹ mình thì ông cụ liền cho roi vào mông tôi không thương tiếc, đồng thời không ngại ngần gì mà không la rầy cả mẹ tôi vì sự nuông chìu đó. Mặc dù tôi chỉ mới ở tuổi mười mà lúc nào ông cụ cũng coi tôi như một người đã trưởng thành, có đầy đủ các tố chất của một đứa con trai đúng nghĩa và đương nhiên là phải ngồi trực diện trước ông cụ bất cứ lúc nào ông cụ cần, để được nghe dặn dò, chỉ bảo việc này việc nọ.

Tôi còn nhớ như in, hồi những năm còn nhỏ, khoảng năm, sáu tuổi, vào những chặn đầu hôm hay rạng sáng, trong khi tôi đang ngủ say, thường hay bất chợt giật mình tỉnh giấc vì có vật gì cứng nhám châm ran rát vào mặt, vào má mình. Những lúc như thế, dưới ngọn đèn dầu lờ mờ, tôi thấy cha tôi đang ngồi ghé bên giường, gương mặt nghiêm nghị với đôi mắt sáng quắt nhìn tôi không chớp. Aùnh mắt ấy như lướt trải lên toàn thân tôi, khiến tôi sợ hãi nhắm mắt, rồi làm bộ ngủ tiếp, nhưng cũng he hé mắt đủ để nhìn xem động tịnh, thì thấy ông rón rén đứng lên và ra khỏi phòng tôi.

Đến sau này lớn lên, mỗi lần cạo râu xong, tôi thường hay nhắm mắt lại, đưa tay xoa nhẹ vào má vào cằm của mình, tưởng tượng bóng hình thân thương của ông cụ ngày xưa nhẹ nhàng hôn len lén lên má, lên mặt tôi mỗi khi tôi đang say ngủ. Ông không muốn để cho đứa con trai độc nhất của mình biết rằng mình đã yêu thương nó đến ngần nào. Ông sợ nó hư hỏng, khó dạy dỗ khi nó biết cha mẹ thương yêu, chìu chuộng nó. Những lúc như thế, tôi thường âm thầm đưa tay gạt nhẹ những giọt nước ấm lặng lẽ tuông trào trên hai má, với một tâm lòng vô vàn thương kính, tri ân, cảm thông và tiếc nuối đối với người cha tuyệt vời của mình trong phép dạy con. 

Ông thường dặn dò tôi : "Cổ nhân đã dạy : -Tử bất giáo phụ chi quá - Con cái hư hỏng (do không được dạy dỗ chu đáo) ấy là lỗi ở người cha. 

Cha ví như trời, mẹ ví như đất. Đất ươm mầm và nuôi cây sống, nhưng trời mới là người che chở, uốn nắn để cây được xanh tươi, ngay thẳng, có ích cho đời" .  
Có những lúc Ông tâm sự với tôi, mà tôi biết rõ rằng đó cũng là cách ông ngầm gián tiếp nhắn nhủ, khuyến khích đứa con trai mình tiếp tục thực hiện ý nguyện của ông cha mình ngày trước. Ông thường bảo với tôi rằng, trong đời ông, lúc nào ông cũng có một niềm vui to lớn bên cạnh một nỗi lo không nhỏ. Vui là luôn được đụng tới sách vở, cũng là tiếp xúc với trí tuệkinh nghiệm quí báu của cổ nhân, để cuộc sống tinh thần thêm giàu có và thăng hoa. Lo là nỗi lo canh cánh bên lòng, tức trách nhiệm tiếp bước ông cha trong sự nghiệp giáo dục bọn hậu nhân thân thương nên người. Nỗi lo ấy là làm sao cho bọn con trẻ cảm nhận được cuộc đời này không phải giản đơn, phàm tình, nhạt nhẽo trong tánh cách vị kỷ, cá nhân của bản ngã, mà cần khám phá cuộc đời này chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng hơn, ý vị hơn, đáng sống hơn, khiến chúng biết tự tạo cho mình một niềm hạnh phúc riêng trong cái vui chung bên cạnh, bằng sự hòa hợp, gắn bó thiết thân cùng gia đình, họ hàngđồng loại

Cái nghĩa "nên người" của ông rất giản dị, đó là thành nhân, là làm một con người đúng nghĩa con người, như tính cách của nó được mệnh danh, chứ không là gì khác. Con cái được "nên người", theo ông, tuỳ hoàn cảnh từng mỗi gia đình, dù chỉ là một công nhân hay một nông dân thực thụ chân lấm tay bùn, cũng phải là một người con hiếu đễ, người anh em thuận thảo, người chồng mẫu mực, người cha hiền hết lòng nuôi dạy con cái; ngoài xã hội, người ấy phải là một công dân lương thiện trong chức nghiệp của mình. Với ông, con cháu mà được như thế là ông mãn nguyện lắm rồi. 

Ông thường dặn dò tôi không biết bao nhiêu lần trong đời mình: "Phải biết dạy dỗ con cái bằng cái lòng yêu thương to lớn, quên mình như của trời đất yêu thương vạn vật, nghĩa là lúc nào cũng phải chan hoà, thấm đượm và không thiên vị. Khi dạy dỗ, đừng sợ nó ghét mình hay không thương mình, mà đạo làm cha chỉ sợ một điều nó hư hỏng mà thôi. Một khi đã làm hết sức trong khả năng, bổn phận, tình yêu thươngđạo đức làm cha của mình mà nó ghét bỏ mình, thì đó là lỗi của nó. Còn không hiểu bổn phận làm cha, không biết cách dạy dỗ con cái nên người, là lỗi ở người lớn vậy. 

Thật ra, nếu con cái được dạy dỗ nên người, trở thành con tốt trong gia đình, thành người dân tốt của xã hội thì với đức tính như thế, làm sao nó có thể ghét bỏ cha mẹ nó cho được. Mà dẫu con cái có ghét mình, nhưng mà nó được nên người thì đạo làm cha dù có phải nhắm mắt cũng thỗ nguyện rồi. Tuy nhiên, một con người được gọi là con tốt trong gia đình, công dân tốt ngoài xã hội thì có lý đâu lại ghét bỏ cha mẹ nó. Đâu có lẽ nào? Làm gì có đạo lý ấy xảy ra bao giờ?" 

Đằng sau cái vẻ nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, ông không muốn để con cái biết mình yêu thương nó, thường dấu kín mọi nhọc nhằn của thân tâm cùng nỗi lo lắngtrách nhiệm tinh thần đối với ông cha mình.

Vẫn biết cha tôi dạy dỗ con cái khó khăn, nghiêm khắc là như thế ấy. Và cũng có thể rất nhiều người trong chúng ta ngày nay có những suy nghĩ khác, thoáng hơn, tự do hơn, hợp với thời đại này hơn, không tán thành phong cách dạy dỗ con cái như vậy. Tuy nhiên, với tôi, giả nhưkiếp sau và phải làm người lại lần nữa, thì tôi cũng không mong ước gì hơn là cũng được làm con dưới một mái ấm gia đình, trong tính cách yêu thươngsự giáo dục nghiêm cần đầy trách nhiệm của một người cha, người mẹ như cha mẹ mình ở đời này mà thôi. 

Trước ngày ông cụ mất, tuổi tác tuy xấp xỉ chín mươi (mất lúc tám mươi tám tuổi) sức khỏe có kém, mắt mờ tai yếu nhưng từ cái bộ dạng đi đứng, nói năng, cho đến cung cách hành xử mọi việc từ trong gia đình đến ngoài thân tộc đều không ra ngoài phép-tắc, lễ giáo gia đình, tinh-thần hoàn toàn minh mẫn cho đến lúc vĩnh biệt những người thân yêu

Cha tôi chịu ảnh-hưởng sâu-sắc của Triết-giáo Khổng-Mạnh, am tường Hán-Nôm, thông thạo Pháp, Việt và viết chữ Quốc-ngữ đẹp không chê chỗ nào được. Các con tôi nhiều đứa học cũng khá cao, thường cứ cho là chữ tôi viết đẹp, mà chúng đâu biết rằng hồi tôi học lớp Đệ-Nhất của bậc Trung-học Đệ nhị cấp, với các nhãn vở học tập, tôi đều phải nhờ cha mình viết hộ. 

Cha tôi lúc nào cũng hành-xử không ra ngoài khuôn khổ hai chữ Cang-Thường của Khổng-giáo và không có chút gì dính dấp tới đạo Phật cả. 

Tôi thường nghĩ, có lẽ vì chúng tôi có được một người cha mẫu mực theo phong hóa của người Á-Đông, một người mẹ quá hiền từ, được sống trong một gia-đình gần như quá phép tắc, lễ-giáo mà ba chị em chúng tôi (đứa em gái do mẹ tôi sanh ra lúc tôi được mười một tuổi) khi đến tuổi trưởng thành, ra đời, đều dễ thích-nghi và tùy-thuận mà hoà nhập vào cuộc sống, hưởng nhiều phúc đức vô-hình do cha mẹ, ông bà, tổ tiên trên trước để lại hơn là bỡi tự chính năng lực cày bừa của mình. 

Riêng bản thân tôi, có lẽ nhờ những phước lành kia hội tụ đủ duyên để dẫn dắt tôi đến với Phật đạo, nên mới khiến một người lương được sinh ra trong một gia đình mà nhiều đời chịu ảnh hưởng sâu đậm triết giáo làm người của Khổng-Mạnh, lại từng bước đi vào con đường tâm linh khác với truyền thống của ông cha, như mẹ tôi đã vì tôi mà mạnh dạn rẽ tách trước đó. Cho đến về sau này, các phước duyên ấy vẫn cứ tuần tự đến với tôi một cách tự nhiên đến không ngờ. 

Sở dĩ chúng tôi có hơi dài dòng một chút trong chỗ riêng tư, là muốn nhân đây nói lên lòng biết ơn sâu thẳm và tình yêu thương vô bờ đối với cha mẹ tôi, những người đã cho tôi xác thân và cuộc sống này, đã nuôi dưỡngdày công dạy dỗ tôi, để tôi từng bước cảm nhận được thế nào là sự nghiệp thiêng liêng của việc làm người. Lại nữa, cũng nhân đây tôi muốn gởi gắm đôi điều suy nghĩ có phần hơi chủ quan một chút về tầm quan trọng của việc giáo dục con cái, những thành viên quan yếu vừa trực tiếp góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống chung mang nhiều ý vịthiêng liêng trong cõi đời này, vừa hổ trợ đắc lực cho việc tu hành dẫn đến thăng hoa thoát tục cho ông bà, cha mẹ thân yêu của chúng, là những Phật tử đang tu học tại gia. Và theo tôi, còn hơn thế nữa, sự giáo dục ấy được coi như là nền tảng của văn hoá làm người, để con em chúng ta mượn đó làm cái vốn tinh thần mà dễ dàng bước tiếp thêm một bước nữa vào con đường từ bi, trí tuệ của đạo Phật

Thiết nghĩ, với những người cư sĩ như chúng ta, không ai là không muốn thuận duyên để có được cuộc sống hạnh phúc dưới một mái ấm gia đình, cũng là chỗ dựa an ổn, thiết thân và vững chắc, hầu có thể cùng một lúc hoàn thành hai nhiệm vụ trọng yếu của người tu Phật tại gia là làm sao để vừa được tốt đời, lại vừa đẹp đạo. Một cư-sĩ thực hiện được vuông tròn cùng lúc hai điều đó, theo tôi, cũng có nghĩa là người ấy đã thành công được một bước trong tu tập, tức tự thể nhập cả lý lẫn sự ngay trong đời này. Sự nghiệp giải thoát tử sanh ở phía trước của người ấy sẽ không còn là vấn đề quá nan giải nữa. 

Để có được một gia đình tương đối hạnh phúc, trong đó mọi người đối xử chân thậthết lòng với nhau, biết tôn trọng lẫn nhau, sống có tôn ty trật tự, biết yêu thương, che chở, đùm bọc nhau, nhất là trong những gia đình Việt-nam còn giữ truyền thống xưa cũ, cùng sống chung hai ba thế hệ, thì việc làm trước tiên của những bậc trưởng thượng là cần xây dựng cho con cháu mình có được một nền tảng vững chắc về đạo đức của việc làm người. Đó cũng là trách nhiệm nặng nề của các bậc phụ huynh, những bậc làm cha mẹ mà lúc nào cũng phải thật sự là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương sáng về đạo đức để chúng nhìn vào đó mà tự soi rọi bản thân chúng. Một khi bọn con trẻ đã hết lòng yêu kính, tôn trọng và đặt trọn niềm tin vào những bậc trưởng thượng trong gia đình, những người đang dạy dỗ, dẫn dắt chúng thực hiện bài học làm người đúng nghĩa con người, thì tình thươngđạo đức của những bậc bề trên kia sẽ dễ dàng cảm hoá chúng, khiến chúng từng bước đi vào con đường đạo học một cách âm thầm và vững chắc mà tự chúng cũng không hề hay biết. 

Làm được điều ấy, có nghĩa là những cư-sĩ như chúng ta đã trả được một chút ơn nghĩa sâu xa trong nhiều đời nhơn quả ở quá khứ đối với những người thân yêu của mình. Còn trong thực tế thực tế trước mắt là đã hoàn thành được trọng trách vun đắp cái tâm đạo đức của con cháu các đời sau mà ông cha nhiều đời của mình đã kỳ vọng, cũng như dùng thân giáo để dẫn dắt chúng đi vào con đường đạo học, là một cách trả ơn ba đời chư Phật. Đó chẳng phải là những việc làm tự lợilợi tha to lớn trong đời hay sao? Còn gì ý nghĩa hơn khi những cư sĩ như chúng ta trở thành người đầu đàn diù dắt chính con cháu thiết thân trong gia đình mình cùng nhứt tâm qui hướng về với Phật đạo? 

Sở dĩ tôi đề cập hơi nhiều về việc giáo dục con cái, vì thường ngày đã tận mắt chứng kiến không biết bao nhiêu là chuyện đau buồn, tan vỡ xảy ra cho không ít gia đình, chỉ vì con cái của họ bị hư hỏng. Từ chỗ con cái hư hỏng mà đã có không biết bao nhiêu gia đình đáng lẽ phải được sống yên ổn, hạnh phúc trong tình thân yêu, ruột thịt, thì lại phải tan đàn xẻ nghé, mỗi người đi mỗi nơi, con cái nheo nhóc, bơ vơ, không người dạy dỗ. Hậu quả của những cuộc đổ vỡ ấy đem lại bất hạnh cho những đứa trẻ đáng thương kia, khiến chúng khó bề trở thành người tốt bằng lúc có đầy đủ trọn vẹn tình yêu thươngtrách nhiệm của cả cha lẫn mẹ trong một gia đình nề nếp, ấm êm, hạnh phúc

Không ai lại không muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng có thể vì lệch lạc trong quan niệm thế nào là hạnh phúc đã khiến không biết bao gia đình phải đỗ vỡ. Lại nữa, không hiếm người tự bản thân họ cũng bị khiếm khuyết trong qúa trình được giáo dục về trí đức, nên không thấy được thế nào là sự quan trọng của việc đào tạo trí dụcđức dục cho bọn trẻ, mới nghĩ một cách giản đơn và máy móc rằng chỉ cần cơm ăn, áo mặc, sinh hoạt vật chất sung mãn là đủ điều kiện để tạo dựng hạnh phúc cho con cái và gia đình. Từ chỗ suy nghĩ lệch lạc ấy, họ chỉ biết chú tâm vào việc đầu tư và tích lũy lợi ích vật chất, mà quên mất phần quan trọng không thể thiếu để vun đắp cuộc sống tinh thần cho chính bản thân họ và cho lũ trẻ được thêm nhiều ý nghĩa hơn, là số vốn khả dĩ về văn hoá và đạo đức làm người. Điều ấy có khác gì người ta chỉ biết nhào nặn ra những hình tượng trông cho đẹp mắt, mà bên trong thì chẳng có chút linh hồn, hay nói chính xác hơn là vẫn có, nhưng mà là linh hồn chứa đựng những mầm móng đen tốitội lỗi, chực chờ để tự huỷ hoại và huỷ hoại người khác. 

Lại cũng có không hiếm người chỉ biết lo cho con cái tấn thân trên đường học vấn (trí dục) mà quên mất bổn phận phải dạy cho chúng học bài học cơ bản đạo đức làm người (đức dục). 

Nếu không phải như vậy thì tại sao mới hôm qua đây (21/08/07) báo chí đăng tải một luật-sư trẻ, mới ngoài ba mươi tuổ lẻ, là người có học vị cao, làm việc trong ngành bảo vệ pháp luật, lại phạm tội tham lam, chiếm đoạt, lừa đảo, bị kết án hình sự đến những hai mươi tám năm tù. Hay một Bác-sĩ, đương nhiên cũng là người học cao, lại đi lừa gạt tiền bạc một Bác-sĩ khác cũng là bạn mình, để phải ra hầu toà nhận tội trong sự khinh bỉ, chê trách của mọi người

Tại sao những người có học vị và chức nghiệp cao trong xã hội như thế mà lại hành động thiếu đạo đức như vậy? Vì những người ấy chỉ biết học văn hoá, chỉ được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà quên mất phần giáo dục đạo đứcrèn luyện bản thân. Đó là một sự thật đau lòng của tất cả chúng ta

Và thường ngày nhan nhản trên mặt báo đã đăng tải không biết bao nhiêu là vụ việc đầy nước mắt trong tính cách tương tự. Những bậc phụ huynh có hay không có liên quan tới những tội phạm trẻ, có học thức cao như vừa bị xử phạt ở trên, sẽ nghĩ gì về nguyên nhân sâu xa của những hành vi phạm tội kia của con cháu mình? 

Những ai nếu thật sự biết lo lắng cho tương lai hạnh phúc của đàn con trẻ ắc không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những thông tin như vừa kể, mà không quan tâm, suy nghĩ thấu đáo về mặt giá trị thiết thực của bài học đạo đức làm người. 

Cũng có thể có người quan tâm đó, nhưng lại không biết cách dạy dỗ chúng, bỡi tự thân những người ấy, vì một lý do nào đó, một hoàn cảnh nào đó cũng chưa từng được học bài học đạo đức làm người. Thế thì biết phải làm sao đây? Một câu hỏi được đặt ra và xin dành sự trả lời cho những ai cảm thấy có chút trách nhiệm liên quan tới mình. 

Nếu không cho rằng vơ đũa cả nắm, thì có thể nói, thời đại chúng ta đang sống là thời huy hoàng, cực thịnh của nền vật chất văn minh, nhưng ngược lại cũng là thời suy đồi của các giá trị đạo đức, một điều quá rõ ràng mà những ai có chút quan tâm tới tương lai của bọn con trẻ sẽ không khỏi phải giật mình lo lắng, ưu tư. Mà văn minh vật chất bao giờ cũng đối nghịch với cái "văn tại trung", là sự thăng hoa của tâm hồn, cũng là văn minh của tính nhân bản, đạo đức. Cho nên, văn minh vật chất càng phát triển thì những giá trị đạo đức, tinh thần càng xuống dốc, đó là điều không ai có thể phủ nhận. 

Bỡi vậy để bảo vệ những giá trị đạo đức cơ bản còn sót lại trong cuộc chiến không ngang sức với một nền văn minh vật chất hùng mạnh đã và đang tấn công, sẵn sàng tiêu diệt các giá trị tinh thần của loài người, những người cư sĩ như chúng ta hãy nên là tấm gương sáng cho con cháu lấy đó làm lá chắn để tự bảo vệ. Theo tôi, nhìn thấy đàn con cháu phía sau lưng đang từng ngày đối mặt với một sự xâm hại tàn khốc vào các giá trị đạo đứctâm hồn của chúng, thì không gì hơn, những tấm gương đạo đức sáng ngời của ông cha chúng sẽ là thành luỹ cuối cùng để chúng có thể nương đó mà tự bảo vệ cuộc sống tinh thần, để không bị hỏng chân, cuốn trôi theo giòng thác của những gì được gọi là phi nhân bản. 

Một cuộc sống đạm bạc, biết đủ, quên mìnhhết lòngmọi người; một tình yêu thương bao la và đối xử công bằng chẳng những với người thân yêu trong gia đình mà còn nhân rộng ra ngoài xã hội, chẳng những chỉ biết yêu thương đồng loại mà còn bao dung cho cả chúng sanh các loài, thì đó chẳng phải là tấm gương nhân ái sáng ngời trong thời đại trước mắt ư? Nếu tánh bình đẳng ấy được thể hiện một cách rõ ràng bằng lòng vị thaquên mình, khiến mọi người ai ai cũng thấy, cũng biết thì dù không cần nói ra, tự nó vẫn có thể cảm hoá được lòng người. Con cháu trong gia đình chúng ta sẽ thấy ở đó trước tiên là sự quên thân của cha mẹ chúng, rồi dần dần chúng sẽ khám phá ra thế nào là cái lòng yêu ghét, thiện ác, nắm buông của cha mẹ chúng không còn nữa, để rồi một thời gian sau, bước tới một bước nữa là khám phácha mẹ chúng cái tâm bình thường trống rỗng, vượt quá phàm tình, cũng là ngay đó chúng tự khám phá cái tâm thiên phú vốn sẵn thiện lành mà trời đã ban cho loài người. Một khi chúng đã tin tưởng vào chúng ta rồi thì đến lúc ấy mình sẽ tuỳ duyên dẫn dắt chúng thâm nhập đạo từ bi bằng nhiều con đường khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau, theo phước phần và trí tuệ của từng đứa trẻ.

Thiết nghĩ, một khi chúng ta trang trải một cách bình đẳng tình yêu thương, lẫn thể hiện sự cần mẫntinh tấn tu hành, thì đó cũng là thân giáo để con cháu trong gia đình soi rọi và học tập. Những việc làm tốt đẹp ấy của chúng ta sẽ dần dần cảm hoá và khơi dậy ngọn lửa tâm linh trong lòng con trẻ, khiến chúng hoan hỉ tự nguyện đến với Phật đạo hồi nào không hay, hơn là chúng ta ngồi hàng giờ thuyết pháp cho chúng nghe trong tâm trạng miễn cưỡng, bực bội, bất tín của chúng. Thân giáo có khác nào gần mực thì đen gần đèn thì sáng đâu! 

Lại nữa, ở thời nào cũng vậy, đã nhứt tâm tu hành thì ai lại không muốn được tấn tu, ai lại không muốn được công thành viên mãn? 

Theo thiển ýkinh nghiệm của tự thân, tôi thấy, những cư sĩ tại gia như chúng ta nếu muốn tăng tấn trong tu học, ngoài việc tự nổ lực bản thân trên con đường cầu đạo thì rất cần có được một sự hổ trợ đắc lựcchân tình, trong một không khí bình ổn, an lạc dưới mái ấm gia đình, để an tâm lo việc tu hành. Muốn được như thế, trước hết họ cần có một sự thuận duyên hơn là một nghịch duyên, nghĩa là họ được mọi người trong gia đình ủng hộ tích cực, từ vật chất đến tinh thần. Nếu con cháu trong gia đình biết đồng tâm hợp sức, hết lòng vun đắp cho sự nghiệp tu hành của ông cha chúng, thì đó chẳng những là trợ duyên không nhỏ được dành cho kẻ tu hành mà còn là thiện duyên, kết phúc sẵn dành cho con cháu họ ở mai sau nữa. Chỉ một việc làm hợp đạo mà trọn vẹn lợi lạc cả hai đường, cha mẹ được con cái trả ơn cũng là phương tiện trợ duyên đắc lực cho việc tu hành, con cái được hưởng phúc điền nhờ sự quan tâm giáo dục và dẫn dắt tâm linh của cha mẹ trước đó. Một gia đình như thế, há chẳng phải là một gia đình hạnh phúclý tưởng trong đời mạt pháp này ư? 

 Một cư sĩ cần món trợ duyên là sự hết lòng yêu thương, chăm sóc của những người trong gia đình, cũng là sự thuận duyên trên bước đường tu học. Bằng nếu ngược lại, người cư sĩ  đang cùng sống trong gia đình mà có đứa con trái nết, ăn nói thiếu giáo dục, chẳng những không biết thương tưởng, giúp đỡ mà còn thường hay chê bai, phỉ báng sự tu hành của ông cha mình, thì đó chẳng phải là sự nghịch duyên ư cho cả hai phía ư? 

Đành rằng thuận duyên hay nghịch duyên đều không ra ngoài cái lẽ thường tình của trả vay nhơn quả, nhưng thuận vẫn luôn dễ chịu hơn nghịch vậy. 

Thuở còn ở tuổi học trò, tôi chẳng biết gì về đạo Phật. Vì ngoài sách vở ở trường ra, tôi thường chỉ biết đọc sách hiện có ở nhà lúc ấy. Đó là những sách vở của cha tôi bằng song ngữ Hán-Việt như Aáu-học Quỳnh-lâm, Minh-tâm Bửu-giám, Đại-học, Luận-ngữ, Trung-dung, Mạnh-tử, Trang-tử, Lão-tử, Hiếu kinh, Nhị Thập tứ hiếu vv… cùng các tập nguyệt san Khổng học được xuất bản hằng tháng vào thời ấy. Ngoài những quyển sách trên còn có các tuồng hát bội, như Hộ-Sanh, Lưu-Bình Dương-Lễ (Nam triều nghĩa hữu) ….vv mà hầu hết các tuồng tích cũng đều có chung một tiếng nói là đề cao quan niệm Chính danh, tôn vinh Tam cương, Ngũ thường của Nho-giáo cũng như về lý nhơn quả. Sau khi lập gia đình, cha tôi còn khuyên tôi nên đọc thêm về Lão, Trang như Đạo-Đức kinh, Nam-Hoa kinh. 

Tôi chịu ảnh hưởng sâu nặng trong tính cách giáo dục của gia đình cũng như quan niệm sống của cha tôi. Lúc tôi chỉ mới tuổi mười, mà mỗi khi cùng ngồi bên cha để được nghe dạy bảo, cha tôi thường nhắn nhủ đứa con trai độc nhất của mình, nửa như thiết tha kỳ vọng, nửa như mệnh lệnh bắt buộc: 

 "-Với người đàn ông, lúc nào con cũng phải hành xử cho ra trượng-phu”  họăc “hãy noi theo gương ông này hoặc như ông nọ vv…" như trong các cổ thư của Khổng-giáo. Trong tôi lúc ấy chẳng có một chút gì dính dấp tới đạo Phật cả.  
Hết bậc Tiểu học, tôi theo học tại trường Trung-học Bồ-đề, một trường Tư -thục của Giáo-hội Phật-giáo tỉnh nhà. 

Trong hai năm liên tiếp của lớp Đệ Lục và Đệ Ngũ hồi đó, lớp học của chúng tôi có hai tu sinh Phật-giáo theo học chương trình Phổ-thông, và tôi đã kết bạn rất thân-thiết với một trong hai tu-sinh này. 

Cứ mỗi buổi trưa, trước khi vào học lớp chiều, tôi thường ôm cặp sách vào cái liêu nhỏ của chú bạn tu sinh thân-thiết, khổ người cao gầy, hiền lànhít nói kia để cùng ôn bài, hoặc cùng nhau làm toán cho đến khi có kẻng vào lớp. Có hôm tôi nằm ngủ luôn trên cái chõng tre của chú cho đến xế chiều, nếu buổi chiều không có tiết học. 

Sự nghiêm túc trong từng cử chỉ, đi đứng, học hành của chú tu sinh kia rất hợp với tính cách giáo dục của gia đình mà tôi đã được thừa hưởng từ cha mình, đã khiến cho hai chúng tôi dễ có sự gần gũi, thân mậtcảm thông nhau. 

Sau hai năm bên nhau cùng học tập, tôi chuyển sang học ở một trường khác. Thế là hai chúng tôi, từ ấy mỗi người mỗi ngả. Rồi biền biệt hơn ba mươi năm sau mới một lần gặp lại. Chú tu sinh, người bạn học thân thiết của tôi ngày nào, giờ nầy chính là Thầy Bổn-sư kính mến của tôi, tôi đã quì dưới chân Bảo-tọa của Thế-tôn mà qui-y với Thầy khi vừa gặp lại. 

Cũng trong thời-gian ngắn ngủi của hai năm Trung-học ấy, tôi thường để ý đến một tu sinh khác, tuy cùng trường nhưng khác lớp, mà hồi đó dù không cùng nhau trò chuyện, nhưng cái dáng người nhỏ con, khuôn mặt tròn trĩnh, ánh mắt sáng trong, nước da trắng hồng thật đẹp, nhất là nét mặt luôn luôn hồn nhiên, an-ổn đến kỳ lạ, làm tôi khó mà quên chú tu sinh nầy được. 

Và cũng biền-biệt hơn ba mươi năm trời xa cách, chú tu sinh cùng học một trường ngày nào, giờ đây chính là vị Pháp-sư kính mến mà tôi đang thọ giáo, ngay khi vừa gặp lại. 

Nhiều khi nghĩ đến những cuộc gặp gỡ lạ lùng trong đời mà tưởng chừng như ngẩu nhiên này, tôi chỉ biết tủm tỉm một mình mà không nói nên lời. Với tôi, với các thầy của mình, rõ ràngchúng tôi đã có duyên phận thầy trò tự bao đời bao kiếp với nhau rồi.

Lúc mười tám tuổi, tôi bị một trận đau khốc liệt, nằm bệnh viện đến gần cả tháng trời. Sau khi sức khỏe hồi phục, đi lại được trong nhà, tôi có cảm giác  mẹ tôi sao lạ quá, dường như có sự thay đổi lớn ở nơi bà.

  Cứ tới bữa cơm, bà không ngồi ăn chung với cha con chúng tôi như trước khi tôi đau, mà ngồi riêng dùng cơm một mình trên cái phản kê bốn tấm ván gõ mun rộng mênh mông so với khổ người gầy héo của bà. Lại một điều lạ nữa, là chỉ trong thời gian gần đây thôi, trên đầu bà lúc nào cũng có một cái khăn lụa đen trùm kín, mặc dù là ban ngày và trời không lạnh lắm. 

   Tánh nũng-nịu, nghịch-ngợm vì luôn được mẹ cưng chìu nổi dậy trong tôi. Tôi đến gần chỗ mẹ mình ngồi và ôm lấy cổ bà nựng nịu, đồng thời kéo từ từ cái khăn lụa đen ra khỏi đầu bà. 

   Trên đầu mẹ tôi trước đây tóc đen nhánh, dài mượt mà quá gối, được bó thành một cục to tròn gọn ghẽ sau ót, là niềm hãnh diện của mẹ tôi, mà không một phụ nữ nào vào thời ấy lại không ao ước. Aáy thế mà giờ đây đầu bà trọc trơn, chẳng còn một sợi tóc nào. Tôi sờ lên đầu mẹ mình, những chân tóc vừa mới mọc châm gai gai, nhám nhám trong lòng bàn tay tôi. 

Tôi hỏi mẹ : - Sao má lại cạo đầu vậy ?

hồn nhiên, nét mặt không một chút rung động, cầm bàn tay tôi, vừa vuốt ve, hôn hít vừa trả lời : - Con đau nặng má lo quá, nên má cầu nguyện Phật-Bà Quan-Âm cho con bớt bệnh, má cạo đầu và ăn chay một tháng. 

Nghe mẹ nói mà hai chân tôi như khuỵ xuống, nước mắt tuông trào. 

Một tình thương bao la như trời cao, biển rộng, thể hiện qua câu nói thật đơn-giản và hồn nhiên của một người mẹ chất phát, bình dị

- Ôi Quan-Âm ! Quan-Âm !  Mẹ chính là Quan-Âm của riêng con. 

Tim tôi se thắt lại. Tôi ôm chầm lấy mẹ mình, thản thốt, rên rỉ, không nói nên lời.  Tôi cứ để mặc cho nước mắt tuông trào và cứ thế tuông trào trên vai mẹ. Tôi ôm chặt mẹ mình mà lòng tràn ngập cảm thương, một tình thương cảm và biết ơn với muôn vàn ân sâu nghĩa nặng, mà đối với tôi, trời cao đất dày cũng khó thể sánh bằng

Và cũng kể từ hôm về chùa xuống tóc, mẹ tôi qui y Tam-Bảo, tu Phật tại gia. Còn tôi, mặc dù đau chưa khỏi hẵn, vẫn cố gắng cùng mẹ ăn chay đến hết tháng khấn ấy và cũng từ đó liên tục trai kỳ hàng tháng suốt mấy chục năm qua. 

Kể từ dạo ấy, cứ đến rằm, mồng một của tháng ta, tôi cùng mẹ ăn chay một tháng hai kỳ. Ở chốn quê mùa thôn dã, ăn chay tuy chỉ có rau luộc với muối đậu, nhưng mỗi tháng được hai lần cùng ngồi ăn chay riêng với mẹ, tôi thấy mình như lớn hẵn lên, và bữa cơm ngon lành làm sao. Mỗi bát cơm như đong đầy, như chan chứa tình yêu thương của mẹ hiền. Tôi và từng miếng cơm vào miệng mà như nuốt từng giọt ngọt của ân sâu dưỡng dục, nghĩa nặng sanh thành. 

   Tôi thật tình ăn chay một tháng hai lần, suốt trong mấy chục năm qua, kể từ dạo ấy, cũng chỉ vì nghĩ đến cái tình thương bao la của cha mẹ, ăn chay để tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, như để lúc nào mình cũng ở bên cạnh cha mẹ, chứ không hề nghĩ gì khác như với những người tu theo đạo Phật, ăn chay là để cầu giải thoát hay có phước đức gì gì  đó. 

Với các con mình, khi chúng vừa có chút trí khôn, sau một vài lần kể lại cho chúng nghe việc tôi bị bệnh lúc năm mười tám tuổi, việc bà nội của chúng đã cạo đầu qui y Phật và ăn chay để cầu nguyện cho tôi ra sao, sau đó tôi dạy các con mình nên ăn chay mỗi tháng hai lần để tưởng nhớ đến công ơn trời biển của ông bà nội, thì các con tôi đã vui lòngtình nguyện làm theo. 

Những năm tháng xa nhà, lo cuộc mưu-sinh để nuôi sống đàn con, trong những ngày rằm, mồng một tháng ta, tôi và cả nhà đều ăn chay. Lệ ấy giữ mãi cho đến tận bây giờ. Mỗi khi cầm bát cơm chay lên miệng, vẫn như có mẹ hiền trước mặt, đang mỉm cười thân thương nhìn đàn con cháu, và như đang cùng ăn chay với mọi người trong gia đình mình vậy. 

Cuộc đời đưa đẩy, quá tuổi bốn mươi, có đôi vợ chồng một người bạn hồi cùng học ở bậc Trung-học thường đến rủ chúng tôi đi chùa. Ngôi chùa cũng gần nhà, các Thầy cùng người quê kiểng, gặp những lúc rảnh việc, đến một hai lần rồi quen với câu kinh, tiếng mõ; đến vài lần rồi nhiều lần, rồi lại thường đến. Mỗi lần đến chùa tâm lòng tôi cảm thấy lâng lâng, nhẹ nhõm như vừa bất nhiên trút được một gánh nặng vô hình nào đó, những nỗi âu lo, phiền muộn trong cuộc sống thường ngày bất chợt như tan biến vào hư vô, tâm hồn như trầm lắng, thanh thản, yên bình và thật dễ chịu

Với tôi, thật tình mà nói, đến chùa lúc ấy chỉ để đến cho có bạn, có bè, đến để được dịp tán gẫu, để hòa mình vào cảnh trí yên-bình, tịch mịch cho nhẹ nhàng thân tâm sau những tháng ngày nắng mưa, tất bật vì cuộc sống của cả đàn con mà thôi. Lúc ấy, tôi chưa hề có ý nghĩ như bao người khác, là đến chùa để tu hành, hoặc cầu Trời, khấn Phật việc này việc nọ, như cầu phúc cầu lộc, hay nói một cách cao sâu hơn là để được giải thoát sanh tử, luân-hồi, giải thoát trói buộc gì gì đó như các bạn mình thường nói. Những điều ấy đối với tôi thật xa xăm vời vợi, chưa hề nghĩ đến. 

   Tôi thường đến chùa mỗi khi có bạn bè rủ rê, trong những ngày chùa có cúng cấp, để trước được cúng dường, và sau đó là được ăn những bữa cơm chay của nhà chùa, với rất nhiều món ngon vì lạ miệng, cũng như được một buổi chuyện trò thân mật với các bạn mà ngày thường thì ai cũng bận-bịu trong việc mưu sinh, ít khi được gặp. 

Một hôm, trong bữa giỗ Tổ Nguyên-Thiều tại một ngôi chùa ở thành phố, tôi nghe loáng thoáng có một Thầy nói đến tên của chú tu-sinh, bạn cùng học với tôi hai năm ở bậc Trung-học thuở nào. 

Ba mươi năm xa cách bạn hiền, nhớ tới thời cắp sách đến trường, làm sao tâm lòng tôi không nôn nao rộn rã. 

Sau buổi giỗ Tổ, tôi lần theo dấu hỏi phăng, được một Thầy cho biết chú tu-sinh bạn học với tôi ngày nào, hiện đang tu trong một cái cốc lá ở một tùng lâm hẻo lánh ngoài huyện Long-Thành . 

Thế là mấy hôm sau, tôi thu xếp việc nhà việc cữa, rồi cùng vợ chở nhau trên xe gắn máy tìm đến thăm bạn học cũ. 

Trên đường đi, vợ tôi cứ thắc mắc hỏi tôi, chẳng biết Thầy có còn nhớ mình không mà đến thăm. Hơn ba mươi năm, cái khoảng thời-gian không dài lắm so với trăm năm của một đời người, nhưng cát bụi phong-trần cũng rất có thể làm cho hình dung và cả  tâm hồn con người thay đổi đi nhiều mà khó nhận ra nhau lắm chứ. Nhưng việc nhận ra hay chẳng nhận ra nhau nào có nghĩa gì đâu, có đáng gì để ta phải bận tâm tới. Hễ nhớ bạn thì cứ đến thăm là thõa nguyện rồi. 

Việc mà tôi cần phải quan-tâm là khó khăn trước mắt: đường thì xa, lại đi lần đầu, chỉ biết chỗ ở của bạn một cách loáng thoáng, mơ-hồ, phải hỏi thăm từng chặn đường, từng cây số. Mò mẫm hết gần nửa ngày trời, cuối cùng cũng đi tới đích. 

Vừa mới đến nơi, thoạt trông thấy nhau, lần đầu tiên gặp lại sau hơn ba mươi năm xa cách, ấy thế mà Thầy đã gọi cả tên lẫn họ mà mừng chào, khiến lòng tôi xiết bao cảm động

Sau khi ra giếng múc nước rửa mặt mày, tay chân xong, chúng tôi đến cùng Thầy, ngồi quanh chiếc bàn đá nhỏ kê dưới giàng hoa, cạnh mấy gốc điều, uống trà, tâm sự. Đôi bạn học thân thiết ngày xưa, kẻ tăng, người tục cùng nhau hàn huyên ấm áp cả lòng, quên mất thời gian

Cơm trộn khoai lang, gặp hồi bụng đói; móng nào cũng lạ miệng, vừa ăn vừa trò chuyện, ngon thật là ngon. 

Bỡi là chuyến đi đầu tiên, nên ấm lạnh chuyện đời, chuyện đạo, việc xưa việc nay tuy chưa thỗ, song bóng ác đã ném về tây, mà đường về thì xa nên lại vội vàng từ giã bạn hiền, hẹn gặp lại một ngày sớm nhất. 

Trên đường về, tâm lòng tôi cứ phảng phất mãi về hình bóng của người bạn hiền cao gầy ít nói thuở nào, về cái cốc lá tẻo teo xiu vẹo, về bữa cơm trộn khoai bốc khói, về đĩa rau lang luộc, chấm với nước muối ớt có giằm thêm mấy trái điều tươi mới hái từ trên cây xuống, tuy đơn sơ đạm bạc là thế, nhưng sao tâm lòng mình lại thấy ấm-áp, thân quen, hồn-nhiên, thanh-tịnh quá. 

Rồi lại miên-man về chính thân phận mình, đến những người ruột thịt sống bên cạnh, đến những người thân và không thân, đến cuộc sống hỗn độn, mịt mù, bất định và dẫy đầy phi lý, trong thực tại, trước mắt

Tại sao con người ta lại cứ phải đua chen, giành giật nhau cho cái ăn, cái mặc, cái ở, cho cái lợi-danh hão huyền có không, không có suốt đời cho đến chết thế kia? 

Mà thật ra, dù ai có may mắn nhiều trong cuộc đời, được tất cả mọi thứ từ danh đến lợi, nhưng đã chắc mấy ai có được những khoảnh khắc thanh-tịnh, an-ổn của tâm hồn, có được những bữa cơm ngon miệng và thấm thía mãi như bữa cơm trộn khoai lang, với tương rau thanh-đạm, đơn-giản kia đâu. Người ta sao lại cứ tự làm khổ thân, nhọc trí, phải bương bả, quay cuồng như thế kia, khiến mình cũng phải quay theo, quay đến tối tăm mặt mũi, mà tự mình nhìn lại, nào có được gì đâu? 

Không biết người ta phải tất bật lo toan suốt đời để tậu cho được thật nhiều nhà cao cữa rộng để làm chi, tích chứa thật nhiều vàng bạc để làm chi khi chỉ có một cái bụng để ăn, chỉ có hai lá phổi để thở hít khí trời bảo dưỡng cho cái thân chỉ năm bảy chục ký lô, trong khoảng đời khoảnh khắc không quá trăm năm so với cái to lớn vô cùng vô tận của không gianthời gian trên đầu, dưới chân, sau lưng, trước mắt? 

Tại sao người ta lại cứ tự dày vò, đày đoạ thân tâm mình để bắt nó lúc nào cũng phải lo nghĩ, suy tư, tìm mưu nầy kế nọ để tạo dựng gia sản, tích tập tư tài?  Tạo lập được rồi lại cứ phải lo toan, hao tâm tổn trí để gìn giữ, sợ kẻo bị mất đi. Cái vòng tròn lẩn quẩn của đau khổ, lo toan vì tư dục luôn luôn khép kín. 

Nhưng rồi có ai giữ mãi mà không để mất những của cải quí-giá ấy được chăng?  Một mai tử thần gõ cữa, mà đó lại là điều chắc chắn, hiển nhiên không ai có thể tránh khỏi, thử hỏi lúc ấy có đem được gì theo chăng, hay là cũng phải đành lòng mà buông tay, nhắm mắt, trong khổ đau, nuối tiếc, ấm-ức, tức-tưởi với bao nhiêu nghiệp tội vì nó mà làm, để cùng mang theo với. 

Thế là sau năm bảy lần lên xuống thăm nhau, cái cốc tranh đơn sơ, giản-dị, bữa cơm khách rau tương thanh-đạm cùng với cái lòng rổng-rang, thanh-tịnh của Thầy, đã làm mềm lòng kẻ giang hồ, lữ khách, chán ngán những bước ngao du trên con đường vô định, đang muốn tìm về nơi cắt rốn chôn nhau. 

Thế là vào một ngày mồng tám tháng tư, ngày Đãn-sanh của bậc Đạo-sư Vô-thượng, ngày tôi vừa tròn năm mươi tuổi, vợ chồng tôi cùng một lúc phát tâm Qui-y Tam-bảo, làm cư-sĩ tu Phật tại gia

Trước Bảo-tọa của đấng Vô-thượng tôn, chúng tôi nhận Thầy H. người tu-sinh bạn học thời niên thiếu ở bậc Phổ-thông Trung-học thuở nào, làm Bổn-sư cõi thế, dìu dắt chúng tôi những bước đi đầu tiên trên con đường tìm Phật. 

II. Những bước đầu tiên 

Sau nửa năm qui-y Tam-Bảo, làm cư-sĩ tu Phật tại gia, một hôm tôi xuống cốc tìm Thầy, cầu Thầy chỉ dạy Phật pháp: “Đâu là con đường dẫn đến thoát khổ?” 
Sau khi lắng nghe tôi trình bày tâm tư và ý nguyện, Thầy nghiêm-nghị bảo tôi một câu vắn-tắt: “Muốn cầu đạo Vô-thượng, trước hết phải trường trai, diệt dục. Nếu anh trường trai được, thời-gian sau xuống lại, ta bàn tiếp”. 

Tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Bỡi vì từ khi qui-y với Thầy, Thầy đã phương-tiện chỉ dạy cho tôi nhiều điều hay, điều lạ, biết cái khổ của luân-hồi sanh tử, biết lẽ vô-thường giả tạm của cuộc đời; biết thế nào là mười hai nhân-duyên kết buộc, lưu-chuyển không ngưng dứt trong một vòng tròn luôn luôn khép kín; biết  thế nào là gieo nhân gặt quả, thiện-ác trả vay. 

Tuy-nhiên, lòng hâm-mộ Phật-pháp ngày một tăng trưởng trong tôi. Tôi không muốn dừng lại ở chỗ tu-hành để hưởng phước báo. Bỡi tôi nghĩ, trên thế-gian này, tất-cả các ông vua, bà chúa, các Tổng-thống, Thủ-tướng… những người đứng đầu trăm họ, ngồi trên hàng ức vạn triệu người, lợi-danh tuy trùm thiên-hạ, không ai là không ước ao có chỗ được như  họ, nhưng tự thân những người này thì chưa chắc đã bằng lòng với những gì họ đang có, chưa chắc chính họ cảm thấy hạnh phúc thật sự, hay tự thỗ mãn được cái tâm tham vô tận của mình. Đó là chưa nói đến việc lớn tử sanh thì không thể tự mình giải quyết được. 

Hạnh phúc sao được khi mà mọi vậthình tướng đều không nằm ngoài lẽ vô-thường: có đó rồi không đó, còn đó rồi mất đó. Hơn nữa, điều này lại xảy ra ngay trên chính bản thân nhỏ bé của con người, nghĩa là một sinh vật có lý trí và thật sự yếu ớt kia cũng không nằm ngoài cái lẽ vô thường, tức có sanh ắc phải có tử, một lần mang tay không đến ắc cũng phải một lần đem tay không ra đi. Đó là chơn lý bất biến trong trời đất này . 

Nhờ tự rọi soi, chiêm-nghiệm và nhận thức được cái giả tạm, mất tự do vì tự thân buộc ràng với nhơn quả luân hồi, nên nay tôi lại muốn cầu đạo giải-thoát sanh tử, cái đích tối hậu của người tu Phật mà tôi được biết qua tham khảo kinh sách, điển tịch, cũng như một chút ảo ảnh tự do mơ hồ, xa xăm nào đó còn sót lại, thỉnh thoảng xuất hiện, phảng phất trong tôi. 

Thế nhưng Thầy bảo, muốn cầu đạo Vô-thượng Bồ-đề thì trước hết phải nên trường trai. Mà tôi cũng tự biết rất rõ rằng, trường trai thì phải đi đôi với sự diệt ba độc “Tham-Sân-Si” của tự thân, như lời Thầy từng giảng dạy. 

Trong khi đó, cái thân tâm tham đắm mọi sắc tướng thế-gian thì sờ-sờ trước mũi, luôn luôn tồn-tại trong tôi. Cái ngon thì lúc nào cũng muốn ăn, muốn nhai, muốn nuốt cho thật thõa mãn vị giác, miệng lưỡi của mình.  Lại đâu phải trường trai là chỉ có việc khắc-phục mỗi cái ăn, cái uống thôi đâu, mà còn phải biết tiết-chế nhiều thứ khác mà tự thân mình luôn luôn tham luyến. Tôi cũng tự biết, một người tu-hành chơn-chánh, dù tại gia hay xuất gia, một khi hành trì Phật pháp, trước tiên phải tự-thành, nghĩa là không được tự dối mình. Thế nên khi thực-hành nghiêm túc việc trường-trai, cũng như nỗ-lực diệt ba độc của tự thân thì coi như  phải tiết chế tất-cả mọi thứ trên đời. 

Bỡi vì khi chúng ta nói suông ngoài miệng ba tiếng “Tham-Sân-Si” thì thấy dễ, chẳng có gì to tác lắm, chứ suy ra cho cùng, chỉ mỗi một chữ “Tham” mà phải thực-hành, tiết-chế nó ở cả sáu căn mắt, mũi, tai, miệng, thân, ý thì phải nỗ lực điều-phục thân tâm gian-khổ biết là chừng nào. Mà chế cái “Tham” ở từng căn một thì cũng không biết bao-nhiêu là thứ mà mình cần phải điều phục, diệt-trừ, loại bỏ, xa lìa

Chẳng hạn tham của ý thì vô-số, như tham danh, tham lợi, ghét thương, độc ác, ganh tị, hiềm khích…Tham của miệng thì lúc nào cũng muốn ăn cho ngon, uống cho sướng, giết hại bao nhiêu sanh vật để thõa mãn cho cái miệng, cái lưỡi  của mình.  Còn "nói" thì lúc nào cũng muốn nói cho thõa-thích, sướng miệng, mặc sức nương cái tâm đang lẫy lừng mà động môi, động lưỡi :  nói hành, nói ác, nói hai lưỡi, nói thọc gậy cho người thù hiềm nhau, rủa sả, chửi bới, độc mồm, độc miệng…..Tham của mũi thì thích mùi thơm-tho, quyến rủ, mê-mẩn tâm hồn, kích thích nhục cảm. Tham của tai thì thích nghe những âm-điệu du-dương, ngọt ngào, hoặc những lời tâng bốc, nịnh hót, dối trá sáo rỗng, mặc dù biết chẳng ích lợi gì cho tự thân, nhưng ai cũng thích được nghe như thế. 

Sau một thời gian suy-tư, cân nhắc thiệt hơn, tôi tự cảm nhận rằng những cái mà mình tham đắm, yêu thích để bắt tự thân phải đấu-tranh, giành giật, được rồi thì thụ-hưởng, ôm-ấp, chấp-thủ lên chúng, nhưng tất-cả những cái được ấy  cũng chẳng đem lại cho mình một thứ hạnh-phúc nào bền vững, lâu dài, chân-thật cả. Vì ngay chính cái thân mà mình đang đeo mang, tự nó cũng đã có giới hạn ngắn ngủi và vô thường rồi.  Tất cả đều có đó rồi không đó, hiện đó rồi biến đó, nếu không khéo lo liệu trước, đến lúc sức tàn, lực tận, bốn món thành tro, thì biết nương vào đâu, gá vào đâu để có thể tránh nạn dầu sôi, lửa bỏng đây!

 Nhiều lúc tôi miên man tự trách mình, sao hồi cha mẹ mới sanh ra mình, vừa có chút ít trí khôn, thân tâm còn sáng trong như tờ giấy trắng, sao chẳng biết tự lo tìm đườngtu học, để đến giờ này đã quá nửa đời người, sự ràng buộc với trần lao, nhân thế đã quá dày, quá chặt, đến lúc chán chê ê-ẩm rồi mới nghĩ đến chuyện tu-hành, không biết tu có còn kịp nữa chăng? 

Suy đi nghĩ lại, thân tâm co kéo, dằn xuống, vặt lên, lợi hại, khổ vui nên chọn đường nào, để rồi cuối cùng tôi đi đến một quyết-định trọng-đại cho chính cuộc đời mình. Tôi tự động viên mình rằng, sự giác-ngộ để giải-thoát đâu có thể tính bằng thời gian mà sao mình lại nghĩ  là tu kịp, hay tu không kịp. Đã quyết chí tu thì một đời cũng tu mà một ngày, một giờ cũng tu. Thành hay bại trong tu tập là do ý chí của con ngườiquyết tâm buông bỏ được cái mồi nhử của trần lao, có tự thoát được chỗ đen tối vô minh trói buộc hay không mới là điều tối quan-yếu. 

Lại vừa gặp duyên lành, mấy đứa con thấy sức khỏe tôi yếu, không muốn cho tôi tiếp tục làm việc nữa, mà đề nghị tôi nghỉ ngơi, tịnh-dưỡng ở nhà để chỉ chuyên lo một việc tu-học mà thôi. 

Tôi như người sắp chết đuối vớ được phao. Tôi thầm nghĩ, từ lâu nay mình chỉ khắc-khoải, âu-lo có mỗi một việc sinh sống của gia đình. Nay các con đã lớn khôn, tự tạo được kế sống, mình được rảnh tay, không còn phải mang tiếng chịu lời là vô trách nhiệm với con cái, như miệng lưỡi thế-gian thường đàm-tiếu. Nay con cái thương mình, lo cho mình như thế, thì còn gì quí bằng. 

Thế là tôi mạnh dạn hứa với các con tôi, mặc dù chẳng ai bắt buộc : “ Ba hứa với các con, với cả nhà rằng, Ba sẽ nỗ lực buông bỏ trần lao tham luyến, quyết chí tu hành để khỏi phụ từ tấm lòng cho đến cơm ăn, áo mặc, thuốc men mọi thứ mà các con lo cho Ba trong những ngày xế bóng”. 

Các con tôi cũng vui vẻ, thầm ghi nhận những lời chân thật xuất phát tự trái tim của cha mình. 

Thế là tôi vui mừng không sao kể xiết, tức khắc lo thu xếp công việc của gia-đình đâu vào đấy, rồi ngay đó thực-hành trường trai, mà trước mắt là để di-dưỡng thân tâm cho an-ổn . 

Một thời gian sau, tôi xuống cốc thăm Thầy Bổn-sư và thưa : 

“Con đã trường trai hơn nửa năm, muốn đến cầu học Phật-pháp nơi Thầy, nhưng con thường hay đau yếu, nhất là bệnh huyết áp không ổn định, lên xuống trong ngày một cách thất thường, nên trước mắt dù ham tu học nhưng vì sức khỏe kém nên chưa thể đi xa nhà được. Nay có Thầy T. cũng là chỗ bạn học quen biết cùng Thầy và con hồi thời còn học Phổ-thông Trung học, nay mới vừa gặp lại. Con muốn đến cầu pháp với Thầy ấy, Thầy thấy thế nào ?”

Thầy Bổn-sư hoan-hỷ : “Thầy T. cũng là chỗ quen biết từ lâu, lại có nhân-duyên với nhau từ trước, một thiện-tri-thức trong đời này, anh có thể đến đó cầu pháp. Tôi rất yên tâm và tán-thán việc làm nầy”. 

Thế là từ đó hàng tuần, cứ tới chủ-nhật tôi ra chùa gặp Thầy T. (Pháp-sư mà tôi đang theo Ngài tu học) , cùng Thầy đàm-đạo, trình bày cho Thầy nghe ý hướng tu học của mình và cầu Thầy chỉ dạy đạo lý giải-thoát.

Thầy hỏi tôi ở nhà có tụng kinh gì không ?  Tôi thưa, mới đây hàng đêm có tụng kinh Di-Đà, thỉnh-thoảng tụng kinh Phổ-môn, vì theo các bạn đi chùa, nghe tụng các kinh trên, thấy ý kinh từ-bi, phước-đức nên về nhà thường đêm vẫn tụng, cho thân tâm có được một chỗ dựa an-lành. Nghe xong Thầy không nói gì. 

Mỗi khi ra chùa để gặp Thầy, tôi thường đem theo một cuộn giấy nhỏ bề ngang chừng sáu hoặc bảy phân mà cả một tuần hoặc mười ngày qua đã viết vào đó những câu hỏi mà mình thắc mắc hoặc chưa hiểu đối với Phật pháp để nhờ Thầy giải đáp. Cuộn "sớ" có khi dài tới ba bốn thước, được viết bằng chữ li ti, chứa cả trăm câu hỏi. 

Tôi hỏi tới đâu đều được Thầy trả lời thông suốt tới đó; không câu hỏi nào mà Thầy không trả lời được, cũng như tất cả mọi câu đáp của Thầy đều làm cho tôi hài lòng, đều thỗ mãn cái trí ham hiểu biết của tôi. 

     Một hôm, khi biết tôi trường trai được quá một năm rồi, Thầy bảo tôi về nhà trì-tụng kinh Kim-Cang. 

    Nghe thầy dạy trì tụng kinh Kim-Cang, tôi toát mồ-hôi hột. 

Bỡi vì trước đây tôi thường nghe những anh em bạn cùng đi chùa nói chuyện với nhau, nào là tụng kinh Kim-Cang cây úa lá vàng, ma kêu quỉ khóc, có khi phải bị điên-điên, khùng khùng, vì  nói kinh này phá ma, phá chấp gì gì đó. 

Thật ra danh từ “Phá-Chấp” dùng trong nhà Phật, lúc ấy tôi cũng chẳng rõ ý nghĩa là gì.  Chỉ có điều nghe nói ma kêu, quỉ khóc, cây úa lá vàng là tôi đã nổi da gà, ớn lạnh toàn thân, tóc gáy dựng ngược rồi. 

Tuy nhiên, Thầy là người từ tốn, ít nói, nên khi nghe Thầy nghiêm nghị bảo như vậy, tôi cũng nín im, chẳng dám hỏi đi, hỏi lại. 

Tôi về nhà suy nghĩ mất hai ba hôm, cân nhắc thiệt hơn, cũng không ngoài mục đích tự xác định quyết tâm của mình và đặt hết sự tin tưởng vào Thầy. 

Tôi đắn đo tự hỏi và cũng tự trả lời, rằng không biết có thiệt là trì-tụng kinh Kim-Cang thì có ma kêu quỉ khóc, cây úa lá vàng, hay điên điên, khùng khùng chăng?  Chẳng lẽ một việc tai hại lớn như vậy mà Thầy lại bảo mình làm hay sao? Kinh Kim-Cang là lời của đức Phật truyền dạy, nghe nói là kinh khai mở trí huệ gì gì đó, thì làm sao có chuyện trì tụng lời của Ngài mà phát điên phát khùng được?  Thật không có lẽ nào ! Thật không có lẽ nào ! 

Thế là tâm ý đã quyết, sáng hôm sau, tôi lấy quyển kinh Nhật-tụng trong đó có bộ Kim-Cang kinh, thả mình trên võng xem trước chứ chưa nghĩ gì đến chuyện tụng niệm cả. 

Tuy vốn liếng chữ nghĩa cũng khá, nhưng kinh lại dùng toàn Hán-Việt, nên xem đôi ba lần cũng chưa hiểu gì lắm. 

Hôm sau tôi ra hiệu sách Vạn-Hạnh tìm mua được cuốn Kim-Cang kinh chú-dịch của Hoà-Thượng  Huệ-Hưng, đem về vừa so từng chữ, từng câu, vừa tự dịch ra Quốc-ngữ; dịch xong mỗi câu, mỗi phần lại xem phần dịch-giảng của Ngài Huệ-Hưng, đối chiếu với phần dịch của mình, coi có ăn khớp ý-tứ không. Cứ như thế trong hơn năm ngày liền, đều-đặn sáng ra bắt đầu làm việc dịch thuật, đến gần mười một giờ khuya mới đi ngủ. Phần dịch Hán-Việt ra Quốc-ngữ theo nghĩa của từng chữ, từng câu, từng phần, ý tứ đã tạm ổn.  Sau đó là phần việc phải xem đi, xem lại rà soát thật kỹ-lưỡng bản dịch của chính tôi, đối chiếu lại với toàn văn bản dịch của Ngài Huệ-Hưng, xem có chỗ nào còn chênh-lệch, sai biệt về ý-tứ nhiều không. Một tuần sau nữa, công việc tuy có khó khăn buổi đầu, nhưng rồi cũng hoàn tất, đâu vào đấy cả. Đến lúc này, tôi bắt đầu tụng kinh Kim-Cang do tôi dịch ra Quốc ngữ. 

Tôi tụng thật chậm rãi, để vừa lắng nghe chính âm thanh của miệng mình, vừa để hiểu được ý kinh. 

Thường thường tôi tụng kinh vào ban đêm. Đợi sau khi mọi người trong nhà đều đi ngủ cả, cảnh trí hoàn toàn yên ắng, thanh tịnh rồi thì tôi mới đem kinh ra tụng. 

Trong những ngày đầu, tôi tụng kinh mà cả thân lẫn tâm đều không an-ổn chút nào, vì cứ bị ám ảnh những câu nói gở của bạn bè vừa nói ở trên. 

Cứ tụng chừng mươi, mười lăm phút, tôi lại cảm thấy sờ sợ, ngai ngái sau ót, lành lạnh sau lưng, nên lấy hết can đãm len-lén quay đầu, liếc mắt qua hai bên coi thử có con ma mặt xanh, con quỉ nanh đỏ, mũi to, sừng nhọn, hung tợn dữ dằn nào hiện ra đứng bên cạnh mình hay không, như trong ý của mình đã mơ hồ tưởng tượng. Nhiều lúc thân tâm, mắt miệng dồn hết vào trong kinh nên quên tất cả; đến đoạn sang trang hoặc có một tiếng động bất chợt nào đó làm tôi giật mình, nhớ nghĩ đến chuyện ma kêu, quỉ khóc tự nhiên sau gáy, sống lưng cảm thấy lành-lạnh, lại phải lấy hết can-đãm, thử quay đầu nhìn ra phía sau. Hú vía, thật chẳng có chi. 

Hôm đầu tiên trước khi bắt đầu tụng kinh Kim-Cang, tôi ra cái sân nhỏ có trồng mấy chậu hoa trước mặt nhà, xem xét thật kỹ lưỡng các bụi hoa. Chậu nào, cây nào có lá vàng hay úa héo là tôi âm-thầm cắt bỏ hết, chỉ để lại toàn thứ xanh um, tươi tốt. Sau một tháng tụng kinh, ngày nào tôi cũng ra quan-sát cẩn-thận, thấy chẳng có cây nào, chậu hoa nào, cành lá nào vì mình tụng kinh Kim-Cang mà nó úa, hay vàng cả, cũng như chẳng thấy có con ma nào khóc, con quỉ nào hờn trong lúc tôi tụng. Thế là tôi an tâm trì tụng không còn chút gì lo sợ nữa.  
Tôi tụng kinh mỗi ngày một lần vào buổi tối, trọn bộ kinh, gồm đủ ba mươi hai phẩm. Trong những ngày đầu, tôi  tụng theo phần chữ Quốc-ngữ mà tôi đã tự dịch nghĩa để thật hiểu ý kinh. Rồi những tháng sau đó, tôi tụng kinh theo âm Hán-Việt để chính tâm mình được hòa lặng vào kinh. Còn ban ngày thì tôi chuyên-chú đọc đi, đọc lại từng câu, từng phần để tìm hiểu thật sâu sát ý tứ xa gần của các câu văn trong kinh, không khác trước đây mình đi học ở nhà trường môn giảng-văn, chỉ có điều là ở kinh-văn Kim-cang, ý nghĩa sâu xa, cao vợi, khó tin, khó hiểu hơn gấp nhiều lần. 

Mới đó mà đã ba bốn tháng thấm-thoát trôi qua.  Một hôm tôi ra chùa thưa với Thầy: 

“ Con tụng kinh Kim-Cang mà chẳng hiểu Phật nói gì cả. Phật vừa nói có đó chợt lại nói không đó, mới nói phải đó rồi lại phủ-nhận, nói không phải. Con thì chẳng hiểu một chút gì, thế mà Ngài Tu-Bồ-Đề ở trong kinh nịnh Phật quá đỗi, nào là Ngài rơi lệ khóc lóc quá bi thương, nào là khen Phật nói pháp thậm-thâm vi diệu, hy-hữu chưa từng có. Thật con chẳng biết phải hiểu ra làm sao đây !” 

Thầy nghe xong chỉ nhỏ nhẹ bảo, cứ về nhà tụng tiếp, ngoài ra chẳng nói thêm gì. 

Thế là tôi lại về nhà vừa tụng kinh, vừa nghiên-cứu, nghiền-ngẫm ý kinh, nhưng rồi ngày lại qua ngày tự cảm thấy việc tụng niệm chẳng đi đến đâu cả, vì ý kinh thâm sâu cao viễn, khó tin khó hiểu quá. 

Nhiều lúc ngồi một mình bâng-khuâng tự nghĩ, mình đã thưa với Thầy rất rõ ràng, rằng mình cần cầu đạo Vô-thượng của Phật để mai kia giải-thoát cái khổ của sanh-tử, cái nhàm-chán, vô vị và đầy phiền não của thế-gian, thế mà Thầy giấu mình, không chịu nói ra, không chịu chỉ dạy ngay cho mình cái pháp đó, lại bắt mình trì tụng kinh Kim-Cang.  Mà kinh này thì Phật nói khó hiểu, khó tin quá, sâu xa, diệu vợi, hoàn toàn khác hẵn với các kinh như Di-Đà, Phổ-Môn, chỉ vừa đọc tới là rõ nghĩa ngay. 

Trong tôi thoáng chút buồn phiền, chán nản. Thế là từ đó móng khởi cái ý định muốn đánh bạo ra chùa “chất-vấn” Thầy, vì sao mình rất tha-thiết muốn cầu đạo giải thoát của Phật mà Thầy giấu không chịu giảng dạy ngay cho, lại bắt tụng kinh Kim-Cang làm gì. Hay là Thầy chê mình căn-trí kém cõi, không thể hiểu nổi các pháp của Thầy nên không dạy, hoặc là thầy biết mình vô duyên, bạc phước, không đủ trí tuệ để học pháp ấy nên thầy không dạy chăng? 

Một hôm tôi ra chùa định chất vấn Thầy. Thế nhưng khi đến nơi gặp được Thầy, nhìn ánh mắt hiền-từ và quá đỗi chân-thật, nét mặt hồn-nhiên, thanh-thản, bình dị đến lạ lùng, cùng cái phong thái buông bỏ, an-ổn, thanh-thoát tiềm-ẩn trong Thầy, tôi không thể nào mở miệng ra được. Lúc ấy tôi tự ăn năn sám hối như người vừa suýt phạm phải một tội lỗi nào đó. Thế là sau khi cùng Thầy uống trà, đàm đạo, tôi lại vui vẻ ra về trì tụng tiếp bộ kinh Kim-cang mà không còn nghĩ gì đến việc “chất-vấn” Thầy nữa. 

Sau đó chừng vài tháng, một đêm khi ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh trước bàn thờ Phật, như thường lệ trước khi tụng kinh, tôi vừa gióng chuông lên ba tiếng, không biết tại sao tâm-tư tôi bất nhiên thổn thức, nước mắt lã chã tuông trào. Tôi khóc nức nở mà không biết vì sao mình khóc. Tôi cố ghìm cơn khóc nhưng không sao ghìm được. Tôi lại gióng chuông dài tràng, cốt cho thân tâm cùng lắng vào tiếng chuông để hoạ may có thể bớt khóc chăng, nhưng cũng không thể được. Tôi vẫn nức nở, thổn thức, nhưng quyết không bỏ cuộc, cứ tiếp tục tụng kinh một cách tức tửi trong nước mắt chan-hòa và những cái nấc ấm ức không biết từ đâu đến. Tôi nhìn vào trong để tìm hiểu chính mình. Vô ích, cái khóc tức tửi của một người già trên năm mươi tuổi mà tự mình lại không biết vì sao?  Thật lạ quá !

Thế là mọi cố gắngquyết tâm của tôi trong lúc này đều thất bại. Chỉ tụng đọc được vài ba trang, tôi đành bỏ cuộc. Bỡi tâm-nguyện và ý chí của mình có thừa, không nản lòng, không chùn bước, nhưng nước mắt cứ ràn rụa và những cái nấc thổn thức không biết từ đâu đến, làm cho tôi không sao thấy chữ được, và cũng không thể nào mở miệng tiếp tục trì tụng được. Tôi thành kính dập đầu lạy Phật ba lạy rồi đi rửa mặt, xong uống cạn một tách trà nóng lớn, rồi ngồi trầm ngâm suy-nghĩ tìm hiểu nguyên do cái khóc vừa rồi từ đâu đến. 

Tôi hoang mang tự nghĩ, thôi đúng rồi, hay là đã có lúc mình nghĩ rằng ngài Tu-Bồ-Đề nịnh Phật, nên Ngài ấy bắt phạt mình chăng? Bỡi vì đọc kinh mình chẳng hiểu Phật nói gì cả, thế mà ngài Tu-Bồ-Đề lại khen Phật như thế này, thế nọ, lại còn khóc lóc, thổn-thức nữa chứ.  Nay thì chắc-chắn vì mình nghĩ  xấu, nói xấu ngài Tu-Bồ-Đề nên Ngài bắt tội mình rồi, không còn sai chạy đâu nữa.  
Tôi lo sợ, ngay đó toàn thân sởn ốc, nổi da gà, dựng tóc gáy.  Nhưng rồi tôi lại trầm tư suy nghĩ, nửa tin, nửa ngờ về chính cái ý-nghĩ và sự phỏng đoán của mình.

Cả ngày hôm sau tôi điềm-tĩnh trở lại, tự nhủ đến tối nay phải quyết-chí tụng kinh một cách cẩn-thận, cũng như dò xét sự việc một cách kỹ-lưỡng, nhất là lắng xem nếu có phải khóc thì cái khóc thổn thức kia bắt đầu xuất phát từ chỗ nào để kịp thời ngăn chận nó. 

Thế nhưng dù chuẩn-bị tâm tư rất kỹ-lưỡng, cái thổn-thức bất chợt đến với tôi không có xuất-xứ, mà lần này còn lẹ làng, nhanh-chóng hơn lần trước nữa. 

Sau ba đêm liền bỏ cuộc như thế, tôi lo sợ quá, vội vàng ra chùa trình Thầy sự việc và xin được sám-hối về ý nghĩ và những lời nói bất kính của tôi trước đây, rằng ngài Tu-Bồ-Đề nịnh Phật, nên mới bị Ngài bắt tội và hành-hạ tôi chăng? 
Bình tĩnh lắng nghe tôi trình bày xong mọi sự, Thầy nghiêm nghị bảo tôi rằng:  
- "Ngài Tu-Bồ-Đề là bậc Đại từ, Đại-Bi, Đại Trí-Huệ, đâu có để tâm đến những chuyện như vậy. Chỉ có điều khi tụng kinh Kim-cang, anh phải dồn hết thân-khẩu-ý vào kinh, đừng vọng tưởng việc này việc nọ". 

Nghe lời Thầy, tôi yên tâm ra về và hành trì tiếp. Quả nhiên, ngay đêm ấy và tất cả những đêm về sau cho tới bây giờ đây, việc trì tụng kinh Kim-Cang của tôi bình-thường,  chẳng có gì rắc rối xảy ra như ba đêm ngày xưa ấy. 

Thì ra khi tụng kinh, nhất là những bộ kinh Đại-thừa, Tối-thượng-thừa như Kim-Cang, trong đó Phật tỏ bày cùng tột yếu lý Đạo, chỉ thẳng, tác động trực tiếp vào điểm yếu nhất, mong manh nhất của tâm thức, cũng là khai mở trực giác để người hành trì ngay đó trực ngộ bổn tánh, thì người trì kinh phải biết dọn dẹp hết sạch những rác rười (vọng tưởng, vọng niệm) có thể làm chướng ngại cho việc thâm nhập tánh sáng của các pháp âm kia. Khi tụng kinh Kim-cang, tâm thể của người trì tụng có thật sự bình lặng, rổng rang, thanh tịnh thì ánh sáng của pháp âm mới có thể tuông chảy, dẫn nhập, soi sáng, đánh thức trực giác đang ngủ quên để liền ngay đó có thể trực ngộ Phật tánh

Cho nên, nếu khi trì tụng mà hành giả không dồn hết thân-khẩu-ý vào kinh, cũng có nghĩa là thường khởi vọng tưởng lăng-xăng, để tâm thức chạy nhảy bất định, thì dễ xảy ra tình-trạng như trên, rồi quay lại đổ thừa tụng kinh Kim-Cang dễ làm điên-khùng hay khiến ma kêu quỉ khóc như nhiều người thường nói hoặc thường mắc phải. Cho nên ở chỗ này, nếu không có Thầy trực tiếp dẫn dắt thì người hành trì thường tỏ ra ái ngại, sợ sệt hay chán nản mà bỏ lỡ giữa chừng thì thật là uổng phí công sức một đời tu. Tôi thường hay nhắc nhở các bạn đạo thân thiết của mình rằng, sở dĩ rất cần phải có thầy đắc pháp trực tiếp dẫn dắt, cũng là để ngừa trước những tình huống tương tự có thể xảy ra như trường hợp của tôi mắc phải ở trên. 

Thí như những ngày đầu tôi tụng kinh Kim-Cang mà tâm không yên, đầu óc cứ vẩn vơ với những ý tưởng tự kết dệt, hoặc sợ sệt như là sẽ có ma kêu, quỉ khóc, hoặc có yêu quái mặt mày dữ tợn rình rập bên cạnh thì còn tâm ý đâu để có thể hoà lắng vào kinh, còn đâu tâm thể rổng rang thanh tịnh để có thể dễ dàng đón nhận ánh sáng pháp âm xua tan vô minh, soi sáng bổn tánh.

Đó là sự thật mà tôi đã kinh qua, không hề giả dối, gạt gẫm ai cả. 

Sở dĩ Phật thuyết Kim-Cang kinh là do Ngài Huệ-Mạng Tu-Bồ-Đề khải thỉnh.  Trong kinh, Phật nói cùng tột yếu-lý Đại-thừa, Tối-thượng-thừa, chỉ thẳng tâm người để ngay đó những hành giả được gọi là vào bậc trung thượng, có căn cơ trí tuệ và duyên phước đầy đủ có thể nương phương tiện hy hữu, tối thắng này mà tự mở, bày, tỏ và vào tri-kiến Phật, (Khai-Thị-Ngộ-Nhập Phật tri-kiến)  cũng tức là tự ngộ nhập bản thể chân thật của Phật tâm, cũng là sáng tỏ Phật tánh của từng mỗi chúng sanh vậy. 

Qua trải nghiệm của tự thân chúng tôi, thì hành giả nào hành trì pháp này cần tự xem xét mình có đủ căn-cơ phước đức để trì kinh không, có ham thích tu hành để cứu cánh lìa tử sanh phiền não đến độ tán thân, mất mạng mà chẳng hề sợ sệt hay hối tiếc không, có đủ nghị lực để buông thân (dũ bỏ trần lao tham luyến) một cách dứt khoát không, cũng như có được duyên lành gặp bậc Thiện-tri-thức khuyên tu pháp này và trực tiếp dẫn dắt mình hay không? 

Theo chúng tôi nghĩ, nếu hội tụ được các duyên lành như thế, chúng tôi ước mong và tha thiết khuyên các bạn đừng ngần ngại gì mà không quay đầu lại, chí tâm hành-trì kinh Kim-cang, ắc không sớm thì muộn, ngay trong đời này, Bát-nhã trí hiển hiện, thật tướng vạn pháp phô bàøy, tự tại đến đi, không lầm nhơn quả. Đó là điều chắc chắn, tôi không dám nói ngoa. 

Một năm ròng-rã trôi qua, ngày nào tôi cũng trì kinh, không bỏ sót một đêm nào. 

Một hôm trong khi ra chùa nói chuyện với Thầy, tôi đề cập đến các Thiền-ngữ cũng là những Công-án Thiền của chư Tổ Thiền-Tông, được kết tập trong các quyển sách Thiền như “Thiền-sư Trung-Hoa, Vô môn quan,  Đường về hố thẳm, Tam Tổ thật-lục vv… và tôi có ý định muốn được tham-học một Công-án Thiền nào đó của chư Tổ, chẳng hạn như câu trước khi cha mẹ chưa sanh thì mình là gì, mà tôi cho là hay hay

 Thầy nói được. Thế là tôi về nhà tự chế lại ý nghĩa của câu hỏi trên thành hai câu thơ cho dễ tham, dễ thuộc : 

Trước khi cha mẹ chưa sinh 
Bổn lai diện mục của mình ra sao ? ”

Với câu thoại đầu của Công-án Thiền này, trừ khi mỗi tối hành-trì Kim-Cang thì không kể, toàn bộ thời giờ còn lại trong ngày, dù bất cứ lúc nào, đi đứng, nằm ngồi, uống ăn, ngủ nghỉ, làm việc lặt vặt trong gia-đình tôi đều tự hỏi mãi trong đầu, hỏi đến chừng đi ngủ cũng hỏi, mãi đến khi ngủ thiếp mới thôi. 

Trong thời-gian này, những thành-viên trong gia-đình đều thấy tôi có những biểu hiện khác lạ, ít nói năng, ít giao-thiệp, bỏ đâu ngồi đấy một chỗ;  ai nói với mình cũng chẳng biết họ nói gì ,hỏi gì,  nhiều khi nói hoài bên tai mà tôi không hay, không biết; đôi lúc người nhà phải kéo tai tôi mà nói, chừng ấy định-thần tôi mới tỉnh mê mà suy-nghĩ trở lại một chặp mới biết đường trả lời

Bỡi vì trong thời gian ấy, tuy vẫn có đi đứng, nằm ngồi nhưng trước mắt tôi là cái hố sâu thẳm, đen ngòm mà ngày ngày, giờ giờ tôi đang cố tình đào bới để làm cho ra lẽ, cho phá bể cái nghi quyện thành một khối của câu hỏi kia.

Cứ thế mà tôi tự dò tìm bằng cách tự hỏi đến quên ăn, và ăn chẳng biết ngon; đôi lúc cầm đũa và cơm vào miệng mà cứ và vào cằm, vào mũi đổ tháo lung tung. Bỡi vì trước mắt, mặc dù mở thao láo, nhưng thật tình chẳng thấy gì ngoài bóng dáng của câu hỏi được nhồi vón lâu ngày thành như một khối đen, lúc ẩn lúc hiện, lúc xa lúc gần, đồng như cái mịt mờ sâu thẳm vô biên của tâm thức. Còn mọi vật trước mắt giống như một lớp gương mờ, tất cả đều như rỗng hoát, xuyên suốt. 

Và cũng từ đấy, mỗi khi ngồi trước bàn thờ Phật trì tụng kinh Kim-Cang, yếu lý Phật dạy trong kinh đã tỏ lộ dần, đã sáng dần từng ngày, từng ngày một. 

Mỗi khi ngồi trước bàn thờ trì tụng, thân tâm tôi như hư không và cũng chính như đang ở ngay trong đạo tràng nghe pháp âm mà chẳng tự còn thấy chính mình có thân nữa, mà thân khắp hư không, tai mắt cũng thế, cùng khắp hư không, không đâu không có tai mắt, còn mọi sắc tướng thấy được trước mắt đều như huyễn, như hóa, xuyên suốt, bao trùm. 

Những gì Phật thuyết trong kinh mà trước đây tôi không làm sao hiểu được thì giờ này chẳng có chi là khó tin, khó hiểu cả. Tất thảy những gì Phật thuyết đều là chân lý, là sự thật như chính nó-là. Tất thảy đều chỉ một nó, cái tuyệt đối mà chính mình ngay đó đang-là, nói chẳng thể tới. 

*

Theo sự hiểu biết cạn cợt của mình thì tôi cho rằng toàn bộ bổn kinh Kim-Cang là một đại Công-án Thiền. Hay nói chính xác hơn, đó là một chuỗi dài các Công-án, được mắc xích nhau một cách liền lạc, tuần tựthông suốt từ đầu đến cuối, để cấu thành bổn kinh. 

Tại sao lại gọi đó là những công án Thiền? Vì đa phần những lời đáp, mà cũng là phương tiện khai mở tuệ nhãn được đức Phật dùng trong đây đều là ngôn ngữ xuất sanh từ cảnh giới giải thoát, vượt quá hạn lượng thấy, nghe, hay, biết của tri thức phàm tình. Muốn khai mở nó, cũng là thâm nhập cảnh giớiđức Phật muốn mượn ngôn ngữ vượt thoát trong kinh để dẫn dắt, thì hành giả rất cần phải nhờ tới trực giác của tự tâm để có thể (đủ điều kiện) tiếp nhận pháp âm ấy, cũng là nương mượn, hoà đồng "một" ánh sáng pháp âm để soi sáng bổn tâm, khám phá tự tánh, chứ tình tưởng, tri thức, giác quan, nghĩ nghị của con người thì không thể với tới, hoàn toàn không có chỗ dính dấp tới nó. 

Cho nên, nếu cần phải nói một lời chính xác mà không sợ mắc tội với chư Phật thì kinh này gần như chỉ dành cho những người căn cơ trí tuệ vào hàng Trung-Thượng, phước đức sâu dày, có duyên lớn với Đại thừa chánh pháp. Những người như thế hành trì kinh này ắc thuận lợi hơn, dễ thâu đạt kết quả hơn là những người ở vào hàng Trung, Hạ, ưa thích các pháp Tiểu thừa.  Điều này cũng đã được chính đức Phật lường trước, nên Ngài mới từ bi, ân cần dặn dò trong kinh như một lời cảnh giác cho từng mỗi căn cơ

Trong kinh, Phật có dạy rằng, chỉ vì phát khởi cho hàng Đại thừa, phát khởi cho hàng Tối thượng thừa nên Ngài mới thuyết kinh này……Kinh này nghĩa lý sâu xa không thể nghĩ bàn, nên công đức cũng vô lượng, vô biên, mà sự quả báo cũng không thể suy lường nổi. 

Cho nên, với những người căn trí thấp, ít phước đức, ham thích các pháp Tiểu thừa, một khi nghe kinh này thì thân tâm thường cảm thấy bức rức, nóng nảy, khó chịu, cũng như khó tin, khó hiểu, rồi sanh ra hồ nghi, hủy báng thậm chí bị điên cuồng. Đó là chỗ quả báo không thể nghĩ bàn vậy. 

Trong kinh Pháp-Bửu đàn, đức Lục-Tổ Đại-sư cũng đã từng nhiều lần khuyến khích thời nhân, đại ý, những người căn cơ trí tuệ phước đức sâu dày, nên nhứt tâm hành trì kinh Kim-Cang, ắc dễ thấy tánh. 

Cho nên, muốn thâm nhập vào cốt tuỷ của những lời dạy trong kinh này, cũng là hoà làm một vào ánh sáng của pháp âm, làm một pháp giới tánh mà những lời kia được tạm mượn làm phương tiện để ám chỉ, thì cũng chỉ có một cách là ngay ấy tự tâm người thính pháp, phải tự dọn dẹp không còn một tạp niệm cấu uế nào, chỉ còn lại một tâm thể rổng rang, một trực giác bẩm sinh mạnh mẽ, để hốt nhiên "đang-là" đồng một ánh sáng pháp âm. Chợt "đang là một" tới chỗ mà đức Phật muốn trỏ về, thì ngay đó mọi việc đều thông suốt, một phần công đức tu hành trong đời cũng được tạm gọi là bước đầu thành tựu. Nỗi cực nhọc của đức Phật trong suốt bốn mươi chín năm thị hiện cõi này để giảng pháp thuở nào, đã được người ấy đền đáp và trả ơn bằng sự bùng vỡ lớp vỏ bọc vô minh để hoà "một" pháp giới tánh, cũng là bộ mặt thật tự do đầu tiên và cuối cùng hiển lộ

Bằng nếu dùng tình tưởng, tri thức, quan năng của thế trí để biện biệt, lý giải, hay để hiểu biết ngôn ngữ giải thoát của đức Phật trong kinh, thì đó là việc làm không tưởng, chẳng khác gãi ngứa ngoài giày, hay nói đúng hơn, việc làm ấy cũng chỉ là sự giải ngộ kinh điển về mặt hữu tướng theo ngôn ngữ trói buộc nhị nguyên mà thôi. Đối với ý chỉ của đức Phật muốn trỏ về, thì chỗ này tới đó còn xa thăm thẳm. Hễ đã trực nhận thì ngay đó là thiệt-ta, là pháp giới tuyệt đối chứ chẳng là gì khác. Bằng chẳng phải như thế thì cũng có nghĩa là chưa phải thiệt-ta, còn đối mặt nhơn quả hai đường, còn đến đi không tự chủ

Với những người căn trí vào hàng bậc Trung có thể phải hành trìnghiên cứu suốt toàn bộ kinh liên tục trong nhiều năm, để có thể lần lần thâm nhập yếu lý chứa đựng trong đó. Còn người phước duyên căn trí vào hàng bậc thượng, có thể không cần phải nghiên cứu tất cả các mắc xích ấy mà chỉ cần mượn phương tiện tối thắng của chư Tổ là áp dụng pháp tham công án, để đập bể nát được một mắc xích, thì toàn bộ các mắc xích còn lại trong đây đều sẽ vô dụng, mọi vướng mắc sẽ bị tháo tung, chướng ngại vô minh sẽ bị triệt tiêu tức khắc. Ngay đó, không quá sát na, cái thấy biết chơn thật hiển lộ

Điều ấy có nghĩa là, những lời dạy của đức Phật xuất sanh từ cảnh giới tự chứng giải thoát, cũng là từng mỗi công án Thiền trong đây, được ví như những chiếc chìa khóa; tuy chúng khác nhau về hình thức nhưng vẫn có cùng một công năng là đều mở được những cái cữa không cữa của Phật tâm, cũng là pháp phương tiện hy hữu của đức Phật riêng dành cho những người có căn trí tạm mượn để tự khai mở tuệ nhãn. Bất cứ một cái cữa không cữa nào trong đây được mở, cũng là một công án trong đây bị khám phá, cũng là một mắc xích bị tháo tung, thì liền ngay đó kẻ bị trói buộc có được tự do tuyệt đối, thật tướng vạn pháp phô bày; cái biết như thật cũng là tánh biết tuyệt đối hiển hiện, thì ngay đó tự biết thế nào là không lầm nhơn quả.

Tới khi ấy, dù cố tìm lại các vết tích của những mắc xích kia, cũng chẳng còn chi, vì những mắc xích ấy được biết như thật đó là phương tiện giả lập, cũng huyễn hoặc như tất thảy các pháp tướng khác một sát na trước đó mà thôi. 

Hành giả khi ấy nên biết rằng, những pháp phương tiện kia dù nhiệm mầu, tuyệt diệu, khó nghĩ, khó bàn đến đâu, cũng cần phải quên ngay chúng đi, cũng tức là bỏ thuyền mà phóng chân để lên bờ vậy. Chỗ này ví như ta đang sống trong chiêm bao, với đầy đủ thất tình lục dục nhưng không phải thật có. Phương tiện đánh thức ta có thể tuỳ duyên là một tiếng ho bất chợt của một người hay một cái đụng chạm nhẹ của ai đó. Nhờ phương tiện kia mà ta chợt thức tỉnh . Một khi đã tỉnh thức rồi thì ai còn cần phải nắm níu lấy tiếng ho hay cái đụng nhẹ kia nữa, mặc dù nó là thứ hay ho, hy hữu vừa giúp mình thức trực từ giấc ngủ mê ngàn kiếp xa xăm nào. 

Chợt tỉnh giác, hành giả liền thấy tự "một" trong hiện thực tuyệt đối, rổng rang, thanh tịnh, không một vật. Hay nói chính xác hơn, thực tại tuyệt đối chính là "thiệt-ta", là chân ngã, không quá khứ, không vị lai, không người, không ta, không đến không đi, không có ý niệm thời giankhông gian, không là gì cả, mà tự trong đây tánh biết biết như thật, tự tánh chơn không rỗng lặng nhưng lại linh diệu, nhiệm mầu, hay sanh các pháp. 

"Thiệt-ta" đó chính là cái chỗ nguyên ủy tối thượng "Duy Ngã Độc Tôn" mà đức Phật đã từng chỉ ra cho loài người khi Ngài vừa mới giáng sanh ở cõi này. Thiệt-ta đó, cũng còn gọi là tánh biết, mà hàm linh hữu tình ai ai cũng tự sẵn có, nhưng vì nhiều đời tập nhiễm vô minh che lấp, nên rất hiếm người nhận ra được nó chính thiệt là chơn ngã, là mặt mũi chơn thật chưa từng sanh diệt của mình, nếu không phải bằng sự dẫn dắt tối thắng của Phật pháp

Thiệt-ta ở đây cũng là bản thể chẳng đến đi của ánh sáng trí huệ, của trí Bát Nhã, cũng là cái thể sáng trong, tròn đầy của nhứt tâm đương niệm, của vô niệm, vô phân biệt, rổng-rang thanh-tịnh, là cái tâm “hư” không một vật, cái tâm không tâm mà diêäu-dụng, cũng là tánh Phật chúng sanh

Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt "biết" như thật vạn pháp trước mắt đều như huyễn như hóa, như có như không, như hư như thật, mà cùng với thân này, chẳng phải một, chẳng phải hai, cũng không phải khác. Cái thân tâm biết động tay, múa chân, nghĩ, suy, nói, nín này với nó, thông lưu, xuyên suốt, ra vào trong nhau vô ngại, mà nói theo lời Phật, cũng là sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc vậy. Tất thảy tướng "sắc sắc không không" ấy đều xuất sanh từ duyên khởi tự tánh, từ một tánh sáng uyên nguyên hốt nhiên xảy sanh các pháp, cũng là từ chơn không hốt nhiên lưu xuất thành giả có.  Tất thảy các pháp đối trước con mắt biết như thật này, như có như không, như hư như thật,  như là hoa đóm trong không. 

Với trí sáng Bát nhã, tự biết như thật tất thảy các pháp trước mắt đều do nhân duyên sanh khởi cả. Vì do duyên sanh nên tự thể các pháp không có một tánh riêng nào, không thật có, nên gọi tánh của các pháp ấy là tánh vô tự tánh. Tuy không có tự tánh, nhưng vì do duyên sanh, hễ cứ đủ thời tiết đến duyên thì hội họp mà thành có, dù là huyễn có, nên ta mới gọi các pháp ấy là chẳng phải thật không

Thế nên, hễ sáng được tánh này thì liền vô chấp, không còn chấp vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thân, ý hay sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nữa ….vv, vì tự biết như thật các pháp ấy huyễn sanh, huyễn diệt, đến đi vô thường, kể cả cái thân tâm đang đeo mang này. 

Nói trước mắt mà chẳng có mắt, chẳng có tai, chẳng có thân mà vẫn thấy, vẫn nghe, không đâu không hiện hữu. Toàn thể là ánh sáng trí huệ, là Bát-nhã trí vậy. 

Có người sẽ thắc mắc hỏi rằng, nếu nói không có thân thì ai nghe, ai thấy? 

-Nói không có thân cũng chỉ là một cách nói, bỡi dưới con mắt của trí Bát-nhã, thật thân chính là pháp thân, là duy ngã tuyệt đối, còn cái thân xác phàm tình đang đeo mang kia, dưới con mắt trí huệ vừa khai mở, thì như huyễn như hoá, như hoa đóm trong không, cũng tức là sắc không không sắc, là dụng của thể tánh, mà trong đây thể và dụng dung thông, tánh và tướng tự đồng, như ảnh trong gương, không thể tách rời nếu ta đang còn thấy có cái sống của bản thân. Chỉ ngay đồng một trong đó thì tự rõ. 

Có điều, đây là pháp vô vi của đức Phật, nhưng tuỳ ở chỗ năng lực hành trì của từng mỗi người mà vẫn có sự sai biệt, nghĩa là trí huệ tự khai mở của từng ngưới vẫn có chỗ nông sâu khác nhau, khiến nên có chỗ thật chứng cao thấp khác nhau.

Toàn bộ nội dung hỏi, đáp giữa ngài Tu-bồ-đề và đức Phật chứa đựng trong 32 phần của bộ kinh này đều nhắm vào một cái đích duy nhấttuần tự dẫn dắt người thâm nhập Phật tri-kiến. 

Với riêng tôi, bằng sự hiểu biết ngây ngô cạn cợt của mình, như trên đã nói, tôi cho rằng hầu hết những lời vấn đáp trong kinh đều là những công án Thiền, có chung cùng một công năng, một đích đến, một chỗ chỉ, là khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến. Và chỉ cần thấu suốt "như thật" một câu đáp hoặc một bài kệ hoặc một lời dạy nào đó của đức Phật trong kinh mà mình có duyên khai mở, thì liền thấu suốt tất thảy.

Với những người căn trí cao viễn, phúc đức sâu dày, có duyên với Đại thừa chánh pháp Phật, thì chỉ cần đọc hiểu và thông thấu lời Phật đến hết phần "Diệu hạnh vô trụ", tức hết phần thứ tư trong số ba mươi hai phần của toàn bộ kinh, thì cũng đã có thể tự khai mở Phật tâm của mỗi người. 

   Chủ ý của toàn bộ kinh được chứa đựng trong câu hỏi của Tôn-giả Tu-bồ đề ở phần thứ hai của bộ kinh này. Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng, xuất phát từ chỗ thấy biết bằng tuệ nhãn của Ngài Tu-Bồ-đề, mà cả đại chúng trong đạo tràng một ngàn hai trăm năm mươi vị không ai có thể thưa hỏi được. Do câu hỏi của Tôn-giả Tu-bồ đề chứa đựng hai phần rõ rệt, nên lời đáp của đức Phật cũng được chia thành hai câu trả lời, là phần 3 và phần 4 của bổn kinh. 

Những phần sau đó là tuần tự các mối nghi tiếp diễn liên tục trong lòng của tôn giả Tu-bồ đề được ông đưa ra khải thỉnh, và Phật cũng đã tuần tự giảng rộng thêm ra để cho khắp cả đại chúng dễ nhận biết hơn. 

Vì hàng ngày lấy việc tụng kinh Kim-Cang làm niềm diệu lạc riêng cho tự thân, nên những khi tụng xong, ngồi một mình cho thư giãn cơ thể và đầu óc, không có việc gì làm, tôi thường tự vui bằng cách đếm những chữ chứa đựng trong kinh. Đếm đi đến lại không biết bao nhiêu lần, thấy có khoảng trên dưới 5176 lời. Chỉ võn vẹn có bấy nhiêu chữ mà công năng khai mở trí huệ thì không thể nghĩ bàn. Không biết dùng lời nào để có thể tán thán công đức của chư Phật và sự nhiệm mầu của kinh Kim-Cang. 

Lại nữa, nên để ý một chút là, toàn bộ kinh văn, bắt đầu từ những chữ đầu kinh "Như thị ngã văn" cho đến những chữ cuối cùng trong kinh "…văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành", được phân chia rõ ràng làm 32 phần nhỏ. 

Trong 32 phần đó lại được chia làm hai phần lớn . 

Thứ nhất : Phần đầu gồm 16 phần nhỏ, từ phần 1 đến hết phần 16, có tất cả 3004 lời, là những lời dẫn dắt của đức Phật khi được Không-sanh Tu-bồ-đề khải thỉnh Ngài giải nghi, đại ý như có trai lành gái tín nào phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì  nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao, và đó cũng là cái ý mấu chốt có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến tất cả các phần khác của toàn bộ kinh. 

Trong 16 phần này của kinh văn, với người căn trí cao viễn, phước đức sâu dày thì chỉ cần đọc và hiểu (dĩ nhiêngiải ngộ bằng trực giác) đến hết phần 4 thì đã có thể nhận ra được ý chỉ của đức Phật rồi. 

Thứ hai : Phần sau cũng gồm 16 phần nhỏ, từ phần 17 đến hết phần 32, có khoảng 2172 lời, vẫn là những lời dẫn dắt, phương tiện diễn giải ngày càng rộng thêm của đức Phật khi được Không-sanh Tu-bồ-đề lập lại câu hỏi đầu tiên như ở đầu bộ kinh, là như có trai lành gái tín nào phát tâm Vô thượng Bồ-đề thì nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao? 

Với tôi, thời gian một hai năm đầu đến với kinh Kim-cang, có cảm giác toàn bộ bổn kinh giống như là một khối kim cương ròng, to lớn, uy nghi, kiên cố, trong suốt, rắn chắc, đặc kín, liền lạc, không một kẽ hở, không một dấu vết  để có thể thâm nhập, mà nói theo ngôn ngữ nhà Thiền, giống như con muỗi chích trâu sắc vậy. 

Việc tụng đọc ấy cũng là cách nhìn thẳng vào tâm mình để tự mày mò phá nát vỏ bọc kiên cố của vô minh để khám phá mảnh tâm Kim-cang của chính mình cũng không khác . 

Mà thật ra, cái thời gian khó khăn ban đầu trong việc tìm hiểu ý kinh có lẽ chẳng phải chỉ riêng tôi mà có thể là rất nhiều người cũng có cái tâm lý e ngại, bất lực hay chán nản . 

Sau một thời gian nỗ lực hành trì, toàn bộ bổn kinh được coi như là một khối hình tháp, được xây dựng bằng 5176 viên kim cương, lắp ráp khít khao với nhau một cách chặt chẽ, liền lạc, không một khe hở nhỏ nhất để một con ngườitri thức bình thường có thể nhận ra được một điểm yếu nào đó hầu thâm nhập, khám phá nó. Mãi về sau này tôi mới biết được rằng, cần phải có một sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi, không gì có thể làm nao núng được cái tâm cầu đạo, cũng như đương nhiên phải sẵn có chút trí tuệphúc đức thì mới được gọi là đủ duyên tụ hội để khám phá nó. 

Theo cách nhìn của tôi, cái tháp kim cương ấy có hai phần chính, mỗi phần chính lại được 16 phần nhỏ cấu thành, phần nền móng cơ bản được xây dựng bằng 467 viên kim cang một cách kiên cố, cũng là 416 lời vàng. Nếu khám phá được cái cữa vào không cữa từ cái nền móng ban đầu này, thì liền thâm nhập vào sự nhiệm mầu vi diệu của toàn cả khối tháp kim cang, cũng là khám phá bổn tâm tự tánh của mình vậy. 

Tôi đã coi việc hành trì kinh Kim-cang là niềm diệu lạc của tâm mình. Bỡi vậy, ngày nào không một lần trì tụng hoặc chí ít không lẩm nhẩm một vài công án trong kinh, là cảm thấy như tự rời lìa chính mình một cách xa vời, sâu thẳm, tự đẩy mình đến một thực tại trong cảnh giới của tử sanh, não phiền và đầy đau khổ

Xin nhắc lại một lần nữa, là với những người căn cơ trí tuệ, phúùc đức sâu dày, chỉ cần đọc và thông suốt ý nghĩa 467 chữ đầu tiên của bộ kinh, là đã có thể tỏ ngộ bổn tâm, tỏ bổn tánh rồi. Còn những người căn trí và phúc đức thấp kém hơn một chút thì phải cần nghiên cứu đến phần 16, hoặc thậm chí phải học hỏi, trì mài đến trọn 32 phần của bộ kinh thì mới có thể sáng tỏ đệ nhất nghĩa

Như tôi đã nói ở trên, vì cho rằng những lời dạy của đức Phật cũng như những lời đáp thấu lý của Không-sanh Tu bồ-đề trong kinh như là những công án Thiền, nên trong thời gian hành-trì Kim-Cang, tôi khuyên hành giả hãy nên tự chọn cho mình một câu đức Phật đã dạy mà mình khởi nghi sâu nặng nhất, rồi dùng câu ấy để làm một công-án Thiền, làm mối kết nghi cho mình tham hỏi.  Ban đêm trì tụng Kim-Cang, ban ngày và mọi thời khắc còn lại không kể lúc ngủ mê, lúc nào cũng nên tham, nên hỏi. Lâu ngày chầy tháng, mối nghi mà ta đang đánh quần với nó thành một khối trước mắt, các vọng tưởng, vọng động, phân biệt của thế gian, lần lần bị đẩy lùi, bị xua tan, bị quên lảng; cái mà ta gọi là tâm-trí, cũng là sự hiểu biết theo thế trí, hay hơn nữa là của những người học cao, được gọi là thế trí biện thông, sẽ lần lần cạn kiệt, cùn mòn, lu mờ và đến một lúc nào đó gặp duyên chín mùi thì khối nghi tình kia bể nát, cháy tiêu không lưu dấu. Ngay đó tự tâm thoắt mở, tự tánh phô bày, sáng suốt thanh-tịnh, tự hiểu tự biết, nói không thể tới. 

Đến lúc ấy tự biết thế nào là vô sự, chẳng đến chẳng đi mà hiện hữu cùng khắp, chẳng còn việc gì có thể gọi là công việc nữa, bỡi tự nhận rõ như thật mọi pháp cũng như mọi  động dụng hàng ngày của mình đều từ trong cái bất động thanh tịnh, diệu mầu kia xuất sanh. 

Đến lúc ấy tự biết rõ gì khách, gì chủ không còn lẫn lộn để không còn đánh mất tự chủ, đến đi an nhiên tự tại ngay giữa cái sống và cái chết. Đến lúc đó tự chiêm-nghiệm và nhận ra một cách rõ ràng, biết như thật "thật ta" của cái kẻ đang đi, đứng, nằm ngồi, nghĩ suy, nói nín, động tay, lắc đầu, máy mắt kia mà từ lúc cha mẹ sanh ra tự nhận là ta, thì nó là gì?  Đến chổ này liền tự biết thế nào là Bát nhã trí, thế nào là cái thấy của con mắt Bát nhã. Gọi là Bát-nhã mà thật chẳng có một tướng nào là Bát nhã; chỉ vì cần có cái để gọi nên mới tạm đặt giả danh Bát-nhã, là phương tiện tạm mượn của thế gian khiến tri thức miệng mồm có thể nương mượn đó mà suy hiểu, chứ Bát nhã cũng chính thật là cái chỗ "một" tuyệt đối vừa khai mở đó,  cùng "thật ta" không phải hai, cũng chẳng phải khác. 

Đến chỗ này thì từ tâm bộc khởi, thương khắp chúng sanh, vì tự biết như thật, tự tánh của tất thảy các pháp tướng đều như ta trong chỗ "một" tuyệt đối. Nói chỗ cũng chỉ là một cách nói, chứ không có một tướng chỗ nào cả. Tạm gọi là chỗ cũng là sự chỉ, trỏ vào ánh sáng vô biên, vô hạn lượng của tự tâm

  Đây là pháp Tham công-án, thoại đầu của chư vị Tổ-sư. Cho nên khi muốn thực hành pháp nầy, hành giả cần phải có bậc Thiện-tri-thức hướng dẫn, dìu dắt, để mọi diễn biến tâm-linh được vị Thầy trực tiếp theo dõi và kiểm soát chặt chẽ kẻo dễ bị lạc lối. Vị Thầy phải là bậc đã đắc pháp này. Dù rằng thành quả của việc tu hành là do ý chí phấn đấu và nỗ lực tự thân của hành giả, nhưng trong pháp tu này, chính vị Thầy, bậc Thiện-tri-thức trực tiếp hướng dẫn mới là người tỏ rõ các diễn biến tâm linh của học trò. Vị thầy thường theo dõichỉ bảo giúp trò, khiến cái nghi của trò ngày thêm lớn, đến lúc người trò tham thiền miên mật, đến độ thế trí mịt mờ, công hạnh tròn trịa, thì người thầy sẽ có những tác động khai mở đúng lúc khiến trò phải tự tìm cái sống ngay trong cái chết, cũng là tự phá để thoát. Một khi tự phá nát vô minh mà thoát ra thì nhìn lại chẳng còn một vết tích nào của cái nghi ở sát na trước đó, vô minh cũng không còn, ngay ấy, cảnh trí phơi bày, chẳng gì che dấu, thí như người đui mù từ lúc cha mẹ mới sanh nay chợt được sáng, thấy mọi cảnh sắc trước mắt .

 Với chúng tôi giờ này không biết dùng câu gì, lời gì cao quí nhất, hy hữu nhất để có thể tán-thán công đức Phật, công đức chư Tổ, cùng sự vi-diệu không thể nghĩ bàn của Kim-Cang-Kinh và các pháp tham thiền công án

Và đối với công đức vô-lượng của Pháp-sư kính mến đã hết lòng chỉ dạy cho tôi, cũng như ân đức của Bổn-sư đã dìu dắt tôi trong những ngày đầu tiên học Phật, tôi chỉ biết thể hiện lòng từ bi của các Ngài thương xót hết thảy chúng sanh trong đó có tôi, mà viết lên những trang chữ này. Để nếu ai đó có được duyên lành, tự-tin và thâm tín các pháp này một cách không gì lay chuyển nổi, ắc được vững bước trên con đường cầu đạo, tu-hành có kết quả, thì đó cũng là một chút báo đáp ơn sâu của tôi đối với các Thầy  trong muôn một. 

Chúng tôi xin có một dấu ngoặc ở đây. Vì lòng từ thương xót chúng sanh mà đấng Thế-tôn đã phát minh những phương-tiện thiện xảo để cứu độ. Phật pháp có những tám vạn bốn ngàn Pháp-môn để đối trị ngần ấy trần lao, ràng buộc, khổ-đau của thế-gian. Không một pháp nào được gọi là hay hơn, hoặc dở hơn, mà mỗi pháp tuỳ duyên ứng-hợp với từng căn-cơ, phước đức của mỗi người. 

Thế nên khi viết ra, nói ra những lời này, không phải thấy chúng tôi tán-thán công-đức Phật và sự vi-diệu không thể nghĩ bàn của Kim-Cang kinh cũng như pháp Tham Công-án của chư Tổ sư,  mà người đọc nhận lầm, cho là người viết đề cao Kim-Cang Kinh là nhất, hoặc chỉ có trì Kim-Cang kinh và thật hành pháp Tham Thoại đầu, Công-án Thiền thì mới có công đức, mới kiến tánh, mới vô-sự,  mới giải-thoát, mới là nhất. Người viết hoàn toàn không có ý ấy. Xin chớ nhận lầm ý của người viết. 

Đức Phật là bậc Y-Vương. Chúng sanh đều toàn là kẻ bệnh, không bệnh nhẹ thì là bệnh nặng. Không một bệnh nào giống bệnh nào, cũng như chẳng có một món thuốc, hay đơn thuốc nào giống hệt nhau. Thế nên tùy từng bệnh nặng nhẹ, lâu mau mà thuốc có sự gia-giảm, cường nhược; tùy bệnh mà có lúc phải dùng thuốc hạ nhiệt, đôi khi phải kê đơn  giảm hàn. Phật pháp cũng như thế, chẳng khác. 

Tuỳ căn cơ, phước đức, nghiệp lực nông sâu, nặng nhẹ của từng người mà Thế-tôn đã phát minh ra những tám vạn pháp môn tương-ứng để đối trị.  Tất-cả các món thuốc của bậc Y-Vương và các đệ tử đắc pháp của Ngài đều hay, đều mầu nhiệm cho từng loại bệnh, nhưng lành bệnh hay không lại còn tùy con bệnh có thật sự muốn mình lành bệnh hay không, có chịu kiên-trì dùng thuốc đúng bệnh của mình hay không là một lẽ khác. Xin hãy cẩn thận, chớ nhận lầm mà mua giây tự buộc vậy. 

Bỡi Phật-pháp thì có vô vàn pháp môn, thí như có tám vạn bốn ngàn chiếc chìa khoá, nhưng tất cả cũng chỉ dùng để mở có mỗi một cánh cữa là “không-môn” của tự Phật. Bất cứ một chìa khóa nào ứng hợp với căn-duyên của một người nào đó, khi chợt mở được cái cữa “không cữa” này thì nhìn lại tất-cả đều triệt tiêu, vì những chìa khóa đó đều chỉ là phương-tiện và chẳng còn cần thiết nữa. Có chăng cũng lại chỉ dùng làm phương tiện khai mở cho từng căn-cơ, duyên-nghiệp của những người đi sau chúng ta mà thôi. 

III. Hãy Biết Buông Thân. 

Trong thời gian hành trì kinh Kim-Cang, ngoài hai thời sớm khuya chuông mõ, hành giả còn có thể lấy bất cứ một câu nói nào của Đức Phật hoặc của Ngài Không-Sanh trong kinh mà mình cảm thấy hay, thấy ưa thích nhưng không kém phần khúc mắc như : 

• Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như-lai. 
• Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhưực kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như-lai. 
• Ly nhứt thiết tướng tức danh chư Phật. 
• Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.  
Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp. 
Như lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ cố danh Như-lai. 
Như lai thuyết đệ nhứt Ba-la-mật, tức phi đệ nhứt Ba-la-mật, thị danh đệ nhứt Ba-la-mật.  vv…và  vv. ..

để mà tham hỏi như tham công án

Ngoài lúc hành trì kinh Kim-Cang, hành-giả nên tự tham hỏi một trong những câu tương tự như vậy trong kinh. Hỏi ngày, hỏi đêm cho đến khi tâm trí cùn mòn, cạn kiệt, đến táng thân mất mạng cũng chẳng kể thân mình; đồng thời cũng chẳng cần quan tâm gì đến sự dèm pha, nhạo báng, chê trách của người khác; cứ nhứt tâm quyết chí xông lên phía trước mà hỏi.   Cứ làm mỗi một việc là chăm bẳm tự hỏi, không rời lìa nó . Nếu ai đủ kiên tâm bền chí và đặt tin tưởnghành trì pháp này, thì cũng có lúc cái khối nghi kia sẽ bể nát, mà cũng chính là bể nát cái lớp bỏ bọc vô minh lâu đời lâu kiếp của tự thân. Một khi vô minh đã triệt tiêu, cũng tức là ngay đó sáng tỏ tự tánh, liền biết như thật toàn bộ các “công án” trong kinh, tức những lời Phật dạy đều là phương tiện giả lập mà chỉ có trí huệ Phật mới có thể làm được. Tới đó dòm lại các Pháp cũng chẳng còn, tất thảy cháy tiêu không lưu dấu tích. Đó chính là chỗ thậm thâm vi-diệu của Phật pháp vậy. 

Theo tôi, do chúng sanh tập nhiễm vô minh quá sâu dày, nên tánh biết nguyên uỷ của tự thân bị che lấp. Bên ngoài thì các căn chạy theo sắc trần để thỗ mãn tham dục, bên trong thì vọng khởi tình tưởng, khiến tự thân ngày càng xa lìa bản thể chơn thật của mình. Pháp tham công án, thoại đầu của chư Tổ-sư có công năng làm mài cùn thế trí, cũng là cái biết lầm của tâm vọng, đồng thời giữ cho tâm kết buộc vào khối nghi, để khỏi phải lăng xăng, vọng động. Đến lúc tròn duyên, cũng là công đức thành tựu, khối nghi bể nát, cũng là chính mình tự phá nát vô minh mà tỏ ngộ bản thể nguyên uỷ. 

Chợt sáng bổn tâm, tỏ bổn tánh thì liền thấy rằng, trong kinh đức Phật đã chỉ thẳng nói thẳng về bổn tánh chơn thật của chúng sanh, nhưng nào chúng tanhận ra được đâu, vì thân tâm ta cứ lăng xang chạy theo thanh sắc hình-tướng bằng cái vọng biết nên tự đánh mất chính mình. 

Với sự vi diệu của kinh Kim-Cang, ta chỉ có thể thông thấu khi không có tai để nghe mà vẫn nghe, không có mắt để mà thấy, nhưng vẫn thấy rõ ràng, thân chẳng biết đặt ở chỗ nào, không chỗ nương vin, bám víu mà vẫn tỏ rõ tất thảy, vì tánh biết thông lưu cùng khắp, nhưng nói không thể tới. Viết đến đây thân tâm tôi xúc động, trào nước mắt. 

Một hôm sau khi ngủ trưa dậy, con tôi đưa cho tôi một miếng bánh tráng nướng và một miếng cơm sọ dừa già. Tôi ngồi nhai nhai, thân tâm bất động, nhai hoài mà không hết, vì bánh tráng dày đã cứng mà dừa già thì càng cứng hơn, răng cỏ lại lung lay sệu-sạo. 

Bất chợt tôi thấy một con gián ở dưới sàn nhà, bên kẹt cữa, ngay trước  tầm mắt, đang gặm một cái cùi khoai sắn.  Tôi lặng yên, chăm chú nhìn xem nó ăn như thế nào, trong khi miệng mình vẫn đang nhai nhai một cách vô tư lự

Nhìn một lúc lâu, tôi bỗng khám phá ra một điều, bất chợt cười phá lên như vỡ cả nhà. Tôi cười mà nước mắt tuông chảy ròng ròng. Tôi mới chợt nhận ra một điều kỳ lạ, thú vị mà lâu nay chưa từng biết. 

Con tôi thấy tôi cười lớn, nó hỏi : Ba cười cái gì vậy? 

Tôi nói với con tôi :- Nay Ba biết rồi .

Con tôi hỏi lại : - Ba biết cái gì ?

Tôi cười nói với con mà lòng tràn ngập vui sướng: - Ba biết ba đang ăn!. 

Con tôi cười : - Ba đang ăn, thì ba phải biết ba đang ăn chứ, có gì lạ đâu? 

Tôi trả lời :- Không, từ hơn năm mươi năm nay, bây giờ ba mới thật biết ai ăn. 
Con tôi cười buồn rồi bỏ đi. Có lẽ nó nghĩ ba nó đã bị “mát” nặng rồi. 

Tôi vói tay gỡ tờ lịch, sẵn bút làm ngay bài thơ bốn câu về con gián ăn khoai, mà sau đó cả nhà tôi, ai đọc cũng tức cười đến chảy nước mắt, nghĩ chắc là ông cụ bị bệnh trầm kha rồi. 

Lặng nhìn con gián ăn khoai, 
Thế gian cũng vậy, chẳng sai khác nào. 
Cũng nhai rồi cũng nuốt vào, 
Mấy ai tự biết kẻ nào ăn khoai.

Có lẽ không riêng gì các thành viên trong gia đình tôi mà cả bạn bè tôi nữa, khi đọc bài thơ trên, ai cũng đều khen nó hay như thơ con cóc. 

Còn tôi thì thấy một cách rõ ràng, là mọi người trong gia đình cùng đám bạn bè, ai ai cũng đều đui hết, đui mù từ thuở mới sanh. 

Trong thời-gian tham công án, tôi không hề xem sách báo, y theo lời dặn của Thầy tôi. 

Một hôm tôi tình cờ bắt gặp quyển sách của Thầy, lật lật mấy trang đầu, thấy một công án Thiền, mà trong đó Phật dạy ngoại đạo buông hoa, buông tay, buông thân, mà qua công án này, kẻ ngoại đạo kia hốt nhiên đại ngộ

Tôi thấy ngồ ngộ mà cũng kỳ kỳ. Làm sao một công án nhỏ, với những lời giản đơn, bình dị như vậy vừa chợt lìa kim khẩu của Thế-tôn, kẻ ngoại đạo kia mới chợt nghe, chưa từng tham, chưa từng hỏi, không dò không xét mà nói ngay đó ngộ đạo được liền thì làm sao mà tôi không cho là kỳ lạ. Tôi lẩm nhẩm thử một tí mà không ngờ thuộc ngay. Công án ấy vô tình ở lại trong tôi. 

Một hôm tôi ra thăm Thầy. Sau khi dựng xe, tôi đi tìm Thầy, thấy Thầy đang đứng bất động, xem hoa. Tôi không muốn quấy rầy cái thời khắc êm ả, trống vắng, thanh tịnh của Thầy nên cũng đứng im, ở một khoảng cách xa sau lưng Thầy, thay vì ngắm hoa, tôi lại lặng lẽ nhìn Thầy. 

Ngay lúc ấy, câu thoại trong công án Phật dạy ngoại đạo chợt hiện đến trong tôi. 

Phật dạy :         - Buông hoa xuống,  
Ngoại đạo:         - Buông hoa. 
Phật dạy:          - Buông tay xuống 
Ngoại đạo :       - Buông tay. 
Phật dạy:           - Buông thân xuống 
                         -…..…Ngoại đạo lừng chừng, không quyết. 
Phật dạy tiếp :   - Không buông được thì gánh lên . 

Ngay đó, trước mắt tôi là Thầy, cũng như trước mắt kẻ ngoại đạo kia là Phật, đúng giữa cái chừng chừng buông và không buông, tôi đã rõ, mọi vật trước mắt bể nát, tháo tung, tất thảy những gì được gọi là "hay, biết,nhớ, nghĩ" chất chứa trong đầu tức khắc cháy tiêu không lưu dấu vết. 

Tôi té ngồi xuống đất, cảm giác mình như cây cột đá, một hồi lâu, như trôi chảy, tan lỗng trong cái thể tánh mênh-mang,vắng lặng, vô biênMọi vật lăn chuyển trước mắt như huyễn như hoá, như thật như hư, như không như có, kể cả cái thân này cũng như cái bóng mơ hồ. Cái thường định còn lại là tâm thể rộng lớn vô biên, vắng lặng, bất động, trong sáng, không gì dính dấp và cũng không còn lời gì có thể với tới. 

Và cũng sau đó một khoảnh khắc, tôi trực nhớ đến câu thoại đầuhằng ngày tôi tham, vừa đề khởi lên thì ngay đấy cái mở ra kia cũng không sai không khác cái mà ngoại đạo lừng khừng chợt khi Phật dạy buông thân. Tất thảy đều cùng đem lại một kết quả là pháp giới của tự tâm hiển hiện.

Sau đó tôi đến gặp thầy, trình bày lại diễn biến tâm linh vừa rồi của tôi cho Thầy nghe. Thầy bảo, được rồi, hãy sống với chính nó. 

Và từ đó về sau tôi lần lược lấy các công-án của người xưa ra xem, tất cả ngay đó đồng chỉ một cữa vào là cái “cữa tâm không cữa” kia . Vừa chợt đề lên thì ngay đó cái biết của thế triệt tiêu, tánh sáng tuyệt đối bao trùm, xuyên suốt, cũng là chơn tâm hiển hiện

Sau này tự mày mò nghiên-cứu, chiêm-nghiệm và dò xét bản tâm, tôi mới phát-hiện ra rằng ngoài khẩu giáo và ý giáo mà tôi đã học được ở Thầy mình, tôi đã tỏ được cái mà mình chưa từng tỏ đó là nhờ thân-giáo ở nơi Thầy. Đúng nơi, đúng lúc, cũng là sự hội tụ tròn duyên, khi mà cái buông và không buông kia của ngoại đạo đang lưỡng lự, mê mờ nhìn Phật cũng chính là lúc cái buông, không buông mê-mờ ở nơi tôi trước Thầy, và ngay đó chỉ sát na như kiến bể vụn mà không hề lưu dấu. 

Bỡi gặp cơ duyên tốt, Thầy xoay lưng lại xem hoa, tôi được ở trong một khoảnh khắc vắng lặng nhìn Thầy, đang khi tham đến đoạn khúc-mắc nhất của công-án,  chính giữa cái buông và không buông kia, mà tất cả những dữ kiện chớp nhoáng ấy đều tụ hội làm một chỉ trong sát na, ở một điểm nhỏ nhất trong mọi điểm, bể nát. 

Còn ngược lại, nếu duyên chưa đến thì có lẽ mọi việc sẽ vẫn xảy ra bình thường như mọi ngày khác tôi đến thăm thầy, nghĩa là tôi ra gặp Thầy, uống trà, đàm-đạo, ăn trưa và ra về như tất cả mọi lần trước, không có gì thay đổi. 

Và cũng kể từ đó, ngày ngày giờ giờ tôi sống trong tâm thể ấy mà cũng chính là tôi không chỗ chia lìa. Mọi động tác, đi đứng, nói năng của cái thân như huyễn này tôi đều nhận biết thật rõ, tất cả cũng đều từ chỗ thanh-tịnh, trong sáng, bất động diệu dụng kia mà ra. Khi ăn tôi biết tôi đang ăn, khi đi tôi biết tôi đi, khi nói biết nói, nhìn thấy thật rõ mình cùng mọi loài không khác, tuy hình thể chẳng giống nhau nhưng cũng chỉ từ một chỗ uyên-áo, thanh tịnh đó mà xuất sanh. Hay nói cách khác, tất thảy tướng cùng với thân tâm này từ một thể tánh tuyệt đối mà ra. 

Nếu nói rằng cái thân tứ đại, ngũ uẩn này dính dấp với nó cũng chẳng thật đúng, mà nói chẳng dính dấp thì cũng chẳng thật đúng, mà phải nói rõ là khi chúng sanh mê mờ vì nghiệp thức vô minh nhân quả che lấp, thì do chẳng tự thấy biết gì ngoài thanh sắc huyễn hoặc nên nói nó chẳng dính dấp; còn khi đã sáng tỏ tánh biết, thì liền biết như thật, tất cả mọi động tác dù vi tế đến đâu cũng từ một nó mà xuất sanh, ra vào đối trong thân này vô ngại, thông suốt

Thời gian gần đây công việc có rồi rãi, tôi đọc lại các quyển sách của Thầy, cũng như các quyển sách về Thiền-tông, với hàng trăm công án Thiền của người xưa mà quí Thầy xưa nay sưu-tập và bàn tụng. Với tôi, gần như tất cả những lời nói vượt thoát ấy đều mở ra dễ-dàng là chỉ một chỗ đến, tức pháp giới trước mắt, khác với khi xưa là dùng thế trí biện thông để biện biệt, lý giải, suy luận từng lời, từng câu theo kiến giải của ngã chấp để cuối cùng là trật lất, chẳng gì dính-dấp tới nó. 

Thì ra những công-án Thiền của chư Tổ không phải để cho chúng ta dùng nó làm thước đo của trí năng phân biệt, thấp cao, khôn ngu, mau chậm, mà ngược lại chỉ là chìa khóa duyên, để cho những người căn cơ, có duyên với pháp này dùng nó để tự mở tâm mình. Mọi công án Thiền, một khi ta dùng cái tâm không tâm, vô phân biệt mà nhìn vào, thì cái cữa để cho chúng ta vượt thoát vô minh sẽ dễ dàng triệt tiêu, tự biến mất, mở toang không lưu dấu tích. Bằng ngược lại nếu dùng cái vọng tâm phân biệt, kiến giải kết buộc khái niệm nhị nguyên để mà suy-luận, diễn-giảng chúng, thì thật là vô ích, vì chúng chẳng dính dấp gì đến những thứ ấy, bỡi tự thể chúng hoàn toàn "vô nhiễm" với tất thảy các tướng sanh diệt. Càng lý giải, biện luận công-án Thiền tức cũng có nghĩa là tô bồi, vun đắp vô-minh ngày càng dày thêm cho chính bản thân mình vậy. 

 Đọc các công án mà tôi cứ tủm tỉm cười một mình hoài. Thì ra chư Tổ toàn nói ra sự chân thật ngay trước mắtchúng sanh, cũng như tôi trước đây,  lại cứ mò tìm chúng ở trên trời, dưới biển, rồi lập giả thiết nầy, lý giải nọ lung tung, trong khi cái thật thì sờ sờ dưới mi như mày ngang, mũi dọc. Đó chính là cái khổ của tri kiến, tri giải, của thế trí biện thông kết buộc quá chặt trong nhơn quả vậy. Bỡi nếu công án Thiền mà có thể dùng tâm trí để khai mở được, thì xưa nay những người trí thức, những vị bác học uyên thâm há chẳng phải là đã đắc pháp thành Tổ, thành Phật hết hay sao? 

Tinh thần chứa đựng trong các quyển sách mà Thầy tôi đã viết, tuy giản dị nhưng thật uyên áo, nhất là phần Ngữ lục, áp dụng theo Pháp-môn Đốn-giáo của Lục-tổ Huệ-Năng, rất ích lợi cho việc tham học và tu-hành của những người căn trí. Những ngữ lục ngắn gọn nhưng là những cái bẩy sập thật nhạy để dẫn dắt người vào Trung-đạo, vào giải-thoát đạo. Đến giờ này tôi mới thật sự nhận ra điều ấy. 

Sở dĩ tôi cười thầm vì thấy được chỗ nhiệm mầu của Phật pháp, vì vui-sướng có được phước duyên gặp các bậc Thiện-tri-thức trong đới này, được dẫn đi trên con đường chơn chánh của đạo pháp, đến cái đích chân-thật, không hề giả dối mà Phật và chư Tổ đã chỉ dạy.

Theo tôi, tất cả những ai trong chúng ta, nếu tự xét có căn trí khá, gặp duyên lành, được các bậc Thiện-tri-thức (đắc pháp)  hướng dẫn, chỉ cho biết con đường chơn-chánh, đúng pháp để tu, thật lòng chán ngán, sợ hãi cái khổ của sanh tử, với một quyết tâm không gì lay chuyển nổi, dù tán thân mất mạng cũng chẳng lùi bước, hạ thủ công phu, dùng đao Kim-Cang mà phát, mà chặt, cứ phía trước một lòng xốc tới, tự dẹp sạch gai chông, mở cho mình một con đường ra để tìm về cái hố thẳm không đáy của tự tâm kia, không sớm thì muộn ắc cũng có lúc thành công ngay trong đời nầy. 

Nếu tu theo pháp này, hành giả cần phải tự hiểu rằng con đường mà mình sẽ hoặc đang đi này rất chông gai và đầy khó khăn. Chỉ có sự quyết tâm dũng mãnh, bền bỉ và quên thân, tự mình phát đường, dọn sạch chướng ngại bằng chính cái đao sắc bén của Kim-Cang-trí cũng là  Bát nhã-trí thì mới phá vỡ nổi cái rừng già thâm u, gai gốc, kiên cố của vô-minh đã có tự bao đời, bao kiếp này. 

Tâm lý người tu thường hay ỷ lại vào Thầy, Thầy dẫn dắt tới đâu thì đi tới đó, mà ít khi biết tự mình tìm tòi, phát kiến. Họ đâu biết rằng ánh sáng của Thiện-tri-thức chỉ để soi đường dẫn lối, chứ chẳng thể lôi, chẳng thể kéo mình vào trong đạo, dù chư Tổ có cùng hiện ra cũng đứng mà nhìn. mà phải tự chính chúng ta  đơn thương độc mã, nỗ lực dốc chí tự hành, tự thành, tự đập bể nát vô-minh mà từ lâu đời lâu kiếp tập nhiễm, bao phủ chơn tánh. Một khi nhận rõ nó rồi, hành giả chỉ việc thong thả buông tay, sống “chân thật” với chính nó, ngay đấy vô-sự, mất tiêu hết cả cái tâm muốn lìa phàm cầu Thánh, cũng chính là cái sống “Bình-thường là đạo” mà người xưa từng dạy. 

Nhân đây tôi cũng muốn có đôi giòng tâm sự chân thành cùng với các bạn đạo thân thiết của chúng ta. Với tầm nhìn hạn hẹp của mình, tôi cho rằng, một cư sĩ tu Phật tại gia như chúng ta, dù hành trì theo pháp môn nào, đốn giáo hay tiệm giáo, là Đại thừa hay Tối thượng thừa, thì con đường giải thoát triệt để cũng có nhiều tầng nấc sâu xa lắm. Nghĩa là, đối với những người tu học theo Tổ sư Thiền chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào duyên phước sâu dày và nỗ lực của tự thân để có thể hốt nhiên thấy tánh là đã có thể tự coi như có thể giải thoát được ngay trong đời này, như phần lý nhập của tôn chỉ Tông Thiền, là "trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật". 

Về lý thì đúng thiệt tôn chỉ của Tổ sư là như vậy, nhưng những người tu Phật tại gia ngày nay theo pháp môn tối thượng của Tổ, Phật lại quên mất một điều là, để được lột xác trở thành người thực sự giải thoát hiện tiền, một người có thể thõng tay vào chợ, nghĩa là tự tại đến đi, vượt ngoài nhơn quả, cũng là hiện tiền giải thoát, thì còn cần phải kinh qua ở cả hai con đườnglý nhập và hạnh nhập. 

Cho nên, có lẽ do ngã mạn, cao ngạo nên người ta thường quên mất công đoạn thứ hai vô cùng quan trọng là hạnh nhập, nên chi vừa mới có chút ánh sáng nhờ công phu tu tập (lý nhập), đã vội cho mình là đắc pháp, đã vội sánh mình đồng với chư Tổ không khác. Những ngộ nhận ấy đã khiến không ít người huyênh hoang tuyên bố nào là nhứt thiết pháp không, không ta không người, không tu không chứng, không thánh không phàm, hay không cần biết chay mặn, hoặc giữ gìn cấm giới của nhà Phật gì cả. Những lời như thế là thể hiện sự hiểu biết chưa là gì cả, là cái tâm "chấp không" to lớn, là đang tự dấn bước vào các pháp đoạn diệt, tà kiến mà không tự biết, hoàn toàn khác cái chỗ thấy biết như thật của trí Bát-Nhã. 

Vì sao thế? Vì khi nói đến hai chữ hạnh nhập thì ai cũng thấy quá dễ dàng, bỡi nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm. Bằng nếu xét cho thật cặn kẽ thế nào là hạnh nhập như đúng ý nghĩa của nó là, thì mới thấy rằng con đường phía trứơc của chúng ta còn lắm chông gai. Chông gai đó chính là sự giữ mình để sao cho việc hành trì phải thật trọn vẹn bốn đại hạnh mà Tổ-sư đã chỉ cho chúng ta cần phải vượt qua. Bốn hạnh ấy cũng là điều kiện tất yếu để tự giải thoát sanh tử, đó là Tuỳ duyên hạnh, Vô cầu hạnh, Báo oán hạnh và Xứng pháp hạnh vậy. 

Nói một cách rõ hơn, thường thường người ta sáng lý nhưng còn ngại sự, nghĩa là lý sự còn ngăn ngại nhau, chưa được dung thông, tương xứng, vào ra hoà hợp làm một. Đây là một cái tật lớn của hầu hết những người có trí tuệ linh lợi, tu Phật tại gia theo Tông-Thiền đốn ngộ, nếu không muốn nói là có cả những vị xuất gia nữa. Bỡi nếu không phải như thế thì ở đâu sản sinh ra những người tự xưng là Trưởng tử Như-lai đắc pháp Thiền của Phật mà lại quay ra huỷ báng chư Tổ, song song với việc bài xích các kinh điển của Phật như đã từng xảy ra trong thời gian vừa qua ?. 

 Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin nêu ra đây một mẫu đối đáp nhỏ, cũng có thể gọi là một Công-án Thiền của người xưa, có chút dính dấp tới nội dung của bài viết này, khi mà trong đó tôi có đề-cập đến những chữ vô-sự, giải thoát hiện tiền, đến cái tâm hết muốn lìa phàm, mong Thánh, đến cái “bình-thường tâm” tự nhiên như nhiên của các bậc giải-thoát. 

     Một vị tăng hỏi Thiền-sư Mục-Châu :

      - Suốt ngày mặc áo, ăn cơm. Làm sao để khỏi mặc áo, ăn cơm ? 

      Ngài Mục-Châu đáp : - Cứ mặc aó, ăn cơm . 

      Vị tăng trả lời : - Bạch thầy, con không hiểu. 

      Ngài Mục-Châu đáp : - Không hiểu thì cứ mặc áo, ăn cơm. 

Có hiểu hay không hiểu, có đạt ngộ hay không đạt ngộ, có là phàm hay thánh thì vẫn cứ phải mặc áo ăn cơm bình thường, không cần gì phải bỏ cơm cháo, lìa áo quần. 

Sắc tức không, không tức sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, đó là chân lý muôn thuở, mà từ khởi thủy có chúng sanh và có chúng sanh tâm  biết nghĩ nghị xuất hiện, nhẫn đến vô chung, vô cùng, chân lý ấy vẫn luôn bất biến.

Chỉ có năm từ "cứ mặc áo ăn cơm" mà dường như Ngài Mục-Châu đã phơi bày hết gan ruột, không hề dấu giếm một chút gì cái chỗ thật chứng "đắc vô sở đắc" được thành tựu trong suốt cuộc đời tu hành của mình. Ngài đã tự thể hiện ở chính mình và chỉ dạy trực tiếp cho vị tăng kia một cách quá rõ ràng, thế nào là cái tâm giải-thoát hiện tiền, cái tâm dung thông, vô-vi, bình-thường, không lìa phàm,  không mong  thánh, là trụ tâm vô sở trụ, là thường trụ pháp giới, hoàn toàn đối nghịch với cái tâm "có - không" này nọ trói buộc của vị tăng. Năm từ ấy là một lời chỉ thẳng ngay tâm, rằng ông hãy cứ sống với cái tâm bình thường vô cầu, vô dục đi, chuyện gì phải mong cầu này nọ để khỏùi phải uống nước ăn cơm, cũng là việc làm chẳng thông lý sự chút nào, mà ý tưởng đó vừa chợt khởi trong tâm ông cũng là như tên bắn trói buộc ông vào tử sanh nhơn quả. 

Lúc nào cũng “Cứ mặc áo ăn cơm ” một cách bình thường. Nếu tinh mắt một chút, chúng ta nhận ra ngay, mê ngộ chẳng có hai đường, mà chỉ một cái láy nhỏ trong chỗ thấy biết trước mỏ ác sẽ làm thay đổi tất cả, từ bản thân đếán sơn hà vũ trụ

Hãy liên tưởng tới sự trói buộc của chúng sanh vào nhị nguyên nhơn quả, chẳng khác cánh cữa dính mắc vào cái bản-lề. Cái bản lề không cho cánh cữa được tự do vượt thoát khỏi sự trói buộc của nó, mà chỉ phải vận động theo hai chiều của đóng hoặc mở, của sáng hoặc tối, có hoặc không, phải hoặc trái, ít hoặc nhiều, phàm hoặc thánh vv…và vv. Lẽ nhơn quả cũng trói buộc chúng sanh như thế. Hễ không sáng thì tối, không sướng thì khổ, không phải thì trái, ….cho đến vô cùng vô tận. Chỉ khi nào tự vượt thoát được trói buộc đó, thì liền thăng hoa, giải thoát.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/10/2021(Xem: 2966)
30/07/2014(Xem: 12804)
12/03/2023(Xem: 2388)
01/09/2014(Xem: 18006)
27/02/2018(Xem: 14782)
26/10/2021(Xem: 4585)
20/01/2013(Xem: 18205)
28/06/2017(Xem: 8817)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :