Patin

23/02/20172:52 CH(Xem: 5594)
Patin
PATIN
Toại Khanh

doc hanhTôi vừa trở về từ một chuyến đi xa vài hôm. Một cách nói thiệt đẹp, là đi hoằng pháp độ đời, dù rõ ràng suýt nữa bị đời độ. Đầy ắp mươi tiếng đồng hồ ở đó là những tái ngộ, sơ ngộ và cả hạnh ngộ. Gặp lại dăm gương mặt quen cũ, biết thêm vài gương mặt mới, và nổi bật là em, một người mới gặp lần đầu. Mát lạnh mà cũng se sắt, đại khái như một làn gió độc. Tôi trúng gió và chỉ có một mình.

Đêm đầu tiên trở về nhà, giữa khuya khoắt, một mình trên chiếc giường nhỏ xíu, nơi bỗng nhiên là cõi chiến trường với một lực lượng không cân sức. Ta yếu địch mạnh, hỏa lực được điều động ở mức hy sinh. Kinh văn được huy động khẩn cấp, ào ạt, vậy mà nhiều lúc cứ tưởng phải xài tới cờ trắng. Kinh Bẫy Mồi được đưa lên tuyến đầu. Có bốn bầy nai từ rừng về làng: Bầy một say mồi quên lối về rừng, chết sạch. Bầy hai lánh hẳn nhân gian theo cách nghĩ cực đoan, lúc đói quá bấm bụng mò về và thiếu cảnh giác, sập bẫy không thoát một con. Bầy ba khôn ngoan biết rút lui trước khi sập bẫy, nhưng chỗ ẩn nấp lại nằm trong vùng không an ninh, cũng lần lượt có đi mà không về. Bầy bốn tinh quái nhất, biết ăn mồi chừng mực và chỗ giấu mình nằm ngoài tầm kiểm soát của thợ săn. Mình thuộc bầy nai nào đây? Chịu!

Bỗng nhớ một bài báo vừa đọc cách đây không lâu. Trong đó đăng tin một chiếc phi cơ không bung được bánh đáp, phải hạ cánh bằng bụng, thập phần nguy hiểm, may mà phút cuối vạn sự an lành. Rõ ràng, khi bánh đáp không mở được, người ta chỉ có thể có hai liên tưởng: Hoặc là đáp bằng bụng, một chuyện liều lĩnh chỉ mới nghĩ đến đã nghe lạnh người, hoặc là bay mãi trong không gian, nhưng đó lại là điều bất khả. Phật dạy chúng tôi cứ như một cánh chim trời: Bình bát là chiếc mỏ kiếm ăn và lá y là đôi cánh. Nhưng so với chiếc phi cơ, chẳng ngờ chúng tôi lại có điểm tương đồng: Tuy là những cánh chim trời, nhưng chúng tôi phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn như một chiếc phi cơ. Cất cánh hay hạ cánh đều phải tuyệt đối chính xácan toàn. Sai sót một li, người đi không về. Trên từng bước hành đạo và hoằng đạo, chúng tôi có thể bỏ mạng chỉ vì một lí do nhỏ xíu. Vậy mà trong chuyến bay vừa rồi tôi gặp em. Và em như một làn gió độc, mong manh mà chết người. Em không hề ngờ rằng chiều nay tôi về giữa lúc vừa trúng gió mà không có nổi một bè bạn. Tôi đã như một phi công bạt mạng hạ cánh cô đơn trên một phi đạo không đèn. Gian phòng đọc sách của tôi mọi khi ấm cúng quá chừng, nhưng đêm nay, lần đầu tôi chợt nhớ ra là bức tượng Phật ở đó bằng đồng. Lạnh ngắt và xa lạ!

Tự thấy đang ở thế bị động nguy hiểm, tôi tung chăn rời giường đi tìm thêm quân lương, sách lược. Ngang qua chỗ để cái TV, chẳng biết cái gì xui khiến, thò tay bấm nút mở. Một sân băng ngút ngàn, trắng xóa, với một bóng người đang xoay tít trên đó. Thon gọn, rắn chắc, uyển chuyển mà mạnh mẽ. Ngồi xuống mà xem, quên mất vì sao mình ra đây. Trời sao giống hoàn cảnh của mình quá vậy!

Bên dưới mũi giày của cô bé trên đó là một mặt băng trơn khủng khiếp. Nó được tạo ra từ nước, vốn không phải cho những bám víu lâu dài. Ai trên đó cũng phải di chuyển liên tục, càng nhanh càng tốt. Xê dịch, lìa bỏ, dứt khoát, ngắn gọn…Đứng lại chỗ này, rõ ràng là một sự cố, một sự bất thường, kể cả bất tường. Dừng lại là té ngã, là tai nạn, là xây xát, là đau đớn. Phải đi tới, không được ngừng lại, trừ phi bước khỏi sân băng, bỏ lại cuộc chơi. Nhưng động tác rời sân cũng phải đúng điệu, ai cũng có thể té huỵch trong giây phút chối từ sân băng. Vì bản chất của nó là nước, là bất trắc, không thể tin cậy.

Xin cảm ơn em, người đã cho tôi cậy nhờ vài tiếng đồng hồ để làm một cuộc trầm luân thơ mộng trong tâm tưởng. Xin cảm ơn cô bé trên sân băng đã bày tôi một kỹ thuật sống đời. Ai cũng là người ơn của tôi.

Tôi trở vào ngủ lại và trong cơn mê chập chờn, bỗng thấy em bồng bềnh trên một đám mây trắng, bay lướt ngang tôi với một nụ cười đẹp không chịu nổi: Con nè sư, con đùa thôi, nhưng sư đã thắng. Ai cũng chỉ là kẻ bên đường, về tới cuối đường thì ai cũng còn lại một mình sư ơi!

Tiếng chuông điện thoại reo giữa đêm, tôi liếc nhìn dãy số mới thấy lần đầu và biết là đã đến lúc mình tập trượt băng. Tôi nghe đau nhiều nơi ngực trái. Mà thôi. Băng rồi sẽ tan, gì rồi cũng tàn. Tôi đã quá sợ những chuyến bay mù mịt, và có lẽ suốt đời vẫn sợ hoài những phi đạo không đèn. Và dĩ nhiên, cả những buổi chiều nhiều gió.

Toại Khanh

Bài đọc thêm:
Kinh Bẫy mồi (Thích Minh Châu)

 

TOẠI KHANH

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/10/2020(Xem: 3924)
17/02/2015(Xem: 8668)
13/11/2015(Xem: 7484)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố rằng một cậu bé Mông Cổ sinh ra ở Mỹ là tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng thứ ba trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu bé tám tuổi được chụp ảnh với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại một buổi lễ diễn ra ở Dharamshala thuộc tiểu bang Himachal Pradesh của Ấn Độ.
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.