Nhân Ngày Giỗ Nhị Tổ Pháp Loa Nhớ Về Những Lời Dạy Của Ngài Và Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ

29/03/20174:38 CH(Xem: 9124)
Nhân Ngày Giỗ Nhị Tổ Pháp Loa Nhớ Về Những Lời Dạy Của Ngài Và Của Hòa Thượng Thích Thanh Từ

NHÂN NGÀY GIỖ NHỊ TỔ PHÁP LOA
NHỚ VỀ NHỮNG LỜI DẠY CỦA NGÀI VÀ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ 
Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

  

Phap Loa
Tượng Nhị tổ Pháp Loa trong
Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt

Hôm nay, mồng 3 tháng 3, đúng ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa. Sau thời thiền sớm mai, tôi dành thời gian đọc về, nhớ về, niệm tưởng đến những lời dạy quý báu của Nhị Tổ Trúc Lâm cũng như của Hòa thượng Thích Thanh Từ, người đã có công làm sống lại thiền phái Trúc Lâm.

Chuyện rằng, một hôm mở hội thuyết pháp, Tổ Pháp Loa lên tòa và nói: “Đại chúng! Nếu nhắm thẳng vào đệ nhất nghĩa mà nói thì động niệm liền sai, mở miệng là lầm, làm sao mà xét? Làm sao mà quán? Hôm nay căn cứ vào dấu (non) thứ 2 mà nói, cũng không được thế ấy.

Rồi Ngài nhìn 2 bên và nói: “ Trong đây có người nào đầy đủ con mắt lớn chăng? Nếu có, hai cặp chân mày chẳng cần vén lên. Bằng không, bần đạo chẳng khỏi miệng nói ba hoa, đề ra những điều hủ mục, đáp những lời tạp nhạp. Chỉ vì các ông nhồi lại thành một khối hỗn độn. Lắng nghe! Lắng nghe!

Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc. Bản tánh lặng lẽ, không thiện không ác. Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đã cách xa trời đất. Phàm Thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có 2 đường. Cho nên biết tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật. Người người sẵn được, kẻ kẻ chọn thành. Phật tánh pháp thân như hình như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ gì nhìn thấy. Cần phải tìm xét, đâu chẳng nghe nói “ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: “cửa giới, cửa định, cửa huệ, ông không thiếu sót, cần phải quản quán nơi mình. Phàm những tiếng ho, tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh gì? Biết được tánh này ấy là tâm gì? TÂM TÁNH rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải, Pháp tức là TÁNH, Phật tức TÂM. TÁNH nào chẳng phải là Pháp? TÂM nào chẳng phải là Phật? Tức TÂM tức PHẬT, tức TÂM tức Pháp. Pháp vốn chẳng phải Pháp, Pháp tức là TÂM. TÂM vốn chẳng phải TÂM, TÂM tức là PHẬT”.

Tích kể rằng, đến ngày mồng 1 tháng ba, Thượng hoàng Trần Minh Tông đích thân đến thăm bệnh Nhị Tổ Pháp Loa và gọi thái y đến trị bệnh cho Ngài. Đến tối mồng 3 tháng 3, Ngài trở bệnh nặng, Ngài Huyền Quang thưa “Xưa nay đễn chỗ ấy, buông đi là tốt hay nắm lại là tốt?”

Ngài Pháp Loa bảo “Thảy đều không can hệ”

Ngài Huyền Quang hỏi “Khi thảy đều không can hệ thì thế nào?”, Nhị tổ Pháp Loa bảo “Tùy xứ Tát Bà Ha”. Lúc đó đệ tử đồng đến thỉnh “Người xưa lúc sắp tịch đều có để kệ dạy đệ tử sao riêng Thầy không có?”. Nhị Tổ Pháp Loa quở trách họ.

Giây lâu Ngài ngồi dậy, bảo đem giấy lại viết. Nhị Tổ viết một bài kệ:

“Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
 Tứ thập dư niên mỗng huyễn gian
Trân trọng chư nhơn hưu tá vấn
Na biên phong nguyệt cánh man khoan”

Dịch là “Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn
Hơn bốn mươi năm, giấc mộng vàng
Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi
Bên kia trăng gió rộng thênh thang”.

Viết xong, Nhị Tổ Pháp Loa ném bút, an nhiện thị tịch, thọ 47 tuổi. Đệ tử theo lời phó chúc của Ngài đem nhục thể lên nhập tháp tại Thanh Mai Sơn.

Thái Thượng Hoàng ngự bút ban hiệu cho Ngài là Tịnh Trí Tôn Giả. Tháp tên là Viên Thông. Thái Thượng Hoàng tặng 10 lượng vàng để xây tháp và đề một bài thơ.

Ngày 3 tháng 3 âm lịch, Nhị Tổ Pháp Loa viên tịch. Ngài để lại rất nhiều tác phẩm lớn trong đó có Đoạn sách lục, Tham thiền chỉ yếu (Thiền đạo yếu học), Kim cương đạo tràng Đà La Ni kinh, Tán Pháp Hoa kinh khoa sớ, Bát Nhã Tâm kinh khoa.

Hôm nay đúng ngày 3 tháng 3, ngày Tổ Pháp Loa viên tịch. Con ngồi nghĩ và ngẫm về ý chí học đạo của Ngài. Ngài tuy là dân giã ít học nhưng chí học đạo cao. Ngài tự tìm tòi để tự trau dồi mình. Ngài tự đọc bộ kinh Hải Nhãn (có thể là kinh Thủ Lăng Nghiêm) đến bảy chỗ hỏi tâm và đoạn thí dụ khách trần ở sau. Ngài xem đi xem lại nhiều lần. Bỗng nhiên Ngài có chỗ vào. Ngài lại phát được tâm cầu vô thượng bồ đề. Rồi lại biết gần gũi nương tựa thiện tri thức. Ngài tìm đến, thân cận nhiều hơn với Điều ngự Giác hoàng. Thế rồi cũng có lúc Ngài chợt đại ngộ. Từ đây Ngài tiến bộ rất xa trên con đường hành đạo.

Đúng ngày giỗ Nhị Tổ Pháp loa, con ngồi ngẫm về thành tựu các công tác Phật sự của Ngài. Trong đời lãnh đạo phái Trúc Lâm, Ngài đã thành tựu những công tác Phật sự rất lớn như đúc tượng Phật, kể cả lớn nhỏ, có hơn 1.300 vị, tạo đại gia lam được 2 ngôi chùa, xây tháp được 5 ngọn, lập tăng đường hơn 200, độ tăng và ni hơn một muôn năm ngàn (1.500), in được 1 bộ Đại Tạng Kinh, đệ tử đắc pháp hơn 3.000, thành đại pháp sư có 6, độ người quy y Tam Bảo không biết bao nhiêu.

Đúng ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, con ngồi tĩnh tâm và thực sự khâm phục thành tích Phật sự của ngài. Thật là vẻ vang. Thật là hiếm có. Ngài thật sự là một vị Tổ sư thiền. Ngài đã làm tròn được bổn phận của một vị chân Tăng, trên đã đền được ơn Phật Tổ. Ngài đã làm sáng lạn dòng thiền Trúc Lâm.

Sớm mai ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, với tâm thành kính thiết tha, con xin nhớ về Ngài, một bậc thầy lớn về thiền. Từ vị thầy của mình là Hương vân Đại Đầu Đà, Ngài lại nối tiếp dòng thiền, truyền lại cho vị Tổ Sư thứ 3 là Tổ Huyền Quang. Như vậy, Ngài đã trọn bổn phận làm trò mà cũng trọn bổn phận trao truyền cho kẻ hậu lai tiếp nối, làm phát triển thêm dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.   

Đúng ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, con tọa thiền và nhớ về Ngài, vị Tông Sư đã khai thị cho người tu thiền là phải thấy TÁNH. Ngài dạy “Là người học Phật, trước hết phải thấy tánh”. Thấy tánh, không phải có TÁNH bị thấy. Nói thấy là chỗ không hề thấy mà thấy vậy. Cho nên nói thấy, thấy không phải thấy thì CHÂN TÁNH hiện. Tánh thấyvô sanh, sanh thấy thì chẳng thể có, chẳng có cái tánh thật mà thấy thật không dời đổi. Thế nên, như Ngài dạy, là CHÂN THẬT THẤY TÁNH.

Sớm nay, con ngồi và nhớ về Ngài, người tuy xuất thân từ dân giã nhưng gặp lúc có thể hưởng được danh lợi, quyền lực nhưng Ngài vẫn giữ được phẩm hạnh của 1 tỳ kheo. Khi Ngài ở địa vụ Tổ thì những hàng thái hậu, công chúa, vương công quý trọng Ngài, cúng dường rất nhiều lợi dưỡng. Cho đến cả nhà vua cũng tôn vinh ngài như là bậc Thầy. Họ đua nhau cúng đất, vàng, tiền,… nhưng Ngài phải tự xin giảm dần những đồ cúng dường đó. Ngài từ chối cả thuyền vua cúng dường để tiện việc đi lại cho Ngài. Ngài chỉ lo cho Tam Bảo mà không lo cho cá nhân Ngài. Ngài chỉ nhạt mùi danh lợi, say mùi đạo, mở cánh cửa từ bi, khép cánh cửa thế gian thường tình nên danh lợi dầu có mấy cũng không phủ chụp được tiết thảo của một bậc chân tu.

Sớm hôm, con ngồi tĩnh tưởng nhớ đến việc dạy thiền, dạy đạo của Ngài. Với tư cách là một Tổ Sư của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Ngài đã phát huy đúng mức Đạo Thiền. Dòng thiền Tổ Sư là dòng thiền KIẾN TÁNH nên phải xứng tánh khởi tu, hay phải thấy TÁNH khởi tu. Vì thế TÁNH là một thuật ngữ rất chuyên môn trong nhà thiền. Ngài dạy cho người tu làm sao thấy đươc TÁNH.  

Sáng sớm ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, con ngồi với tâm rỗng lặng, tự hỏi Nhị Tổ Pháp Loa, Ngài đang ở đâu? Ngài ở phương Trên, phương Dưới, hay ở phương Đông, phương Tây phương Nam, phương Bắc. Con tha thiết, chí thành cầu thỉnh Ngài quang lâm đạo tràng cho chúng con được lân mẫn. Sáng hôm nay thầy trò chúng con tưởng nhớ đến Ngài tại Pháp Loa thiền tự trên núi Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội.

Ngồi tĩnh tâm với tâm thành kính, con xin được thành tâm thưa trình, vì nguyên nhân nào, Ngài lại xuất gia hành đạo? Làm cách nào chúng con học theo Ngài để có thể CHÂN THẬT THẤY TÁNH.

Sớm mai ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, sau thời thiền, con ngồi xem lại sách “Phật pháp căn bản” của Hòa thượng Thích Thanh Từ, con ngồi xem lại chương trình Hòa thượng Thích Thanh từ nhắc nhở Phật tử tại Thiền viện Sùng Phúc, rồi lễ giỗ cố hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Nhân ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, con ngồi nhớ về công hạnh của Tổ để hàng hậu học chúng con luôn nhớ công ơn Tổ sư, để tu tập tốt hơn, tinh tấn hơn.

Trong đầu con đang văng vẳng những lời dạy rằng làm được điều lợi ích gì, có bao nhiêu công đức, đều hồi hướng: Trên đền đáp bốn ơn; Dưới cứu giúp ba loài.

Sớm mai ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, con ngồi ngắm bộ sách XUÂN TRONG CỬA THIỀN do ban Văn hóa thiền viện Thường Chiếu phát hành ghi lại các bài giảng của Hòa thượng Tôn Sư Thích Thanh Từ mà thấy hạnh phúcbình an kỳ lạ. Sớm nay không đủ thời gian đọc nên con chỉ cần ngồi ngắm trong bình an ngày mới đã thấy tuyệt vời lắm rồi. .

 

Nhân ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa, sớm nay, sau thời tọa thiền, con đã xin gieo năm vóc xuống đất đảnh lễ Tam Bảo, đảnh lễ Tam Tổ Trúc Lâm, đảnh lễ các Tổ từ trước đến nay. Con nguyện nương theo lực từ của Tam Bảo, của chư Tổ gia hộ để được hành thiền tinh tấn, đế thấy được Tánh. Con ngưỡng mong tất cả chúng sinh trước sau đều hạnh phúc trong ánh từ quang nơi Tam Bảo và nơi các Tổ. Con thành thật nguyện mong chúng con và tất cả chúng sinh được khơi nguồn trí tuệ, biết yêu thương tất cả.

Con nguyện hành thiền thật tốt, tu tập thật tốt. Những gì chúng con đã làm và những gì đang và sẽ đến, thiết nghĩ, chẳng cần phải nhọc công theo dõi kết quả. Việc của chúng con bây giờ là nỗ lực tinh tấn không ngừng. Chúng con xin học theo hạnh của Nhị Tổ Pháp Loa và các Tổ. Đã đi là đến, miễn là mình đi. Chuyện trí tuệ đến nhanh hay chậm chẳng cần để ý làm gì vì chúng con không thể thúc ép được trí tuệ. Mọi kết quả sẽ do nghiệp lực tự vận hànhtích lũy, do quyết tâm hành thiền và tu tập.

Khi trồng cây, chúng ta không thể thúc ép cây mọc nhanh vì cây có quá trình sinh trưởng của nó. Việc của chúng con là đào đất, trồng cây, tưới nước, bón phân, .. còn cây mọc thế nào là chuyện của cây. Nhân ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa chúng con xin vững tin vào những việc làm thiện đã và đang làm, và quyết tâm hành thiền mỗi ngày để cây tuệ mọc tốt và ra hoa kết trái.

Sáng nay chúng con cùng bên nhau tổ chức giỗ Nhị Tổ Pháp Loa tại Sóc Sơn. Hạnh phúc thay. Bình an thay. Một ngày ý nghĩatrọng đại.

Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty sách Thái Hà





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/11/2020(Xem: 6947)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.