Quả táo thần kỳ của Kimura

18/12/20173:29 CH(Xem: 14960)
Quả táo thần kỳ của Kimura

QUẢ TÁO THẦN KỲ CỦA KIMURA
Nguyễn Mạnh Hùng

 

Qua-tao-than-ky-cua-KimuraChúng tôiẤn Độ và Nepal 15 ngày trong chuyến hành hương đến những thánh tích nơi Đức Phật đã từng đặt chân. Tại bất cứ nơi nào, chúng tôi cũng thiền tọa, thiền hành, ngồi yên để nhớ lại những năm tháng của Đức Phậttăng đoàn 2.600 năm trước. Chúng tôi ngẫm về cuộc đời đức Đức Phậtnhận ra rằng Ngài là một bậc Giáo chủ độc nhất sinh ra dưới cây vô ưu taị vườn Lâm Tỳ Ni, hành thiền cho đến giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề, thuyết pháp lần đầu tiên tại vườn NaiBa La Nạicuối cùng nhập Niết Bàn dưới hai cây SaLa tại Kushinagar. Đời sống của Đức Phật là gần gũi thiên nhiên, sống với cây xanh và rừng núi. Đức Phật thật sự là tấm gương lớn thân thiệnbảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.

Vừa về Việt Nam, mở email và nhận từ bạn tôi 2 đường link, ngay trong đó nêu rõ, mỗi năm Việt Nam có trên 94.000 ca tử vong do ung thư, gấp hơn 9 lần số người chết vì tai nạn giao thông.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/94-000-nguoi-chet-do-ung-thu-moi-nam-gap-9-lan-tngt-408872.html 

Một link thứ 2 làm tôi giật mình khi đọc thông tin WHO xếp Việt Nam trong top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi ngày trung bình có khoảng 315 người chết vì ung thư.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ung-thu-viet-nam-nam-top-2-tren-ban-do-ung-thu-the-gioi-332534.html 

Thế rồi bạn bảo đọc ngay cuốn sách quý “Quả táo thần kỳ của Kimura” đi. Tôi đọc ngấu nghiến trong một đêm. Hôm sau tôi đọc lại. Rồi tôi ngồi suy ngẫm.

Chiều tối hôm nay tôi đã ngồi đọc lại lần thứ 3 và không thể không viết những dòng chữ này để chia sẻ với không chỉ những người con Phật mà với bất cứ ai quan tâm đến sức khỏe của chính mình và người thân, đến môi trường sống và xã hội tốt đẹp. Thật sự là muốn ai cũng đọc để giật mình, học hỏi và tự làm 1 việc gì đó dù rất nhỏ, cho chính mình và gia đình mình trước đã.

Cuốn sách “Quả táo thần kỳ của Kimura” viết về chính người nông dân đặc biệt người Nhật Kimura

Kimura là một nhân vật đặc biệt. Ông bị rụng hết răng cũng chỉ vì cây táo.
Kimura kỳ diệu bởi ông thật thà và chân thật đến khó tin.
Kimura đam mê cây táo hơn bất cứ thứ gì trên thế gian này.

Nếu như Napoleon Hill dành ra 30 năm để nghiên cứu 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ để viết lên cuốn sách bất hủ “Think and grow rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu” thì Kimura bỏ ra 8 năm thử nghiệm vườn táo của mình. Và thế mới có cuốn sách “Quả táo thần kỳ của Kimura” vừa mới in xong chứ.

apple soup
Món súp apple lạnh

Nếu đến Tokyo, bạn có thể biết đến 1 nhà hàng khiêm tốn ở Shirokanedai. Nhà hàng này luôn được đặt kín chỗ từ cả nửa năm. Trên bảng thực đơn chỉ có duy nhất 1 món “Súp táo Kimura”. Đầu bếp Iguchi Hisakazu vừa cắt tào vừa tâm sự “Táo không hư thối là do chứa đựng tinh thần của người trồng”.

Táo của Kimura chắc, giòn đến độ cắn vào như nghe thấy cả tiếng rộp. Ngọt mạnh và chua. Táo của Kimura tràn đầy “sinh mệnh”.

Táo của Kimura có vị “Vốn dĩ là táo” Không phải chỉ ngọt hay tươi mà để lại cảm giác như “tác phẩm điêu khắc của mùi vị” – phức tạp, có chiều sâu mà thứ quả gọi là táo vốn ẩn chứa.

Kimura trồng táo không thuốc bảo vệ thực vật và không phân bón mà táo cho ra quả. Táo của Kimura ngon đến khó tả. Nếu bạn được thử 1 trái thôi. Có thể 1 quả bị cháy, nứt ra, không thẻ thành táo thương phẩm được. Nhưng đối lập với vẻ ngoài xấu xí, trái táo đó khác hẳn bất cứ trái táo nào mà chúng ta được ăn từ trước đến giờ. 

Kimura là người nông dân quá đặc biệt. Ông không dùng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón mà vẫn khiến những cây táo ra trái trĩu trịt. Táo Kimura ngon đến lạ kỳ

Bí quyết là cả câu chuyện dài trong cuốn sách đặc biệt “Quả táo thần kỳ của Kimura” nhưng khi hỏi, Kimura lại trả lời quá khiêm nhường rằng “Chắc là thấy tôi ngốc nghếch quá thể nên cây táo nó cũng sốc quá mà cho quả”

Akinori Kimura
Người đầu bếp và chủ nhân vườn táo Akinori Kimura

Việc trồng táo không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón của Kimura là kết quả kỳ công với bao gian lao và vất vả không chỉ của mình ông trong 8 năm trời. Cả gia đình bị ảnh hưởng theo vì 8 năm đó cả gia đình lớn của ông không có thu nhập.

8 năm trời tưởng như thất bại nhưng Kimura vẫn quyết tâm đến cùng.Kimura lại tâm sự tiếp rằng “Vì quá ngốc nghếch nên tôi luôn tâm niệm làm mãi rồi cũng được. Đấy, cứ nghĩ thế, giống như con lợn lòi hùng hục lao về phía trước thôi”.

Vườn táo của Kimura không thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón nên um tùm cỏ dại. Nhiều sâu bọ vẫn sống, ếch dẻ trứng, chim hót líu lo.
Vườn táo của Kimura như thiên đàng, là 1 nơi thật dễ chịu. Chắc chắn những cây táo cũng đang rất dễ chịu, rất hạnh phúc.

Nghĩ đến quả táo thần kỳ của Kimura, tác giả Takuji Ishawa nhớ đến thứ nước trái cây được uống ở 1 lần ở chợ của thành phố trung tâm vùng Amazone, Manaus. Người người qua lại dưới cái nóng chói chang. Thứ nước quả ở 1 quầy sơ sài có vị của cuộc sống mà dường như đến tận lúc đó tác giả chưa từng được uống.

Kimura’s apples
Kimura’s apples

Nhớ về quả táo thần kỳ của Kimura tôi nhớ về đức tính cần cù lao động, lấy sự thanh sạch làm cốt lõi. Kimura cũng như những người bạn Nhật Bản mà tôi đã gặp suốt mấy chục năm qua luôn cặm cụi, cần cù làm việc. Họ cần mẫn quét dọn sạch sẽ từng ngóc ngách của đảo quốc bé tí này, trồng lên đó nào là lúa, chăm bón nào là đậu, nào là rau màu và sinh sống.

Trồng táo Kimura không chỉ cho táo ngon, táo bổ, táo đặc sản, không có thuốc bảo vệ thực vật mà còn là một thứ đạo đức.

Vườn táo của Kimura không hề được phun 1 giọt thuốc bảo vệ thực vật, không hề bón đạm, lân, kali hay bất cứ thứ phân hóa học nào.

Không khoa trương chút nào, Kimura đã thực hiện được việc quan trọng đối với tương lai của nhân loại hơn cả việc chế tạo tàu vũ trụ hay đặt chân lên mặt trăng. Thật sự là vậy. Bởi ngày nay, ở đâu chúng ta cũng ăn uống toàn thức ăn chứa đầy hóa chất mà thôi. Chúng ta đang tự rước chất độc vào thân thể mình và tự giết chêt chính mình. Còn Kimura thì không. Ông đi ngược lại với loài người tham lam, muốn năng suất, muốn giàu và giàu mãi.

Bạn biết không, ngày nay, cả Ai Cập, Lưỡng Hà, Sông Ấn,… những vùng đất phồn thịnh của văn minh cổ đại đều đã sa mạc hóa hoàn toàn. Bởi con người chặt phá rừng và tàn phá kiệt quệ. Những thành phố và những khu rừng sầm uất thời Đức Phật tại Ấn Độ và Nepal cách đây 2.600 cũng đã biến mất. Bằng chứng là những gì chúng tôi thấy sau 15 ngày vừa ở những nơi đó.

Con người hiện đại có thể cười và cho rằng đó là họ khôn ngoan. Từng có thể biến mất, ta vẫn có thể vô tư lự được vì có thể vận chuyển cây cối từ những khu rừng khác chưa bị hủy hoại. Vùng đất này bị sa mạc hóa, ta vẫn có thể lấy vùng đất khác làm vườn nhà mình. Thế nên ta hầu như giả vờ không biết những gì sắp xảy ra.

Những việc làm của con người hiện đại chẳng lẽ cứ thế mà diễn biên mãi mãi.

Những việc làm của Kimura phải chăngduy nhấtđơn độc.

Kimura nhiều năm qua đi khắp đất nước Nhật để tiếp tục hướng dẫn trồng cây, làm nông nghiệp. Đối tượng nhận được không chỉ là nông dân trồng táo. Đến cả những người trồng lúa, trồng rau, trồng trà, ô liu, xoài,… đều nhận được những lời khuyên và sự hướng dẫn của Kimura. Họ đang cùng nhau chuyển dịch sang nông nghiệp không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, gần gũi với thiên nhiên.

Bạn biết không, những vùng đất được tiếp cận với phương pháp của Kimura dù là ruộng nước hay vườn đều trở nên làu mỡ, đến mức trông hoàn toàn khác biệt.

Rồi Kimura được nhiều nước trên thế giới mời đi diễn thuyếtchỉ đạo nông nghiệp.

Bạn ạ, nếu cái rễ bị khô héo thì con người sẽ không thể sống được. Kimura chăm sóc rễ cây, chăm sóc cội nguồn. Luật nhân quả của vũ trụ chẳng bao giờ sai.

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến 1 chi tiết rất thú vị ở trong 1 cuốn sách nào đó đã đọc. Thông điệp rằng một cuộc gặp gỡ có thể thay đổi cuộc đời. Nội dung rằng, nếu ta gặp được những người mà ta cảm thấy ngưỡng mộ, ta có thể có thêm ước mơ, động lực để phấn đấu.

Tôi chợt nghĩ, vậy thần tượng của mình là ai. Dĩ nhiên là Kimura thật rồi.

Thần tượng của tôi là gì nhỉ. Dĩ nhiên là táo Kimura thật rồi.

Tôi suy ngẫm đến những vườn trái cây ở Việt Nam không dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Liệu chuyện đó có thành sự thật. Liệu người Việt Nam có cơ hội và có quyền được thưởng thức thật nhiều loại trái cây hoàn toàn sạch. Khi đó sức khỏe của người dân Việt Nam chắc chắn được cải tiến rõ rệt. Liệu Việt Nam có những người nông dân (và cả các nhà khoa học, các doanh nhân) như bác Kimura. Tôi mơ ước gặp họ quá.

Hôm qua chị Vinh từ Tokyo Nhật Bản nhắn tin mời sang Nhật ăn tết dương lịch. Nếu  không cũng sang nhân dịp Phật Đản để đến dự lễ lớn tại Vương đường Phật Giáo. Tôi mà đi Nhật, nhất định nhờ chị  Vinh hay anh Hùng chở đi thăm vườn táo của Kimura để tận mắt đến vườn và thấy những quả táo nhần kỳ của Kimura.

Và tôi đã quyết định, nhân dịp diễn ra Hội Sách Mùa Đông từ ngày 22 đến 24 tháng 12 tại Phố Sách 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội tôi sẽ dành buổi chiều từ 16h đến 18 giờ chủ nhật ngày 24/12 để thuyết trìnHafvaf giao lưu về nông nghiệp sạch và quả táo thần kỳ của Kimura. May thay, Ban tổ chức rất ủng hộ. Tôi đang tiếp tục nghiên cứu và mong có thật nhiều những người bạn tâm huyết cùng chí hướng.

Mấy đêm nay những vườn táo không thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón cứ len lỏi vào các giấc ngủ của tôi. Kỳ lạ lắm!

Đêm 18/12/2018

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6678)
23/09/2020(Xem: 3703)
18/09/2016(Xem: 11665)
14/08/2017(Xem: 6914)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.