Thay Lời Kết

28/05/20183:40 SA(Xem: 3101)
Thay Lời Kết

Thích Trung Hữu
CHÚ TIỂU
Tập Truyện Ngắn 

Nhà Xuất Bản Phương Đông

  

THAY LỜI KẾT

ĐỌC "LÃO RĂNG VÀNG"
NGHĨ VỀ NGƯỜI XUẤT GIA HÔM NAY


Tôi có đọc một số truyện ngắn của tác giả Hữu Huệ[1] được đăng trên báo Giác Ngộ,vô cùng yêu thích những câu chuyện đạo vừa vui tươi (như truyện cười vậy, đọc không thể không cười), gợi nhiều kỷ niệm tuổi thơ ở chùa, nhưng cũng đầy xúc cảm về tình thầy trò, huynh đệ. Tôi thấy nền văn học Phật giáo mình ít có mảng đề tài viết về lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng như những vấn đề của họ. Có muốn giải trí một chút cũng đành phải đọc "ké" truyện thiếu nhi ngoài đời mà thôi, như những truyện của Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn. Chính vì thế mà mỗi khi tới kỳ ra báo là tôi lại hy vọng có đăng truyện của Hữu Huệ để đọc. Cho dù những truyện ấy có không hay đi nữa thì ít nhất cũng có liên quan tới mình, phải không? Và vừa rồi tôi cũng có đọc truyện Lão răng vàng của Hữu Huệ. Vấn đềtác giả đặt ra trong câu chuyện ấy thật là "táo bạo", nhưng cũng khiến tôi suy tư nhiều vấn đề Phật giáo nói chung và đời sống của Tăng Ni chúng ta nói riêng.

Quả thật đúng như Hữu Huệ đã nói, trong Đạo ta có nhiều cái tốt, nhưng lại thiếu bộ môn "Giáo dục công dân". Khi học Sơ cấp Phật học, tôi được học môn Phật học đức dục do Hòa thượng Minh Thành soạn và dạy, có thể được coi như môn Giáo dục công dân của nhà chùa. Hòa thượng là một trong những vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam hiện đại, tôi nghĩ rằng Ngài soạn bộ ấy ra chắc cũng do Ngài thấy rằng cần phải bổ sung thêm "kiến thức sống" cho hàng tu sĩ, nhất là những Tăng Ni sinh trẻ mà trong Kinh Luật Luận không đề cập đến; nhưng ngay cả cuốn Phật học đức dục ấy cũng không hề đề cập gì đến vấn đề giới tính, tâm sinh lý tuổi dậy thì.

Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề này? Có hai lý do. Một là như tác giả Hữu Huệ đã viết, có kiến thức về bản thân mình ở từng giai đoạn sống thì sự ứng xử, giải quyết, thậm chí là đối phó sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ trước một vấn đề khó khăn nào đó, người Thầy có thể khuyên giải rằng "con đừng lo, chẳng qua là lứa tuổi nó phải vậy thôi, qua giai đoạn đó rồi con sẽ có cách nhìn khác" thì sẽ giúp ích được rất nhiều cho đệ tử của mình. Những chuyện nhỏ như thế mà ta không có sự hướng dẫn kịp thời thì có khi dẫn tới hậu quả thật khôn lường.

Vấn đề mà Hữu Huệ đặt ra cũng đã làm bừng nở những vấn đề mà tôi suy tư từ trước. Đó là điểm khác biệt giữa người tu so với người thế gian là gì? Bên cạnh sự ổn định tương đối về đời sống vật chất (tứ sự), tôi cho rằng người tu cần có một sự chứng đạt nào đó trong đời sống tâm linh và thứ hai là ý thức được vị trí vai trò của mình trong xã hội.

Nếu như các nhà giáo dục học ngày nay đánh giá rằng cách đào tạo học sinh, sinh viên ngày nay chỉ có kiến thức mà không có đạo đức nên con người mau làm giàu nhưng tệ nạn cũng theo đó mà gia tăng, thì ở trong Đạo của ta cao hơn một bậc, có đạo đức nhưng chưa đạt tới mức tâm linh, mà nguyên nhân cũng là vì chú trọng đến kiến thức quá nhiều. Cái lợi thế của việc học Phật pháp so với học ngoài đời là ở chỗ kiến thức Phật pháp cũng chính là kiến thức về đạo đức. Học cũng chính là tu, giáo lý Phật không ngoài việc dạy người ta cách đoạn trừ phiền não, cho nên trong quá trình nghiên cứu, người học dù muốn dù không thì cũng đã tiếp cận được hương vị giải thoát rồi. Tuy nhiên để cho hương vị đó thấm vào máu thịt của chúng ta, trở thành chất liệu sống thì đòi hỏi một sự vận dụng đúng cách và khéo léo kết hợp với quá trình rèn luyện. Như vậy cho đến khi nào hưởng được pháp hỷ thực hay thiền duyệt thực thì chúng ta mới thấy mình ở trong Đạo mà không uổng phí, vì chúng ta hưởng được thứ hạnh phúc mà người chạy theo dục lạc thế gian không bao giờ kinh nghiệm được. Và cũng chỉ khi nào ta nếm được mùi vị ấy rồi thì chúng ta mới không bị niềm vui của thế gian lôi kéo, như đã được đề cập trong nhiều kinh điển Phật giáo.

Tôi cũng nghĩ rằng học chính là tu. Ngoài ra còn nhiều học giả khác cũng nói như vậy, ví dụ như quan niệm "Tri hành hợp nhất" của Dương Vương Minh. Mà muốn có một đời sống tâm linh căn bản như vậy cũng không thể dựa vào vài thời Di Đà hay Mông Sơn mỗi ngày là đủ… Suy cho cùng thì sự chứng đạt tâm linh cũng là một trong những bổn phận tự giác - giác tha của người tu, vì nếu chúng ta không tự làm cho mình được an lạc, hạnh phúc thì còn nói giúp ai được nữa chứ?



[1] Một bút danh khác của Trung Hữu (T.G).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/03/2023(Xem: 1766)
01/09/2014(Xem: 16953)
27/02/2018(Xem: 14120)
26/10/2021(Xem: 3879)
20/01/2013(Xem: 17670)
28/06/2017(Xem: 8131)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.