Một cái nhìn phật giáo về mùa Xuân: mọi vật đã bể nứt

19/02/20195:48 CH(Xem: 6186)
Một cái nhìn phật giáo về mùa Xuân: mọi vật đã bể nứt

MỘT CÁI NHÌN PHẬT GIÁO VỀ MÙA XUÂN:
MỌI VẬT ĐÃ BỂ NỨT

Nguyên tác: Already Broken: A Buddhist Perspective On The Season Of Spring -
James Ishmael Ford - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.uua.org

 

bo daiMùa Xuân đã về. Cuối cùng thì chúng tôi không còn trông thấy dấu vết tuyết rơi trên mặt đất nữa. Thậm chí, thời tiết còn có vẻ ấm áp hơn trước. Những con chim và các giống côn trùng, cuối cùng, chúng đã trở lại tỉnh Milwaukee. Và trong dòng chảy quá mạnh mẽ như thế của mùa xuân, Jan và tôi quyết định đây là thời điểm để nướng thịt. Khi tôi bước đi ra sân phía sau nhà, và khi tôi đi về phía nhà-để-xe để kéo cái lò nướng thịt hiệu Weber cũ, tôi liếc mắt qua đám cỏ xanh, rồi tôi nhìn vào pho tượng của thiền sư Bố Đại bằng xi măng của tôi. Và, tôi nghĩ tôi đã nhìn thấy một vết nứt, một vết nứt lớn chạy dọc theo pho tượng.

"Những con chuột nhắt!" Tôi kêu lên, rồi tôi đi đến gần hơn để kiểm tra lại. Quả đúng như thế, một con đường nứt từ dưới đất chạy xuyên qua cổ của pho tượng. Do khí hậu ẩm ướt, và do nhiệt độ lạnh quá độ của mùa động ở vùng Trung Tây (Hoa Kỳ) rõ ràng đã chứng minh điều nầy. Khi tôi nhận ra vết nứt, tôi nhớ lại Joel Scholefield và hội đoàn tôn giáo Marin Fellowship đã tặng tôi pho tượng, vào lúc tôi rời hội đoàn nầy để tham gia vào hội đoàn ở Quận Sonoma.

Đã có người bảo cho tôi biết trước là hội đoàn sẽ cho tôi một pho tượng Phật, và có lẽ vì thế tôi cảm thấy vui khi biết được điều nầy. Tuy nhiên, khi những người bạn của tôi trao tặng tôi pho tượng thiền sư Bố Đại đúc bằng xi măng (loại để ngoài vườn), lúc đó tôi cảm thấy thất vọng hoàn toàn. Tượng thiền sư Bố Đại mà thông thường được gọi là Đức Phật Cười, thì với tôi ngài không phải là một vị Phật. Thật thế, khi nhìn ngài tôi luôn cảm thấy hơi khó chịu, bởi vì trong trí tưởng tượng của nhiều người Mỹ, họ thường xem ngài là một vị Phật - nhưng tôi xem ngài chỉ là một người đàn ông mập mạp, vui vẻ, tượng ngài hoặc là đứng giơ hai tay thẳng lên khỏi đầu, hoặc là ngài ngồi dưới đất với một đầu gối đưa cao lên trên.

Thiền Sư Bố Đại luôn có một nụ cười rộng lớn tươi vui, và thậm chí bụng của ngài còn to lớn hơn thế. Đôi khi, trên tượng ngồi của ngài còn có những đứa bé leo trèo lên người. Trong thực tế, thiền sư Bố Đại có lẽ trông giống ông già No-en nhiều hơn. Ngài là một vị Thiền Sư lịch sử thường đi lang thang từ làng nầy đến làng kia, mang theo một túi đựng thức ăn và đồ chơi cho trẻ em. Cùng với Bồ Tát Địa Tạng, ngài là một vị thiện thần bảo hộ, và cũng là vị thần bảo vệ trẻ em trong văn hóa Á Đông. Nói chung, ngài là một nhân vật đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ngài không phải là một vị Phật.

Pho tượng thiền sư Bố Đại của tôi là một trong những phiên bản ngồi, đúc với nhiều chi tiết tinh tế. Vào thời điểm nầy, tôi đã sống và trải qua với ngài nhiều năm tháng, cũng vì thế tôi đã trở nên rất yêu thích ngài. Tôi nhận thấy tôi thích ngồi ngoài sân cùng với ngài, và tôi quan sát các giống côn trùng và các con chim. Sức nặng về thân thể của ngài đã trở thành một câu chuyện đùa trong một gia đình, mà đã di chuyển rất nhiều lần trong vài năm vừa qua. Tôi thường nói rằng chúng tôi sẽ di chuyển ngài theo cùng chúng tôi, khi Jan và tôi nghỉ hưu bằng xe-nhà-lưu-động Winnebago. Vào thời điểm nầy, tôi nhận ra rằng điều nầy sẽ không thể xảy ra được. Chắc chắn là tôi sẽ cố gắng để hàn gắn pho tượng. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng số phận của ngài (pho tượng) đã được an bài rồi.

Đấy là một thất vọng nhỏ nhoi. Tôi không thể nói pho tượng nầy làm cho trái tim tôi tan vỡ, tuy nhiên, chuyện nầy chắc chắn để lại một vết bầm tím trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy có một điều gì mất mát, vì pho tượng đã trở nên thân thiện, rồi sau đó làm cho tôi yêu thích, cũng bởi vì tôi có nhiều kỷ niệm với pho tượng. Sau đó, khi tôi đổ than vào lò nướng Weber, tôi nhận thấy mình đang nghĩ về thầy Achaan Chah Subato (Ajahn Chah), một vị thiền sư nổi tiếng theo truyền thống Nguyên Thủy, nói về cái ly vỡ. Tôi đã đóng khung câu chuyện nầy và treo lên tường trong văn phòng của tôi:

"Một ngày nọ, có vài người đến gặp thiền sư và hỏi thầy 'Chúng ta làm cách nào để sống hạnh phúc trong thế giới vô thường nầy, nơi mà chúng ta không thể nào bảo vệ được những người thân yêu khi họ có những sự tổn thương, bệnh tật, và cái chết?' Thiền sư cầm cái ly lên rồi thầy nói rằng 'Có người tặng tôi cái ly, và tôi thật sự thích cái ly nầy. Cái ly chứa được nước, và nó lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Khi các ngón tay tôi va chạm vào ly, tạo ra tiếng chuông reo vang lên! Tuy nhiên, một ngày nào đó cái ly có thể sẽ bị gió thổi rơi ra khỏi kệ, hoặc là cái ly sẽ bị khuỷu tay tôi hất ra khỏi bàn. Tôi hiểu biết rằng cái ly nầy (được xem như) đã bị bể nứt, do đó tôi tận hưởng (những giờ phút quý báu với) cái ly nầy.'"

Một số người mà tôi quen biếtquan tâm, trong mùa Xuân nầy họ đã mất đi những người thân yêu. Chuyện nầy luôn làm cho nhiều người rối trí. Trong vài trường hợp, cái chết được xem là một "kết thúc tốt đẹp". Người sắp mất họ có đủ thời gian để sắp xếp những chuyện quan trọng, và truyền đạt các thông tin nầy đến những người cần biết. Và cho tới lúc họ ra đi, những người thân của họ có mặt cùng với họ. Tuy nhiên, có những trường hợp không được như thế. Sự mất mát không được báo trước -- chẳng hạn như tai nạn, hoặc căn bệnh phát ra quá nhanh chóng. Đôi khi những cái chết như thế để lại những cảm giác cay đắng, và tiếc nuối, mà người còn sống không thể nào nguôi ngoai được.

Và trong buổi trưa Xuân tươi đẹp đó, trong mùa Xuân của sự đổi mới, của sự tái sinh, và của niềm hy vọng mới -- tôi nhận ra mình đang suy nghĩ về sự mất mát, và tôi nhận ra rằng tất cả mọi thứ trên đời đều quý giá, bấp bênh, và tạm bợ. Sự tạm bợ nầy áp dụng cho những cái ly tách, cho các pho tượng xi măng, cho những con thú vật nuôi trong nhà, cho các người yêu, cho vợ chồng, cho bố mẹ và con cái, và cho bạn bè. Thật là khó khăn để chúng ta đơn giản tận hưởng mùa Xuân nầy.

Tuy nhiên, khi chúng ta suy ngẫm về các mùa Xuân trong cuộc đời của chúng ta, về những sự khởi đầu, thí dụ như nói về năm nay của hội đoàn nầy: Tôi hy vọng chúng ta sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn về sự sinh diệt của sự vật, về sự mỏng manh quý báu của tất cả mọi vật. Một nhánh cỏ, một cái tách (cà phê) được yêu thích, một bức ảnh cũ mờ nhạt, một nụ hôn vội vàng; tất cả đều nói lên sự kỳ diệu, và tính tạm bợ của sự sống-và-cái-chết trong mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau. Có vẻ đẹp và có sự kỳ diệu trong thế gian nầy. Mặc dù chúng ta khó có thể đối mặt với sự sinh diệt, mỗi giây phút hiện tại đơn-giản là sự thật, là thời điểm duy nhất để chúng ta nhận ra được ý nghĩa của tình yêu và cuộc sống.

Tôi suy nghĩ về điều nầy, và tôi nhận ra rằng đã đến lúc để tôi hôn một đứa trẻ, để tôi gói theo một bữa ăn trưa và làm một cuộc đi dạo, và để tôi có một buổi trò chuyện với chúng, mà tôi đáng lẽ phải làm các điều nầy rất lâu rồi. Có lẽ, tất cả chúng ta nhân cơ hội nầy làm một số điều trên đây. Đây là một mùa Xuân mới, là một sự bắt đầu mới mẻ. Chúng ta luôn có niềm hy vọng, niềm hy vọng luôn ngự trị trong tim chúng ta, cũng như dòng máu luân lưu nuôi sống cơ thể chúng ta.

Và như thế, năm nay khi chúng ta bước vào thế gian nầy, với niềm hy vọng tràn trề, sâu thẳm tuôn ra từ trong đáy tim, tôi cũng hy vọng chúng ta nhớ rằng cái ly tách thật-sự đã bể nứt. Sự tạm dừng lại nầy rất quan trọng - nó làm cho chúng ta tỉnh thức. Giờ đây, sự tạm dừng lại như thế nầy không phải để nhắc nhở chúng ta về nỗi đau lòng, hoặc về niềm tuyệt vọng; mà đấy là một lời mời mọc, một lời kêu gọi chúng ta hãy tận hưởng những giây phút quý báu với tất cả mọi vật! Sự trân quý tất cả mọi vật (thậm chí, cho dù nhỏ nhoi đến đâu) chắc chắn là những vẻ đẹp tuyệt vời và kỳ diệu của cuộc sống trong kiếp người của chúng ta. Chúng ta hãy nắm giữ mọi vật bằng sự nhẹ nhàng (qua thân và tâm), bởi vì mọi vật rồi sẽ qua đi (và rồi sẽ bị hủy diệt). Tôi thật sự tin rằng, sự nắm giữ nhẹ nhàng như thế là vừa đủ -- bởi vì, khi đó chúng ta đã chú ý đầy đủ, và chú tâm hết lòng khi thực hiện rồi.

 

 

Already Broken: A Buddhist Perspective On The Season Of Spring
James Ishmael Ford - Source-Nguồn: www.uua.org

 

It was Spring. At long last there was no hint of snow on the ground. It was even warm, sort of. Birds and bugs had, at last, returned to Milwaukee. And so in the great flush of Spring madness, Jan and I decided it was time to barbecue. As I walked out into the back yard and toward the garage to haul out the old Weber, I glanced across the greening grass at my concrete Ho-tei. And, I thought I saw a crack, a really big crack running right through him.

 

"Rats!" I exclaimed, walking over to give him a little closer examination. Sure enough, an enormous line ran up from the ground right to his neck. The damp and wild extremes of Midwestern winters had finally proven too much. As I realized this I thought back to how he had been given to me by Joel Scholefield and the congregation of the Marin Fellowship, when I was leaving to join the fellowship up in Sonoma County.

 

It had been hinted at that I was to be given a Buddha by the congregation, and I was sort of looking forward to it. But, when my friends presented me with the cast concrete yard Ho-tei, I felt a wave of disappointment wash over me. Ho-tei, also known as Pu-tai, while frequently called the laughing Buddha, is not a Buddha at all. In fact I had always found him a little annoying because in popular American imagination he frequently is the Buddha--a fat jolly guy seen either standing with his hands raised above his head, or sitting on the ground with one knee up.

 

Ho-tei always has a wide grin and an even wider stomach. Sometimes the sitting version has kids crawling over him. In fact, Ho-tei is rather more like Santa Claus. He was an historic Zen monk who wandered from village to village with a bag of treats he gave to children. Together with the Bodhisattva Jizo, he is a patron, a protector of children in East Asian culture. Altogether an admirable figure. But he isn't a Buddha.

 

My Ho-tei is one of the sitting versions, rather finely detailed. At this point I had lived with him for a number of years, and over those years had become very fond of him. I found I liked to sit out in the yard with him and contemplate the bugs and birds. His weight had become a household joke in a family that has moved a great deal over the last few years. I frequently would say we will probably still be hauling him around when Jan and I retire to the Winnebago. At this point I realized this wasn't very likely. Sure, I knew I would try to patch him up. But, I more than suspected his fate had already been written.

 

It was a small disappointment. I can't call it a broken heart, but certainly a bruise. I felt the loss of something I'd come to be familiar with and fond of, and with which I associate many memories. Then, as I was pouring charcoal into the Weber, I found myself thinking of something Achaan Chah Subato, the great Theravandan meditation master once said about broken glasses. I have it framed and hanging on a wall in my office:

 

"One day some people came to the master and asked 'How can you be happy in a world of such impermanence, where you cannot protect your loved ones from harm, illness and death?' The master held up a glass and said 'Someone gave me this glass, and I really like this glass. It holds my water admirably and it glistens in the sunlight. I touch it and it rings! One day the wind may blow it off the shelf, or my elbow may knock it from the table. I know this glass is already broken, so I enjoy it incredibly.'"

 

This was a season when a number of people I know and care about had lost loved ones. Always it is complicated. In a very few cases the death had been what can be called "good." There was enough time to draw affairs to a close and to communicate messages to those who needed them. And when the time came loved ones were there. Other times this wasn't the case. Totally unexpected loss--accidents or blindingly quick illnesses. Sometimes these deaths were marked with feelings of bitterness and regret that will never be addressed with any satisfaction.

 

And so, in that bright Spring afternoon, that season of renewal, of rebirth, of new hope--I found myself thinking about loss, and how precious and precarious all things are. This is true of glasses, and concrete statues, of pets, of lovers and spouses, of parents and children and friends. It is very hard to just enjoy it incredibly.

 

But, as we all consider the many Springs of our lives, the new beginnings, such as this church year: I hope we will take one good look at the passingness of things, the precious fragility of everything. A single blade of grass, a much loved coffee mug, a fading photograph, a quick kiss; all speak of the wonder and transitoriness of life-and-death within the interdependent web. There is beauty and wonder in this existence. And as hard as it can be to face, the simple truth is this very moment is the only place we will find life and love and meaning.

 

I think of this and realize it is time to kiss a child, to pack a lunch and take a walk, to have that conversation I've been putting off. Perhaps we all should take the opportunity to do some such thing. This is a new season, a new beginning. Hope is with us, hope reigns, so long as our blood pounds through our bodies.

 

And so, as we go out into the world and the year, with our human hope bursting from deep within us, I also hope we remember the glass really is already broken. This pause is important--it awakens us. Now such a pause should not awaken us to despair or hopelessness; it is an invitation, a call to enjoy it incredibly! Our appreciation of even the smallest things in our lives is the very majesty and magic of our human existence. We must hold everything lightly, for everything passes. But, and I really believe this, such a holding is enough--when we give it our whole hearts, our full attention.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6714)
23/09/2020(Xem: 3748)
18/09/2016(Xem: 11685)
14/08/2017(Xem: 6946)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.