Mùa Thu vĩnh viễn

22/10/20191:00 SA(Xem: 5165)
Mùa Thu vĩnh viễn

MÙA THU VĨNH VIỄN
Tiểu Lục Thần Phong

 

mua thuThế là mùa thu em ơi!

 Trời đã vào thu, không khí se se lạnh, lá lác đác vàng. Mùa thu là mùa  thu hoạch vụ mùa cuối, là mùa bắt đầu cho một quá trình mục náttích tụ cho mùa sau. Mùa thu đẹp, đẹp đến nao lòng, đẹp mê lịm cả tâm hồn. Nếu những ngày đầu mùa, người nghệ sĩ thiên nhiên chỉ mới phác họa vài đường nét màu vào ngàn xanh, lúc ấy sơn hà chỉ là một bức tranh thuỷ mặc với nét cọ chấm phá. Nhưng khi thu đến giữa mùa, thì ấy chính là lúc mà  cao hứng tột đỉnh, chính là lúc mà sự phóng khoáng vượt qua mọi qui định, khuôn phép ước lệ…Người nghệ sĩ thiên nhiên hắt cả bảng màu xuống trần gian! Chao ôi, thiên nhiên bừng lên như gấm hoa, như cẩm tú, laị như vàng pha sáng cả sơn hà! Muôn hồng nghìn tía, từ phố thị cho đến  đồng quê và núi rừng. Lúc bấy giờ không bút mực nào tả nổi vẻ quyến rủ của mùa thu,

 Thiên nhiên hào phóng biết bao, cung cấp cái đẹp cho đời sống tinh thần, là nguồn cảm hứng vô tận làm thăng hoa tâm hồn con người. Thiên nhiên nuôi sống con người và muôn loài, nhưng thiên nhiên không thể nào làm thõa mãn sự tham lam vô hạn độ của con người. Con người sống trong vòng tay bao bọc của thiên nhiên nhưng ngày đêm đang tàn phá và huỷ diệt thiên nhiên. Ngày hôm nay thiên nhiên đang oằn mình trong sự hủy hoại, đất đai ô nhiễm, biển cả sông ngòi ô nhiễm, không khí ô nhiễm… Nam, Bắc Cực đang mất đi hàng tỷ tấn băng tuyết, địa cầu ấm lên, nước biển dâng lên đe dạo những chìm những thành phố và những vùng đất rộng lớn. Những con đập trên sông Mê Kông đang bức tử cả một vùng hạ lưu mênh mông, hệ sinh thái tàn lụi. Chất thải và rác nhựa ngập trong đaị dương, rừng núi cạo sạch…Mẹ thiên nhiên đang tổn thương nghiêm trọng lắm em ơi!

 Ấy thế mà có những ông quan và băng đảng gian manh, vì tư lợi, vì ngôi cao, vì bản chất tráo trở… vẫn dối đời, lừa người, gạt cả đất trời. Luôn mồn cho rằng: “…Thiên nhiên vẫn ở ngưỡng an toàn”, hoặc giả là:” Luận điệu quấy phá của phản động”…An toàn sao được hả em khi mà biển xanh chuyển thành màu đen, màu đỏ? An toàn sao được khi mà muôn loài thuỷ tộc chết sạch ráo? An toàn sao được khi mà người dân lên tiếng thì đánh đập, bắt bớ, tù đày?

 Xưa nay thiên hạ những mong ở ông trùm của cường quốc Cờ Hoa, nhưng đau đớn thay, ông trùm của xứ này ngày nay laị là một kẻ cũng độc tài không kém, cũng gian trá lưu manh bậc nhất. Ông trùm của xứ Cờ Hoa hôm nay lại là kẻ tiểu nhân ích kỷ cùng cực. Ông ta chỉ biết tiền, không nhân quyền vật quyền chi cả, thiên nhiên laị càng không, tất cả phải biến thành tiền, cho dù có phá huỷ cả thế giới này! Ông trùm mỉa mai chuyện khí hậu biến đổi, ô nhiễm thiên nhiên, trái đất nóng lên…Ông ta phế bỏ tất cả những hiệp ước bảo vệ quyền con người, bảo vệ thiên nhiên…Mẹ thiên nhiên vào hồi mạt vận, đâu đâu cũng thấy  những kẻ như ông trùm. Người và những tổ chức có lòng yêu thiên nhiên, muôn loài thì bị bó buộc vô cùng.

 Pháp vào sâu đời mạt, thời đaị hắc ám… sản sinh ra những con người như ông trùm, vô cùng ích kỷ; sản sinh ra những chính thể hung ác, tham tàn và thậm vô minh.

 Ngày mùa thu em ơi! Dù trái đất nóng lên, dù mẹ thiên nhiên đang tổn thương nghiệm trọng, dù đau lòng, dù khắc khoải nhưng mình vẫn có thể có được những phút giây an lạc của riêng mình. Mình vẫn đạp trên lá vàng rơi, vẫn đi giữa thiên nhiên nghe gió hát lá rơi.

 Muà thu em ơi, đẹp lắm! ta vẫn chờ em về cùng đếm lá vàng rơi, đâu đó vang lên khúc ca:”… Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, em nhớ cho mùa thu đã chết rồi…rằng ta vẫn chờ em.”  Mùa thu chết, chết từ lúc em đi, chết từ khi trống vắng ở trong hồn, nhưng dầu thế nào đi nữa ta vẫn chờ em! Những gã khờ trên thế gian này, ai cũng như ai, gã nào cũng cứ lơ mơ giữa giòng đời, cũng mơ mộng chờ đợi em. Mình chờ em về cùng nhặt lá vàng rơi, chờ em về  ngồi nghe sương khói thở, mùa lên rồi, em ở đâu? chờ đã muôn đời chưa đủ, sẽ còn chờ mãi mãi mai sau. Em vẫn đẹp, vẫn lung linh như sương mai nắng lụa, như cỏ hoa, như gót hài đạp trên thảm lá rơi…Có ai nắm bắt được bao giờ, làm sao nắm bắt được bây giờ? Nếu đời naỳ không có em, không chờ em thì cuộc đời này sẽ vô vịtẻ nhạt biết bao, sẽ hoang vu biết bao! Chờ em, dù có chờ trong khắc khoải vẫn đẹp, vẫn nao lòng.

 Giả sử con người bây giờ chỉ có kiếm tiền, ăn ở và làm cái việc truyền giống  không thôi thì con người có khác gì con vật. Sở dĩ con người khác con vật là nhờ có tư tưởng, tư duy, có đời sống tinh thần, có nghệ thuật, có văn chương… Thời đaị hôm nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, kỹ thuật điện toán phát triển nhanh chóng… làm thay đổi nhiều lối sống của con người. Con người bận bịu hơn, quay cuồng trong  cái vòng quay vô hình không thể nào dứt ra, không thể nào có phút giây yên tĩnh tịnh tâm. Con người hôm nay không thể dừng laị được nữa.

 Âu- Mỹ vốn đi đầu và phát triển cao độ về khoa học kỹ thuật, về điện toán…Nhưng nghệ thuật, văn chương cũng phát triển vượt bậc. Người Âu-Mỹ tuy sống trong đời sống kỹ trị nhưng vẫn ham học, ham đọc. Nhà sách, thư viện… đầy ắp sách, đầy người đọc. Sách xuất bản nhiều như lá vàng trong mùa thu. Người đọc đón nhận nồng nhiệt. Những tác phẩm lớn như Harry Potter xuất bản cả mấy mươi triệu bản. Bà Mitchell Obama ra sách, chỉ trong vòng hai tuần cũng bán cả triệu bản…Thật đáng khâm phục và ngưỡng mộ biết bao!  Còn Việt ta thì sao? nếu ở hải ngoại có ra sách mà bán được vài mươi hoặc vài trăm bản kể cũng là khá. Còn quốc nội, với hơn chín mươi triệu dân, nếu quyển nào mà bán được vài ngàn bản, kể như một hiện tượng lạ lắm đấy! Người Việt hôm nay không đọc sách! Có lẽ nào trình độ phát triển khoa học học kỹ thuật của người Việt cao hơn phương Tây chăng? Có lẽ nào khoa học điện toán của người Việt vượt bậc chăng? Có lẽ nào người Việt văn minh hơn và đi trước thời đaị chăng?

 Những gã du tử mang nghiệp chữ trong thời buổi hôm nay thật là cô đơn và lạc lõng, những kẻ lạc loài, sanh lầm thế kỷ, sanh lầm thời đaị chăng? Thật ra thì ngaỳ xưa cụ Phan Bội Châu cũng từng than:” Lập thân tối hạ thị văn chương”. Cụ Tản Đà cũng bảo:” Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh còn cay đắng tận cùng:” Nhà văn An Nam khổ như chó”…quả thật không còn bút mực nào tả nổi! nhưng dù thế nào đi nữa thì con tằm vẫn nhả tơ, con tằm đến thác nó còn vương tơ kia mà, sá gì ba cái chuyện mắc- rẻ, sướng- khổ của cuộc đời!

 Những gã du tử mang nghiệp chữ, cống hiến cho đời những áng văn hay, những vần thơ đẹp chưa đủ mà còn cất lên tiếng kêu đau thương của đồng loại, gióng lên tiếng ca thống thiết của sơn hà khi tao loạn, nhiễu nhương; hoặc giả tấu khúc khải hoàn khi thiên hạ thái hoà. Dù cho đời có đối xử thế nào thì những gã du tử mang nghiệp chữ vẫn miệt mài nhả tơ. 

 Mùa thu về đẹp lắm em ơi! Sơn hà thay áo mới, vàng lên trong nắng gió, lấp lánh như muôn ánh vàng rơi. Lòng nhớ về cố quận, dù sống ở phương trời nào, dù ở đâu đó vật chất đủ đầy, thiên nhiên xinh đẹp, khí hậu trong lành… vẫn nhớ về cố quận mình quanh năm nắng buị mưa bùn. Ai ai cũng thế, chỉ trừ bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở cung trời phương ngoại, chúng không dính dáng gì đến quá khứ rắc rối của cố quận mình. Phần nhiều cha mẹ cũng chẳng muốn con cái mình liên hệ với cái quá khứ buồn của cố quận. Cố quận gian nan, loạn lạc một thời. Người ta chạy từ Bắc vào Nam, rồi laị chạy tuốt ra đaị dương… Nếu ngày xưa, cách tổng cách làng đã là xa; khác phủ khác quận đã là xa; cách tỉnh xa đàng laị càng xa. Ấy vậy mà giờ đây, người ta lưu lạc bốn phương trời, thử hỏi ai không:

  “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

     Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

                                    ( Bà Huyện Thanh Quan)

Đất nước mình có những mùa xuân huy hoàng, hiển hách như muà xuân Nhâm Tý, muà xuân Kỷ Dậu hay mùa xuân Hoa Lư, mùa Xuân Thăng Long, muà xuân Đồng Đa… thì cũng có những mùa thu ảm đạm, thê lương. Đời Lý Thánh Tông, mùa thu-đông năm ấy. Cha con Nùng Tôn Phúc, Nùng Trí Cao làm phản, cắt đất dâng cho giặc Tống. Thánh Tông thân chinh, bắt giết Tôn Phúc và tha cho Trí Cao. Đời Trần, có Trần Thiêm Bình, Trần Ích Tắc làm phản theo giặc Nguyên-Mông. Nhà Trần bắt được Thiêm Bình xử tùng xẻo. Ích tắc thì muôn đời bị bêu xấu với xú danh: Ả Trần. Đời Lê có Lê Chiêu Thống- Lê Quýnh cùng bè lũ phản quốc kéo sang Tàu, cuối cùng bị nhục phải gọt tóc, cạo đầu và chết thảm bên ấy. Đời mạc có Mạc Đăng Dung. Thời Pháp thuộc có: Huỳnh tấn, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân…Sau này lịch sử sẽ ghi thêm những kẻ cắt đất dâng cho giặc Tàu để cầu thân của thời hiện đại. tất cả bọn chúng sẽ bị lịch sử đời đời nguyền rủa, khinh bỉ. Người dân cũng minh định rõ ràng:

Trăm năm bia đá thì mòn

 Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

 Thịnh suylẽ thường tình, là luật của tự nhiên nhưng con ngườiyếu tố quan trọng làm tăng cái gia tốc cho việc thịnh suy. Nếu đời nhiều hiền tài, trung chính… thì cái nển thịnh trị sẽ thịnh hơn, dài hơn còn nếu nhiều gian tà, cà chớn thì cái baị hoaị, suy vong sẽ nhanh hơn.

 Mùa thu từ phương trời hải ngoại, nhớ về cố quận, đất nước mình, dân tộc mình… còn nhiều dang dở lắm em ơi! Vấn đề không chỉ ở người ngoài, bên ngoài mà chính là ở tự thân mỗi con người.

 

 TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 8/2019

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/04/2015(Xem: 7891)
16/09/2020(Xem: 4342)
04/01/2016(Xem: 6878)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.