Nhìn trời đầy sao để thấy con người nhỏ bé.

17/01/20203:30 CH(Xem: 8858)
Nhìn trời đầy sao để thấy con người nhỏ bé.
NHÌN TRỜI ĐẦY SAO
ĐỂ THẤY CON NGƯỜI NHỎ BÉ.

Bình Anson

ngan haThấy hình chụp dải ngân hà (milky way) của một nhiếp ảnh gia ở Mỹ, tôi có vài suy tư, xin chia sẻ ở đây. Nhớ lại nhiều năm trước, có lần tôi đến tịnh tu vài ngày tại Tu viện Bodhinyana, Tây Úc. Ban đêm, bước ra ngoài nhìn lên trời, thấy cả một bầu trời đầy sao sáng như thế này, không một bóng mây. Tiếc rằng lúc đó không có máy ảnh để ghi lại, nhưng cũng tương tự như ảnh kèm theo đây.

Rồi bâng khuâng suy nghĩ. Như chúng ta đều biết, mỗi ngôi sao như thế là một mặt trời, đang cháy sáng. Chung quanh mỗi mặt trời (sun) là những hành tinh (planet), tạo thành một thái dương hệ (hệ mặt trời, solar system). Chúng ta đang ở trên trái đất nầy, là một hành tinh của một hệ mặt trời. Có vô số hệ mặt trời tương tự như thế.

Trong các hệ mặt trời của vũ trụ nầy, có thể có những hành tinh có đủ điều kiện sống – oxygen, nước, nhiệt độ, ánh sáng, v.v. – như trái đất của chúng ta, và như thế, ắt là có những chúng sinh tương tự như loài người chúng ta đang sinh sống ở đó. Có vô số ngôi sao nghĩa là vô số mặt trời, nghĩa là vô số hành tinh trái đất, nghĩa là vô số chúng sinh tương tự như loài người.

Như thế, vấn đề một ngày nào đó, trái đất nầy sẽ bị tiêu hoại là chuyện có thể xảy ra, nhưng không có gì là quan trọng, không đáng để quan tâm. Bởi vì nếu trái đất nầy có nổ tung, loài người ở đây có thể bị tiêu diệt, nhưng rồi các chúng sinh nầy sẽ tái sinh vào trái đất của các thái dương hệ khác, vẫn lẩn quẩn trong thế giới Ta-bà vô thủy vô chung, nếu chưa giác ngộ giải thoát.


Do đó, câu hỏi người ta thường đặt ra để thảo luận “Con người từ đâu đến, chết rồi sẽ đi về đâu?” cũng không đáng để bàn luận – nếu ta chấp nhận thuyết tái sinhthông hiểu bản chất của vũ trụ với vô số hệ mặt trời.

Hơn nữa, khái niệm về vô số thái dương hệ trong vũ trụ giúp ta hiểu được do đâu dân số trên trái đất này càng ngày càng gia tăng, vì có thể chúng sinh ở các thái dương hệ khác được tái sinh về đây.

Ngay cả trên trái đất nầy, mình chỉ là một đơn vị nhỏ bé trong số 7 tỷ người đang sinh sống. Huống hồ gì khi nhìn vào vũ trụ bao la với vô số hành tinh trái đất! Mình không là gì cả, không có nghĩa lý gì cả. Sống hay chết, dù có làm được cái gì, cũng không quan trọng, cũng chẳng có tác động gì cả. Kiếp sống con người quá ngắn ngủi so với thời gian, không gian, và lịch sử biến động của vũ trụ.

Chẳng có gì là quan trọng. Tất cả đều là do cái tâm si mê, vô minh nầy khuấy động lên. Có lẽ điều quan trọng duy nhất là làm sao sống an vui, tĩnh lặng ngay bây giờ, trong giây phút nầy, tại nơi đây.

Bình Anson | https://budsas.blogspot.com/

Dưới đây là ảnh của ông Taylor Yates‎, Perth Photography Group, chụp trong tháng 8-2018 tại Jarrahdale không cách xa Tu viện Bodhinyana. Rất giống cảnh tôi đã từng thấy 3 lần tại Tu viện trong đêm tối. 

ngan ha


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2022(Xem: 3212)
03/02/2015(Xem: 8313)
24/04/2019(Xem: 5102)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.