Tâm Bất Biến

02/08/20204:01 SA(Xem: 2744)
Tâm Bất Biến
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

“TÂM BẤT BIẾN…!”

 

Nói đến tâm, là chúng ta sẽ nghĩ ngay là trái tim ta, nhưng nói theo cách khác trong ngôn ngữ nhà thiền thì tâm không phải là trái tim nhục dục trong thân thể chúng ta mà tâm là một vật không thể nào nắm bắt được.

Theo tôi được biết, con người chúng ta có hai phần một là thể xác hai là linh hồn hay còn gọi là thần thức theo nghĩa đạo Phật gọi nôm na một cách khác là tâm, tâm theo nghĩa duy thức học trong giáo lý Phật đà “tâm” nó còn có rất nhiều loại như: tâm vương, tâm sở, tâm bất tương ứng hành…Nhưng bài viết này, tác giả không đi sâu và phân tích các loại tâm, mà chỉ nói về “tâm” mà thôi, “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, có nhiều lúc chúng ta mãi mãi đi tìm cái “tâm” không biết nó ở nơi mô? Ngự trị ra sao? Lớn hay nhỏ? Trong hay ngoài? Cứng hay mền, dày hay mỏng. Mà ta cứ mãi mãi đau khổ vì nó, lúc vui, lúc buồn, đến đi, bất chợt khiến chúng ta phiền não triền miên, mà chẳng biết “nó” ở đâu mà lôi ra mà trị tội...!

Dưới đây tôi xin được trình bày  quý vị một câu chuyện ngắn: “Vào một thuở xa xưa ở tận chân trời góc bể của nước Âu Châu….tạm dấu địa danh thành phố. Nơi đó có một họa sĩ tài hoa tuổi còn rất trẻ chuyên vẽ tranh chân dung cho mọi tầng lớp ( nam, phụ, lão, ấu…) rất nổi tiếng trong thành, tranh ông vẽ ra rất chuẩn mực nên gian hàng hội hội của chàng họa sĩ này rất được nhiều người ưa chuộng. Vì quá tài giỏi về “nghề nghiệp” dưng dưng tự đắc, xem việc làm của mình là “độc nhất – vô nhị” không còn đối thủ để so tài. Nên chàng họa sĩ này có bản tánh ương ngạnh ăn sâu vào tâm khảm. Chẳng khác nào trong giáo lý Phật đà có câu “Cái ta và cái của ta” Cái “bản ngã” ấy và sở hữu hội họa chuyên môn bó buộc, khiến chàng hội sĩ này “cố chấp, định kiến” cho mình là “số một” nếu ai đó tỏ vẻ coi thường tác phẩm, dù giá nào đi chăng nữa chàng cũng không cần bán tranh…cho khách hàng nữa…!

Một hôm nọ, có người thương gia từ xa nghe tiếng đồn tìm đến để nhờ họa sĩ vẽ cho một bức chân dung để lưu giữ về sau cho con cháu…Ông thương gia và họa sĩ tài hoa này thỏa thuận giá cả xong hẹn ngày vẽ và mời thương gia tới để là người mẫu. Thời gian trong công việc hoàn tất họa phẩm đã trôi chảy không có gì trở ngại cả. Nhưng oái ăm thay! Khi hoàn tất bức tranh chân dung này thì người khách thay đổi ý kiến không muốn nhận tranh của mình nữa, từ chối ra về chẳng chịu trả tiền công cho họa sĩ. Nhưng chàng họa sĩ vẫn vui vẻ không chút nào phàn nàn lộ ra trên vẻ mặt, tâm ý vẫn hoan hỷ mang bức chân dung của gã thương gia kia vào phòng cất kỹ và còn lấy vải trắng phủ lên thật kỹ lưỡng không màn đến tác phẩm đó nữa. Từ đó “tác phẩm” kia nó cũng đi vào dĩ vãng, lãng quên theo năm tháng dần dà qua nhanh…!

Chủ nhân của bức tranh ấy khi trở về quê mãi lo buôn bán làm ăn, cũng quên đi chuyện cũ năm xưa, thế là (bức tranh) cũng chôn vùi vào dĩ vãng, nghĩa là cho chìm xuồng luôn, chẳng còn ai thắc mắc chi nữa.

Hai mươi năm sau…!

Đã trải qua bao mùa lá rụng vật đổi sao dời, xã hội cũng có nhiều biến  đổi khác thường, trôi theo dòng sống thời gian vẫn tiếp tục đẩy đưa, bấy giờ chàng họa sĩ cũng đã trở thành bậc lão luyện trong giới hội họa tên tuổi càng vang xa tác phẩm của chàng được nhiều người ưa thíchtiếng đồn đãi tài danh của chàng ngày càng nổi bật, tiền của cũng thế. Ngành hội họa vẻ vang hơn trước nhiều, mở ra rất nhiều trường lớp dạy cho giới trẻ. Người thương gia năm xưa nghe tin đồn, liền tìm đến nơi để mua lại bức chân dung của mình năm xưa. Ngụ ý để lưu lại cho con cháu về sau, nhưng tiếc thay! Người thương gia kia không hiểu giá trị thời giansở trường hội họa, nên khi đến hỏi mua lại bức chân dung ấy của mình. Chàng họa sĩ vẫn tiếp đãi ông tử tế như những khách hàng bình thường. Sau đó, ông thương gia xin được mua lại bức chân dung “ấy” chàng họa sĩ vẫn vui vẻ mang bức chân dung ấy ra cho ông ta ngắm nghía giây lát,  rồi ông lái buôn thầm nghĩ:

-“Chà, lúc ấy sao mình còn trẻ đẹp đến thế! Sao bây giờ mình già nuaxấu xí thế… bụng thì thích nhưng tâm thì muốn lấy không về nhà (hoặc nói cách khác là ông muốn mua với giá rẻ mạt) thì ông mới chịu mua còn bằng không tìm cách khước từ.

Ông bèn lên tiếng nói rằng: -“Giá bao nhiêu bức chân dung xưa này…?”

-Họa sĩ đáp: “Bức này đắc giá lắm, ông ạ!”

-Ngươi không bán rẻ cho ta, thì ta chẳng cần mua “nó” gì nữa cho mệt.

-Chàng họa sĩ thản nhiên đáp lại: “cám ơn ông, không mua cũng chẳng sao” rồi sau đó lại mang bức tranh vào phòng  cất kỹ không cần tiển khách.

thương gia kia, hớn hở ra về vì “tâm” ông lúc nào cũng keo kiệt cái gì rẻ thì mua còn đắt, khước từ ngay: “Ông cứ nghĩ là chân dung này là của mình dù hắn có cho ai chăng đi nữa, chẳng có “ma” nào mà mang hình của mình mà treo trong nhà cả, vì mình chẳng phải là nhân vật nổi tiếng trong thiên hạ. Chẳng qua, chỉ là thương gia buôn bán thôi mà. Chứ “mình” đâu phải là minh tinh màn ảnh mà họ tôn kính phải treo tranh của mình. Ông thầm nghĩ: “biết đâu đó, mai mốt hắn sẽ tìm tặng không, biếu không còn phải cho tiền về xe nữa … Ông thương gia ngầm tưởng, họa sĩ “đó” nó ngu ngô gì mà cất giữ tranh (gả già nua này trong nhà).

Ba năm sau đó, không hiểu ngọn gió nào vô tình khiến cho chàng họa sĩ kia đến lập nghiệp ngay tại làng ông đang sinh sống. Hắn còn mở ra cả gian hàng to lớn với danh nghĩa to tát “Hội họa, miễn phí cho giới trẻ” Công trình này còn có chính quyền sở tại hỗ trưng cho hắn nữa. “Chà, kỳ này lão (họa sĩ) quèn năm xưa cũng muốn tranh hùng với ta chăng!” Để đó mà xem. Ai thắng ai …!

Mọi người bắt đầu trầm trồ gian hàng hội họa miễn phí, cũng nhờ vào tài khéo léo của chàng họa sĩ, tuy lớn tuổi nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ trung ăn nói hoạt bát nên chẳng mấy chốc chàng ta, trở nên vững vàng trong làng, ai ai cũng mến mộ tài nghệ “hội họa” tìm đến học hỏi…Lúc bấy giờ những tác phẩmgiá trị không còn buôn bán nữa chỉ để dành đưa vào việc trưng bày triển lãm cho bá quan văn võ và dân chúng thưởng ngoạn miễn phí. Hằng tuần đều được mở cửa cho mọi người vào xem. Dân chúng ở đấy tha hồ xem tranh và bình luận thỏa mái không ai trách phiền cả. Tin sốt dẽo về hội họa mỗi lúc, mỗi lan dần ra xa…! Dân chúng khắp nơi kéo đến rất nhộn nhịp vui hẳn như ngày hội…!

Trong số người xem tranh đó, có cả con cháu ông thương gia năm xưa, chúng cũng đến xem tranh thưởng ngoạn. Khi xem đến bức tranh mười ba chúng liền phát hiện người này trong tranh chính là ông nội của mình, bọn chúng liền la hoán lên rằng: “Ồ kia, tranh ông nội mình trông thật đẹp thế nhỉ!!!”

Trông lúc cao hứng đám trẻ “ấy” quên hẳn những dòng chữ bên dưới ghi gì? Chỉ trầm trồ bức tranh đẹp mà, không thấy dòng chữ bên dưới ghi chủ đề là: “Kẻ Lừa Đảo”.

Những người thưởng lãm tranh chung quanh đó ngơ ngác nhìn lũ trẻ ngây thơ đang reo hò, trong đám người đó có người lớn tiếng nói rằng: -“Các cháu có nhìn thấy dòng chữ họ ghi gì dưới đó hay không?

-Đám trẻ bổng chốc im lặng, lặng lẽ kéo nhau ra về không đứa nào dám hó hé gì cả. Thật là tội cho đám trẻ hồn nhiên, từ hớn hở  vui vẻ trở thành thiểu não, ê hề và cũng không hiểu nguyên do gì mà có ba chữ đó…! Chẳng biết thắc mắc cùng ai…!

Đành về nhà tìm ngay ông nội của chính mình hỏi cho ra lẽ thật.  Nhưng sau đó ông nội của chúng chỉ làm thinh không nói một lời nào cả. Chỉ lắc đầu mà thôi, không khí trong nhà trở nên căng thẳng lũ trẻ bơ phờ không muốn trò chuyện cùng ông nội như trước nữa. Cuối cùng không chịu nổi sự đàm tiếu của xóm làng. Người con trai lớn của ông thương gia và đám cháu nội kéo đến thương lượng và mua cho bằng được bức tranh ấy vào cũng xin chàng họa sĩ tài hoa đó xóa đi hàng chữ “ấy” để cho con cháu lưu giữ về sau này, mà còn thờ kính nữa. Họ đã mua lại bức tranh với số tiền khá lớn vào lúc bấy giờ.

-Lúc này, ông thương gia giàu có mới vỡ lẽ ra là mình thật “dại dột” quá đi, nếu như vậy khi xưa mình trả tiền đủ mang bức tranh về nhà, bây giờ đâu có mang tiếng là “kẻ lừa đảo” mà mọi người chế giễu. Chẳng qua là mình tiết kiệm tiền bạc, không đúng chỗ, “lỗi tại mình”, nhưng đời họ không ngốc nghếch như là mình tưởng. Đó cũng là một bài học vô giá thật đáng đời “tủi hổ” cho bản thân mình, không lường trước được sự kiện ngày hôm nay khiến con cháu mình chúng không kính nể, mọi người cười chê…! Thật là hỗ thẹn.

-Chàng họa sĩ năm xưa, sau khi bán xong tác phẩm “kẻ lừa đảo” liền hả dạ cười kha khả và nói rằng: “tâm bất biết giữa dòng đời vạn biến” là thế đó…!

Khi ta đã quyết rồi, dù ông không mua tranh đi nữa, cũng là không thể lừa ta được đâu! Tranh vẽ bằng tâm huyết, nghệ thuật hội họa chớ không phải là hàng tôm, hàng cá mà chê tới, chê lui. Không mua thì cũng chẳng có sao đâu! Miễn sao có người biết được chân tướng của ông là đủ rồi. Ta không phải vì tiền, mà ông tính toán từng ly- từng tí! Nghệ thuật vẫn là nghệ thuật, nghệ thuật hơn nhau là ở chỗ có người biết thưởng thức hay không? Còn phải biết giá trị thời gian của “nó” chớ đâu phải của hôi – của thối…! Ông thương gia ơi!!! ông…“nhầm” to rồi!

-Cuối cùng cũng có người nhìn ra được giá trị của thời gian bức tranh ấy mà mua cho bằng được, các cháu con ông đòi mua cho bằng được cũng vì ông là kẻ lừa đảo, chúng không muốn ông xấu xí như thế đó…! Sự thật vẫn là sự thật, không thể che dấu hay dùng nhiều cách biện hộ giấy không thể gói được lửa. Bởi thế, người đời thường hay nhắc đến việc làm của mình không mấy tốt đẹp, có nghĩa là “xấu hoặc là bất chánh” trước công chúng ai ai cũng biết, dù qua được mắt thiên hạ, nhưng không thể lấy vung hoặc vải che thưa được ánh sáng mặt trời!

FL, ngày 1-1-2019

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6718)
23/09/2020(Xem: 3748)
18/09/2016(Xem: 11686)
14/08/2017(Xem: 6946)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.