Chẳng phải sướng sao

06/10/20223:36 SA(Xem: 1989)
Chẳng phải sướng sao

CHẲNG PHẢI SƯỚNG SAO
Tiểu Lục Thần Phong

 

Kim Thánh Thán là một văn nhân nổi tiếng vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, trong gia tài văn chương của ông có một bài tản văn nổi tiếng mà người yêu thích văn chương xưa nay đều biết. Bài ấy viết về ba mươi ba cái sướng, liệt kê những việc rất quen thuộc của đời thường, những việc thậm chí tưởng như như rất tầm thường nhưng lại bất ngờ đem đến sự vui sướng hạnh phúc. Chúng ta vì bận bịu trong cuộc mưu sinh, vì mưu cầu những cái gì cao xa, đeo đuổi những việc lớn mà quên đi cái hạnh phúc thực tại “ Bây giờ và tại đây”. Trong những việc ông liệt kê có một việc như sau:

“ Nhà có món đồ cổ sứt bể không sao hàn gắn được, để thì thấy tiếc nhưng bực vì chẳng đượcc việc gì, bèn giao cho nhà bếp đựng mắn muối, thế chẳng phải sướng sao?”

Sướng, sướng thật đấy! Nhẹ cả người, món đồ cổ tuy có quý nhưng sứt mẻ rồi, cất giữ ngày đêm lâu nay đã mệt, giờ hư hỏng nhìn thì tiếc, giữ lại chẳng được gì, mỗi lần nhìn thấy lại thêm khó chịu trong lòng. Giao quách cho nhà bếp đựng mắn muối, hóa ra món đồ sứt mẻ cũng còn hữu dụng, đã thế dứt đi cái lòng tiếc bấy lâu nay, thật sướng làm sao.

Sự việc là thế, có thể hiểu và lý luận  nhiều kiểu nhưng theo cái nhìn Phật học thì đây chính là sự buông xả, buông bỏ, buông xuống ( let it go, let it down). Mọi người chúng ta ai ai cũng có một món “ Đồ cổ”đeo nặng trong tâm, giữ thì chẳng được việc gì mà bỏ thì tiếc, thật sự thì không phải chỉ một món “ Đồ cổ” như ông Kim đâu. Trong tâm chúng ta có rất nhiều món “Đồ cổ sứt bể” vô dụng lắm!  Thôi thì học theo họ Kim, đem cái vật ấy giao cho nhà bếp đựng mắm muối, chẳng còn lo hay tính toán quý hay tiện, sang hay hèn, cao hay thấp mà chi! Người đời chỉ vì cái “Vật cổ” vô lý ấy mà khổ, ngày nay mình học Phật, cứ bắt chước ông Kim làm một phát thử xem sao:

- Mặc kệ tông môn, pháp phái, truyền thừa, đàm luận, học thuyết đúng sai… Ta cứ một việc niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ sự bài bác, chê bai cao thấp, không phải chánh pháp… ta cứ nhất tâm niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc kê sự phân tích, chia chẻ, triết thuyết… Ta cứ hết lòng niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ Nam truyền, Bắc truyền, Tạng truyền… ta dốc chí niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ thiền, tịnh, tạng, thông, biệt, viên… ta chỉ biết niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ sắc với không, hữu với phi, tánh không bát nhã...Ta chỉ trụ vào câu Phật hiệu, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ thanh trần hay thanh tịnh, tịnh hay uế âm… Ta chỉ niệm và nghe Phật hiệu, há chẳng sướng sao?

- Mặc kệ cho hương phàm hay hương thánh, hương như ý hay bất như ý… Ta chỉ trụ vào danh hiệu Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho vị đời hay vị xuất thế, vị ngọt bùi hay vị đắng cay… Ta chỉ trụ vào câu phật hiệu, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho xúc chạm thân với tâm, xúc thích hay xúc bất như ý… Ta vẫn trụ vào câu Phật hiệu, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho pháp trần vây lấy, pháp sanh diệt diễn ra… Ta chỉ trụ vào hồng danh Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho tài tác oai tác quái, điều khiển người thế gian… Ta quay về niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho sắc dục lẫy lừng, sắc mê hoặc thế gian….Ta quay vào niệm Phật, há chẳng sướn g sao?

- Mặc cho danh thơm ca tụng, danh xấu ố chê bai, danh cao vọng cái tôi… Ta chỉ có hồng danh Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho thực lôi cuốn, ăn uống làm đầu, miếng ngon đầu lưỡi…. Ta chỉ dùng miệng lưỡi niệm Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho thùy miên theo thói thường hay quá độ… Ta chỉ chú tâm vào Phật hiệu, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho đời thị phi bất tận, hắc bạch bất phân… Ta cứ một lòng trụ trong hiệu Phật, há chẳng sướng sao?

- Mặc cho đông tây cách biệt, bắc nam bất đồng, cao thấp tương tranh…. Ta chỉ bình đẳng trong danh hiệu Phật, há chẳng sướng sao?

phật tử chắc mọi người ai cũng biết đến câu kinh nổi tiếng trong Kim Cang:” Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta chưa thể, chưa làm được, thậm chí làm không nổi việc:” Ưng vô sở trụ” đâu!  Biết thì biết trên mặt văn tự, chữ nghĩa thế thôi, nhìn vào thực tế đời sống là biết ngay, hễ mất tí tiền, thua thiệt một chút vật chấtlập tức lồng lộn tranh đấu cho bằng hoặc cho hơn, ấy là tâm trụ vào vật chất chứ đâu có “ Vô sở trụ”. Hễ được khen một lời thì sướng rần rật, còn khi bị chê bai hay phê bình thì giận cành hông, tìm cách trả đũa, thanh minh, thậm chí ôm hận... rõ ràng tâm trụ vào danh chứ đâu có “ Vô sở trụ”. Sắc thì càng tệ hơn nữa, thấy sắc là bập vào ngay, tham luyến đắm đuối và không bao giờ thõa mãn, chính sắc dụctham ái sắc dục là nhiên liệu bất tận của tái sanh luân hồi, sáu căn chấp chặt sáu trần là đầu mối của luân hồi, rõ ràng tâm trụ vào sắc chứ đâu có “ Vô sở trụ”. Ăn uống càng không phải nói nữa, phần lớn ai cũng tham ăn, muốn ăn ngon, ăn nhiều, ăn sang, ăn bổ dưỡng cho chí cường dương, chỉ vì chút ngon đầu lưỡi mà gây nên sự thống khổ và chết thảm của vạn vật muôn loài, kể cả côn trùng cũng ăn nốt. Ngủ nghỉ và chơi bời thì thế gian này hiếm có người bỏ qua được. Tóm lại cái tâm chúng ta trụ vào ngũ dục lục trần chứ làm gì có “ Vô sở trụ”. Mình là hạng sơ cơ mà nói chuyện “ Ưng vô sở trụ”thì chỉ là chót lưỡi đầu môi, là con vẹt dối người và dối cả chính mình.

Ngũ dục, lục trần chấp chặt, dính mắc, đắm sâu. Sáu căn chỉ thích những gì vừa ý và ghét những gì không vừa ý. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cứ trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp theo cảm tính, theo thói quen, theo tập quán chứ không hề nhận biết bản chất thật của sáu trần.

“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là việc của các bậc thượng thừa, hành giả tinh chuyên, các vị hòa thượng, cao tăng, đại đức… Hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta thì vốn trụ ở ngũ dục lục trần, giờ học đạo, hiểu đạo thì tập tành để giảm bớt sự lệ thuộc vào ngũ dụclục trần bằng cách rút nhè nhẹ, rút từng tí một để chuyển cái tâm mình trụ vào Phật hiệu, trụ vào hồng danh Phật. Đây là cách làm tương đối dễ dàng, nhẹ nhàng, vững vàngan toàn. Ngày xưa trụ vào ngũ dục lục trần, giờ từng bước trụ vào câu Phật hiệu, trụ sâu hay cạn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trụ vào Phật hiệu có thể áp dụng cho tất cả mọi người,  mọi giới, thực hành được ở mọi nơi, mọi thời… thế thì niệm Phật há chẳng phải sướng sao!

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 2022

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/11/2014(Xem: 11008)
23/08/2018(Xem: 6787)
12/05/2013(Xem: 29602)
08/08/2018(Xem: 7833)
13/02/2019(Xem: 6056)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.