Nhật Ký Một Phât Tử (12)

07/03/20235:25 SA(Xem: 1513)
Nhật Ký Một Phât Tử (12)

NHẬT KÝ MỘT PHÂT TỬ (12)
Thanh Nguyễn

 

nhat kyNgày trở lại, tháng này, năm nay

Thế là ba tuần trôi qua cái vèo lẹ như giấc ngủ trưa, nhanh như hơi thở, lại phải tạm biệt ba má, anh em, bạn bè và quê hương để quay lại với cuộc sống riêng của mình. Phàm làm người ở đời thì không thể nào thoát khỏi việc mưu sinh để lo cơm áo gạo tiền, thế gian này tất cả mọi người đều phải thế, không thể ăn gió uống trăng được và ở thế gian này chỉ có một số rất ít người vì dư phước báo lớn mà không cần phải vất vả mưu sinh mà vẫn sống phong lưu tháng ngày hoan lạc. Dù rất thương ba má, thương anh em không muốn lìa xa nhưng không có đường nào khác, không có cửa nào để có thể sống gần gũi phụng dưỡng ba má.

Phi trường đông nghịt người đưa đón thân nhân, nếu ngày gặp lại thì hoan hỉ lệ còn ngày chia tay thì cũng lệ nhưng buồn hắt hiu. Mình thấy thấm thía vô cùng câu: “Sinh ly tử biệt”, đây cũng là một trong tám khổ mà giáo pháp đã dạy. Ba má, anh em, bạn bè… thương nhau nhưng phải chia ly chính là “ Ái biệt ly khổ” vậy! Thương nhau nhưng phải cách xa, đó cũng là cái nghiệp riêng của mình và cũng là nghiệp chung của tất cả những người trong cuộc. Oán tắng hội khổ cũng là cái khổ lớn của người đời, không ưa nhau, thậm chí ghét nhau nhưng cứ phải chung đụng, nhiều lúc là oan gia ngõ hẹp gặp nhau mà không thể nào tránh được. Cầu bất đắc khổ, đại đa số mọi người đều thế, nghèo khổ cầu mong sao cho bớt khổ, khá giả hơn; bệnh tật cầu mong khỏe mạnh; kém may mắn cầu mong may mắn; cầu mong danh lợi… Có vô số mong cầu nhưng không thể nào cầu được, cuộc sống hiện tại là cái quả có nguyên nhân từ xa xưa. Nhà Phật bảo:” Dục tri tiền thế nhân/ kim sanh thọ giả thị/ dục tri lai thế quả/ kim sanh tác giả thị” Cả bài kệ có hai mươi chữ nhưng từ khóa chính là hai chữ: Thọ và tác, hai chữ nhỏ bé nhưng tạo nên cả một trời khác biệt. Ngoài ra những cái khổ: Sanh, lão, bệnh, tử, ngũ ấm xí thạnh… thì tất cả mọi người trên thế gian này đều phải chịu! Ngay cả đức Phật cũng thế, cũng trải qua tất cả những chặng sanh, lão, bệnh, tử ( ở đây nói đến ứng hóa thân)

Ngồi trên máy bay, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì cho hết. Mình lại tranh thủ thời gian niệm Phật, trì chú từng chặp, khi mệt thì nghỉ để xem phim, có lúc lai suy nghĩ hai chữ đi- về, lai- khứ, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có viết bản nhạc “ Một cõi đi về” rất hay, phảng phát chất thiền. Người ở thế gian này cứ mãi sanh- tử, tử-  sanh, cái vòng luân hồi quay bất tận và phật gọi là “ Sanh tử bì lao”. Những chuyến đi- về của kiếp ngườithế gian đầy mệt nhọc lẫn lộn buồn vui nhưng chẳg nghĩa lý gì so với chuyến đi- về của sanh tử luân hồi! Nhà Phật từng cảnh tỉnh chúng sanh:” Sanh ư hà xứ, tử ư hà lai” sanh về đâu, chết về đâu? Câu hỏi lớn khắc khoải của muôn kiếp nhân sinh. Câu hỏi trừu tượng, rất mênh mông, nhiều ý nghĩa bao trùm cả chuyện sanh tử của kiếp người. Cứ theo luật nhân quả thì mình sẽ nhận lấy những gì mình đã nói, làm và nghĩ tưởng, vậy thì khi sanh sẽ ở vào một cảnh giới tương ưng, một quốc độ phù hợp với cái nghiệp mình đã tạo ra. Chết cũng thế, sẽ đi đến một cảnh giới hay quốc độ tương thích với nghiệp đã tạo. Chẳng hạn mình giữ được năm giới thì tái sanh làm người, tu tốt hơn nữa giữ được thập thiện thì sanh thiên, còn cao tột thì cảnh giới A La Hán, Bồ tát, Phật. Hoặc giả tâm đầy sân hận thì đi vào cảnh giới địa ngục, tâm tham lam, bỏn xẻn đi vào ngạ quỷ, tâm mê mờ si ám thì đọa cảnh giới súc sanh… Phật nói từ đâu đến chết đi về đâu là để cảnh tỉnh, đánh thức chúng ta, đời sống ngắn ngủi đừng để trôi qua oan uổng. Những phương pháp và những chỉ dẫn nơi “ Lai” và “Khứ” đều có cả rồi, hãy thực hành đi thôi! Anh về đâu? Tử về đâu? hoàn toàn do mình. Phật, Bồ Tát chỉ chỉ đường đi chứ không thể đi giúp được! Phật, Bồ Tát là bậc tỉnh thức chứ không phải thần linh nên không thể cứu vớt như thể xìa tay ra hay xốc vô đem ta đến nơi ta mong ước. Lai, khứ đâu là hoàn toàn do nghiệp báo của chính mình.

Máy bay ổn định ở độ cao ba mươi ba ngàn bộ trên hư không, nhìn ra ngoài khung cửa sổ thấy trùng trùng vô tận mây trắng nhởn nhơ, quang minh sáng lạn, ánh sáng rất lạ, khác với ánh sáng mà ta đứng ở mặt đất nhìn lên. Ở độ cao này thì mây trắng ở dưới quang minh ở trên, trên mặt đất thì chỗ này hạn hán, chỗ kia lụt lội, nơi này nóng nơi khác lạnh… nhưng ở độ cao này thì hoàn toàn tĩnh lặng tịch diệt, tất cả chỉ có một màu mây trắng mênh mộng, quang minh rạng rỡ đến không cùng. Mình vẫn còn miên man suy nghĩ về hai chữ đi- về, người đời có bao nhiêu bận đi- về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đi – về trong nhà Phật nói với nghĩa tuyệt đối, là chơn đế, kiếp người đi- về  là một quá trình “Độc sanh độc tử độc khứ, độc lai”. Ba má, anh chị em, bạn bè… thương nhau da diết nhưng chỉ ở với nhau một thời gian ngắn tạm thôi. Khi sống thì phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy chịu, thương nhau thì hỗ trợ nhau chút chút chứ không thể gánh nghiệp cho nhau. Khi chết thì đường ai nấy đi chứ không thể cùng đi chung đường, vì cái nghiệp tạo tác khác nhau, kẻ xuống người lên thì làm sao gặp nhau hay đi chung nhau được. Chính nghiệp tạo tác đã làm cho mọi người sanh ra cao- thấp, thăng- đọa, trí- ngu, sang- hèn. Kinh suy niệm về nghiệp viết rõ ràng:” Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời, chính mình làm việc thiện nên khiến mình thanh tịnh, chính mình làm việc ác nên mình uế trược, không có ai có thể làm cho mình thanh tịnh hay uế trược”

Nghiệp đã trổ quả, quả đã chín muồi thì không thể thay đổi được dù đó là Phật, Bồ tát. Đức Phật là bậc toàn giác, toàn năng, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn… nhưng phật cũng không thể chuyển được nghiệp cho ai, không thể độ người vô duyên, không thể độ hết chúng sanh ( tam bất năng). Nghiệp chỉ có thể dung hòa, làm giảm bớtchuyển đổi từng tí một bởi chính bản thân mình và chỉ chuyển đổi khi chưa chín muồi hay chưa trổ quả. Chuyển đổi bằng cách tu học Phật pháp, làm theo lời Phật dạy, tu huệ, tu phước, làm điều thiện lành, thanh lọc tâm ý… Cứ như mỗi ngày mình thêm một chút nước  tinh khiết vào trong bát nước muối, nước muối không thể hết mặn ngay lập tức, nó chỉ giảm bớt độ mặn từ từ mà thôi.

Ngồi trên máy bay nhìn xuống thấy sơn hà đại địa bao la, đai dương mênh mông, những đỉnh tuyết sơn vĩnh cửu hùng vĩ, những thảo nguyên ngút ngát tầm mắt, không gian vô cùng tận… Con người quá nhỏ bé, tuối thọ ngắn ngủi ấy vậy mà lòng tham lam, mức độ sân hậnsi mê lại vô cùng tận bởi vậy mà tranh đoạt, gây chiến tranh tàn sát, cai trị tàn độc khiến bao nhiêu người và bao nhiêu đời cứ mãi khổ đau. Có một bộ phận người được sống ở các quốc gia tự do, dân chủ, nhân quyền, vật chất phủ phê nhưng phần lớn nhân loại còn lại sống ở những quốc gia lạc hậu, nghèo đói, độc tài, bị kềm kẹp tàn bạo, bị tước hết quyền tư do, nhân quyền...đó cũng là do phước báonghiệp báo của mỗi người. Như đã nói ở trên, trong nghiệp chung (cộng nghiêp) còn có nghiệp riêng (biệt nghiệp), bởi vậy ngay tại những nước giàu mạnh tiên tiến vẫn có nhiều người vô gia cư, nghèo khổ, bệnh tật...và ngay tại những quốc gia độc tài toàn trị, lạc hậu, nghèo đói...vẫn có những người gàiu có, sống hoan lạc tháng ngày. Chữ nghiệp kia vô cùng vô tận như mây trắng trùng trùng giữa hư không.

Máy bay rền rĩ bay ngang qua biển mây trắng, hanh khách đa số lim dim ngủ, có người xem phim hay kịch. Mình thì vẫn niệm Phật, một hồi sau tự dưng thấy phấn chấn chi lạ, nghĩ về đức Phật mà lòng cảm khái khôn cùng. Tạ ơn đức không thể nghĩ bàn của đức Phật, ngài đã khai sáng con đường giải thoát. Tạ ơn đức Phật đã chỉ cho con người một lối thoát. Tạ ơn đức Phật đã vạch ra những phương pháp đi- về cho con người. Tạ ơn đức Phật đã làm sáng tỏ những sự thật mà bao kiếp nhân sinh mù mờ hay suy diễn sai lệch. Tạ ơn chư lịch đại tổ sư đã giữ gìntruyền bá Phật pháp khắp thế gian này.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 12/22

Nhật Ký Một Phật Tử (10)
Nhật Ký Một Phật Tủ (9)
Nhật Ký Một Phật Tử (8)
Nhật Ký Một Phật Tử (7)
Nhật Ký Một Phật Tử (6)
Nhật Ký Một Phật Tử (5)
Nhật Ký Một Phật Tử (4)
Nhật Ký Một Phật Tử (3)
Nhật Ký Một Phật Tử (2)
Nhật Ký Một Phật Tử (1)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/12/2019(Xem: 12455)
15/11/2012(Xem: 17112)
14/10/2010(Xem: 34516)
01/04/2014(Xem: 8765)
06/01/2017(Xem: 10320)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.