Hai Lối

04/05/20234:19 SA(Xem: 1691)
Hai Lối

HAI LỐI
Thanh Nguyễn

 

hoa sen hai mauNgoài những bạn Phật tử người Việt ra, tôi còn có một số bạn Phật tử người nước ngoài, cả ngoài đời và trên mạng xã hội. Trong số ấy có một số khá thân như: Phật tử người Pháp Jean Phillip Estrada, anh ta tu học theo truyền thống Phật giáo Nichiren của Nhật Bản; Saman Barua một Phật tử người Sri lanka, là một huấn luyện viên bóng chày; Chondra chen Phật tử người Tạng; Sư Quang Trí một tu sĩ Phật giáo người Mỹ hiện đang tu học ở một ngôi chùa Việt; ni sư Tịnh Quang một nữ tu sĩ người Canada đã từng sống và tu học nhiều năm ở Việt Nam… Chúng tôi vẫn thường trò chuyện hàng ngày, nói về các vấn đề xã hộiPhật pháp. Đặc biệt có một người sau khi tu học theo Phật giáo Bắc truyền nhiều năm thì chuyển qua tu theo truyền thống Phật giáo Theravada. Vị này cho biết nhiều lý do vì sao chuyển sang tu theo Phật giáo Nam truyền, đại khái là: Phật giáo Bắc truyền không còn đúng theo như lúc ban đầu, Phật giáo Bắc truyền có nhiều sự thêm bớt của người Tàu và Phật giáo Bắc truyền không chắc sẽ đi đến được giải thoát…

Kế đến có một vị Phật tử Việt vốn cùng sinh hoạt tu học với nhau đã nhiều năm, nay vị này cũng chuyển sang tu học theo Phật giáo Nam truyền, bỏ áo lam sắm áo trắng đúng theo kiểu Phật tử các nước Nam tông. Tôi và anh ta rất thân quen cho nên cũng thoải mái trong việc trao đổi ý kiến. Anh ta bảo:

“Phật giáo Bắc tông như Việt Nam, Trung Quốc khác xa với Phật giáo Nam tông, có quá nhiều sự ngụy tạo, thêm bớt, kinh điển cũng không phải lời Phật mà người sau biên soạn. Những biểu tượngBồ tát không hề tìm thấyPhật giáo nguyên thủy cũng như trong kinh tạng Pali...”

Tôi nói với anh ta bằng những gì tôi biết:

“Bạn nói đúng, có những khác biệt giữa hai trường phái Phật giáo, ấy là vì Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với đặc tính văn hóa, tập quán của địa phương để mà uyển chuyển trong việc hoằng hóa, đó là tính khế cơ khế lý của đạo Phật. Tuy hai nhánh có nhiều khác biệt nhưng cùng thống nhất ở giáo pháp căn bản, cốt lõi tinh túy của đạo, đó là: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo… Dù tu học theo trường phái nào đi nữa nhưng vẫn nương theo căn bản cốt lõi này thì cũng có kết quả tốt thôi.”

Anh ta lại nói:

Phật giáo Nam truyền không có đốt vàng mã, không coi ngày giờ, trục vong, giải hạn, cầu siêu, không có cả lễ Vu Lan, không có cúng thất bốn mươi chín ngày... Những thứ này không phải chánh pháp, trong kinh tạng Nam truyền không có, thời Phật tại thế Phật đâu có dạy hay làm những chuyện này”

Tôi thành thật bảo:

“Ừ, đúng là thời Phật tại thế không có việc này, Phật giáo Nam truyền không có những việc đó nhưng Phật giáo Bắc truyền cũng không có tục buộc chỉ cổ tay chúc phúc lành, không có lễ hội té nước cầu phúc, không có té nước vào sư sãi hay tượng Phật… Những việc ấy là do sự giao thoa, ảnh hưởng của Phật giáovăn hóa, tập tục địa phương. Việc cúng thất bốn mươi chín ngày và vấn đề thân trung ấm thì chúng ta nên nhìn lại. Phật cũng đã nói rất rõ về vấn đề này. Với những người cực thiện hay cực ác thì sau khi chết sẽ tái sanh ngay lập tức vào những cảnh giới tương ưng, còn những người mà phước tội chưa rõ ràng hay chưa phân định, chưa có mặt nào trội hơn thì phải trải qua một thời gian mới có thể tìm được cảnh giới tương ưng để tái sanh. Kinh tạng Pali cũng có một đọan kinh như sau, tiếc là tôi không nhớ cụ thể tên bài kinh: “Như Lai thấy rõ ràng có những người vừa ra khỏi nhà này thì lập tức vào nhà kia. Có những người ra khỏi nhà lại cứ đi tới đi lui mà chưa vào nhà nào, lại cũng có nhiều người đi đứng hoặc ngồi ở ngã ba đường, bên vệ đường...” Đọan kinh này cho thấy những người chết lập tức tái sanh là đúng như truyền thốn Nam truyền, tuy nhiên còn những người cứ đi qua đi lại hay ngồi ở ngã ba đường ấy chính là thân trung ấm sau khi chết mà chưa tìm được cảnh giới tương ưng để tái sanh” . Việc cúng thất bốn mươi chín ngày là để hồi hướng phước đức cho những thân trung ấm, tạo phước duyên lành gợi nhắc cho thân trung ấm tái sanh vào cảnh giới tốt đẹp hơn, tuy nhiên hiệu quả thế nào tùy thuộc vào năng lựcphước đức của cả thân trung ấm lẫn người thực hiện việc cúng thất. Bốn mươi chín ngày là con số tượng trương mang tính biểu tượng của sự nhân bảy cho bảy tuần, thật sự thì không nhất thiết phải bốn mươi chín ngày mới tái sanh mà có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, thậm chí phải trải qua một thời gian dài kinh khủng vẫn chưa được tái sanh”

Anh bạn Phật tử lại thắc mắc:

Phật giáo Bắc truyền mà cụ thểpháp môn tịnh độ tu kiểu gì mà cứ réo gọi tên Phật để được Phật độ, làm gì có chuyện đó! Đạo Phật là đạo nói nhân quả, phải tự tu tự chứng. Ông Phật không cứu vớt được ai”

Tôi cười với bạn:

“ Bạn nói đúng, Phật không phải thượng đế hay thánh thần nên không có cứu vớt như thể xìa tay ra, cũng không có trừng phạt. Phật là bậc giác ngộchỉ đường cho chúng ta đi, chúng ta phải tự thân mà đi, không đi thì không tới, không ăn thì không no, không uống thuốc thì không hết bệnh. Phật không thể đi giùm hay uống thuốc giúp ta. Niệm Phật là một pháp mônlâu đời, tuy cách niệm Phật của Bắc tông khác với Nam tông nhưng cùng có lợi ích lớn. Phật giáo Nam tông niệm mười đức hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri...Phật giáo Bắc tông niệm Phật, dùng câu Phật hiệu như cái mỏ neo để neo giữ con thuyền giữa muôn trùng sóng gió. Trụ vào câu Phật hiệu để không phải trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hay Tài, sắc, danh, thực, thùy. Niệm Phật là nghĩ và nhớ Phật trong từng sát na hiện tại và mọi lúc, mọi nơi. Niệm Phật là nghĩ nhớ tướng hảo quang minh cũng như công đức của Phật chứ không phải kêu gào tên của Phật để Phật cứu độ. Niệm Phật là một phương pháp thanh lọc tâm, thanh tịnh tam nghiệp. Niệm Phật là một cách để:” Tự tịnh kỳ ý” như bài kệ trong kinh Pháp Cú.”

Người bạn cho biết:

“ Dù vậy tôi vẫn thấy tin tưởngPhật giáo Nam truyền hơn. Tôi chuyển qua tu học theo Phật giáo Nam truyền, tu tứ niệm xứ, đây là pháp tu căn bản mà chính đức Phật đã tu, đã chứng và dạy cho chúng ta. Tứ niệm xứ là pháp tu nguyên thủy nhất của Phật giáo.”

Tôi đồng ý với anh bạn:

“ Đúng là như thế, Tứ niệm xứ là pháp tu căn bản, Phật tử tu học theo truyến thống Bắc tông vẫn tu tứ niệm xứ kia mà. Người niệm Phật mà tu tứ niệm xứ thì công phu càng nâng cao, càng hiệu quả trong việc tu học. Tu tứ niệm xứ để biết thế nào là thân bất tịnh, ba mươi hai thể trược, từ đó sẽ không còn chấp thân, từ đó sẽ chán ngũ trược ác thế để sau này tái sanh sẽ chọn một cảnh giới an lành thanh tịnh hơn. Tu tứ niệm xứ để nhận biết cảm thọ của mình sẽ dẫn mình đến khổ, dù là thọ lạc hay thọ khổ cũng đều khổ cả. Tâm mình vô thường thay đổi tùy tâm trạng và hòan cảnh, cái vọng tâm vốn thiên sai vạn biệt nó tương ứng với các pháp vốn sanh diệt liên lỉ, các pháp vốn không có tự ngã, các pháp sanh diệt đều do duyên. Ở cõi ngũ trược ác thế này thì tất cả không ngoài nhân – duyên- quả. Tất cả do duyên hợp mà thành thì cũng sẽ do duyên tán mà tan. Phật pháp cũng không ngoài nhân duyên. Bạn chuyển việc tu học từ Bắc Tông sang Nam tông cũng có nhân duyên sâu xa chứ chẳg phải tự nhiên. Bạn tu pháp môn nào cũng tốt cả, tu học theo truyền thống nào cũng thiện lành. Cái chính là pháp môn hay truyền thống ấy có hợp với căn cơ của mình, trình độ của mình và cả hòan cảnh sinh hoạt của mình”

Thế rồi cả tôi và anh bạn Phật tử ấy vẫn đi theo con đường tu học của Thế Tôn khai sáng, tuy nhiên anh ta theo hướng khác và tôi theo hướng mà mình cảm thấy thích hợp nhất. Anh ta có chánh kiến và tôi cũng giữ lập trường của mình. Chúng tôi vẫn gặp nhauvui vẻ trong tình bạn ngoài đời, tình pháp lữ trong đạo. May mắn thay ở nơi chúng tôi sống, ngôi chùa có mở cả khóa tu niệm Phật lẫn khóa tu tứ niệm xứ để cho mọi Phật tử dù khác xu hướng cùng có thể tu học.

 

Thanh Nguyễn

Ất Lăng thành, 08/22

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/02/2012(Xem: 28481)
22/06/2018(Xem: 12124)
28/08/2015(Xem: 7978)
16/09/2015(Xem: 14256)
17/07/2019(Xem: 8897)
04/01/2015(Xem: 10891)
02/01/2017(Xem: 6912)
25/01/2015(Xem: 9328)
17/09/2020(Xem: 6736)
11/02/2020(Xem: 7155)
30/06/2016(Xem: 5796)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?