Thư Viện Hoa Sen

Một Thời Đáng Nhớ, Rất Đáng Nhớ!!!

26/07/20243:23 SA(Xem: 9414)
Một Thời Đáng Nhớ, Rất Đáng Nhớ!!!

MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ,
RẤT ĐÁNG NHỚ!!!
Người Long Hồ

mot thoi dang nhoPDF icon (4)MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ, RẤT ĐÁNG NHỚ

 

Một Thời Đáng Nhớ, Rất Đáng Nhớ chỉ là một đoản văn ngắn, rất ngắn tản mạn về hồi ức của một người tuổi đã quá thất thập. Chỉ là Một Thời Đáng Nhớ, nhớ gì viết nấy, viết để cho con cháu tôi hay những thế hệ sau tôi biết rằng cha anh họ cũng đã có một thời sống như thế ấy. Và cha anh họ cũng đã làm hết sức mình những mong duy trì cho những thế hệ sau, nếu không tốt hơn thế ấy, ít nhất cũng bằng được như thế ấy… Nhưng lực bất tòng tâm, cơ trời đã khiến cho vận nước ra như vậy. Mình tự hỏi sau ngần ấy năm trôi qua chắc thời gian cũng đủ dài để cho chúng ta chiêm nghiệm rằng đất nước nầy đã từng có một thời đáng nhớ, rất đáng nhớ!!! Ông bà cha mẹ tôi được sinh ra từ miền Núi Ấn Sông Trà của vùng xứ Quảng vô cùng xinh đẹp của đất nước, vì hoàn cảnh mà trên một trăm năm trước, ông bà nội ngoại của tôi đã phải thiên di về Đất Phương Nam tìm đất sống. Và họ đã định cư tại vùng đất nằm giữa hai con sông lớn: Tiền Giang và Hậu Giang, đất Vĩnh Long. Với tôi, Vĩnh Long chẳng những là nơi mà tôi đã sinh ra và lớn lên bên dòng sông Long Hồ hiền hòa với ruộng vườn cây trái xanh tốt quanh năm, mà Vĩnh Long còn là nơi đã cho tôi đong đầy những kỷ niệm của thời thơ ấu. Nơi mà mẹ đã mớm cho tôi từng giọt sữa đầu đời. Nơi tôi đã ăn học suốt thời Tiểu và Trung học. Đó là nơi mà tôi đã vẫy vùng trong tình cha nghĩa mẹ, tình làng nước, tình quê hương trong suốt đoạn đời thơ ấu. Mặc dù quê hương tôi không có những con đại lộ thẳng tắp, hay những con lộ rộng thênh thang với hàng me rợp bóng như đại lộThánh Tôn ở Sài Gòn, cũng không có những đồi núi thơ mộng như Đà Lạt hay bãi biển xinh đẹp như Nha Trang, Vũng Tàu, nhưng tôi thương quá những con hương lộ đá xanh đá đỏ, thương quá những con đê bờ ruộng, thương quá sông nước Vĩnh Long, thương quá những thôn nghèo đạm bạc với những xóm nhà lá đơn sơ mộc mạc, nơi ấp ủ quá nhiều kỷ niệm thân thương của một thời cắp sách đến trường. Làm sao tôi quên được những đêm trăng sáng thả lưới trên dòng sông Long Hồ hay bủa đăng trong những con rạch quanh vùng? Làm sao tôi quên được những buổi sáng hai anh em tôi (tôi và một đứa em trai đã quá vãng) thức dậy thăm lưới khi trời vẫn còn mù sương trên mặt sông? Làm sao tôi quên được những hình ảnh thân thương của mái trường xưa, mái trường Tống Phước Hiệp, nơi mà các thầy cô đã hun đúc cho tôi thành người. Làm sao tôi quên được người dân xứ Vĩnh hiền hòa của tôi? Giờ đây dù xa quê vạn dặm nhưng lúc nào hình bóng Vĩnh Long cũng ở trong tôi bằng tất cả tấm lòng mến yêu trân quí. Tôi không biết địa danh Vĩnh Long hay Long Hồ đã có tự bao giờ trong dòng lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, nhưng với tôi hai chữ Vĩnh Long hay Long Hồ lúc nào cũng thân thương, thân thương tự trong máu huyết, thân thương lưu truyền từ đời ông, đời cha cho mãi đến đời tôi. Tuy Vĩnh Long không phồn hoa đô hội như Cần Thơ, Mỹ Tho hay Sài Gòn, nhưng với tôi Vĩnh Long đẹp, đẹp lắm. Vĩnh Long là nơi đưa tôi vào đời, nuôi tôi khôn lớn và chắp cho tôi đôi cánh để tôi bay lượn trên khắp các miền thế giới. Thực tình mà nói, tôi đã đi qua nhiều vùng đất với đủ đầy vẻ đẹp thiên nhiên hay nhân tạo như Grand Canyon ở Arizona, Yosimite ở Bắc California, Yellow Stone Park, Miami (Florida), Alamo (Texas), Salt Lake (Utah), Buffalo (New York), Niagara Falls (Michigan), Nam Vang, Bangkok, Singapore, Bataan (Philippines), núi Phú Sĩ ở Tokyo, Washington D.C., Tân Đề Li, Ma Ni La, Toronto (Canada), Melbourne, Sydney, Perth, Darwin, Nam Úc, Brisbane, Paris, London, vân vân, nhưng có lẽ chưa có nơi nào gây được cho tôi cảm xúc rộn ràng như Vĩnh Long, vì Vĩnh Long là quê hương đã gắn bó với tôi từ những sông rạch quen thuộc, đến những con đường nắng bụi mưa lầy. Dù sông Long Hồ không đẹp và nổi tiếng như dòng Danube bên trời Âu hay dòng Potomac bên Mỹ, nhưng sao với tôi không có một con sông nào khác có thể thay thế nó được. Có lẽ trong tâm tư tình cảm sâu thẳm nhất của một con người thì tôi vẫn là một đứa con trai nhà quê của xứ Vĩnh, sinh ra và lớn lên bên những thôn xóm đơn sơ mộc mạc, bên những cánh đồng quyện mùi bùn pha lẫn mùi lúa chín mới gặt. Dù xa quê vạn dặm, quãng đời thơ ấu nơi đất Vĩnh lúc nào cũng đậm nét trong tôi.

Xin nhắc lại, dầu cái thời ấy chỉ tồn tại có 21 năm nhưng những dấu ấn mà nó để lại trong tâm tưởng người dân Việt, nhất là những người miền Nam, sẽ là vĩnh viễn không phai. Dầu người ta muốn xóa bỏ hết mọi vết tích huy hoàng, hết sức huy hoàng của ngày xưa ấy, nhưng họ đã lầm. Ngày trước ấy, từ thế kỷ thứ nhất cho mãi đến thế kỷ thứ mười, dân tộc lạ đã bắt dân mình lên rừng xuống biển, bắt làm nô lệđày đọa còn hơn kiếp trâu cày ngựa cỡi, nhưng rồi cuối cùng dân mình cũng lấy lại những gì mình đã mất. Vì vua quan thì nhất thời còn dân thì vạn đại mà! Mình chắc chắn một ngày không xa nào đó, cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar. Ngày xưa đó, Ngô Quyền đã đánh tan quân đội của dân tộc lạ và giành lại những di sản vô cùng quý báu cho dân mình. Dầu nhà Ngô không tồn tại lâu, nhưng dấu ấn mà nhà Ngô đã để lại cho dân mình là vĩnh viễn, không một ai, mãi mãi không một ai có thể xoá bỏ dấu ấn lịch sử ấy ra khỏi tâm hồn của người Việt Nam. Thành tích sáng chói nhất của nhà Ngô là xây dựng một nền tự chủ cho dân mình. Cách đây hơn 2 thế kỷ, triều đại Tây Sơn (1778-1802), nghĩa là chỉ dài 24 năm nếu tính từ Thái Đức Nguyễn Nhạc, Quang Trung Nguyễn Huệ và Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản. Nhưng nếu tính riêng vua Quang Trung Nguyễn Huệ với hơn 20 năm đánh Nam dẹp Bắc, gom đất nước về một mối và 3 năm trị vì, vua Quang Trung và triều đại của Ngài đã cống hiến cho đất nước nầy một di sản đồ sộ từ văn hoá, chính trị, kinh tế, ngoại giao đến việc cải thiện nếp sống xã hộicon người. Dưới thời Quang Trung, ngay cả nước Trung Hoa còn phải nể vì, huống là những nước nhỏ quanh vùng. Rồi trải qua bao cuộc bể dâu, đất nước nầy cũng trải qua nhiều thăng trầm, nhiều lần bị chia cắt. Có thời Chúa Trịnh tiếm quyền Vua Lê, tạo nên cảnh can qua cho đất nước suốt một trăm năm mươi năm (1627-1777), các Chúa nhà Trịnh cũng được ghi vào sử sách như những vết nhơ, vì có hay ho gì đâu những kẻ CƯỚP CHÁNH QUYỀN một cách không cần thiết khiến cho đất nước phải chịu cảnh tụt hậu? Như trong thời cận đại, Việt Nam được hoàn toàn độc lập sau khi quân Nhật thất trận hồi đệ nhị thế chiến 1945, chính phủ non trẻ do Thủ Tướng Trần Trọng Kim lãnh đạo của một nước Việt Nam mới đã bị một nhóm người không nghĩ gì đến quyền lợi đất nước cướp chính quyền cho đảng phái của mình, rồi sau đó, đến năm 1946, đảng trưởng của họ lại cũng vì quyền lợi của đảng mình mà đi xuống tàu Fountainebleau của Pháp ký kết thoả thuận cho người Pháp đổ bộ vào Việt Nam. Đây đúng là hành động vì đảng phái mà bán rẻ đất nước, rất đáng bị lịch sử sau nầy nguyền rủa. Và hệ quả của việc làm nầy là sau đó Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, Miền Bắc theo Cộng Sản, miền Nam theo phương cách phát triển tự dohết lòng phát triển đất nước. Trong suốt thời gian từ năm 1954 đến 1975, hai nền Cộng Hoà của Miền Nam Việt Nam chưa từng phải làm cái việc XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, vì với nền kinh tế công nghiệp và kỹ nghệ phát triển, Việt Nam Cộng Hoà còn phải mướn thêm nhân công nước ngoài đến Việt Nam làm việc thì làm gì có dư người lao động để đưa đi xuất khẩu… Còn dưới chế độ Xã Nghĩa, kể từ năm 1980 đến nay, mỗi năm trung bình khoảng 150 ngàn người được đưa ra nước ngoài lao động, riêng năm 2023, chỉ 11 tháng đầu của năm 2023 mà tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã lên tới con số 146.156 lao động. Không biết Việt Nam Xã Nghĩa đang phát triển kiểu gì. Nếu hiện tại Việt Nam Xã Nghĩa thực sự phát triển mà mỗi năm còn đưa một số người gần 200 ngàn như thế này ra nước ngoài thì lấy ai làm việc trong nước? Chỉ cần suy nghĩ một chút là có câu trả lời ngay thôi. Một hình ảnh từ 2003, nghĩa là đã trên 20 năm, nhưng cho tới bây giờ mỗi lần nghĩ tới, tôi vẫn còn cảm thấy ớn lạnh cả người. Năm đó tôi đi du lịch qua Nam Hàn vào khoảng tháng 2 năm 2003, tôi đi tới khu ngoại ô của vùng Incheon (cách Seoul khoảng 70 cây số về hướng Tây Nam) trời tháng 2 ở Nam Hàn lạnh cóng người, thế mà có một nhóm người đang trầm mình dưới hồ sen để lấy củ sen. Tôi tới gần hỏi thăm mới biết những thanh niên trẻ nầy đến từ Việt Nam, đi xuất khẩu lao động. Nhìn thấy hình ảnh họ nói chuyện mà người thì run lên bần bật thật quá cảm thương. Ngay sau đó, lòng tôi cảm thấy buồn buồn khó tả, không còn tâm trí đâu nữa để tiếp tục đi du lịch, tôi bèn trở về khách sạn liên lạc với hãng máy bay để trở về Mỹ sớm hơn dự định. Thời trước, miền Nam cũng có nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà, nhưng rồi không may, hai nền Cộng Hoà non trẻ đã yểu mệnh, nhưng những cống hiến cho đất nước nầy với một di sản đồ sộ từ văn hoá, chính trị, kinh tế, ngoại giao đến việc cải thiện nếp sống xã hộicon người có nhân văn nhân bản, nhất là về âm nhạc với những bản nhạc mà cho tới bây giờ cả nước đều vang tiếng hát… những âm hưởng và những gì tốt đẹp nhất của nó sẽ sống mãi và sống mãi trong lòng người dân Việt, nhất là người dân miền Nam. Như tất cả chúng ta đều biết, 2 nền Cộng Hoà non trẻ đã không còn, nhưng sau nửa thế kỷ, nếu chúng ta đi từ Bắc vô Nam, chúng ta sẽ thấy sẽ nghe đi đâu đến đâu dân chúng 3 miền đều vang vang hát những bài nhạc vàng của 2 nền Cộng Hoà ấy… Bây giờ sau nửa thế kỷ, những kẻ đã từng đánh phá 2 nền Cộng Hoà ngày ấy đang cố gắng chập chững và khập khểnh bước đi những bước mà 2 nền Cộng Hoà ấy đã từng bước rất mạnh dạn và thành công từ những năm 1954 đến 1960: đó là nền kinh tế thị trường tự do. Họ thấy rõ hơn ai hết là những bước đi của họ chẳng những chập chững và khập khểnh mà còn bệnh hoạn nữa vì cái thứ định hướng chết tiệt mà họ đang tung hô, nhưng vì tự ái nên họ thà để cho cả dân tộc bước đi chập chững, khập khểnh và bệnh hoạn như họ… Riêng về giáo dục và y tế, họ vẫn biết giáo dục và y tế quốc dân, nghĩa là giáo dục và y tế miễn phí cho toàn thể người dân trong nước mà 2 nền Cộng Hoà ngày trước đã từng áp dụng từ năm 1954 đến năm 1975 mà lợi ích của nó là không thể nghĩ bàn, vì nó là phúc lợi cho toàn dân khi con em đi học không tốn tiền, bệnh hoạn cũng không tốn tiền trị bệnh thì không sớm cũng muộn dân trí sẽ được nâng cao, dân cũng sẽ giàu cóan cư lạc nghiệp, nhưng đó không phải là chủ trương của họ, chủ trương của họ là chỉ muốn cho người dân biết đọc biết viết để tuân thủ những luật lệ mà họ đặt ra để dễ bề cai trị. Dân trí mà cao, dân chúng mà giàu thì làm sao họ trụ được? Nên trong cái thứ gọi là Xã Nghĩa, dân chúng đừng có mơ đến chuyện giáo dục và y tế miễn phí cho toàn thể người dân trong nước. Phải chăng họ muốn mãi mãi đè đầu cỡi cổ dân mình? Nếu họ nghĩ vậy thì họ đã lầm. Nên nhớ rằng trên đời nầy không có thứ gì thoát khỏi luật đào thải. Rồi đây, theo luật tự nhiên của đất trời của vũ trụ, gió vô thường vẫn thổi, mưa vô thường vẫn rơi… Sau cơn mưa nào trời cũng lại sáng, không có ngoại lệ!!!




Tạo bài viết
04/04/2013(Xem: 19961)
11/06/2014(Xem: 10523)
12/03/2018(Xem: 15696)
17/04/2018(Xem: 10001)
03/06/2018(Xem: 8654)
23/11/2022(Xem: 55883)
04/02/2016(Xem: 11109)
28/02/2015(Xem: 7234)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: