Thư Viện Hoa Sen

Bilingual. 216. Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the President’s Special Assistant for National Security Affairs (Bundy). I feel sure that the reluctance of the Generals to provide the United States with full details of their plans at this time

28/05/20243:18 CH(Xem: 1519)
Bilingual. 216. Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the President’s Special Assistant for National Security Affairs (Bundy). I feel sure that the reluctance of the Generals to provide the United States with full details of their plans at this time

blank
Bilingual. 216. Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the President’s Special Assistant for National Security Affairs (Bundy). I feel sure that the reluctance of the Generals to provide the United States with full details of their plans at this time, is a reflection of their own sense of security and a lack of confidence that in the large American community present in Saigon their plans will not be prematurely revealed. CAS is perfectly prepared to have me disavow Conein at any time it may serve the national interest. Whenever we thwart attempts at a coup, as we have done in the past, we are incurring very long lasting resentments, we are assuming an undue responsibility for keeping the incumbents in office, and in general are setting ourselves in judgment over the affairs of Vietnam. It must also be said that the war effort has been interfered with already by the incompetence of the present government and the uproar which this has caused. General Don’s intention to have no religious discrimination in a future government is commendable and I applaud his desire not to be “a vassal” of the U.S. Then I would suggest a cabinet covering a very broad range. This may be impractical, but I am thinking of a government which might include Tri Quang and which certainly should include men of the stature of Mr. Buu, the labor leader.//Điện tín của Đại sứ Mỹ tại VN (Lodge) gửi Phụ tá Đặc biệt của Tổng thống về An ninh Quốc gia (McGeorge Bundy). Tôi cảm thấy chắc chắn rằng việc các Tướng do dự về cung cấp cho Hoa Kỳ đầy đủ chi tiết về kế hoạch đảo chính của họ vào lúc này phản ánh cảm giác an toàn của chính họ và sự thiếu tin tưởng rằng trong cộng đồng rộng lớn những người Mỹ có mặt tại Sài Gòn, kế hoạch của họ sẽ không bị lộ ra sớm. Trạm tình báo CAS đã chuẩn bị sẵn sàng để tôi có thể chối bỏ không liên hệ Conein bất cứ lúc nào vì lợi ích quốc gia. Bất cứ khi nào chúng ta ngăn cản những nỗ lực đảo chính, như chúng ta đã làm trong quá khứ, chúng ta đang phải gánh chịu sự oán giận kéo dài, chúng ta đang gánh lấy một trách nhiệm không đáng có trong việc giữ những người đương nhiệm tại chức, và nói chung là tự mình phán xét các vấn đề của Việt Nam. Cũng phải nói rằng nỗ lực chiến tranh đã bị cản trở bởi sự kém cỏi của chính phủ Diệm hiện nay và điều này đã gây ra sự phẫn nộ quần chúng. Ý định không phân biệt tôn giáo trong chính phủ tương lai của Tướng Độn là đáng khen ngợi và tôi hoan nghênh mong muốn của Đôn không để trở thành “chư hầu” của Hoa Kỳ. Sau đó, tôi sẽ đề xuất một nội các có phạm vi rất rộng. Điều này có thể không thực tế, nhưng tôi đang nghĩ đến một chính phủ có thể bao gồm nhà sư Trí Quangchắc chắn sẽ bao gồm những người tầm cỡ như ông Trần Quốc Bửu, lãnh đạo công đoàn.

 

us-embassy-saigon-vietnam_200-2216. Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the President’s Special Assistant for National Security Affairs (Bundy)(1)

 

Saigon, October 25, 1963.

1. I appreciate the concern expressed by you in Ref A(2) relative to the General Don/Conein relationship, and also the present lack of firm intelligence on the details of the Generals’ plot. I hope that Ref B(3) will assist in clearing up some of the doubts relative to the Generals’ plans, and I am hopeful that the detailed plans promised for two days before the coup attempt will clear up any remaining doubts.

2. CAS has been punctilious in carrying out my instructions. I have personally approved each meeting between General Don and Conein who has carried out my orders in each instance explicitly. [Page 435]While I share your concern about the continued involvement of Conein in this matter, a suitable substitute for Conein as the principal contact is not presently available. Conein, as you know, is a friend of some eighteen years’ standing with General Don, and General Don has expressed extreme reluctance to deal with anyone else. I do not believe the involvement of another American in close contact with the Generals would be productive. We are, however, considering the feasibility of a plan for the introduction of an additional officer as a cut-out between Conein and a designee of General Don for communication purposes only. This officer is completely unwitting of any details of past or present coup activities and will remain so.

3. With reference to General Harkins’ comment to General Don [in] which Don reports to have referred to a Presidential directive and the proposal for a meeting with me, this may have served the useful purpose of allaying the Generals’ fears as to our interest. If this were a provocation, the GVN could have assumed and manufactured any variations of the same theme. As a precautionary measure, however, I of course refused to see General Don. As to the lack of information as to General Don’s real backing, and the lack of evidence that any real capabilities for action have been developed, Ref B provides only part of the answer. I feel sure that the reluctance of the Generals to provide the United States with full details of their plans at this time, is a reflection of their own sense of security and a lack of confidence that in the large American community present in Saigon their plans will not be prematurely revealed.

4. The best evidence available to the Embassy, which I grant you is not as complete as we would like it, is that General Don and the other Generals involved with him are seriously attempting to effect a change in the government. I do not believe that this is a provocation by Ngo Dinh Nhu, although we shall continue to assess the planning as well as possible. In the event that the coup aborts, or in the event that Nhu has masterminded a provocation, I believe that our involvement to date through Conein is still within the realm of plausible denial. CAS is perfectly prepared to have me disavow Conein at any time it may serve the national interest.

5. I welcome your reaffirming instructions contained in CAS Washington 74228.(4) It is vital that we neither thwart a coup nor that we are even in a position where we do not know what is going on.

6. We should not thwart a coup for two reasons. First, it seems at least an even bet that the next government would not bungle and stumble as much as the present one has. Secondly, it is extremely unwise in the long range for us to pour cold water on attempts at a coup, particularly when they are just in their beginning states. We [Page 436]should remember that this is the only way in which the people in Vietnam can possibly get a change of government. Whenever we thwart attempts at a coup, as we have done in the past, we are incurring very long lasting resentments, we are assuming an undue responsibility for keeping the incumbents in office, and in general are setting ourselves in judgment over the affairs of Vietnam. Merely to keep in touch with this situation and a policy merely limited to “not thwarting,” are courses both of which entail some risks but these are lesser risks than either thwarting all coups while they are stillborn or our not being informed of what is happening. All the above is totally distinct from not wanting U.S. military advisors to be distracted by matters which are not in their domain, with which I heartily agree. But obviously this does not conflict with a policy of not thwarting. In judging proposed coupe, we must consider the effect on the war effort. Certainly a succession of fights for control of the Government of Vietnam would interfere with the war effort. It must also be said that the war effort has been interfered with already by the incompetence of the present government and the uproar which this has caused.

7. General Don’s intention to have no religious discrimination in a future government is commendable and I applaud his desire not to be “a vassal” of the U.S. But I do not think his promise of a democratic election is realistic. This country simply is not ready for that procedure. I would add two other requirements. First, that there be no wholesale purges of personnel in the government. Individuals who were particularly reprehensible could be dealt with later by the regular legal process. Then I would suggest a cabinet covering a very broad range. This may be impractical, but I am thinking of a government which might include Tri Quang and which certainly should include men of the stature of Mr. Buu, the labor leader.

8. Copy to General Harkins

NOTES:

(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series, CIA Reports. Top Secret; Immediate. Sent from the CIA Station in Saigon to the Director of Central Intelligence as [document number not declassified]. Also printed in United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 12, pp. 590-591.↩

(2) Document 211.↩

(3) See Document 215.↩

(4) Document 192.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d216

 

.... o ....

 

216. Điện tín của Đại sứ Mỹ tại VN (Lodge) gửi Phụ tá Đặc biệt của Tổng thống về An ninh Quốc gia (McGeorge Bundy)(1)

 

Sài Gòn, ngày 25 tháng 10 năm 1963.

 

1. Tôi đánh giá cao mối quan tâm của bạn trong Bản văn tham chiếu A(2) liên quan đến mối quan hệ giữa Tướng Trần Văn Đôn và Lucien Conein (viên chức CIA), cũng như sự thiếu thông tin tình báo chắc chắn về chi tiết âm mưu của các Tướng. Tôi hy vọng rằng Bản văn tham chiếu B(3) sẽ giúp làm sáng tỏ một số nghi ngờ liên quan đến kế hoạch của các Tướng, và tôi hy vọng rằng các kế hoạch chi tiết được Đôn hứa tiết lộ [cho tôi] hai ngày trước cuộc đảo chính sẽ làm sáng tỏ mọi nghi ngờ còn sót lại.

2. Tram tình báo Sài Gòn đã rất tỉ mỉ trong việc thực hiện các chỉ dẫn của tôi. Cá nhân tôi đã chấp thuận từng cuộc gặp giữa Tướng Đôn và Conein, người đã thực hiện mệnh lệnh của tôi một cách rõ ràng trong từng trường hợp. Mặc dù tôi chia sẻ mối quan ngại của bạn về việc Conein tiếp tục tham gia vào vấn đề này nhưng hiện tại vẫn chưa có người thay thế phù hợp cho Conein làm người liên hệ chính. Conein, như bạn đã biết, là một người bạn đã sát cánh cùng Tướng Đôn khoảng mười tám năm và Tướng Đôn đã bày tỏ sự miễn cưỡng tột độ khi phải giao dịch với bất kỳ ai khác. Tôi không tin rằng sự tham gia của một người Mỹ khác có liên hệ chặt chẽ với các Tướng sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi đang xem xét tính khả thi của kế hoạch giới thiệu thêm một sĩ quan như một sự kết nối giữa Conein và người được chỉ định của Tướng Đôn chỉ nhằm mục đích liên lạc. Viên chức này hoàn toàn không biết bất kỳ chi tiết nào về các hoạt động đảo chính trong quá khứ hoặc hiện tại và sẽ vẫn như vậy.

3. Liên quan đến nhận xét của Tướng Harkins gửi Tướng Đôn [mà trong đó] mà Đôn nói là đã đề cập đến chỉ thị của Tổng thống và đề nghị gặp tôi, điều này có thể phục vụ mục đích hữu ích là xoa dịu nỗi lo sợ của các Tướng về vấn đề chúng ta quan tâm. Nếu đây là một sự khiêu khích, Chính phủ VNCH có thể đã giả định và tạo ra bất kỳ biến thể nào của cùng một chủ đề. Tuy nhiên, để đề phòng, tất nhiên tôi từ chối gặp Tướng Đôn. Về việc thiếu thông tin về sự hậu thuẫn thực sự từ các tướng khác đối với Tướng Đôn và thiếu bằng chứng cho thấy bất kỳ khả năng hành động thực sự nào đã được phát triển, Tham chiếu B chỉ cung cấp một phần câu trả lời. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng việc các Tướng do dự về cung cấp cho Hoa Kỳ đầy đủ chi tiết về kế hoạch đảo chính của họ vào lúc này phản ánh cảm giác an toàn của chính họ và sự thiếu tin tưởng rằng trong cộng đồng rộng lớn những người Mỹ có mặt tại Sài Gòn, kế hoạch của họ sẽ không bị lộ ra sớm.

4. Bằng chứng tốt nhất mà Đại sứ quán có được, mà tôi cấp cho bạn, không đầy đủ như chúng tôi mong muốn, đó là Tướng Đôn và các Tướng khác có liên quan với ông ta đang nghiêm túc cố gắng thực hiện một sự thay đổi trong chính phủ. Tôi không tin rằng đây là một hành động khiêu khích của Ngô Đình Nhu, mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá quy hoạch tốt nhất có thể. Trong trường hợp cuộc đảo chính thất bại, hoặc trong trường hợp Nhu chủ mưu một hành động khiêu khích, tôi tin rằng sự tham gia của chúng tôi cho đến nay thông qua Conein vẫn nằm trong phạm vi có thể phủ nhận chính đáng [rằng tôi không liên hệ tới âm mưu đảo chính]. Trạm tình báo CAS đã chuẩn bị sẵn sàng để tôi có thể chối bỏ không liên hệ Conein bất cứ lúc nào vì lợi ích quốc gia.

5. Tôi hoan nghênh những hướng dẫn khẳng định lại của bạn có trong văn bản CAS Washington 74228.(4) Điều quan trọng là chúng ta không ngăn cản một cuộc đảo chính cũng như không để chúng ta rơi vào tình thế không biết chuyện gì đang xảy ra.

6. Chúng ta không nên ngăn cản một cuộc đảo chính vì hai lý do. Đầu tiên, có vẻ như ít nhất cũng có một sự đánh cược ngang bằng rằng chính phủ tiếp theo sẽ không vụng vềvấp ngã nhiều như chính phủ hiện tại. Thứ hai, về lâu dài, việc chúng ta dội một gáo nước lạnh vào những âm mưu đảo chính là cực kỳ không khôn ngoan, đặc biệt khi chúng mới ở giai đoạn đầu. Chúng ta nên nhớ rằng đây là cách duy nhất để người dân Việt Nam có thể có được một sự thay đổi chính quyền. Bất cứ khi nào chúng ta ngăn cản những nỗ lực đảo chính, như chúng ta đã làm trong quá khứ, chúng ta đang phải gánh chịu sự oán giận kéo dài, chúng ta đang gánh lấy một trách nhiệm không đáng có trong việc giữ những người đương nhiệm tại chức, và nói chung là tự mình phán xét các vấn đề của Việt Nam. Chỉ giữ liên lạc với tình huống này và một chính sách chỉ giới hạn ở mức “không cản trở”, cả hai đều kéo theo một số rủi ro nhưng đây là những rủi ro ít hơn so với việc ngăn chặn tất cả các cuộc đảo chính khi chúng vẫn còn sơ sinh hoặc việc chúng ta không được thông báo về những gì đang xảy ra. Tất cả những điều trên hoàn toàn khác với việc không muốn các cố vấn quân sự Hoa Kỳ bị phân tâm bởi những vấn đề không thuộc phạm vi của họ, điều mà tôi thực lòng đồng ý. Nhưng rõ ràng điều này không mâu thuẫn với chính sách không cản trở. Khi đánh giá cuộc đảo chính được đề xuất, chúng ta phải xem có ảnh hưởng hay không tới nỗ lực chiến tranh. Chắc chắn một loạt các cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát Chính phủ VNCH sẽ cản trở nỗ lực chiến tranh. Cũng phải nói rằng nỗ lực chiến tranh đã bị cản trở bởi sự kém cỏi của chính phủ Diệm hiện nay và điều này đã gây ra sự phẫn nộ quần chúng.

7. Ý định không phân biệt tôn giáo trong chính phủ tương lai của Tướng Độn là đáng khen ngợi và tôi hoan nghênh mong muốn của Đôn không để trở thành “chư hầu” của Hoa Kỳ. Nhưng tôi không nghĩ lời hứa của Đôn về một cuộc bầu cử dân chủthực tế. Đất nước này đơn giản là chưa sẵn sàng cho thủ tục đó. Tôi sẽ thêm hai yêu cầu khác. Thứ nhất, không có cuộc thanh trừng toàn bộ nhân sự trong chính phủ. Những cá nhân đặc biệt đáng bị khiển trách có thể bị xử lý sau đó bằng thủ tục pháp lý thông thường. Sau đó, tôi sẽ đề xuất một nội các có phạm vi rất rộng. Điều này có thể không thực tế, nhưng tôi đang nghĩ đến một chính phủ có thể bao gồm nhà sư Trí Quangchắc chắn sẽ bao gồm những người tầm cỡ như ông Trần Quốc Bửu, lãnh đạo công đoàn.

8. Cùng gửi cho Tướng Harkins.

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Vietnam Country Series, CIA Reports. Tối mật; Ngay tức khắc. Gửi từ Trạm CIA ở Sài Gòn tới Giám đốc Tình báo Trung ương dưới dạng [số tài liệu không được giải mật]. Cũng được in trong sách United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Quyển 12, trang 590-591.↩

(2) Văn bản 211.↩

(3) Xem Văn bản 215.↩

(4) Văn bản 192.

.

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

 

Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.