Bilingual. 237. Telegram From the Central Intelligence Agency to the Station in Saigon. Available info here indicates that Generals do not have clear preponderance of force in Saigon area, posing possibility of extended fighting, which we wish to avoid, or even defeat.

11/07/20243:13 SA(Xem: 648)
Bilingual. 237. Telegram From the Central Intelligence Agency to the Station in Saigon. Available info here indicates that Generals do not have clear preponderance of force in Saigon area, posing possibility of extended fighting, which we wish to avoid, or even defeat.

blank
Bilingual. 237. Telegram From the Central Intelligence Agency to the Station in Saigon. Available info here indicates that Generals do not have clear preponderance of force in Saigon area, posing possibility of extended fighting, which we wish to avoid, or even defeat. Would appreciate your review of our holdings re following units, and their component elements, viewed here as of decisive importance and your estimate of role they would play in coup initiated by these Generals.  Summarizing, comparative forces lineup would appear give Palace quite firm base in Presidential Guard, Special Forces, with possible help of some Marines, some Airborne and some Armor. Coup side is estimated to include some Airborne, some Marines, some Armor and Air Force and units outside of Saigon which could not play immediate role. Request that MACV and MAAG be consulted in formulating answers to above, and that Amb be shown this message.//Điện tín từ Cục Tình báo Trung ương CIA gửi tới Trạm Sài Gòn. Thông tin có sẵn ở đây cho thấy rằng các Tướng không có lực lượng vượt trội rõ ràng ở khu vực Sài Gòn, có thể giao tranh kéo dài, điều mà chúng ta muốn tránh, hoặc thậm chí đảo chính sẽ thất bại. Cục sẽ đánh giá cao đánh giá của bạn [Trạm tình báo ở Sài Gòn] về các đơn vị sau đây và các yếu tố của các đơn vị đó, được xem ở đây dự kiến có tầm quan trọng mang tính quyết định, và cần ước tính của bạn về vai trò của các đơn vị đó trong cuộc đảo chính do các Tướng khởi xướng. Tóm lại, lực lượng so sánh cho thấy Phủ Tổng Thống sẽ là một căn cứ khá vững chắc trong Quân phòng vệ Tổng thống, Lực lượng Đặc biệt, với sự trợ giúp có thể có của một số Thủy quân lục chiến, một số quân Dù và một số Thiết giáp. Phía đảo chính được ước tính bao gồm một số quân Dù, một số Thủy quân lục chiến, một số Thiết giáp và Không quân và các đơn vị bên ngoài Sài Gòn không thể tham chiến ngay lập tức. Yêu cầu bạn tham khảo ý kiến MACV (Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự cho VN) và MAAG (Đơn vị cố vấn quân sự) ​​trong việc đưa ra các câu trả lời trên và phải thông báo Đại sứ Lodge thông tin này.

 

CIA logo237. Telegram From the Central Intelligence Agency to the Station in Saigon(1)

 

Washington, October 29, 1963—9:21 p.m.

1. Available info here indicates that Generals do not have clear preponderance of force in Saigon area, posing possibility of extended fighting, which we wish to avoid, or even defeat. We do not refer to overall numerical relationship, but weighted estimate with recognition of critical factors of key units, surprise, resolution, disposition, strength, etc. Would appreciate your review of our holdings re following units, and their component elements, viewed here as of decisive importance and your estimate of role they would play in coup initiated by these Generals. [Page 476]Presidential Guard. Two tens totaling 2500 men, fifteen tanks twelve armored personnel carriers near Palace, presumed loyal although Don claims one company and both Thao and Tuyen have claimed that disaffection exists.

The Airborne Brigade. Six tens totaling 4800 men. Two tens Bien Hoa area. Remaining four tens in Cap Mil District, especially at Tan Son Nhut. Don claims half with coup, Tuyen claimed first, fifth, sixth and eighth tens disaffected. Many officers discontented but contradictory reports re Col. Vien loyalty.

Marine Brigade. Four tens totaling 4500 men. First and third tens Saig. Second and fourth in IV Corps. Reports indicate two or three tens reported disaffected but no firm identification. No hard reading on Commander Col. Khang or unit commanders in terms willingness actively join coup. Armor first squadron principally Saigon and north. Varied collection tanks, armored cars and personnel carriers. Commander in past reported as loyal to Diem but some more recent indications of disaffection by him and by several unit commanders under him. Our reading, however, is that unit would be loyal to Palace in coup situation. Second squadron My Tho. Some early indications of pro coup possibilities but more recent reports leave orientation in doubt.

Special Forces. 1200 men of which bulk in Saigon area, all presumed loyal to Palace.

Police. Uniformed 4500. No hard info but not considered decisive. Combat police 800. No hard info but presumed loyal to regime.

Fifth Division. Bien Hoa and north. 9200 men. We hold bulk as unknown despite reports certain smaller components have tendencies toward Generals and Don’s claim of whole division.

Seventh Division. My Tho. 9200 men. We carried Commander Colonel Dam as possible joining coup but no hard info this unit.

Air Force. Possibly susceptible to coup effort but believed by nature not capable of deciding issue in coup situation.

Other units exist in Saigon area such as Quang Trung training center, military police, civil guard, territorial regiment, administrative and technical personnel etc., but these not believed likely to be decisive in coup situation.

2. Summarizing, comparative forces lineup would appear give Palace quite firm base in Presidential Guard, Special Forces, with possible help of some Marines, some Airborne and some Armor. Coup side is estimated to include some Airborne, some Marines, some Armor and Air Force and units outside of Saigon which could not play immediate role.

3. In answering above, request that availability of transportation, fuel, ammo and any known GVN control mechanisms over units be considered in connection with each unit’s loyalty and ability to influence a coup in Saigon.

4. Request that MACV and MAAG be consulted in formulating answers to above, and that Amb be shown this message.

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, POL 26 S VIET. Secret. The source text is CIA telegram [document number not declassified] sent to the Department of State eyes only for Rusk, Harriman, Ball, Hilsman, and Hughes. Also sent to the Office of the Secretary of Defense eyes only for McNamara, Gilpatric, Taylor, Krulak, and William Bundy; to the White House eyes only for McGeorge Bundy; and to Honolulu eyes only for Felt. Received at the Department of State at 11:34 p.m.

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d237

 

.... o ....

 

237. Điện tín từ Cục Tình báo Trung ương CIA gửi tới Trạm Sài Gòn(1)

 

Washington, ngày 29 tháng 10 năm 1963—lúc 9:21 giờ tối.

1. Thông tin có sẵn ở đây cho thấy rằng các Tướng không có lực lượng vượt trội rõ ràng ở khu vực Sài Gòn, có thể giao tranh kéo dài, điều mà chúng ta muốn tránh, hoặc thậm chí đảo chính sẽ thất bại. Chúng tôi không đề cập đến tương quan số lượng tổng thể mà là ước tính với các yếu tố quan trọng của các đơn vị chủ chốt, sự bất ngờ, cách giải quyết, cách bố trí, sức mạnh, v.v. Cục sẽ đánh giá cao đánh giá của bạn [Trạm tình báo ở Sài Gòn] về các đơn vị sau đây và các yếu tố của các đơn vị đó, được xem ở đây dự kiến có tầm quan trọng mang tính quyết định, và cần ước tính của bạn về vai trò của các đơn vị đó trong cuộc đảo chính do các Tướng khởi xướng. Lực lượng Phòng vệ Phủ Tổng thống. Hai chục đơn vị, tổng cộng 2500 lính, mười lăm xe tăng, mười hai xe bọc thép chở quân, đóng gần Dinh, được cho là trung thành với Tổng Thống Diệm, mặc dù Tướng Trần Văn Đôn tuyên bố có một đại đội [sẽ theo đảo chính] và cả Phạm Ngọc Thảo và Trần Kim Tuyến đều nói rằng có sự bất mãn [trong Lực lượng].

Lữ đoàn Dù. Sáu chục đơn vị, tổng cộng 4800 lính. Hai chục đơn vị ở Biên Hòa. Còn lại 40 ở Biệt khu Thủ đô, nhất là ở Tân Sơn Nhứt. Đôn tuyên bố một nửa Lữ Đoàn Dù theo đảo chính. Tuyến nói các Tiểu Đoàn 1, 5, 6 và 8 về phía bất mãn. Nhiều sĩ quan bất mãn nhưng có báo cáo trái ngược nhau về lòng trung thành của Đại tá Cao Văn Viên (Tư lệnh Dù).

Lữ đoàn thủy quân lục chiến. Bốn chục đơn vị, tổng cộng 4500 người. Tiểu đoàn 1 và 3 đóng ở Sài Gòn. Tiểu đoàn 2 và 4 đóng ở Quân khu IV. Các báo cáo cho thấy có 20 hoặc 30 đơn vị được nói là bất mãn, nhưng không có chỉ danh các đại đội này. Không khó để đọc về ý kiến ​​của Tư lệnh TQLC Đại tá Lê Nguyên Khang hay các chỉ huy đơn vị về việc sẵn sàng tích cực tham gia đảo chính. Thiết đoàn Thiết giáp số 1 chủ yếu hoạt động ở Sài Gòn và phía Bắc SG. Xe tăng các loại đa dạng, xe bọc thép và xe chở quân. Tư lệnh trong quá khứ được cho là trung thành với Diệm nhưng gần đây có một số dấu hiệu bất mãn đối với Diệm, và tương tự là một số chỉ huy đơn vị dưới quyền. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi thì đơn vị đó sẽ trung thành với Diệm khi xảy ra đảo chính. Thiết đoàn 2 ở Mỹ Tho. Một số dấu hiệu ban đầu cho thấy sẽ ủng hộ đảo chính nhưng những báo cáo gần đây hơn lại khiến người ta nghi ngờ, bất định.

Lực lượng đặc biệt. 1200 người trong số đó tập trung chủ yếu ở Sài Gòn, tất cả đều được cho là trung thành với Diệm.

Cảnh sát. Cảnh sát đồng phục có 4500 người. Không có thông tin cụ thể nhưng họ không được xem là có tính quyết định. Cảnh sát chiến đấu 800 người. Không có thông tin cụ thể nhưng được cho là trung thành với chế độ.

Sư đoàn 5 Bộ binh. Ở Biên Hòa và phía Bắc. 9200 người. Chúng tôi không rõ lập trường phần lớn mặc dù có báo cáo cho thấy một số nhỏ hơn có vẻ sẽ theo đảo chính, trong khi Tướng Đôn nói toàn bộ sư đoàn sẽ theo.

Sư đoàn 7 Bộ binh. Ở Mỹ Tho. 9200 người. Chúng tôi có tin Tư lệnh Đại tá Bùi Đình Đạm có thể tham gia đảo chính nhưng không có thông tin chắc chắn về đơn vị này.

Không quân. Có thể sẽ theo đảo chính nhưng về thực chất được cho là không có yếu tố quyết định trong tình huống đảo chính.

Các đơn vị khác ở khu vực Sài Gòn như trung tâm huấn luyện Quang Trung, quân cảnh, dân vệ, địa phương quân, nhân viên hành chính và kỹ thuật v.v., nhưng các đơn vị này không được cho là có yếu tố quyết định tình hình đảo chính.

2. Tóm lại, lực lượng so sánh cho thấy Phủ Tổng Thống sẽ là một căn cứ khá vững chắc trong Quân phòng vệ Tổng thống, Lực lượng Đặc biệt, với sự trợ giúp có thể có của một số Thủy quân lục chiến, một số quân Dù và một số Thiết giáp. Phía đảo chính được ước tính bao gồm một số quân Dù, một số Thủy quân lục chiến, một số Thiết giáp và Không quân và các đơn vị bên ngoài Sài Gòn không thể tham chiến ngay lập tức.

3. Khi trả lời các điểm trên, yêu cầu xem xét sự sẵn có của phương tiện chở quân, xăng dầu, đạn dược và bất kỳ cơ chế kiểm soát nào của Chính phủ Diệm đối với các đơn vị phải được xem xét trong mối liên hệ với lòng trung thành của mỗi đơn vị và khả năng ảnh hưởng đến cuộc đảo chính ở Sài Gòn.

4. Yêu cầu bạn tham khảo ý kiến MACV (Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự cho VN) và MAAG (Đơn vị cố vấn quân sự) ​​trong việc đưa ra các câu trả lời trên và phải thông báo Đại sứ Lodge thông tin này.

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 26 S VIET. Bí mật. Văn bản nguồn là bức điện tín của CIA [số tài liệu chưa được giải mật] được gửi tới Bộ Ngoại giao chỉ để đọc bởi Dean Rusk (Ngoại Trưởng), Averell Harriman (Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị), George Ball (Thứ Trưởng Ngoại Giao), Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông) và Thomas Hughes (Giám đốc Cục Tình báo và Nghiên cứu). Cũng được gửi tới Bộ Quốc phòng chỉ để đọc bởi Robert McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Roswell Gilpatric (Thứ Trưởng Quốc Phòng), Tướng Maxwell Taylor (Tham Mưu Trưởng Liên Quân), Tướng Victor Krulak (Tướng TQLC, Hoạt Động Đặc Biệt Chống Nổi Dậy) và William P. Bundy (Phó phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng về an ninh quốc tế); Bạch Ốc, chỉ để đọc bởi McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia); và lặp lại, chỉ để đọc, gửi tới Honolulu chỉ để đọc bởi Đô Đốc Harry Felt. Nhận được tại Bộ Ngoại giao lúc 11:34 giờ tối.

.

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

 

Tạo bài viết
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.