Thăm Lại Chùa Xưa

21/04/201212:00 SA(Xem: 27109)
Thăm Lại Chùa Xưa
thichdonhau-title

THĂM LẠI CHÙA XƯA

Tâm Diệu

chualinhmu-15Chúng tôi trở về thăm chùa Linh Mụ vào một buổi sớm mai mùa Xuân. Huế đẹp như thơ, như bầu trời trong lồng lộng. Dòng Hương giang như một dải lụa xanh dịu dàng vắt qua kinh thành, như tiếng chuông chùa đang ngân vang thong thả. Đã lâu lắm rồi nay mới được thấy lại ngôi chùa xưa.

Trước mặt chúng tôi, tháp Phước Duyên vẫn đứng sừng sững, uy nghicổ kính. Tuy phần lớn các kiến trúc của chùa và tháp đã được sửa sang nhưng hình như đâu đó vẫn phảng phất nét rêu phong, mờ phai theo năm tháng, theo bao lần đổi thay của thời cuộc.

Chùa Linh Mụ bây giờ đẹp quá, nên thơ quá mà nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã ví chùa như “là một bài thơ Thiền lồng lộng giữa không gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người.” Thật không có gì có thể nói hơn được nữa để miêu tả.

Không hẹn trước, lại rất bất ngờ, trong bộ áo màu vàng giải thoát đơn sơ, với nét mặt hiền từ và nụ cười rất thanh thoát, Hoà Thượng Thích Trí Tựu, đương kim Trụ trì ngôi cổ tự, đã đón chúng tôi ngay trước lối vào phòng khách, thầy pha trà, cùng chúng tôi uống trà rồi nói chuyện, sau đó thầy đưa chúng tôi đi thăm cảnh chùa. Khi được biết chúng tôiđệ tử của Ôn Đôn Hậu, thầy thăm hỏi gia đình, công ăn việc làm bên ấy và hỏi thăm về một số người mà hoà thượng đã quen biết như anh TQT, anh BNĐ, thầy TTC..., thầy nhắc nhiều chuyện xưa, kể cho chúng tôi nghe những biến cố trọng đại của chùa, ngày Ôn lên đường ra Bắc, ngày Ôn trở lại chùa sau năm 1975 cũng như tiến trình tu bổ chùa và tình hình Phật giáo ở trong nước. Khi được hỏi về việc Ôn lên đường ra Bắc, thầy kể cho chúng tôi nghe mọi điều thầy thấy và nghe. Cũng vào một ngày đầu Xuân, cách nay đúng bốn mươi hai năm, tức là chỉ một năm sau khi chúng tôi quy y với Ôn. Thầy thong thả kể:

Vào khoảng giữa đêm Mồng một Tết Mậu Thân năm 1968, có một nhóm người lạ, mặc quân phục và mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh nặng, bệnh đau dạ dày và thường hay lên cơn suyễn. Thầy (Thích Trí Tựu) ngồi ở phía xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi cạnh Ôn. Họ trịnh trọng mời Ôn về thành phố (Huế) họp. Ôn từ chối nói đau lắm không đi được. Họ khẩn khoản mời và nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta khênh Ôn đặt trên một chiếc võng, có hai anh lính bộ đội gánh đi từ chùa Linh Mụ, không đi về hướng thành phố Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Sau này gặp lại Ôn vào năm 1975, Ôn kể ban ngày ngủ, ban đêm đi, khoảng một tháng mới đến Seopon, vùng biên giới Lào, có khi nghe tiếng máy bay trực thăng bay trên đầu. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị quân đội Mỹ pháo kích, có nhiều người bị chết vì đói và sốt rét rừng. Họ đi theo đường mòn Hồ Chí Minh đến Nghệ An rồi từ Nghệ An ra Hà Nội bằng xe auto con. Mất hết bốn tháng mới đến Hà Nội.

blankĐó là nguyên văn lời thầy Trí Tựu kể về cái đêm hôm ấy. Sự kiện này cũng được khẳng định bởi Giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Hảo, nguyên là giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế, Đà Lạt và Sài Gòn, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế giai đoạn Tết Mậu Thân. Gs. Hảo cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh RFA ngày 2-2-2008, vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Gs. được các nhà lãnh đạo Mặt Trận (DTGPMN) mời đi họp trước khi họ tấn công Huế. Suốt thời gian Huế chìm ngập trong khói lửa, ông cho biết, thời gian đó ở trên núi không biết những gì đã xảy ra cho Huế ngoại trừ tin tức nghe được qua đài phát thanh. Cũng theo ông cho biết, trong số những người lên núi, rồi sau đó cùng ra Bắc với ông có Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Hòa Thượng phải ngồi võng cho hai anh quân nhân giải phóng khiêng, bà Nguyễn đình Chi và cụ Nguyễn Đóa cũng ngồi võng, Gs. Hảo lúc đó mới 32 tuổi, còn khỏe mạnh nên đi bộ như mọi người khác. Gs Hảo còn cho biết, lúc ở thành phố Huế tất cả mọi người đều được mời đi họp, (bắt đầu trích:) "Riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc mà quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp thì nó cũng võng cụ lên trên núi luôn. Bà Nguyễn Đình Chi cũng trường hợp như vậy, tức là mời bà đị họp rồi võng Bà lên núi luôn. Những người trẻ hơn như anh Tôn Thất Dương Tiềm thì lúc đó đi theo quân giải phóng, ông Tiềm là Việt Cộng nằm vùng mà! và một vài vị khác cũng là Việt Cộng nằm vùng thì cũng tà tà lên núi thôi và tất cả chúng tôi gặp nhau ở trên núi, và khi đi ra ngoài Bắc thì chúng tôi cũng đi cùng một lượt với nhau”. (hết trích) [*]

Trên đây là câu chuyện của 42 năm về trước. Ôn đã ra đi và câu chuyện đã đi vào lịch sử. Trong bài viết này người viết xin ghi lại lời kể của hai chứng nhân lịch sử: Thầy Thích Trí Tựu, Trụ trì chùa Linh Mụ hiện ở Huế và Gs Ts Lê Văn Hảo hiện ở Pháp.

****

Rời phòng khách ra ngoài, mới hơn 9 giờ sáng mà nắng đã chói chang, lung linh nhảy múa trên từng lối đi. Chúng tôi được thầy đặc biệt đưa đi thăm lớp học của các chú điệu, thăm bảo tháp của Ôn Linh Mụ và chụp hình lưu niệm. Trong khuôn viên chùa, đâu đâu chúng tôi cũng nhìn thấy, cũng bắt gặp những chú điệu trong chiếc áo lam hoặc áo nâu sòng, ai cũng với nét mặt hiền lành, khiêm tốn, dáng vẻ dịu dàng. Chúng tôi nghe lòng dâng nhẹ niềm vui với cảm nghĩ quả thật đạo Phật bao giờ cũng nhẹ nhàng hòa tan vào lòng người, lòng đời và lòng đất Huế.

Tâm Diệu
(Written 4 - 2010 - Pub. 23 - 4 - 2012
in Memory of Ôn Thích Đôn Hậu)

[*] Vai trò của tiến sĩ Lê Văn Hảo trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, RFA ngày 02-02-2008:
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffensive1968/RoleOfLeVanHaoDuringThe1968TetMauThan_NAn-20080202.html

Trở về Mục Lục Tuyển Tập Tưởng Niệm


linhmu-03-thaytrituu
HT. Thích Trí Tựu đứng trước bảo tháp Ôn Linh Mụ (Ảnh: Tâm Diệu)
linhmu-02
Thầy Trí Tựu chụp hình chung với đoàn
linhmu-01baothap-on-linhmu
Bảo tháp Ôn Linh Mụ
thaytrituu-tamdieu
Thầy Trí Tựu trong phòng khách
chualinhmu-16
thienmu-pagodaTháp Phước Duyên nhìn từ bến đò sông Hương
chualinhmu-13
Cận ảnh tháp Phước Duyên
chualinhmu-11
Cổng tam quan và tháp Phước Duyên (nhìn từ chánh điện)
chualinhmu-10
Chánh điện chùa (nhìn từ cổng tam quan)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/12/2010(Xem: 13235)
23/12/2010(Xem: 19013)
23/12/2010(Xem: 12137)
23/12/2010(Xem: 11154)
23/12/2010(Xem: 10168)
23/12/2010(Xem: 9703)
23/12/2010(Xem: 11111)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.