Nhân thấy trên diễn đàn Talawas vừa có đăng một bài viết về Tạ Chí Đại Trường, nên xin ghi thêm tại đây vài chi tiết về thân thế của vị sử gia này.
Ông là con trai của cụ Tạ Chương Phùng, một vị Cử Nhân Hán học và cựu Tỉnh Trưởng tỉnh Bình Định. Năm 1960, ông Phùng là một trong 18 người thuộc nhóm Caravelle đã ký tên vào Bản Tuyên Cáo yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm “khẩn cấp thay đổi chính sách, ban hành các quyền tự do dân chủ để cứu vãn tình thế và đưa đất nước ra khỏi cơn nguy biến.”
Tạ Chí Đại Trường còn có một người anh họ tên là Tạ Chí Diệp, bị thủ tiêu thời giòng họ Ngô Đình thế thiên hành đạo tại Miền Nam. Ông Diệp vốn là một người hoạt động chính trị ủng hộ giải pháp Ngô Đình Diệm, nhưng khi Ngô Triều đã vững nền thịnh trị, thì ông này lại bị mất tích. Gia đình ông, theo một bài phóng sự được đăng trên Người Việt Online, chỉ “tìm được chiếc xe gắn máy cũ kỹ của ông nằm chơ vơ cạnh một khu sình lầy ở phía Nam Sài Gòn. Đó là di tích cuối cùng của Tạ Chí Diệp theo lời của cựu Đại sứ Bùi Diễm.”
Tạ
Chí Diệp bị chế độ Diệm thủ tiêu
Việc Tạ Chí Đại Trường có thân nhân hoạt động chống chế độ Ngô Đình Diệm không có nghĩa ông ta là người viết sử không đáng tin khi ông bàn về chế độ này. Trong cuốn Sử Việt, Đọc Vài Quyển, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2004, Tạ Chí Đại Trường có nhận định rằng khối người làm nồng cốt cho chế độ Ngô Đình Diệm là một khối “kiêu dân”. Nguyên văn: “…với Công giáo di cư ít nhiều gì cũng là kiêu dân…”
Chúng ta có quyền xem đây là một nhân định khả tín, vì nó đã được xác nhận bởi:
(A) hai bài nghiên cứu do Giáo Sư Nguyễn Thế Anh chấp bút:
và
(B) hai tài liệu nguyên bản được hình thành trước ngày 8 tháng 5 năm 1963:
1. Informations Catholiques Internationales, “L’Église au Sud-Vietnam”, 15 Mars 1963, tr. 17-26;
Cách đây trên 2000 năm về trước, Khoái Thông nói với Hàn Tín một câu chỉ có 4 chữ mà bây giờ người ta còn nhắc đến, vì ông ta nói đúng, nói hay. Trong một thiên khảo luận dày trên 500 trang, Tạ Chí Đại Trường chỉ dùng có vỏn vẹn 12 chữ để nhắc đến vai trò của khối người đứng sau chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng vì nhận định của ông rất chính xác nên chúng ta phải suy ngẩm ý nghĩa của chúng để mong tìm hiểu được nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của chế độ này.
[Source: http://virtualarchivist.wordpress.com/page/2/]