39- Giai Đoạn Khởi Thủy Sự Sụp Đổ Của Nền Đệ Nhất Cọng Hòa, Trần Văn Thưởng

24/12/201212:00 SA(Xem: 8361)
39- Giai Đoạn Khởi Thủy Sự Sụp Đổ Của Nền Đệ Nhất Cọng Hòa, Trần Văn Thưởng

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP MỘT (1/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA

Chương Hai VÌ ĐÂU NÊN NỖI 
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…

39
GIAI ĐOẠN KHỞI THUỶ SỰ SỤP ĐỔ 
CỦA NỀN ĐỆ NHẤT VNCH
Trần Văn Thưởng

Năm Canh Tý (1960)- năm tuổi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm- là năm khởi thuỷ sự sụp đỗ nền Đệ Nhất VNCH, vì hai biến cố chính trị và hai biến cố quân sự. Biến cố chính trị gồm bản tuyên ngôn của nhóm Caravelle ngày 26-4-1960 [1] và sự ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 20-12-1960 [2]. Biến cố quân sự gồm trận đánh Trảng Sập ngày 26-1-1960, và cuộc đảo chánh của Nhảy Dù ngày 11-11-1960 [3].

 

Trận đánh Trảng Sập ngày 26-1-1960 [3, 4, 5]

Xử uỷ Nam Bộ chủ trương mở một trận đánh giành thắng lợi để thúc đẩy phong trào nổi dậy của quần chúng Miền Nam, và thu vũ khí chiến lợi phẩm. Ban quân sự VC chọn lựa mục tiêu Trảng Sập cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 8 cây số, do Trung đoàn 32 BB [tiền thân của Trung đoàn Biệt lập 48 BB, rồi sau đó sát nhập vào SĐ 25BB] thuộc Sư đoàn 21/Quân lực VNCH trấn giữ [3,4,5]. Trung tá Trần Thanh Chiêu, Tư lệnh SĐ21/QLVNCH, là một đảng viên Cần Lao, không có kinh nghiệm chỉ huy chiến trường, nhựng chỉ trong 5 năm mà đã được thăng cấp từ Trung uý lên Trung tá [3]; thông thường một cấp trung uý thời ấy được thăng đại uý cũng mất 4 hay năm, rồi đại uý lên thiếu tá cũng mất ít nhất 4 hay 5 năm năm nữa. Dĩ nhiên thời gian việc thăng cấp trong thập niên 1970 khác hẳn vào những năm đầu của thập niên 1960.

Lực lượng VC gồm 3 đại đội bộ binh, một đơn vị đặc công dưới quyền chỉ huy của tên VC Nguyễn văn Xuyến [4]. Quan niệm hành quân của VC là kết hợp các yếu tố nội tuyến, bí mật và bất ngờ tấn công vào một trung đoàn của SĐ 21. Trận đánh diễn ra rất nhanh vì địch hoàn toàn chủ động. Tổn thất bên ta là khoảng 400 tử trân, 500 bị địch bắt làm tù binh cùng vô số vũ khị bị lọt vào tay địch.

Vấn đề đặt ra là tại sao Trung đoàn 32 của SĐ21BB vũ trang đầy đủ, gồm phần đông sĩ quan và binh sĩ có tinh thần chống Cộng cao độ và đầy kinh nghiệm chiến trường mà lại thua đậm trong trận nầy ?

Tôi khẳng định rằng QLVNCH là một quân đội thiện chiến và có chính nghĩa; vì vậy chúng ta không thể bị thua một cách nặng nề như vậy. Những năm trân mạc từ cấp trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng xác minh cho lời khẳng định của tôi. Thế thì tại sao một trung đoàn thiện chiến của ta lại thua như thế???. Sau đây là những lý do quân ta bị thua:

 

- Thứ nhất, tiêu chuẩn chọn lựa 9 vị tư lệnh sư đoàn tác chiến thời đó là sai nguyên tắc. TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bổ nhiệm 7 sĩ quan Cần Lao Công Giáo làm tư lệnh sư đoàn [3, tr. 403] mặc dù đa số thiếu kinh nghiệm chiến trường và kinh nghiệm tham mưu; Trung tá Trần Thanh Chiêu hay hai vị tư lệnh trong trận Ấp Bắc là một trường hợp điển hình. Thông thường, tinh thần và khả năng thiện chiến của đơn vị tuỳ thuộc vào khả năng chỉ huykinh nghiệm chiến trường của cấp chỉ huy. Trường hợp chiến thắng và can trường của Tiểu đoàn 1/8 SĐ5BB là một trường hợp điển hình vì TĐ được chỉ huy bởi một tiểu đoàn trưởng ưu hạng-Châu Minh Kiến-;rồi khi Trung tà Kiến tử trận, một sĩ quan thiều kinh nghiệm chiến trường thay thế ông, đã đưa tiểu đoàn 1/8 từng là một đơn vị thiện chiến nhất QĐ III, thành một tiểu đoàn với khả năng tác chiến và tinh thần xuống cấp tới mức hạng tồi.

(theo www.generalhieu.com)

- Thứ hai là quan niệm hành quân sai lầm của Trung tá Trần Thanh Chiêu Tư Lệnh SĐ21 BB cho cả trung đoàn bỏ súng trong kho, đề đề phòng quân biến, chỉ để lại một trung đội ứng chiến canh gác với súng đạn đầy đủ mà thôi [4].

- Thứ ba là chính sách tiêu diệt đạo Cao Đài; hậu quảmất lòng dân cũng như mất tình báo nhân dân. Chính Trung tá Trần Thanh Chiêu đã thú nhận dân chúng tại Tây Ninh không có cảm tình với quân đội [3]. Tại sao? Câu trả lời là tại đại đa số dân Tây Ninh theo đạo Cao Đài, mà chính phủ lại kỳ thị tôn giáo Cao Đài và tại cái chết bí ẩn của Tướng Trịnh Minh Thế, nên SĐ 21 thiếu yếu tố tình báo nhân dân tại Tây Ninh.

- Thứ tư là có VC nội ứng. Phải chăng chính sách thất nhân tâm của chính phủ như kỳ thị tôn giáo, kỳ thị đảng phái chống Cộng... là một trong những nguyên nhân của nội ứng?

 

Vụ Đảo Chánh Ngày 11-11-1960

Vụ đảo chánh do lực lượng Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Chánh Thi là hậu quả dây chuyền của chính sách sai lầm của chính phủ.

Đại tá Nguyễn Chánh Thi là một người lính trận mạc từ năm 1941; giữ chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy dù từ năm từ 1956 đến ngày đảo chánh 11-11-1960 [8], đã quan tâm đến nguyên tắc đúng cách bổ nhiệm các cấp chỉ huy chiến trường trong QLVNCH vốn bổ nhiệm không căn cứ vào khả năng mà chỉ chú trọng vào tiêu chuẩn đảng viên đảng Cần Lao Nhân Vị hay sự nịnh bợ để tỏ lòng trung thành với đường lối chính trị và quân sự của chính phủ là một trong các căn nguyên khác của cuộc đảo chánh.

Về quân sự, có 27 thành phần ưu tú của QLVNCH tham gia như Thiếu tá Phan Trọng Chính-sau nầy là trung tướng trong sạch nhất của QLVNCH- như Thiếu tá Phạm Văn Liễu.... Về chính trị, có 35 thân hào nhân sĩ tham gia thuộc nhiều đảng phái chống cộng, như Phan Khắc Sửu, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Phan Quang Đán, Phan Bá Cầm, Nguyễn Chữ ...

Chính sách sử dụng các đảng viên đảng Cần Lao Nhân Vị thiếu khả năng vào các chức vụ chỉ huy trong quân đội, chính sách tiêu diệt các đảng phái đối lập, chính sách gia đình trị cũng như chính sách kỳ thị tôn giáo là những căn nguyên của cuộc đảo chánh ngày 1-11-1960; xin đọc bài CLCMĐ của tôi.

Tiếc thay, 5 năm cầm quyền của TT Diệm từ 1955 đến 1960 không tạo được một nền dân chủ đúng nghĩa , nên công trình chống Cộng của chính phủ đã thất bại từ năm 1958 trở đi. Đó là lý do cuộc đảo chánh trở thành trò chơi chính trị của HK và thực dân Pháp. HK tuyệt vọng thấy rõ mình bị phung phí tiền bạc và sức lực mà phía VNCH không tạo được một tiền đồn chống Cộng hữu hiệu, lại còn bị chính phủ VN chống lại nên HK phải ra tay cảnh cáo hạn chế [3,5,7 ]. Pháp thì thừa nước đục thả câu nên cũng nhảy vô để mong thủ lợi. Phòng nhì Pháp nắm được nhóm thân Pháp Vương Quang Đông; trong khi Toà Đại Sứ Mỹ qua vai trò của W. Cloby nắm được nhóm dân sự Hoàng Cơ Thuỵ và Nguyễn Khánh. Chính Nguyễn Khánh đã đứng ra thương thuyết để Dinh Độc Lập gọi quân tiếp viện từ vùng IV [3,5,7,8]. Đại tá Thi không tấn công dinh Độc Lập được vì bị HK, ngăn cản, khi W. Colby ra lệnh cho Cố Vấn quân sự E. Miller bảo chấm dứt các cuộc tấn công [5]. Dĩ nhiên phòng nhì Pháp phải chịu lép vế trước thế lực của Mỹ.

Tổng Thống NĐD dùng kế "Trì Hoãn Chiến" để chờ quân viện từ miền Tây bằng cách đưa ra lời tuyên bố trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, muốn thành lập một chính phủ liên hiệp và kêu gọi ngưng bắn [5, tr.202]. Sau đó thừa lệnh Tổng Thống, Đại Tướng Lê Văn Tỵ gởi Nhật Lệnh xác nhận những gì Tổng Thống tuyên bố. Trong Nhật Lệnh Đại Tướng đã nói rõ, TT uỷ thác cho một số sĩ quan trach nhiệm trách thành lập một chính phủ quân nhân lâm thời [ 5, tr. 203].

Tiếp theo, Tướng Trần Thiện Khiêm đem quân tiếp cứu chính phủ. Như vậy Tướng Thi đã mắc kế trì hoãn của chính phủ, để phải mang tội tử hình khiếm diện và đem thân lưu đày tại Cam Bốt trong ba năm.

Sự kiện lịch sử chứng tỏ TT Ngô Đình Diệm không phải là một người quân tử vì Ông đã nuốt lời sau khi Tướng Trần Thiện Khiêm cứu nguy ông. Sau khi cuộc đảo chánh thất bại, chính phủ đã ra lệnh Mật vụ, Công an lùng bắt các Sĩ quan, Chính trị gia và Nhân sĩ tham dự chính biến [6], mặc dù Ông Nhu và ông Diệm tuyên bố chính phú khoan hồng [6].

Ngày 5-7-1963 và những ngày kế tiếp 27 quân nhân và 35 nhân sĩ tham gia cuộc binh biến đã bị ra toà án Quân Sự đăc biệt tại Sài Gòn; ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự tử để phản đối việc xử án nầy.

Chính hành động tráo trở bá đạo nầy là một trong một số nguyên nhân khác đã làm hai anh em TT Ngô Đình Diệm tự đào hố chôn mình trong ngày Cách Mạng 1-11-1963- tôi sẽ nói rõ sau trong một bài khác.

 

Kiến Nghị Của Nhóm Caravelle

Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam họp tại khách sạn Caravelle ở trung tâm thủ đô Sài Gòn để công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đã không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do. Ký tên trên bản Tuyên Ngôn gồm các nhân vật Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lý, Nguyễn Tiến Hỉ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và linh mục Hồ Văn Vui, là đại diện cho nhiều thành phần trí thức của cả ba miền Trung Nam Bắc, của các tôn giáo, các khuynh hướng chính trị khác nhau và có nhiều người từng cộng tác với chính quyền như Lê Quang Luật, Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Văn Đỗ, v.v…

STT. Tên, Năm sinh, Quê quán, Tôn giáo, Đảng phái, Ghi chú (tại thời điểm ký tên)

1.Trần Văn Văn, 1907, Long Xuyên,Tam giáo, Đảng Phục Hưng,, Thạc sĩ Thương mại, cựu Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch.

2.Phan Khắc Sửu, 1905, Cần Thơ, Cao Đài, Mặt trận Đại đoàn kết Quốc dân, Kỹ sư Canh Nông, cựu Bộ trưởng Canh Nông.

3.Trần Văn Hương, 1902, Vĩnh Long, Tam giáo, Đảng Phục Hưng, Giáo sư Trung học, cựu Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn.

4.Nguyễn Lưu Viên, 1919, Trà Vinh, ,Tam giáo, Không đảng phái, Bác sĩ Y khoa, cựu Cao ủy Di cư.

5.Huỳnh Kim Hữu, ,chưa rõ (quê quán miền Nam, chưa rõ),, Tam giáo, Nhóm Tinh thần, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế.

6.Phan Huy Quát, 1908, Nghệ An, Tam giáo, Đảng Đại Việt, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Giáo Dục.

7.Trần Văn Lý, 1901, Quảng Trị, Thiên chúa giáo, Liên đoàn Công giáo, cựu Thủ hiến Trung phần.

8.Nguyễn Tiến Hỷ, chưa rõ (quê quán miền Bắc, chưa rõ), Tam giáo, Việt Nam Quốc dân đảng, Bác sĩ Y khoa.

9.Trần Văn Đỗ, 1903, Biên Hòa, Tam giáo, Nhóm Tinh thần, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Ngoại giao.

10.Lê Ngọc Chấn, chưa rõ, Thanh Hóa, Tam giáoViệt Nam Quốc dân đảng, Luật sư, cựu Bộ trưởng Quốc phòng.

11.Lê Quang Luật, chưa rõ (quê quán miền Bắc, chưa rõ), Thiên chúa giáo, Phong trào Liên hiệp Dân chúng, Luật sư, cựu Bộ trưởng Thông tin.

12.Lương Trọng Tường, 1904, Biên Hòa, Hòa Hảo, Đảng Dân Xã, Kỹ sư công chánh, cựu Thứ trưởng Kinh tế Quốc gia.

13.Nguyễn Tăng Nguyên, chưa rõ (quê quán miền Trung, chưa rõ), Phật giáo, Đảng Cần Lao, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Lao Động và Thanh Niên.

14.Phạm Hữu Chương, chưa rõ (quê quán miền Bắc, chưa rõ), Tam giáo, chưa rõ, Bác sĩ Y khoa, cựu Bộ trưởng Y tế và Công tác Xã hội.

15.Trần Văn Tuyên, 1913, Tuyên Quang, Tam giáo, Việt Nam Quốc dân đảng, Luật sư, cựu Bộ trưởng Thông tin và Tuyên truyền.

16.Tạ Chương Phùng, chưa rõ, Quảng Ngãi, Tam giáo, Không đảng phái, cựu Tỉnh trưởng Bình Định.

17.Trần Lê Chất, 1874 (quê quán miền Bắc, chưa rõ), Tam giáo, Không đảng phái, Tiến sĩ Hán học.

18.Hồ Văn Vui, 1917 (quê quán miền Nam, chưa rõ), Thiên chúa giáo, Không đảng phái, Linh mục, Chánh xứ họ đạo Tha La, Tây Ninh.

[Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_Caravelle]

 

Nội dung của Bản Tuyên Ngôn gởi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, xin Tổng Thống thay đổi phương thức lãnh đạo để tạo môt chế độ dân chủ tự do đúng nghĩa như Tự do cá nhân, đừng bắt bớ dân lành một cách bất hợp pháp, tư do báo chí và xin hủy bỏ chế độ dinh điền [7].

Hầu hết 18 nhân sĩ đều bị bắt giam; có người được thả sớm trước ngày 1-11-1963, có người được thả sau ngày 1-11-1963 như ông Phan Khắc Sử và bác sĩ Phan Quang Đán [7].

 

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam

Hơn một tháng sau cuộc binh biến 1-11-1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập bởi đảng Lao Động CS.

"Dự định thành lập Mặt trận được công khai nói đến lần đầu tiên trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội, Tôn Đức Thắng đã nói rằng Mặt trận sẽ được dựa trên các khái niệm của Lenin về liên minh 4 giai cấp, nhưng để phù hợp với sự phức tạp của xã hội miền Nam, Mặt trận cần bao gồm cả các nhóm tôn giáo và dân tộc khác nhau; mục tiêu đấu tranh của Mặt trận phải rộng để kêu gọi được đông đảo quần chúng; Mặt trận cần nhấn mạnh các chủ trương dân tộc và cải cách, đặt ra mục tiêu cuối cùng là sự xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và phồn vinh. Cũng như tiền thân Việt Minh của nó. Mặt trận mới này sẽ cần được tổ chức thành nhiều cấp, từ ủy ban trung ương đến các tổ chức ở cấp làng; chủ nghĩa cộng sản sẽ không được nói đến [3]. Mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương cục Miền Nam. Những người cộng sản miền nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của VC ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Cong hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận là Nguyễn Hữu Thọ (1961). Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng, và Nguyễn Văn Hiếu là Tổng thư ký Mặt trận.

Mặt trận đã ra "Tuyên ngôn" và "Chương trình hành động 10 điểm" với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh nhằm đánh Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tiến tới sự thống nhất của Việt Nam."

[Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam ]

 

Chút Thiển Nghĩ

Tướng Nguyễn Chánh Thi đã chỉ trích đường lối sai lầm về việc bổ nhiệm các thành phần Cần Lao thiếu khả năng và kinh nghiệm chiến trường vào các chức vụ trọng yếu của quân đội, như tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn trưởng...Tuy nhiên Tướng Thi lại bị hăm doạ bởi ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Hậu quả của chính sách sai lầm nầy là trận Trảng Sập ngày 26-1-1960, như đã nói ở trên. 

Tiếp theo là nhóm Caravelle gồm đủ các đại diện các đảng phái quốc gia chống cộng và tôn giáo đã lập bản Tuyên Ngôn với chính phủ để xin chính phủ thay đổi chính sách chống Cộng để có hiệu quả hơn, như chú trong vào chủ nghĩa tự do, dân chủ, để thu hút nhân tâm- yếu tố chủ yếu. Sự thật đau lòng, chính phủ đã xem thường bản Kiến Nghị chiến lược nầy của nhóm Caravelle, mà hậu quả là cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960.

CSVN đã xảo quyệt bằng cách lợi dụng chính sách chia rẽ tôn giáo, đảng phái của ông Ngô Đình Nhu và TT Ngô Đình Diệm để tuyên truyền chủ trương của Mặt trận GPMN là:"Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị khác nhau để thu hút quần chúng cho mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và phồn vinh".

[Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam ]

 

Chính sách của Ông Nhu và TT Diệm đã thiếu hai yếu tố chủ yếu để chiến thắng CSVN: Đoàn kết toàn dânđắc nhân tâm. Chính CSVN đã lợi dụng hai sơ hở ấy của chính phủ để chúng thừa cơ tạo ra MTGPMN. Thử hỏi nếu không có trận Trảng Sập, cũng như chính phủ nghe theo lời tuyên ngôn của nhóm Caravelle hay những đề nghị chân thành của Tướng Nguyễn Chánh Thi, thì làm sao CSVN thừa nước đục thả câu để thành lập MTGPMN? Thử hỏi nếu chính phủ VNCH chịu thay đổi đường lối lãnh đạo mới cho có hiệu quả chống Cộng, thì đâu có hiện tượng HK đặt điều kiện quân và kinh tế viện với chính phủ VNCH hay áp dụng chính sách can thiệp hạn chế đối với chính phủ VNCH?

Một cách tổng quát, Quân Cán miền Nam đã anh dũng chiến đấu chống chủ nghĩa CSVN, hoàn toàn không có trách nhiệm về những sai lầm của cấp lãnh đạo ngoại trừ một số tội phạm của các đảng viên đảng Cần Lao. Quân Cán miền Nam chúng ta thua vì chính sách lãnh đạo sai. Oái ăm thay chính sách lại là nguồn gốc của chiến lược chống Cộng, nên dù QLVNCH đã anh dũng chiến đấu để dành thắng lợi chiến thuật trên chiến trường, cũng đành cam tâm bại trận vì sự sai lầm chiến lược chống cộng của cấp lãnh đạo; chiến lược quyết định sự thành bại của chiến tranh.

 

Trân trọng

Trần Văn Thưởng

 

_______________

 

Tham Khảo:

]1]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_Caravelle 

[2]. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam

[3] Đỗ Mậu, " Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Quê Hương 1986. Thiếu Tướng Đỗ Mậu là một nhân chứng lịch sử có khả tín.

[4] Lê Kinh Lịch, "Trận Đánh Ba Mươi Năm", Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1995

[5] Tôn Thất Đính, " 20 Năm Binh Nghiệp", Chánh Đạo 1998. Trung Tướng Tôn Thất Đính là một nhân chứng lịch sử có khả tín.

[6] Nguyệt Đạm & Thần Phong " Chín Năm Máu Lửa", 2-3-1964. Văn Phòng Trung Tướng Uỷ Viên An Ninh cung cấp tài liệu và các tài liệu của toà án xét xử các tội phạm của các đảng viên Cần Lao. Sách có mức độ khả tín cao. 

[7] Trần Văn Đôn, " Việt Nam Nhân Chứng, Xuân Thu 1989. Trung Tướng Trần Văn Đôn là một nhân chứng lịch sử có khả tín.

[8] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một Trời Tâm Sự, Xuân Thu, 1987 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46913)
31/05/2012(Xem: 10692)
16/10/2014(Xem: 25646)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.