LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013) BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM CHÁNH VĂN PHÒNG 704. East “E” Street., Ontario, CA 91764 – U.S.A. | Tel. & Fax: (909) 986-2433
ĐẠO TỪ TƯỞNG NIỆM 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân
Kính bạch chư Tônđức Tăng Ni, Kính thưa chư Thiện hữu Tri thức, các vị lãnh đạoTôn giáo, Cộng đồng, Hội đoàn, các cơ quanTruyền thông, Báo chí, Đồng hương và Phật tử. Kính thưa liệt quí vị,
Thay mặt Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, tôi xin trân trọng kính chào liệt quí vị và cầu xinnăng lực của Bồ Tát Thích Quảng Đứcthể nhập trong mỗi chúng ta. Năng lực đó là Bi lực, Định Lực và Nguyện lực. Tâm lực này là pháp mônhành trì của đức Thế Tôn chỉ dạy hai ngàn năm Phật giáo có mặt tại Việt nam.
Người hành giả của Đạo Phật Việt vì thực tập Bi lực nên khi bất cứ ai bị áp bức đều hưng khởi Bi nguyện để cứu độ. Bồ tát Thích Quảng Đức tự hỏi: Phải làm gì, khi đạo giáo bị bất công? Phải làm gì, khi tăng ni và tín đồ đang bị bắt bớ? Phải làm gì, khi chùa viện bị cấm đoán… Ngài hỏi tức đã trả lời. Và sự trả lời không chút thể hiện lòng căm thù. Bồ tát Thích Quảng Đức đã hành trìthâm sâuPháp môn Bi lực này. Vì vậy, Ngài thể hiện được tiêu ý của đức Thế tôn, rằng sống giữa những người thù hận lòng không thù hận. Lá thư Bi nguyện, Ngài viết: “Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòngBác áiTừ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách bình đẳngtôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.”
Da thịt nào mà chẳng đau dù chỉ một cộng gai nhỏ đâm vào. Ấy vậy, cả một góc trời lửa cháy bừng lên từ da thịt, mà Ngài vẫn ngồi điềm nhiên tới bảy phút. Hai chân ngồi kiết tường, lưng thẳng tắp, miệng không hé một lời rên. Thân Ngài không lay động. Vì sao? Vì tâm ngài đã nhập đại định. Thuở xưa, khi đức Thế tôn đang vào đại định trong một am nhỏ bên đường, lúc ấy trời sấm sétdữ dội, mưa bão hãi hùng, nhưng Như Lai vẫn an nhiên tọa thị. Nhục thân của Bồ Tát bừng cháy mà vẫn ngồi được lâu như thế, đây là định lực mà Ngài đã dày côngtu trì. Người tu hành có định lực sâu thì không bị lay động trước mọi bức hại của thân và tâm. Bồ Tát Thích Quảng Đức đã đạt đượcđạo quả cao siêu ấy. Bồ tát là một Thánh tăngchứng đắc trong thế kỷ 20 của Phật giáo Việt nam.
Nguyện lực là thực hànhcon đườngBồ Tát đạo của Phật giáo. Bồ tát Thích Quảng Đức có hai nguyện lực trong cuộc đời của Ngài. Nguyện lực thứ nhất là xây Chùa. Ngài xây chùa để thờ Phật, để che chở người dân. Gần 40 ngôi chùa Ngài đã khai sơn hoặc trùng tu. Nguyện lực thứ hai là để lại Xá Lợi Tim. Nơi nào thờ Xá Lợi thì được các vị thượng thần, chư thiên theo hộ vệ và phước báu phủ trùm đến nhiều chục dặm. Thánh Tăngviên tịch thường để lại xá lợi sau khi trà tỳ. Trái Tim của Bồ Tát đã đốt đến hai lần với sức nóng ba ngàn độ mà không cháy. Tại sao Ngài để lại Xá Lợi Tim? Ắt hẳn một bài pháp vô ngôn mà Ngài muốn gởi đến tăng tín đồPhật giáo Việt nam làm phương châmtu tập. Trong Phật giáo có hai phương châm tu tậplà hữu ngôn và vô ngôn. Hữu ngôn là phương tiện để đạt đếnvô ngôntối thượng. Chỉ có một điều bất hạnh cho dân tộc Việt nam là Xá lợi này không dám trưng bày cho nhân quầnlễ lạy. Lý do tại sao, chắc quý vị có câu trả lời rồi. Tuy nhiên, nếu chúng ta thờ di ảnh Xá lợi Tim và hàng ngày lễ bái thì cũng được nhiều phước báu như nhau.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ tán tháncông đức của Cư sĩTiến Sĩ Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ đã đứng ra tổ chức ngày lễ 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức hôm nay để đánh dấu giai đoạn lịch sửPhật giáo Việt namcận đại.
Cầu xinTam Bảogia hộchúng tavô lượngcát tường.
Trân trọng, California, ngày 23 tháng 06 năm 2013 TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK Chánh Văn Phòng Sa môn Thích Thắng Hoan
Sáng ngày 6-2, môn đồ tứ chúng đã cử hành lễ an trí kim quan Đại lão Hòa thượng Tinh Vân tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn (Cao Hùng, Đài Loan). Tuân thủ di huấn của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, nhục thân của ngài khi viên tịch được đặt trong tư thế "tọa cang" (đặt ngồi kiết-già trong một cái vạc) theo truyền thống từng được các đại sư Trung Hoa thực hiện.
Kim quan được tôn trí tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn trong 1 tuần lễ. Tang lễ của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân được tổ chức một cách đơn giản theo truyền thống Phật giáo, không thành lập ban tang lễ, không phát đi cáo phó, không thực hiện lễ nghi. Các đệ tử sẽ luân phiên khâm trực quanh giác linh đài suốt thời gian tang lễ.
“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.