Cia: Cuộc Nói Chuyện Bí Mật Của Tướng Trần Văn Đôn

24/09/201312:00 SA(Xem: 40551)
Cia: Cuộc Nói Chuyện Bí Mật Của Tướng Trần Văn Đôn

CIA: CUỘC NÓI CHUYỆN BÍ MẬT
CỦA TƯỚNG TRẦN VĂN ĐÔN
Cư sĩ Nguyên Giác dịch

frus-logo_02
Foreign Relations of the United States, 1961–1963
Volume III, Vietnam, January–August 1963, Document 275

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Điện văn này do CIA từ Sài Gòn gửi về Hoa Kỳ, kể lời Tướng Trần Văn Đôn vài ngày sau trận tổng tấn công các chùa do ông Ngô Đình Nhu thực hiện.

Vài điểm ghi nhận từ lời của Tướng Đôn trong điện văn:

● Nhiều lính đào ngũ, tinh thần binh sĩ suy sụpbất mãn khi Phật Tử bị đàn áp;
● Ông Diệm nắm quyền xuyên qua ông Nhu;
● Ông Diệm xem Bà Nhu như người vợ trên mây;
● Ông Diệm đã thăng chức một trung sĩ trẻ, đẹp trai lên chức Trung Tá;
● Đôn nói ông sắp xếp giai đoạn đầu của kế hoạch đảo chánh ông Diệm;
● Đôn có vẻ muốn giữ ông Diệm ở ghế Tổng Thống, trong khi phải gạt bỏ ông bà Nhu và rất nhiều Bộ Trưởng ra ngoài quyền lực;
● Đôn không muốn Nguyễn Tôn Hoàn về nước thay thế ông Diệm;
● Đôn kể tên một số tướng lãnh trong kế hoạch đảo chánh, nhưng không nhắc tên Tướng Tôn Thất Đính, lúc đó là Tổng Trấn Biệt Khu Sài Gòn/Gia Định. Đôn nhắc tới cuộc đảo chánh thất bại năm 1960 của các đại tá, và nói kế hoạch của các tướng sẽ rất là tuyệt hảo.

Toàn văn dịch bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)

BẢN DỊCH

275. Điện Văn từ Văn Phòng CIA tại Sài Gòn gửi về Sở Tình Báo Trung Ương CIA (1)

Sài Gòn, ngày 24-8-1963, lúc 6:45 giờ chiều

0265. 1. [còn giữ bí mật chưa tới một dòng] đã có buổi nói chuyện ba giờ đồng hồi với Tướng Trần Văn Đôn (2) vào đêm 23-8-1963 tại văn phòng Tướng Đôn ở Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đây là tóm lược cuộc nói chuyện.

2. Tướng Đôn được hỏi là ai đang nắm quyền, và đã trả lời rằng Tổng Thống Diệm nắm quyền xuyên qua Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Tất cả các tướng lãnh trước khi gặp ông Diệm đều phảỉ qua sự cho phép của Nhu. [Tướng Đôn] giảỉ thích điều này bằng cách nói rằng Diệm sử dụng Nhu như “lý thuyết gia” và cố vấn, nhưng không phảỉ luôn luôn nghe lời khuyên của Nhu. Tổng Thống Diệm ghen tỵ với thẩm quyền và khả năng của Nhu.

Tướng Đôn cho một thí dụ. Vào lúc nửa đêm của ngày 22-8-1963, các Tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính và Trần Thiện Khiêm tới gặp Nhu về các sinh viên, khuyến cáo rằng nên đóng cửa toàn bộ các trường ở Sài Gòn bằng cách thiết quân luật, bởi vì họ có tin rằng vào các ngày 23, 24 và 25 tháng 8-1963 sẽ có sinh viên biểu tình ở Sài Gòn. Nhu đồng ý với khuyến cáo của các tướng lãnh, nói với họ rằng họ phải xin phép Tổng Thống. Nhu và các tướng lãnh tới gặp ông Diệm và đề nghị đóng cửa các trường. Ông Diệm nói: “Không. Người trẻ phải có phương tiện để bày tỏ chính họ.” Tướng Đôn lập lại rằng, Diệm là người ra quyết định cuối cùng.

3. Tướng Đôn giải thích về quan hệ với Phủ Tổng Thống. Nói rằng nên nhớ là trong nhiều năm, Tổng Thống Diệm là người chống lại chế độ thực dân. Trong thời gian đó, Diệm đã tự suy nghĩ rất nhiều. Khi nắm chính phủ năm 1954, Diệm thấy chuyện này khác hẳn và cần có những người chung quanh giúp suy nghĩ. Ông Diệm tìm sang người em là Nhu, một người suy nghĩlý thuyết, có triết lý. Với thời gian, Diệm cho phép Nhu làm hầu hết mọi chuyện suy nghĩ. Như thế không có nghĩa là Tổng Thống Diệm luôn luôn nghe lời cố vấn của Nhu. Diệm ưa thích Nhu viết các bản tuyên bố, các bài diễn văn cho Tổng Thống. Ông Diệm tự mình ưa thích gặp người dân, nói chuyện với người dân. Trong cách này, Nhu có quyền lực đặc biệt như là nhà lý thuyết cho Tổng Thống.

4. Mô tả về quan hệ với Bà Nhu trong Tổng Thống Phủ, Tướng Đôn nói rằng trong tâm tưởng ông Diệm, Bà Nhu có vị trí là “vợ” của ông Diệm. Tổng Thống Diệm chưa bao giờ kết hôn, và không quen với đàn bà ở chung quanh mình. Trong 9 năm qua, ông Diệm có Bà Nhu an ủi sau một ngày làm việc hoàn tất. Bà Nhu có sức quyến rũ, nói chuyện với ông Diệm, làm giảm căng thẳng cho ông Diệm, tranh cãi với ông Diệm, phê bình ông Diệm, và như một người vợ Việt Nam, bà khống chế chuyện trong nhà.

Tổng Thống Diệm và Bà Nhu cư ngụ ở 2 căn tách biệt nhau. Không có quan hệ tình dục giữa ông Diệm và Bà Nhu. Theo ý kiến của Tướng Đôn, Tổng Thống Diệm chưa bao giờ có quan hệ tình dục nào.

Tướng Đôn so sánh tình hình đó y hệt như giữa Hitler và Eva Braun. Đôn cũng nói, Tổng Thống Diệm thích có đàn ông đẹp trai ở chung quanh. Đôn dẫn ra trường hợp một trung sĩ trẻ, đẹp trai, người làm vườn công cộng ở Đà Lạt. Tổng Thống Diệm đã hỏi rằng ai đã chăm sóc vườn đó, và khi được thông báo, ông Diệm đã gọi viên trung sĩ kia tới Dinh Tổng Thống và tức khắc thăng chức người naỳ lên Trung Tá và giao nhiệm vụ quản trị nông nghiệp quân sự.

Ông Diệm có những đam mê cực đoan. Khi ông thích ai, ông thích họ mọi cách; khi ông ghét ai, ông ghét họ toàn diện. Không có ở chặng giữa. Bà Nhu đã sử dụng vị trí đặc quyền của bà với Tổng Thống để làm ông Diệm nói thuận, khi ông Diệm muốn nói chống; nhưng vì ông Diệm bị thuyết phục bởi sức quyến rũ của Bà Nhu.

Tướng Đôn nói, “Như tôi biết, Bà Nhu cực kỳ quyến rũ.” Đôn nói thực tế không thể loại bỏ ông bà Nhu vì vị trí đặc biệt mà họ đang nắm giữ; Ngô Đình Nhu là lý thuyết gia của Tổng Thống Diệm và Bà Nhu là người vợ trên mây của ông Diệm. (LND: chữ “platonic wife” có nghĩa là người vợ trên cõi lý tưởng, không phải cõi đời này.)

5. Quyết định về hành động của ngày 20-21/8/1963 đạt được bởi 10 tướng lãnh vào đêm 18-8-1963: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đỗ Cao Trí, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, [còn giữ bí mật chưa tới một dòng], Mai Hữu Xuân, Nguyễn Ngọc Lễ, Lê Văn Kim, và Dương Văn Minh. Theo lời Đôn, họ đạt quyết định này mà không do Nhu đưa ra khuyến cáo. Chỉ có lần Nhu nói chuyện về bất kỳ việc lập kế hoạch nào là trong buổi họp ngày 11 tháng 7-1963 với hiện diện của tất cả các tướng lãnh. Đôn không nói là ai đã triệu tập các tướng họp vào ngày 18-8-1963.

Việc lập kế hoạch này gồm cả việc ban lệnh thiết quân luật và do đó, bắt các nhà sư từ ngoài vào Sài Gòn để đưa họ về các ngôi chùa của họ ở các tỉnh. Kế hoạch này do các tướng lãnh trình lên ông Nhu vào ngày 20-8-1963. Nhu nói với họ là hãy thảo luận kế hoạch với Tổng Thống Diệm. Khi các tướng lãnh trình kế hoạch lên TT Diệm, ông Nhu không có mặt. Các tướng lãnh có mặt lúc đó là: Khiêm, Trí, Khánh, Đính, [còn giữ bí mật chưa tới một dòng], Kim và Đôn. Đôn hướng dẫn nhóm tướng lãnh naỳ trình kế hoạch lên Tổng Thống Diệm.

6. Các tướng lãnh nói với ông Diệm rằng tinh thần binh sĩ đang suy giảm, và thực sự họ sợ khi thấy rằng một đồn lính tới mức gần như đào ngũ cả. Các tướng nói rằng vợ các chiến binh và các sĩ quan cấp nhỏ đang hoang mang. Họ giải thích cho Tổng Thống Diệm về tình hình như quân đội thấy là trực diện với Phật Tử. Đôn kể rằng Đôn đã nói với ông Diệm rằng câu chuyện ngày 8 tháng 5-1963 tại Huế có thể đã thương thuyết được rồi nhưng vì VC đã trà trộn vào Phật Tử tại Chùa Xá Lợi.

Đôn mô tả các kỹ thuật sử dụng trong các cuộc biểu tình ngày 11 tháng 8-1963, khi nhà sư Thích Tâm Châu đang nói chuyện trước đám đông ở Chùa Xá Lợi. Vị sư này hô trước đám đông những câu hỏi như “chúng ta sẽ diễn hành trên đường phố chứ?” Đám đông hô lớn lời đáp, “Xuống đường.”

Đột nhiên vị sư Thích Tâm Châu nói, “Không, chúng ta sẽ không diễn hành trên đường phố. Sự kiện rằng quý vị nói rằng chúng ta sẵn sàng diễn hành trên đường phố cũng là tương đương với việc diễn hành trên đường phố.”

Đôn cảm thấy rằng nhà sư nói tiếng Anh, sư Thích Đức Nghiệp, là rất nguy hiểm và các tướng lãnh sợ rằng nếu các lãnh đạo Phật Giáo quy tụ một đám đông lớn đủ, họ có thể ra lệnh diễn hành về hướng Dinh Gia Long và quân đội sẽ không chặn họ lại.

7. Đôn nói rằng Tổng Thống Diệm ra quyết định thiết quân luật sau khi các tướng khuyến cáo như thế. Diệm ra quyết định đưa các chiến binh vào giữ các điểm chiến lược ở Sài Gòn và Chợ Lớn, và chấp thuận giải pháp trả về nguyên quán các nhà sư vào Sài Gòn, về lại các chùa ở tỉnh. Tuy nhiên, Tổng Thống Diệm nói rằng đừng làm nhà sư nào bị thương tổn.

Đôn nói điều đó làm ông rất cảm động khi Tổng Thống yêu cầu đừng làm hại các Phật Tử. Diệm bổ nhiệm Tướng Đôn làm kế nhiệm tạm thời cho Tướng Lê Văn Tỵ. Diệm giao cho Đôn quyền chỉ huy tất cả các chiến binh ở Nam VN, thực hiện lệnh thiết quân luật, và áp dụng các biện pháp cần thiết.

Tướng Tôn Thất Đính được bổ nhiệm làm Tổng Trấn Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn/Chợ Lớn. Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung vẫn dưới quyền Tổng Thống Phủ. Đôn chỉ ra rằng Đính không chỉ huy lính của Tung, mặc dù Đính là Tổng Trấn Quân Khu Thủ Đô. Đính trong cương vị Tổng Trấn điều hợp với Đôn, nhưng Đôn không chỉ huy Đính. Đính có xin lệnh Bộ Tổng Tham Mưu về các chỉ dẫn, nhưng Đính không thực hiện tất cả các lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu.

Đính nhận lệnh trong cương vị Tổng Trấn từ Tổng Thống Phủ, y hệt như Đại Tá Tung [nhận lệnh từ Tổng Thống Phủ]. Đôn nói Đại Tá Tung là kẻ nguy hiểm, vì Tung không do quân đội kiểm soát và Tung thi hành lệnh duy nhất từ Tổng Thống Phủ.

Đôn cũng nói rằng các tướng lãnh rất ghét Tung. Tung chỉ đáp ứng lệnh của Diệm và Nhu. Tung điều hợp với Nhu, nhưng khi cần có quyết định, lệnh sẽ tớ i từ Tổng Thống. Tướng Đôn nói rằng các tướng lãnh khác ủng hộ Đôn, chỉ trừ một số tướng lãnh trẻ hơn. Các tướng lãnh trẻ ghen tỵ về việc Tướng Đôn nắm quyền tư lệnh của Tướng Tỵ.

Đôn không kể tên tướng trẻ nào ra. Đôn bị chỉ trích bởi các tướng lãnh trẻ này vì đã có hành động chống lại các Phật Tử. Đại đa số các tướng lãnh đều là Phật Tử. Thí dụ, Đôn nói, “Khi tôi muốn bảo Tướng Trần Tử Oai điều gì, Oai nói với tôi rằng ông ta là dân sự; ông ta có trách nhiệm dân sự.”

Khi được hỏi cụ thể là Tướng Nguyễn Khánh có ủng hộ Đôn hay không, Đôn trả lời rằng Khánh là 100% ủng hộ Đôn. Đôn cũng nói rằng Dương Văn Minh, Trần Văn Minh, các tướng Trí, Khiêm, Kim và “ngay cả Tướng Xuân” cũng ủng hộ Đôn. Khi được hỏi về Tướng Văn Thành Cao, Dân biểu, có trong kế hoạch không. Đôn nói rằng Văn Thành Cao ở ngoài hoàn toàn. Các tướng khác nhìn Văn Thành Cao như là dân sự.

8. Tướng Đôn nói ông không biết rằng Phật Tử sắp bị tấn công bởi cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt (LLĐB). Tướng Đính, trong cương vị Tổng Trấn, nhận lệnh từ Tổng Thống Phủ và được nói là các chiến binh của Đại Tá Tung sẽ được dùng hỗ trợ cho cảnh sát bởi vì LLĐB có “phương tiện đặc biệt.”

Đôn ám chỉ, nhưng không nói cụ thể rằng lệnh ban ra từ ông Nhu. Dấu hiệu đầu tiên Tướng Đôn có về các chùa bị tấn công là khi Đôn nghe từ sóng truyền thanh bộ chỉ huy. Các Tướng Khiêm và Đôn có mặt ở Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) khi nghe rằng các chùa đã bị tấn công. Tướng Đôn lập tức đi từ văn phòng BTTM tới Chùa Xá Lợi.

Giám đốc Cảnh sát Trần Văn Tư đang chỉ huy trận tấn công tại Chùa Xá Lợi, yểm trợ bởi LLĐB của Đại tá Tung ở vòng quanh khu vực. Cảnh sát là những người đầu tiên tiến vào chùa. Khi Đôn tới Chùa Xá Lợi, một trung úy cảnh sát đang chỉ huy một đơn vị trong Chùa Xá Lợi. Các vị sư đã bị bắt đưa đi, khi Đôn tới. Trong toàn bộ chiến dịch ở đây, tổng cộng 30 người bị thương, 5 người bị thương nguy kịch; những con số này bao gồm cả nhân viên công lựcPhật Tử. Không có vị sư nào bị giết ở Chùa Xá Lợi.

Vào lúc 4:30 giờ sáng ngày 21-8-1963, chiến dịch quân sự hoàn tất ; nhiều điểm chiến lược đã được đóng quân. Đôn nói rằng có 1,420 nhà sư bị bắt khắp Nam VN.

9. Tướng Đôn rất hãnh diện về sự kiện rằng các tướng lãnh đã có thể giữ bí mật [LND: âm mưu đảo chánh] trước khi khởi động chiến dịch. Đôn cũng hãnh diện về kỹ thuật áp dụng bởi các chiến binh và ông nói “mọi người luôn luôn nói về các đại tá, những người sẽ tổ chức đảo chánh. Họ không có khả năng đó. Chúng tôi đã chứng minh điểm này bằng kế hoạch của chúng tôi, và kỹ thuật của chúng tôi.”

Ông dẫn ra một thí dụ về cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960, lúc đó soạn kế hoạch bởi các đại tá và thất bại. Tướng Đôn không bày tỏ phản ứng cá nhân về trận tấn công các chùa. Đôn nói rằng ông muốn thực hiện kế hoạch nguyên thủy để thanh lọc tất cả các nhà sư và trả họ về tỉnh nhà, chùa nhà.

Đôn cũng nói rằng Mỹ đang giữ sư Thích Trí Quang ở trụ sở USOM. Đôn thêm rằng sư Thích Trí Quang là một trong những người kích động chính, và chính phủ VNCH muốn bắt giam vị sư này. (Lời nhận xét từ người lấy tin: Đôn lộ vẻ tin rằng sư Trí Quang là một trong hai nhà sư đang tỵ nạn trong USOM. Một viên chức CAS, người biết rõ về Thầy Trí Quang, đã thấy cả 2 vị sư tại USOM vào ngày 24-8-1963 và xác nhận rằng 2 sư này không phải Thầy Trí Quang.) (LND: CAS là văn phòng tình báo CIA ở Sài Gòn.)

10. Tướng Đôn đã nghe trực tiếp từ công chúng Việt Nam rằng quân đội bị đổ tội tấn công các chùa. Ông nói rằng chính phủ Mỹ có lỗi về dư luận sai trật này, bởi vì Đài VOA loan báo rằng quân đội đã tấn công các chùa. Đôn chất vấn rằng tại sao VOA không nhìn nhận rằng LLĐB của Đại tá Tung và Cảnh sát đã tấn công.

Đôn tin rằng [nhìn nhận] như thế sẽ giúp quân đội lúc này. Đôn nói rằng Mỹ nên nêu rõ lập trường của Mỹ. Tướng Đôn không muốn ông Diệm bị thay thế, thí dụ như bởi một người lưu vong như Hoan (có lẽ, Đôn nói tới Nguyễn Tôn Hoàn), người hiện đang có mặt ở Hoa Kỳ. Đôn nói rằng trong quân đội hiện nay không có ai thay được ông Diệm. Đôn dẫn ra, như một thí dụ, chính ông, nói, “Tôi không đủ thông minh, cũng không có tham vọng. Tôi chỉ giữ vai trò mời các tướng lãnh chung sức với nhau.” (LND: Đôn bàn về hậu đảo chánh, ai nên thay ông Diệm.)

11. Đôn ám chỉ rằng ông có biết về những diễn tiến tương lai soạn ra. Đôn nói, “Đây là bước đầu tiên, và sự bí mật về cái sắp xảy ra thì không phải là cái của tôi để đưa ra.” Khi được hỏi thiết quân luật sẽ kéo dài bao lâu, Đôn nói sẽ tùy theo tình hình. Khi được hỏi cuộc bầu cử Đại hiểu Quốc hội vào ngày 31-8-1963 có sẽ được tổ chức hay không, Đôn nói cuộc bầu cử sẽ có thể bị hoãn, nhưng sẽ nới lỏng thiết quân luật vào ngày 24-8 trong mức độ lệnh giới nghiêm được suy tính.

12. Tướng Đôn không nói gì về việc giữ ông Diệm trong ghế Tổng Thống hay thay ông bằng người khác tại Nam VN, ngoại trừ ông nói rằng ông không muốn một trong các chính khách lưu vong về nắm quyền, và rằng không nhân vật quân sự nào có thể làm tốt nhiệm vụ Tổng Thống. Viên chức CAS nhận ra cái ấn tượng, và chỉ là một ấn tượng thôi, rằng Tướng Đôn và nhóm của ông muốn giữ ông Diệm trong ghế Tổng Thống trong giai đoạn hiện nay của kế hoạch cuả họ.

13. Đôn cũng nói rằng ông nhận thức rằng ông sẽ có thể bị “hy sinh” do kết quả của việc thực hiện thiết quân luật, nhưng điều này không quá quan trọng, bởi vì có những lãnh đạo quân sự khác sẽ thay vị trí của ông (LND: để thực hiện đảo chánh). Đôn không kể tên ai. Đôn cho ấn tượng rằng Đôn không phải là người đứng sau mọi chuyện. Đôn là vị lãnh đạo bề ngoài thôi. Đôn chịu trách nhiệm giai đoạn đầu tiên. Có những người khác trong nhóm sẽ bước ra thực hiện các giai đoạn khác.

Những lời Đôn nói không ám chỉ gì về một người nào hay một số người nào sẽ đứng ra thực hiện các giai đoạn khác. Đôn nhắc về sự kiện rằng VOA đang làm lớn bản tin về việc Đại sứ Trần Văn Chương từ chức. (LND: ông Chương là cha ruột của Bà Nhu, từ chức Đại sứ VN ở Hoa Kỳ để phản đối nhà Ngô đàn áp Phật Tử.) Đôn lập lại rằng các bản tin VOA làm tổn thương quân lực VNCH. Đôn nói đài này không tốt khi nói rằng quân lực VNCH đàn áp Phật Tử và rằng chính phủ Mỹ lên án việc này, và cùng lúc nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ. Đôn không giải thích về điều này để ám chỉ xem Mỹ nên làm gì.

14. Đôn không nhắc tới Phó Tổng Thống Thơ hay bất kỳ Bộ Trưởng nào.

15. Đôn nói rằng sau giai đoạn đầu tiên này, chuyện không thể đảo ngược để trở lại như trước đó. Khi được hỏi có phải ông nói về chính phủ, Đôn trả lời, “Vâng, tôi đang nói chuyện về chính phủ. Tổng Thống phải thay đổi một số Bộ trưởng.” Đôn không kể tên bất kỳ Bộ trưởng nào cụ thể.

Đôn nói các sự kiện đang kiểm soát tình hình. Đôn nói nếu ông phải chọn giữa Tổng Thống Diệm và Nhu, ông sẽ chọn TT Diệm. Đôn không nói gì về chuyện các sĩ quan khác có thể suy nghĩ về Nhu. Khi được hỏi nếu có chuyện xảy ra, và Tổng Thống Diệm không còn giữ quyền lực, Đôn có sẽ làm việc với Nhu, thì Đôn nói, “Nếu tôi phải lựa chọn giữa Tổng Thống Diệm và Nhu, người phải ra đi là Nhu.” Đôn không muốn Nhu.

16. Viên chức tường trình đã nhận ra ấn tượng từ Đôn rằng TT Diệm ngồi trên ngai hiện đang bị Nhu kiểm soát. Ấn tượng mãnh mẽ rằng Tướng Đôn không hoàn toàn biết mọi thứ chung quanh ông. Từ những lời nói của Tướng Đôn, có vẻ rằng có một thành phần trẻ trong các tướng lãnh đang làm Đôn rắc rối.

Đôn ám chỉ rằng ông muốn sự bảo đảm cách này hay cách khác từ phía chính phủ Mỹ. Ông có vẻ không biết phải làm gì kế tiếp. Đôn hoàn toàn bị kiểm soát bởi tình thế, và phản ứng, chứ không lên kế hoạch các việc làm kế tiếp. Như dường tự Đôn cảm thấy Đôn không đủ quyến lực để [hay là?] ảnh hưởng lên các tướng lãnh để lật đổ Tổng Thống Diệm. Tuy nhiên, Đôn không cho ấn tượng rằng Đôn muốn tự ý quyết định lật đổ TT Diệm.

Đôn muốn hòa giải với các Phật Tử và nói rằng quân đội nên hồi phục lại các chùa và các pho tượng đã bị phá hủy ở một số ngôi chùa. Đôn không nói gì về giai đoạn thứ nhì của kế hoạch. Đôn không cho thấy bao lâu giai đoạn đầu sẽ kéo dài, nhưng có nói rằng nó sẽ kéo dài tới sau cuộc bầu cử Quốc Hội.

17. Ấn tượng của chúng tôi là có một ý nghĩa đáng cứu xét trong lời của Tướng Đôn rằng đây chỉ là giai đoạn đầu, và sự bí mật của các giai đoạn tương lai không phaỉ là chuyện của ông để nói ra. Chúng tôi không thể nhận ra rằng có phải Đôn muốn nói rằng các giai đoạn tương lai bao gồm “sự bí mật” sẽ bị kiểm soát từ bên trong quân đội hay, thí dụ, bởi Nhu, hay bởi các nhân vật dân sự khác. Đôn không nói tên bất kỳ nhân vật dân sự nào. Đôn nói mục tiêu chính của quân đội là tác chiến chống Cộng. Đôn cũng nói rằng không hề có buổi họp ngày 10 tháng 8-1963 giữa các tướng với Ngô Đình Nhu.

18. Đã gửi thông tin về cuộc nói chuyện này tới Đại sứ Lodge và Tướng Harkins (Tư lệnh Quân viện Hoa kỳ tại VN).

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Library of Congress, Harriman Papers, Vietnam Policy. Bí mật. Cũng đã gửi tới Honolulu. Bản văn nguồn là phó bản do CIA gửi về Bộ Ngoại Giao cho Hilsman (Giám đốc Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu) và Hughes (Phó Giám đốc Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu); cũng gửi tới Bạch Ốc cho Bundy (Cố vấn An ninh Quốc gia) và tới JCS (Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Mỹ) cho Tướng Krulak (Phụ tá Đặc biệt về Chống Phiến Loạn). Theo một ghi chú về bản văn nguồn, điện văn này phổ biến theo phân loại TDCS. Bản phúc trình ghi mã số “TDCS DB-3/656,252, August 24,” đã in trong hồ sơ giải mật Declassified Documents, 1977, 93C.

(2) Đôn hồi tưởng về cuộc nói chuyện này, trong tác phẩm của Trần Văn Đôn, tưạ đề Our Endless War, pp. 90-91.


PHÓNG ẢNH ĐIỆN VĂN 275
foreign_relations_of_the_united_states_1961_1963_volume_iii_vietnam_1963

tele_275_1-contenttele_275_2-content
tele_275_3-contenttele_275_4-content
tele_275_5-contenttele_275_6-content




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47003)
31/05/2012(Xem: 10730)
16/10/2014(Xem: 25747)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.