Mười pháp nhà vua nên tránh

18/11/20143:24 SA(Xem: 5984)
Mười pháp nhà vua nên tránh

Mười pháp nhà vua nên tránh

Quảng Tánh
blankĐức Phật sau khi giác ngộ, ngoài những giáo huấn về giáo pháp xuất thế cho người xuất gia, Ngài cũng rất quan tâm đến những giáo pháp đem lại sự an lạc, hạnh phúc, thịnh vượng cho người tại gia. Xuất thân từ tầng lớp vua chúa, lại có những đệ tử tại gia là các nhà lãnh đạo cao cấp đương quyền, nên việc thiết lập đạo đức cho các nhà lãnh đạo được Đức Phật chú trọng.

Người có địa vịquyền lực càng cao, dĩ nhiên trách nhiệm của họ càng lớn. 

Nhà vua đứng trên muôn dân, là chủ của đất nước nhưng nếu vua thiếu đạo đức thì dân khốn, nước nguy. Lịch sử đã cho thấy những triều đại thịnh trị đều nhờ có minh quân. Nếu vua mà hôn quân vô đạo thì chắc chắn triều đại ấy sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Lắng nghe Đức Phật nói về mười pháp mà nhà vua nên tránh để vương triều được “tồn tại lâu” và trong nước không “sinh nhiều đạo tặc”:

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nếu nhà vua thành tựu mười pháp thì không tồn tại lâu, trong nước sinh nhiều đạo tặc. Thế nào là mười? 

- Khi nhà vua tham lam keo kiệt, chỉ do chút việc nhỏ, bèn sân giận, không xem xét nghĩa lý. Đây là pháp đầu tiên, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua tham đắm tài vật, không chịu kém. Đây là pháp thứ hai, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua không nghe lời can gián, là người bạo ngược không có lòng từ. Đây là pháp thứ ba, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua bắt người oan uổng, trói buộc giam cầm trong ngục không có ngày ra. Đây là pháp thứ tư, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua dùng điều phi pháp trị nước, không theo hạnh chánh. Đây là pháp thứ năm khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua tham đắm sắc đẹp người khác, xa lánh vợ mình. Đây là pháp thứ sáu, khiến không tồn tại lâu.


- Lại nữa, nhà vua ưa uống rượu, không màng đến việc triều đình. Đây là pháp thứ bảy, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua ưa ca múa vui chơi, không tham dự triều chính. Đây là pháp thứ tám, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua thường đau ốm, không có ngày khỏe mạnh. Đây là pháp thứ chín, khiến không tồn tại lâu.

- Lại nữa, nhà vua không tin đại thần trung hiếu, người phụ tá hiếm hoi, không có bầy tôi mạnh. Đây là pháp thứ mười, khiến không tồn tại lâu.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Kết cấm [trích], 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.286)

Rõ ràng, ba phiền não căn bản tham lam, sân hậnsi mê vốn có mặt trong tất cả chúng sanh, kể cả vua chúa hay các nhà lãnh đạo tài ba. Tham sân si là gốc của mọi sai lầmtội lỗi nên ở bất cứ địa vị nào, dù làm vua cũng không nên chủ quanỷ lại

Muốn dân yên thì vua cần nêu cao đức trị và pháp trị, tuyệt không bạo ngược dù nắm quyền sinh sát trong tay. Nếu thuộc cấp và người dân có điều sơ suất, phạm pháp thì việc bắt giữ và xử phạt cần công khai, minh bạch, và nhất là nên độ lượng, khoan hồng. Quan trọng nhất là trị nước phải đúng với đạo lý và hợp với lòng dân.

Ngoài ra, nhân cách và đạo đức của nhà lãnh đạo cũng cần tu dưỡng để không sa đà vào tửu sắc, hưởng thụ cá nhân thái quá. Và rõ ràng, những hành vi phóng dật, thiếu tiết độ không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân, mất niềm tin của dân chúng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, trì trệ về tinh thần, không thể lãnh đạo sáng suốt được. Cuối cùng, nếu khônglòng tin vào trung thần, không quy tụ được tôi hiền và tướng giỏi thì cũng không thể giữ được ngôi báu và giang san. 

Mười pháp kể trên, nếu nhà vua hay những nhà lãnh đạo tránh được, không làm thì chắc chắn an dân, nước mạnh, thiên hạ thái bình.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 18970)
27/08/2017(Xem: 14080)
17/11/2015(Xem: 9062)
21/10/2015(Xem: 8027)
18/09/2015(Xem: 11243)
09/09/2015(Xem: 12590)
04/08/2015(Xem: 8525)
20/07/2015(Xem: 9304)
29/06/2015(Xem: 12290)
15/06/2015(Xem: 9320)
07/06/2015(Xem: 10427)
13/05/2015(Xem: 21499)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.