Sân khấu lịch sử

03/01/20153:50 SA(Xem: 6627)
Sân khấu lịch sử

SÂN KHẤU LỊCH SỬ

Huệ Trân

 

blankLịch sử là một vở kịch mà trong đó các diễn viên luôn thay đổi và trình diễn không ngừng.

Trên sân khấu đó, cái nhìn của người thưởng ngoạn- cũng là diễn viên- được nhận diện khác biệt giữa Tây phươngĐông phương.

Người Tây phương quan niệm trái đất là trung tâm của lịch sử, là sân khấu của vũ trụ, nơi đó, những diễn viêncon người do Thượng đế tạo thành. Mọi nhân vật và diễn biến của vở kịch trường thiên bất tận này đều do ý muốn của Thượng đế. Thượng đế là ai? Ở đâu?, không biết! nhưng đức tin của người Tây phương về một Đấng Toàn Năng nào đó, rất mạnh mẽ. Đấng toàn năng vô hình họ đặt tên là Thượng Đế đó, phải có!chắc chắn phải có mới tạo ra trái đất muôn người, muôn loài này. Khi Thượng đế tạo ra cái gì thì chẳng phải vô tình mà là có chủ ý; nên dù vai trò trên sân khấu này là hạnh phúc hay đau khổ, là cao sang hay nghèo hèn, các diễn viên thường chấp nhận như một sự tuân theo ý Thượng đế vậy!

Nhưng quan niệm của người Đông phương thì khác.

Người Đông phương không hề thấy có ai đó là Thượng đế đạo diễn; Và sân khấu lịch sử này không có lúc bắt đầu, cũng không có điểm kết thúc vì ở đó, không gianthời gian chỉ là sản phẩm tạo tác từ TÂM.

Đó là đại cương một phần bài giảng trong một ngày quán niệm ở Xóm Mới mà Sư Ông Làng Mai đưa ra.

Những ý tưởng mới mẻ này khiến tôi phấn khởi giở lại những trang kinh mà tôi thường tụng đọc.

Kinh Kim Cương nói, mỗi hạt cát bên bờ sông Hằng lại là một sông Hằng, và kinh Hoa Nghiêm còn nói rộng hơn, là nếu đem bóp nát thế giới này thành bụi thì mỗi hạt bụi đó lại là một thế giới, và trong những thế giới đó không phải chỉ có loài người mà còn có mọi loài khác nữa.

Những lời tuyên giảng này không còn hoang tưởng, mơ hồ, khi văn minh nhân loại càng lúc càng khám phá ra những hành tinh mà trước đây không ai có thể tin là có. Với kỹ thuật tân tiến, sự tìm kiếm không ngừng đưa tới những thành quả bất ngờ. Con người trên trái đất đang chứng minh còn nhiều thế giới khác mà với cái nhìn hạn hẹp khi xưa  chưa thấy được.

Sự giao lưu giữa cái thấy về con ngườivũ trụ của hai nền văn hóa Đông, Tây đang tiến dần đến lời Đức Phật từng chỉ dạy cách nay ngót hai mươi sáu thế kỷ, là ngoài cõi Ta-bà còn có tam thiên đại thiên thế giới khác nữa.

Cùng trên một sân khấu lịch sử, vai trò của mỗi diễn viên Đông và Tây cũng được nhận diện khá khác nhau.

Người Đông phương, nói chung, và người Phật tử, nói riêng, được nhìn thấy những cánh cửa mở rộng, thực tế, có thể quán sát và cảm nhận trước khi vai trò này được chuyển sang vai trò khác.

Trên sân khấu lịch sử đó, người Đông phương không hề thấy có ai là Thượng đế tham dự vào, mà chỉ do nghiệp tạo ra. Nghiệp khởi từ Ý Nghiệp, tức là Tâm. Tâm như một họa sỹ tự chọn mầu sắc, tự vẽ và hoàn thành những họa phẩm theo ý mình. Ý-nghiệp đều do Tư-duy rồi hình thành Khẩu-nghiệp (lời nói) và Thân-nghiệp (hành động).

Quán chiếu sâu thêm thì Tư bắt đầu từ cái Thấy. Thấy sai đã là Nghiệp chứ không chờ tới Tư mới tạo nghiệp, vì cái Thấy này sẽ rơi vào tàng thức Alaya, được sắp xếp là thức thứ tám trong Duy Thức Học, chứ không mất đi đâu cả. Nếu ta không kịp chánh niệmchuyển hóa thì cái thấy sai này sẽ nằm trong kho chứa đó, phục kích, chờ cơ hội là phát khởi ngay thành ác nghiệp!

Cái thấy này lại tùy đối tượng, như cá thấy nước là nhà, người thấy nước là sông suối, chư Thiên thấy nước là thủy tinh, quỷ đói thấy nước là máu …v…v…

Chính cái thấy này của ta mà thực tại sẽ là thiên đường hay địa ngục.

Lãnh tụ Đức Quốc Xã thời xưa thấy người Do Thái là gì mà đẩy hơn sáu triệu người vào lò hơi ngạt ???!!!

Nếu lãnh tụ thời đó là một Phật tử thì chắc chắn thảm kịch kinh hoàng đó không bao giờ xảy ra. Sống để cống hiến hoa trái, hạnh phúc cho đời là ước muốn của mọi người, nhưng do cái thấy khác nhau mà nơi này thiên đàng, nơi kia địa ngục.

Cũng trên sân khấu lịch sử đó, những diễn viên Tây phương tin ở sự sắp đặt của Thượng đế, là họ chỉ có hai con đường, khi vai trò của họ chấm dứt. Đó là, thiện thì lên thiên đàng và ác thì xuống địa ngục. Khi đã về nơi nào rồi thì vĩnh viễn ở đó, không có cơ hội thay đổi nữa.

Những diễn viên phương Đông có nhiều chọn lựa hơn.

Thiện nghiệp hay ác nghiệp đều do tâm tạo chứ không Thượng đế nào chỉ đạo việc này cả, nên khi chuông điểm Ngày Về, nghiệp nào nặng hơn sẽ dẫn ta đi. Thiện nghiệp cũng sẽ về cõi trên, cõi tịnh; ác nghiệp cũng xuống địa ngục, nhưng khác là, lên cõi trên mà không tiếp tục tu tập, hưởng hết phước cũng xuống cõi dưới. Ngược lại, kẻ ở cõi dưới mà biết sám hối, chuyển hóa thì khi hội đủ phước sẽ sanh lên cõi trên.

Cái nhìn của người Đông phương đặt trách nhiệm vào mỗi chủ thể vì Đường Đi, Lối Về do chính tâm của mỗi chủ thể tạo tác ra. Lỡ tạo bất-thiện-nghiệp mà tỉnh giác kịp, chuyển hóa thành thiện-nghiệp thì từ cõi này ta lại sang được cõi kia; có nghĩa là ta có thể dong chơi khắp cõi, tùy trí tuệ hay vô minh của tâm.

Điểm cốt lõi căn bản này chính là ánh sáng Vô-Lượng-Quang giúp người Phật tử hướng thượng, có lầm đường lạc lối mà cơ may gặp thiện-tri- thức nhắc nhở thì cũng biết vội vã sám hối quay về.

Chìa khóa sẵn trong tay mỗi chủ thể.

Mở cánh cửa nào là do chính ta nhận dạng giá trị của cánh cửa đó.

Bên cạnh khả năng tự quán chiếu, người Phật tử còn may mắn được nghe lời Đức Thế Tôn xác quyết rằng:

“Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành.”

Chúng sanhĐức Phật nói, chẳng phải riêng loài người mà là mọi loài. Ma-Ba-Tuần ở cõi trời Lục Dục là nơi cao quý, không biết tu tâm cũng đọa địa ngục; trong khi Rồng là loài súc sanh mà lên được đạo tràngchí tâm cầu nghe pháp, ngộ được đạo Bồ Đề.

          Bông Sen cũng là chúng sanh.

          Bông Sen có là Phật sẽ thành không?

          Chắc là có.

Một Bông Sen tươi mát, thảnh thơi, đang tỏa hương thanh khiết đã là một vị Phật rồi; Vì Bông Sen đó giúp ai chiêm ngưỡng phút giây toàn bích, toàn thiện của đóa hoa mãn khai, tâm kẻ ấy sẽ an lạc, thanh tịnh, ngát thơm và đẹp đẽ như Tâm Phật.

 

 Huệ Trân

(Cốc Thảnh Thơi, một ngày chớm đông)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 19091)
27/08/2017(Xem: 14105)
17/11/2015(Xem: 9075)
21/10/2015(Xem: 8042)
18/09/2015(Xem: 11276)
09/09/2015(Xem: 12608)
04/08/2015(Xem: 8542)
20/07/2015(Xem: 9328)
29/06/2015(Xem: 12317)
15/06/2015(Xem: 9339)
07/06/2015(Xem: 10445)
13/05/2015(Xem: 21533)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :