Công đức nghe pháp

06/05/20153:33 SA(Xem: 13447)
Công đức nghe pháp

CÔNG ĐỨC NGHE PHÁP

Quảng Tánh

 

nghe pháp
Quan trọng nhất là nhờ nghe phápthành tựu
“cái thấy không bị tà, lệch”

Thời Thế Tôn, nhiệm vụ trọng yếu của một Tỳ-kheo là tu học, khất thựcthuyết pháp. Cốt tủy của nội dung tu họcthiền định (tu) và nghe pháp (học). Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe pháp từ kim khẩu của Thế Tôn, nghe pháp từ chư vị Trưởng lão trong các hội chúng. Sau đó các Tỳ-kheo thường tụng đọc lại nội dung pháp thoại đã được nghe cho đến khi thuộc lòng.

Không chỉ các Tỳ-kheo, hàng Phật tử tại gia cũng luôn được Thế Tôn khuyến khích siêng năng nghe pháp. Các Phật tử có thể đến tinh xá vào buổi chiều để nghe Thế Tôn hoặc các vị Trưởng lão thuyết pháp. Mỗi sáng, sau khi dâng cúng thực phẩm, các Phật tử được nghe lời chúc phúc hay một pháp thoại ngắn từ các Tỳ-kheo đang trì bình khất thực.

Nhìn chung, hoạt động nghe phápthuyết pháp liên tục được diễn ra trong bốn chúng đệ tử Phật. Mỗi Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ đều tham gia nghe phápthuyết pháp. Quan trọng nhất là nghe pháp: Nghe để hiểu giáo pháp (văn), hiểu rồi thì suy ngẫm cho thấu triệt giáo pháp (tư), cuối cùngứng dụng giáo pháp vào trong đời sống hàng ngày (tu). Vì thế, tùy thời nghe pháp luôn được tán thán và khích lệ.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tùy thời nghe pháp có năm công đức. Tùy thời lãnh thọ chẳng mất thứ lớp. Thế nào là năm? Điều chưa từng nghe sẽ được nghe; điều đã được nghe, đọc tụng lần nữa; cái thấy không bị tà, lệch; không có hồ nghi; liền hiểu nghĩa thậm thâm.

Tùy thời nghe pháp có năm công đức. Thế nên các Tỳ-kheo nên tìm phương tiện tùy thời nghe pháp. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thính pháp, 
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.385)

“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”. Công đức đầu tiên của nghe phápnghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.

Cũng không nên ỷ lại, đã nghe pháp thoại ấy rồi nên không cần nghe nữa. Chúng ta không phải thần đồng hay thông thái, nghe xong pháp thoại liền nhớ, mà cần nghe đi nghe lại nhiều lần. Người học Phật cần nghe pháp cho đến khi “thâm nhập kinh tạng”, khiến cho giáo pháp trở thành máu thịt, làm một với mình.

Quan trọng nhất là nhờ nghe phápthành tựu “cái thấy không bị tà, lệch”. Thời Thế Tôn, có một số vị nghe pháp loáng thoáng nên thuyết pháptu học theo chủ kiến của mình, không đúng với giáo pháp. Những vị này đã bị Thế Tôn khiển trách rất nặng nề. Và ngày nay, có không ít người là đệ tử Phật nhưng vì ít học hoặc có học mà chưa thấu đáo nên không nhận thức đúng về giáo pháp. Cái thấy, nhận thức về giáo pháp mà bị tà lệch thì chắc chắn không thể nào thực hành đúng lời Phật dạy.

Khi đã thấu triệt về giáo pháp rồi, “con đã thấy con đường đi” rồi thì chắc chắn không còn chút nghi ngờ, lung lạc. Người tin Phật mà chưa hiểu hoặc không hiểu giáo pháp thì dễ dàng bị thối thất trên đường đạo. Nhờ hiểu đúng và sâu sắc giáo pháp nên chắc chắn tin tưởng, tuyệt không chút nghi ngờ.

Pháp của Thế Tôn nói ra từ sự chứng ngộ của Ngài, nên không phải pháp nào nghe qua cũng hiểu rõ. Nên pháp học cần kết hợp với pháp hành, hành xong mới hiểu được sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp.

Ngày nay, tuy hoạt động thuyết phápnghe pháp vẫn được duy trì trong nội dung tu học của bốn chúng đệ tử Phật nhưng có thể chưa đúng mức và không mấy phổ biến nên chúng ta chưa thực sự hưởng được trọn vẹn năm công đức này. Đây cũng là điều đáng suy ngẫm của những người làm công tác hoằng pháp cũng như tất cả các đệ tử Phật.

Quảng Tánh





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 19084)
27/08/2017(Xem: 14105)
17/11/2015(Xem: 9074)
21/10/2015(Xem: 8042)
18/09/2015(Xem: 11275)
09/09/2015(Xem: 12608)
04/08/2015(Xem: 8541)
20/07/2015(Xem: 9328)
29/06/2015(Xem: 12317)
15/06/2015(Xem: 9338)
07/06/2015(Xem: 10445)
13/05/2015(Xem: 21532)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :