Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả. Từ đó mà không tin nhân quả, định luật để con ngườidựa vào đó mà tiến bộ, tiến hóa. Từ đó mà có thái độhư vô chủ nghĩa, không có trách nhiệm, không có trật tự, không có lối thoát cho cuộc đời mình. Nếu khôngtìm hiểuminh bạch về tánh Không, người ta sẽ quan niệmPhật giáo là một thứ hư vô chủ nghĩa, là chán đời, bi quan, trốn lánh.
Tánh Không, cốt lõi của Phật giáo, thì ngược lại. Nó là phương tiện (“Lấy vô sở đắc làm phương tiện”) và cứu cánh cho những con ngườitích cực nhất, trách nhiệm nhất, nhiều tình thương nhất. Đó là những Bồ-tát, mà Tây phương thường dịch là những Anh hùng.
Sau đây chúng ta sẽ trích dẫn một đoạn trong kinh Đại Bát-nhã phẩm Sơ nghiệp, hội thứ hai, do ngài Huyền Trang dịch, để thấy thái độ của người thực hànhtánh Không đối với người khác và thế gian này.
Sơ nghiệp là sự nghiệpban đầu của Bồ-tát. Sự nghiệpban đầu là phát tâm Bồ-đề, “phát tâm đạt đếnGiác ngộ vô thượng” để giải thoát cho tất cả chúng sanh. Đây là lời nguyện khởi đầu làm nên con đường Bồ-tát, sự nghiệp Bồ-tát. Dĩ nhiên trên con đường ấy, tùy theo mức độ đạt tánh Không đến đâu, khai triển tâm từ bi đến đâu, nghĩa là sức mạnh Bồ-tát đến đâu, thì giúp đỡ, cứu thoátchúng sanh đến đó.
Chúng ta gặp ngay một nghịch lý: muốn đạt đếntánh Không để ra khỏi sanh tử mà lại phải ở trong sanh tử để độ thoát chúng sanh. Lấy ví dụ cho dễ hiểu: một bác sĩ muốn tự mình thoát ra khỏi bệnh viện nơi sanh già bệnh chết, nơi đầy bệnh lây nhiễm khổ đau thì phải lánh xa bệnh viện ấy. Nhưng nếu ra khỏi, lánh xa bệnh viện thì người ấy không thể cứu chữa cho ai cả, người ấy phải bỏ công việc làmbác sĩ và lời hứa nghề nghiệp của mình. Còn nếu muốn làm bác sĩ cứu người, anh ta phải ở trong bệnh viện, nghĩa là anh ta không thể tự giải thoát được.
Nghịch lý ấy đã được Đại thừagiải quyết. Anh ta vẫn tự giải thoát bằng cách ngộ nhậptánh Không, đồng thờitánh Không vẫn luôn luôn hiện hữu nơi bệnh viện nên anh ta vẫn ở trong tánh Không của bệnh viện để cứu chữa cho bệnh nhân.
Một nghịch lý khác nữa. Cũng theo kinh Đại Bát-nhã, chúng sanh là “vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc”. Đã vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc thì cần gì độ thoát cho họ? Họ có thật đâu mà cứu độ họ? Và rồi, có phải vì chúng sanh là không thật có mà Bồ-tát bỏ chúng sanh, bỏ trách nhiệm và nghề nghiệp của mình?
Nghịch lý này được giải quyết như sau.
Về phần mình Bồ-tát thấy chúng sanh là vô tự tánh, vô sở hữubất khả đắc, sanh tử là không thật có, chính cái thấy tánh Không này là sự tự giải thoát của Bồ-tát. Nhưng về phần chúng sanh, họ vẫn thấy họ là thật, những cái của họ là thật, khổ đau của họ là khổ đau thật, sanh tử của họ là sanh tử thật, cho nên họ có khổ đau. Bởi vì chúng sanh có khổ đau, nên Bồ-tát phải cứu độ họ ra khỏi khổ đau, dầu khổ đau ấy là họ tự thấy lấy, tự chuốc lấy, tự cảm nhận lấy. Khổ đau sanh tử đối với Bồ- tát là không thật, nhưng đối với chúng sanh là có thật, cho nên Bồ-tát phải cứu độ họ, mặc dù sự cứu độ này đối với Bồ-tát cũng không thật, chỉ là đánh thức họ ra khỏi giấc mộng tự thấy là khổ đau của chính họ mà thôi.
Tóm lại, Bồ-tát hưởng thụ tự do, giải thoát và thông tỏ trong tánh Không. Nhưng cũng trong tánh Không này, chúng sanh lại thấy ràng buộc khổ đau. Thế nên cứu độ của Bồ-tát là làm sao cho chúng sanh thấy ra thật tướng của mọi sự là tánh Không để thoát khỏigiấc mộng khổ đau ấy, hết thấy hư không lại có sanh tửhoa đốm ấy.
Con đường Bồ-tát là sự kết hợp của trí huệ nhìn thấy tánh Không và đại bicứu thoátchúng sanh ra khỏi khổ đau. Hai điều tưởng như đối nghịch ấy được kết hợp làm một trong tánh Không. Nhờ tánh Không mà lòng bi của Bồ-tát trở nên không bị ngăn ngại, không sợ hãisanh tử và rộng lớn bao trùm, vô duyênđại bi, đồng thể đại bi. Nhờ đại bi mà tánh Không của Bồ-tát trở nên tích cựchoạt động, triệt để, bao latrùm khắpba cõi.
Con đườngkết hợptánh Không và đại bi là con đườngtích cực nhất. Tích cực nhất, triệt để nhất về mặt trí huệ. Tích cực nhất, triệt để nhất về mặt lòng bi.
Thái độtích cựctriệt để ấy, sự kết hợptrí huệ và lòng bi có ngay từ đầu con đường Bồ-tát với việc phát Bồ đề tâm. Ngay từ bước đầu của sự nghiệp Bồ-tát, người ta đã kết hợp hai khả năng của tâm thứccon đường: tình cảm (mà bây giờ thường được gọi là trí tuệ xúc cảm) và lý trí (trí thông minh).
Trong kinhĐại Bát-nhã (phẩm Sơ Nghiệp hội thứ hai), Đức Phật nói:
“Như vậy, như vậy! Các Đại Bồ-tát làm được việc khó, là ở trong tất cả các pháp mà tự tánh là Không, mong cầu Giác ngộvô thượng, muốn chứng Giác ngộ vô thượng.
Tu-bồ-đề! Các Đại Bồ-tát tuy đạt tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như bóng trong gương, như ảnh, như dợn nắng, như việc biến hóa, như thành Càn-thát-bà, tự tánh đều Không, nhưng để cho thế gianđược lợi lạc chân chánh nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vìđể cho thế gianđược lợi ích lớn lao, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vìđể cho thế gianđược an vui, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì muốn cứu vớt thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm chỗ nương về cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm nhà ở cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng”.
“Như vậy, như vậy! Các Đại Bồ-tát làm được việc khó, là ở trong tất cả các pháp mà tự tánh là Không, mong cầu Giác ngộvô thượng, muốn chứng Giác ngộ vô thượng.
Tu-bồ-đề! Các Đại Bồ-tát tuy đạt tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như bóng trong gương, như ảnh, như dợn nắng, như việc biến hóa, như thành Càn-thát-bà, tự tánh đều Không, nhưng để cho thế gianđược lợi lạc chân chánh nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vìđể cho thế gianđược lợi ích lớn lao, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vìđể cho thế gianđược an vui, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì muốn cứu vớt thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm chỗ nương về cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm nhà ở cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng”.
“Việc khó” ở đây là kết hợp được trí huệ nhìn thấy tánh Không, nhìn thấy chúng sanh là Không, vô sở hữu, bất khả đắc mà vẫn khai triển tâm đại bi không bỏ chúng sanh, che chởcứu độchúng sanh. “Việc khó” ở đây là thấy biết thế giannhư huyễn như mộng, tự tánh đều Không nhưng không một bề chứng nhập Không mà lòng bi càng thêm lớn rộng, vì thế gian ở trong Không mà chẳng biết Không nên oan uổng trôi chìm trong sanh tử khổ đau.
Thế nên Bồ-tát “để cho thế gian được lợi ích chân chánh lớn lao, để cho thế gian được an vui, vì muốn cứu độthế gian, vì làm chỗ nương về, làm nhà ở cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng”.
Bồ-tát Duy Ma Cật nói: “Vì chúng sanh bệnh nên tôi bệnh”. Bệnh của Bồ-tát không phải vì tham đắm sanh tử như chúng sanh. Bệnh của Bồ-tát là lòng đại bi. Vì “bệnh” đại bi này nên Bồ-tát “làm chỗ nương về”, “làm nhà ở” trong sanh tửhiểm nghèo, trong “ba cõi đang bừng cháy”, ở trong sanh tử để “cứu vớt thế gian, để cho thế gian được lợi ích lớn lao”. Đây là hạnh đồng sự ở trong sanh tử cùng với chúng sanh.
Nhưng Bồ-tát xây dựng nhà ở và hạnh đồng sự này trên tánh Không và trong tánh Không. Thế nên những chỗ nhà ở và hạnh đồng sự ấy vẫn là giải thoát và là vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc.
Chính nhờ tánh Không mà đại bi không phải là “lòng bi ái kiến” (chữ trong kinh Duy-ma-cật), không phải là lòng bi chìm đắm theo chúng sanh và thế gian. Lòng bi này song hành với trí huệtánh Không, nên lòng bi này là lòng bi giải thoát. Giải thoát cho mình và cho người.
Lòng bi này nhờ tánh Không nên trở thành vô hạn vô biênđồng thờixuyên thấuvô ngại. Cái gì hữu hạn, hữu biên, cái đó phải chịu sanh và diệt, phải chịu hư hỏng, hủy hoại. Lòng bi song hành với tánh Không là lòng bi vô hạn vô biên như tánh Không, không chỗ nào không có nên lòng bi ấy chính là sự giải thoát như tánh Không là giải thoát.
Kinh nói tiếp:
“Vì muốn chỉ đường rốt ráo cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm cồn bãi cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm mặt trời mặt trăng cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng. Vì làm đèn đuốc cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng”.
Bồ-tát thấy thế gian và chúng sanh “tự tánh đều Không”, nhưng Bồ-tát không bỏ chúng sanh, trái lại làm những gì tích cực nhất cho chúng sanh: chỉ đường đi cho chúng sanh, làm cồn bãi cho chúng sanh đang trôi trong dòng nước xiết, làm mặt trờimặt trăng cho đêm dài sanh tử, làm đèn đuốc trong bóng tối dày đặc của thế gian đắm chấp “thật có tôi và cái của tôi”.
Không phải thấy thế gian là giấc mộng rồi chìm đắm vào giấc mộng ấy như Lão Trang “không biết mình mộng thành bướm hay bướm mộng thành mình”. Bồ- tát thấy thế giannhư huyễn như mộng, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc nhưng nhận lấy trách nhiệm đối với thế gian, đảm đươngthế giancho đến ngày thế gianthoát khỏigiấc mộng. Chính sự đảm đương càng ngày càng lớn rộng ấy khiến Bồ-tát đủ công đức để sẽ đạt đếnGiác ngộvô thượng.
Trong khi cứu độchúng sanh (đại bi), Bồ-tát thấy chúng sanh như mộng như huyễn, sự việc cứu độ là như mộng như huyễn, và chính mình cũng là người mộng người huyễn (trí huệ), nên khi cứu độchúng sanh Bồ-tát được giải thoát ngay trong lúc đang hành động ấy.
“Vì làm thầy dẫn đường cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộvô thượng. Vì làm tướng soái cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộvô thượng. Vì làm chỗ về đến cho thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộvô thượng. Vì thương xót khổ sanh tử của thế gian, nên phát tâm đến Giác ngộ vô thượng”.
Con đường Bồ-tát là sự hợp nhất của trí huệ thấu suốt tánh Không và công đứccứu độchúng sanh. Cứu độchúng sanh là thái độ và hành động tích cực nhất mà một người có thể làm cho những người khác, những sinh linh khác. Đây cũng là công đức lớn nhất mà người ta có thể có được. Công đứccứu độ này thậm chí là vô lượngvô biên vì chúng sanh thì vô lượngvô biên.
Bồ-tát thấy sanh tử là vô tự tánh nhưng không một bề chứng nhậptánh Không, không một bề tịch diệt theo nghĩa tịch diệt là một cái gì ở ngoài sanh tử. Kinh Đại Bát-nhã nói rằng tánh Không còn có nghĩa là “chân như, pháp tánh, pháp giới, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới”.
Chính nhờ chúng sanh và con đườngđộ thoát chúng sanh và tấm gương của Đức Phật và chư Đại Bồ- tát mà Bồ-tát thấy ý nghĩa và giá trị của sanh tử, thấy ý nghĩa và giá trị của cái có, của tất cả mọi cái có, ý nghĩa và giá trị của Diệu Hữu, trong thành ngữ của Phật giáoĐại thừaChân Không Diệu Hữu. Đó cũng là ý nghĩa của cuộc đời Bồ-tát, của Bồ-tát hạnh.
“Biết tất cả pháp tánh tướng đều Không, tất cả pháp đồng đẳng với hư không, tự tướng vốn Không, vô tánh làm tánh mà vẫn thường chẳng xa lìa tâm đại Bồ-đề, thường nguyện nhiêu íchlợi lạc tất cả chúng sanh, thường xưng tánca ngợicông đứcTam Bảo khiến lợi ích an vui tất cả chúng sanh” (Phẩm Chuyển, bất chuyển, Hội thứ 2).
Chính trên nền tảng tánh Không này mà Bồ-tát có thêm công đức, đủ mọi công đức của thân khẩu ý, và những công đức ấy được sâu rộng không cùng nhờ tánh Khôngsâu rộng không cùng.
Chúng ta thấy trong các chùa thường thờ Đức PhậtThích Ca ở giữa. Bên trái là Bồ-tát Đại tríVăn Thù, bên phải là Bồ-tát Đại hạnhPhổ Hiền. Đại trí là trí huệ thấu đạt tánh Không, trí huệ của thế giớiChân Không. Đại hạnh là muôn hạnh muôn đức của thế giớiDiệu Hữu. Một Đức Phật gồm đủ cả đại trí và đại hạnh, thế nên thế giới của Ngài là pháp giớiChân Không Diệu Hữu vậy. (TC. Văn HóaPhật Giáo)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.