Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựuphước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai. Hạnh thí xả của người con Phật luôn bắt đầu từ nơi tâm, rồi từ đó thể hiện ra bằng sự buông bỏ trong các phương diện của đời sống hàng ngày.
Không ít người nghĩ rằng, cho đi thì rất tốt nhưng muốn cho thì phải có cái để cho, ít ra thì mình cũng giàu có tiền bạc, dư dả vật chất. Suy nghĩ như vậy dĩ nhiên là không sai, nhưng kỳ thực, không phải lúc nào những người xung quanh ta cũng cần sẻ chia về tiền bạc, vật chất. Có nhiều thứ khác nữa mà họ rất cần, trong khi mình luôn có sẵn mà lại không biết để cho. Vì thế, chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tạo phước cho chính mình.
Thế Tôn dạy, người nghèo cũng cho được, có nhiều thứ để cho, đó là: “Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện”. Nếu hàng ngày chăm bố thí về năm phương diện này, chắc chắnthí chủ sẽ được phước báothù thắng.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Đàn-việt thí chủ, hàng ngày bố thí thì sẽ được năm công đức. Thế nào là năm? Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện. Đó là năm.
Lại nữa, đàn-việt thí chủ, lúc thí mạng muốn được trường thọ; lúc thí sắc muốn được đoan chánh; lúc thí an muốn được không bệnh; lúc thí lực muốn không ai hơn; lúc thí biện muốn được biện tàiVô thượng Chánh chân. Tỳ-kheo nên biết! Đàn-việt thí chủ, hàng ngày bố thí thì sẽ có năm công đức này.
Thế Tôn liền nói kệ: Thí mạng, sắc và an/ Sức, biện là thứ năm/ Năm công đức đã đủ/ Sau hưởng phước vô cùng/ Người trí nên nghĩ thí/ Trừ bỏ tâm tham dục/ Thân này có danh dự /Sanh lên trời cũng vậy.
Nếu có thiện nam, tín nữ muốn được năm công đức thì nên thực hành năm việc này. Như thế, các Tỳ-kheo! Hãy học điều này.
Trước hết là thí mạng, hiến tặng sự sống, giúp người tăng trưởngthọ mạng. Dĩ nhiên không phải ta cho đi mạng sống của mình, trừ các bậc đại sĩ, người thường như chúng ta không làm được điều này. Nhưng hiến tặng sự sống, giúp tăng trưởngthọ mạng cho người và cho mọi loài thì chúng ta có thể làm được. Không cố giết, không có ác tâm làm tổn hại bất cứ loài nào. Chẳng những không giết hại mà chúng ta còn phóng sinh, bảo vệ môi trường sống. Nhờ hành trìthí mạng mà được phước báo sống lâu an lạc.
Kế đến là thí sắc, giúp người có dung sắc tốt đẹp, đoan chánh. Ai cũng muốn có dung sắc xinh đẹp, dễ nhìn, có thiện cảm với mọi người. Chia sẻ kinh nghiệm về ăn mặc, làm đẹp, dưỡng sinh cũng như mong muốn cho mọi người đều có hình sắctốt đẹp là những cách bố thí sắc. Nhờ thí sắc nên mình được phước báo đoan chánh, tươi đẹp.
Giúp người được an vui gọi là thí an. Người ta thường bất an về tinh thần như lo lắng, sợ hãi hay bất an về thân thể đang gánh chịu bệnh tật. Chỉ cần khuyên nhủ, trấn an hay giới thiệu về thầy, về thuốc; thậm chí khi ta không giúp được gì nhiều nhưng chỉ cần sự có mặt với tâm thái sẵn sàng sẻ chia thì cũng giúp đem lại bình an cho người rất nhiều. Nhờ thí an nên thành tựuphước báothân tâman lạc.
Giúp sức cho người chính là thí lực. Không nề mệt nhọc, chỉ cần dìu một người qua đường, đỡ một người bị ngã đứng dậy, giúp đỡ người già yếu, sẵn lòng giúp một tay với mọi người dù bất cứ công việc gì ta bắt gặp trong cuộc sống mà không hề so đo, tính toán. Nhờ thí lực nên được phước báosức khỏedồi dào.
Sau cùng, thí biện là giúp cho người sáng suốt, ứng đốilanh lợi, khai tâm mở trí cho người. Mặt khác, đem sự hiểu biết và biện tài của mình để che chở, lấy lạicông bằng cho người thân đơn thế cô, “thấp cổ bé họng”. Nhờ thí biện nên được phước báobiện tài vô ngại, có sức thuyết phụcmọi người hướng thiện, sống lành.
Rõ ràng, nếu có tâm san sẻ thì ta có nhiều thứ để cho. Vậy nên hãy cho thật nhiều để mình và người cùng an vui, lợi lạc.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.