Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ácđịa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục, trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội, nhưng với niềm tinnhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước báo và tội báo rất rõ ràng.
Dù không thấy nhưng địa ngục cũng không xa, mỗi người đều có thể nhận ra khi cái ác xảy ra trong cuộc sống xung quanh ta ngày càng nhiều. Thế Tôn đã chỉ rõ, xan tham-tật đố, thùy miên, trạo cử-hý luận là nhân của ba đường ác. Gây nhân ác thì đàn bà hay đàn ông đều có, nhưng Thế Tôn xác quyết “đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông”, đây cũng là điều thú vị mà chúng ta cần suy nghiệm để tự rút ra bài học cho chính mình.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ví nhưmùa xuân, trời mưa đá lớn; nếu Như Lai không ra đời chúng sanh sẽ vào địa ngục. Cũng lại như thế, bấy giờ đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông. Vì sao thế? Tỳ-kheo nên biết: vì ba việc mà chúng sanh thân hoại mạng chung phải vào ba đường ác. Thế nào là ba? Là tham dục, thùy miên và điều hý (trạo cử). Có ba điều này ràng buộc tâm ý, thân hoại mạng chung rơi vào ba đường ác. Đàn bà suốt ngày tập quen ba pháp để tự vui thú. Thế nào là ba? Sáng sớm dùng tâm tật đố mà ràng buộc mình, đến trưa lại đem thùy miên kết buộc, về chiều lấy tâm tham dục cột trói. Do nhân duyên này khiến đàn bà ấy thân hoại mạng chung sanh vào ba đường ác. Thế nên các Tỳ-kheo, hãy nhớ lìa ba pháp này.
Thế Tôn liền nói kệ: Tật đố, ngủ, điều hý/Tam dục là pháp ác/Dắt người đến địa ngục/Rốt cuộc không giải thoát/Vì thế nên xa lìa/Tật đố, ngủ, điều hý/Cũng nên lìa bỏ dục/Chớ tạo hạnh ác kia.
Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nhớ lìa tật đố, không tâm xan lẫn, thường hànhbố thí, không đắm thùy miên, hãy hành bất nhiễm, chẳng mắc tham dục. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Cúng dường, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr398)
Có sự phân biệt hay kỳ thị chăng khi Thế Tôn nói “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông”? Hoàn toàn không, vì những gì Đức Phật nói đều dựa trênlòng từ bi, và nhất là sự thấy biết như thật về tập nghiệp của chúng sinh. Vấn đề là mỗi người nên tự quan sáttập nghiệp của mình để nhận chân rõ ràng về biệt nghiệp của tự thân mà nỗ lực tự chuyển hóa.
Tự tâm nhiều tham dục, ưa gom góp mọi thứ về cho mình mà không muốn sẻ chia. Thấy người thành công hay được lợi danh hơn mình thì khởi lòng ganh tức, đố kỵ. Lại thêm ham mê ngủ nghỉ, biếng nhác dật dờ, chẳng hề siêng năng tinh tấn. Tâm luôn trạo cử tạo nghiệp nhiều chuyện, thích buôn chuyện thị phitrên trờidưới đất, ưa nói lỗi người. Một người mà sáng trưa chiều tối luôn tạo nghiệp như thế thì quả báo rơi vào ba đường ác là đương nhiên.
Không phải tự nhiên trong dân gian hình thành nên thuật ngữ “bà tám”, người ưa buôn chuyện thị phi. Điều đó cho thấy khuynh hướng “Tật đố, ngủ, điều hí” tức ganh ghét, đố kỵ, xan tham, mê ngủ, trạo cử, hí luận nơi người nữ có phần trội hơn nên “sẽ vào địa ngục nhiều hơn”. Nói như thế không có nghĩa đàn ông không tạo tội, không vào địa ngục, chỉ có điều là tỷ lệ ít hơn người nữ mà thôi.
Hiểu rõnguyên nhân tạo ra đau khổ để chuyển hóa, tự sửa mình. Người đệ tửPhật nguyện “lìa tật đố, không tâm xan lẫn, thường hànhbố thí, không đắm thùy miên, hãy hành bất nhiễm, chẳng mắc tham dục” thì chắc chắn sẽ gặt hái quả phúc, sống an vui.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ
việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với
thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ
thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.