Đột Phá Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

04/08/20164:00 SA(Xem: 11214)
Đột Phá Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

 ĐỘT PHÁ BUDDHA YOGA
CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH HUỆ ĐĂNG
Lê Trúc 

 

(PetroTimes) - Ghé thăm Thượng tọa Thích Huệ Đăng đúng lúc thầy vừa khai giảng một lớp Buddha yoga mới. Nhưng đây là khóa đặc biệt để đào tạo huấn luyện viên (HLV).

1. Nếu như những khóa căn bản ngắn hạn trước đó (thường kéo dài trong 1 tuần - 10 ngày), Thượng tọa mở ra chủ yếu là dành cho các Phật tử gần xa thực tập Buddha yoga thì khóa mới trong mùa hạ này lại hoàn toàn khác. Đây là khóa đầu tiên đào tạo HLV Buddha yoga.

Thượng tọa Thích Huệ ĐăngKhoảng 20 học viên tham dự khóa học kéo dài suốt 5 tháng mùa mưa ở Đà Lạt là những thanh niên trẻ, khỏe; họ được tuyển chọn rất tỉ mỉ từ các doanh nghiệp ở Hà Nội. Ngoài việc phải khám sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện tham dự khóa học ra thì họ còn phải ký cam kết với Thượng tọa Huệ Đăng - người thầy trực tiếp đào tạo họ. Như việc họ phải tham gia đầy đủ chương trình, không tự ý bỏ giữa chừng, phải siêng năng tập luyện theo sự chỉ dẫn của thầy…

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là ngay sau khai giảng thì phần lớn thời gian vào ban ngày các học viên này lại ở trong… phòng thí nghiệm thực hiện công việc nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh!? Hỏi ra thì mới biết, thầy Huệ Đăng muốn mọi người rèn luyện tâm hy sinh, nhẫn nhục qua công việc này. Đồng thời, đây cũng là phương pháp giúp họ thích nghi dần với khóa học. Tất nhiên, trước đó họ đã được các chuyên gia, kỹ sư đào tạo trong vòng 1 tuần về công tác nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh.

Cụ thể, trong khoảng thời gian một tháng đầu, hằng ngày, học viên vào phòng thí nghiệm làm việc, đó cũng là một việc làmcộng đồng, vì sản phẩm sâm Ngọc Linh được Thượng tọa dùng để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Buổi tối từ 18 giờ đến 19 giờ 30, họ sẽ tiến hành tập yoga với thầy Huệ Đăng.

Trong các buổi tập của khóa đào tạo HLV Buddha Yoga này, Thượng tọa Huệ Đăng cũng chia ra làm 3 phần rõ rệt. Ban đầu là tập các tư thế yoga để “điều thân” cho khỏe; kế đến là “điều tức” hay còn gọi là điều hơi thở bằng phương pháp pranayama (thở) và ngồi thiền - phương pháp này giúp cho tinh thần người tập đi vào trạng thái an tĩnh, không lo âu, không vọng động; và sau cùng là “điều tâm” bằng chân lý Phật giáo - thầy Huệ Đăng sẽ thuyết giảng giáo lý nhà Phật ngay tại lớp yoga và học viên sẽ lắng nghe trong tư thế thiền.

Trong vòng 2 tháng sau đó, thời gian học bắt đầu tăng lên 2 buổi chiều và tối, tập yoga 2 giờ/buổi. Đến tháng thứ 4 thì tập mỗi ngày 3 buổi. Trong giai đoạn này, các học viên được dùng sâm Ngọc Linh để tăng cường sức khỏe vì cường độ tập luyện rất căng. Và tháng cuối cùng, các học viên tập luyện để chuẩn bị trình diễn tại sự kiện yoga quốc tế được tổ chức tại Hà Nội (theo thông tin ban đầu thì sự kiện này diễn ra trong tháng 11 tới).

Thầy Huệ Đăng thuyết Pháp tại Trung tâm Buddha YogaThượng tọa Huệ Đăng cho biết, phương pháp yoga kết hợp điều thân, điều tức và điều tâm của thầy là thực hành đúng theo Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là 5 năm cầu Pháp của Đức Phật là điều thân, 6 năm tu khổ hạnh là điều tức và 49 năm Ngài ôm bình bát khất thực chính là điều tâm. Như vậy, sau khi thực tập Buddha yoga, học viên không những có sức khỏe mà còn có trí tuệtâm chân thật, tình thương.

Các động tác yoga được thực tập trong lớp này khác biệt hoàn toàn so với những lớp Yoga phổ biến hiện nay tại các trung tâm yoga bên ngoài. Đó là Kria yoga, Sushumna yoga và Chakna yoga, đây là các pháp môn yoga chính thống nhưng đã bị thất truyền từ bao đời nay.

2. Trong lúc trò chuyện, thầy Huệ Đăng hồ hởi nói với chúng tôi rằng, có học viên mới chỉ tập vài ngày, từ chỗ chưa hề biết gì về Phật phápngồi thiền nhưng rồi đã có thể ngồi tư thế kiết già trong vòng 30 phút. Đó dường như là một điều không tưởng! Bởi nếu ai đã từng thực tập ngồi thiền trong tư thế kiết già này thì mới biết được rằng, để làm được điều đó là rất khó, đòi hỏi người học phải thực tập thường xuyên thì mới ngồi được và lâu như vậy.

Các phương pháp Yoga được áp dụng tại Trung tâm Buddha YogaThầy Huệ Đăng mãn nguyện: “Như vậy mới gọi là Buddha yoga chứ! Nếu khóa học này thành công, khi đó, các tín đồ yoga thế giới sẽ biết được yoga Việt Nam hay như thế nào”. Thầy Huệ Đăng cho biết thêm, thật ra khóa đào tạo HLV yoga này được phía chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam “đặt hàng” với mong muốn là Việt Nam sẽ có những HLV yoga đặc trưng của Việt Nam để tham dự sự kiện trình diễn yoga quốc tế sắp tới. Và đây cũng là lần đầu tiên một lớp dạy yoga được dạy bằng yoga Việt Nam, là Buddha yoga thay vì là dạy yoga Ấn Độ như bên ngoài.

Theo thầy Huệ Đăng, các học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ, họ được cấp chứng chỉ để sau đó về truyền dạy lại cho các đồng nghiệp ngay ở cơ sở mình. Và thầy buộc mọi người phải cam kết là dạy miễn phí!

Một góc chùa Thanh Quang của thầy Huệ Đăng ở Đà LạtThượng tọa Huệ Đăng và các đệ tử đang tiến hành xây dựng 5 trung tâm Buddha yoga tại Hà Nội, TP HCM, Vũng Tàu và Nha Trang. Theo kế hoạch thì từ nay đến hết tháng 10-2016, các trung tâm này sẽ hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động.

Có thể nói, đây là một tin vui đặc biệt cho những ai từng mong muốn tham gia lớp Buddha yoga này của thầy Huệ Đăng. Nếu như trước đây, nhiều người mong muốn tham dự nhưng vì ở xa, không thể sắp được thời gian để vào Đà Lạt thì nay họ có thể đến những trung tâm mới này để tập. Tất cả các trung tâm mới này cũng đều dạy Buddha yoga, tức yoga kết hợp với Phật pháp và thầy Huệ Đăng sẽ luân phiên dạy và thuyết pháp tại các trung tâm này hằng tháng.

Thượng tọa hạnh phúc kể với tôi rằng, khi các trung tâm này đi vào hoạt độngtiếp theo là những trung tâm khác mọc lên sẽ giúp ích được cho biết bao người. Họ có sức khỏe, trí tuệ để áp dụng vào đời sốngđạt được thành công, uy tín. Đồng thời, sự mê tín, trọng hình thức cầu cúng xưa nay cũng từ đó mà dần dần bị phá bỏ.

Thầy nói, ở mỗi trung tâm, thầy sẽ đặt một tủ sâm Ngọc Linh để giúp đỡ người nghèo tại địa phương. Tất nhiên là hoàn toàn miễn phí. Thầy nói, người nghèo thì làm sao nghĩ đến chuyện mua viên sâm Ngọc Linh gần cả triệu đồng về uống chữa bệnh. Nhưng chính thầy sẽ biến điều không tưởng đó thành hiện thực bằng chính tấm lòng Bồ Tát của thầy. Thầy đang tính đến chuyện dự trữ nguồn nguyên liệu Callus sâm Ngọc Linh cho kế hoạch này.

Thật hiếm thấy một cao tăng đã gần 80 tuổi nào mà hằng ngày vẫn đau đáu về chuyện mang lại lợi ích thiết thực nhất cho thế nhân như thầy Huệ Đăng. Có lẽ, lòng từ của thầy được chư Phật, Bồ Tát chứng giám nên đã gia hộ cho thầy một sức khỏetrí tuệ tuyệt vời. Có như vậy thầy mới có thể hành đạo trong giai đoạn khó khăn của Phật Phápmê tín ngày càng nhiều như hiện nay!

Lê Trúc | Nguồn: Năng Lượng Mới số 535












Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/04/2022(Xem: 53758)
06/08/2017(Xem: 11709)
06/08/2017(Xem: 77567)
09/04/2017(Xem: 20657)
15/02/2015(Xem: 11434)
04/06/2014(Xem: 23617)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.