ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ NGÔI ĐỀN THỜ VỢ ĐẠI GIA XUÂN TRƯỜNG TRONG QUẦN THỂ CHÙA TAM CHÚC Hiền Anh | Infonet.vietnamnet.vn
Đền Tứ Ân nơi thờ Cư sĩPhật tửDiệu Liên Phạm Thị Lan
Những ngày này, du khách đến chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi đền thờ mang tên “Đền Tứ Ân – Thờ cư sĩPhật tử Diệu Liên”, ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc.
Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật.
Cách sắp xếp thảm đỏ và hàng loạt ghế ngồi hai bên cho thấy nơi này chỉ để tiếp những đoàn khách đặc biệt.
Trên tầng hai của đền Tứ Ân là nơi thờ cư sĩPhật tửDiệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Nhiều du khách đọc thông tin về công lao của bà được ghi bên ngoài ngôi đền, nhưng không nhiều người biết bà chính là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường, Chủ đầu tư khu du lịch tâm linh Tam Chúc.
Điểm nhấn của ngôi đền chính là nơi thờ tự với pho tượng cư sĩDiệu Liên bằng đồng, xung quanh là những dòng chữ, câu đối thể hiện niềm tiếc thương của người xây nên ngôi đền này.
Không giống như những ngôi đền thờ khác, ngôi đền không có “Hậu cung” và chỉ thờ duy nhất bà Phạm Thị Lan.
Tượng cư sĩPhật tửDiệu Liên
Bà Phạm Thị Lan (cư sĩDiệu Liên) hưởng dương 57 tuổi, nguyên quán xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Theo lời giới thiệu của nhà đền, bà là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), để được UNESCO công nhận là Di sảnVăn hóaThiên nhiênThế giới vào năm 2014.
Bà Phạm Thị Lan cũng được giới thiệu là người có công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên,…
Đặc biệt, bà Lan được nhắc đến với công laoxây dựng các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa như: Song Tử Tây, Đảo Đá Tây A, Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn Đông, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để đến được với ngôi đền, du khách đi bộ qua các hạng mục chính của chùa Tam Chúc như Điện Quán Âm (thờ Quán ÂmBồ Tát) và Điện Giáo Chủ (thờ Đức phật Thích Ca Mâu Ni). Đền nằm phía bên phải của Điện Tam Thế, nơi được coi là trung tâm của chùa Tam Chúc.
Một con đường nội bộ không dành cho du khách, có thể đi xe từ ngoài cổng chùa vào thẳng đền Tứ Ân. Việc xây dựng và hoàn thiện ngôi đền chỉ trong vòng hơn 1 năm kể từ ngày bà Phạm Thị Lan qua đời vì bạo bệnh đã cho thấy tiến độ thi công thần tốc của Công ty Xuân Trường. Bà có lẽ cũng là người đầu tiên ở Việt Nam được lập đền thờ to và nhanh như vậy.
Trước khi ngôi đền được hoàn thành, bà được lập bàn thờ trong Điện Tam Thế của chùa Tam Chúc, điều này đã gây nên những điều tiếng về việc đại gia Xuân Trường đã quá "ưu ái" vợ mình.
Chồng bà Lan, doanh nhân Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963, tại Hoa Lư, Ninh Bình, là Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường. Ông được biết đến là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.
Trong nhiều năm qua, vị đại gia này đã đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, và gần đây là khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam), khu du lịch văn hóatâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hà Nam)....
Nhiều ý kiến cho rằng việc thờ vợ đại gia Xuân Trường trong đền Tứ Ân thuộc quần thể chùa Tam Chúc là không phù hợp. Ngày 14/2/2020, trả lờibáo chí về việc chủ doanh nghiệp Xuân Trường dành riêng một khu xây đền Tứ Ân trong chùa Tam chúc, rồi đúc tượng thờ mỗi vợ mình- cư sĩDiệu Liên (tức bà Phạm Thị Lan) trong đó, một vị Hòa thượng đang tu hành tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh) cho rằng, đây là việc làm không đúng.
Vị Hòa thượng này cho biết: Theo giáo lý của nhà Phật, trong chùa chỉ thờ vị Quan thế âm Bồ tát và Phật tổNhư Lai. Còn đối với người tu hành thì còn phải chịu tứ ân. Đó là: Ân quốc giaxã hội; Ân cha mẹ; Ân đà nathí chủ (người nuôi dưỡng, chu cấp) và cuối cùng là ân thầy tổ.
“Hai nơi thờ Phật và thờ tứ ân phải riêng biệt nhau. Nếu như du kháchthập phương đến chiêm bái thì thường chỉ cần lễ Phật, còn đến khu vực thờ tứ ân chủ yếu chỉ là thăm quan. Nhưng ngày nay nhiều du khách đến với chùa vẫn có sự nhầm lẫn mà cúng lễ, vái lạy cả ban thờ tứ ân” – vị Hòa thượngcho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, dù là người có công xây chùa, phát triển chùa nhưng chỉ nên tạc bia để ghi nhớ công đức chứ không nên xây dựng đền thờ riêng trong khuôn viên chùa, bởi như thế sẽ gây sự phản cảm.
Trao đổi về vấn đề này, TS Dương Văn Khanh – Viện nghiên cứuTôn giáoViệt Nam cho rằng, trong mỗi ngôi chùa ở Việt Namthường có nơi gọi là nhà thờ Tổ. Đó là nơi thờ những vị có công với đất nước, với chùa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được lựa chọn để thờ trong đó. “Thường là những vị khai sáng ra vùng đất nơi chùa xây dựng, người đầu tiên đặt nền móngPhật giáo hay truyền bá tư tương đạo Phật tại nơi đó mới được lựa chọn để thờ. Còn lại, những người đến làm công quả tiến cúng cho chùa thường chỉ được tạc bia hoặc có giấy công đức mà nhà chùa viết, gửi tặng vị thí chủ đó”.
Vị chuyên gia này cho rằng, đền thờ cư sĩDiệu Liênmở rộng cửa do du khách vào thăm quan, nhà chùa bố trí nơi thờ và khu vực thờ như kiểu đây là một vị thánh, khiến du khách hiểu nhầm mà vào khấn vái là điều khó có thể chấp nhận.
....
Báo Thanh Tra Nhà Nước:
Đền Thờ cư sĩDiệu Liên tại chùa Tam Chúc
(Thanh tra)- Việc lựa chọncư sĩDiệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, vợ ông Nguyễn Văn Trường (người bỏ tiền ra xây chùa) được thờ tại đền Tứ Ân, chùa Tam Chúc, PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, đây là quyền quyết định của Ban Trị sự chùa Tam Chúc và không loại trừ có cả sự tác động của chủ đầu tư.
Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, việc lập và thờ ai trong nhà thờ Tứ Ân là quyền của sư trụ trì
Trả lờibáo chí, ông Biền nói: “Sự thật thì chùa Tam Chúc không mang nét văn hóa dân gian Việt Nam. Với các nhà chuyên môn về văn hóa có thể dễ dàng nhận ra, ngôi chùa được xây dựng trên khu đất không có lịch sửvăn hóa, cũng không gắn với tín ngưỡngtâm linh của người dân trong vùng mà đơn giản nơi đó chỉ là vị trí đẹp, được doanh nghiệp lựa chọnxây dựng vì mục đích phát triển kinh tế hơn là văn hóatâm linh.
Khi vào bên trong chùa, kiến trúc xây dựng cũng không mang bản sắc dân tộc mà đem từ các nước trên thế giớikết hợp lại tạo ra một công trình lạ mắt với du khách nhưng lại không mang hồn cốt văn hóatôn giáoViệt Nam”.
Vì thế, chuyên gia nghiên cứuvăn hóatín ngưỡngtôn giáoViệt Nam - PGS.TS Trần Lâm Biền khẳng định, chùa Tam Chúc không nằm trong hệ thốngvăn hóatôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trìnhxây dựng do cá nhân tạo ra nên việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóaViệt Nam.
“Chỉ cần việc xây dựng chùa Tam Chúc không sai với giấy phép được cấp, không vi phạm các quy định của pháp luật thì việc lựa chọn nhân vật để thờ là quyền của người xây dựng. Họ thờ chính họ, người thân của họ hay bất kỳ một cái gì khác thì đó được coi là quyền tự dotín ngưỡng.
Nhưng nhiều người dân vẫn đang có sự nhầm lẫn mà lên tiếngphản đối, chứ thực sự đây là quyền cá nhân mỗi người. Cũng giống như anh xây một ngôi nhà cho riêng mình, trong ngôi nhà đó anh bày biện những gì là quyền của anh” - PGS.TS Trần Lâm Biền so sánh.
Trả lời Báo Thanh tra, Thượng toạ Thích Minh Quang - trụ trì tại chùa Tam Chúc nói: “Chùa Tam Chúc ngoài điện chính thờ Phật thì có nhà thờ Tổ và nhà thờ Tứ Ân. Ở trên biển đề là đền Tứ Ân là sai. Nhà thờ Tứ Ân là để thờ những người có công lao lớn kiến tạo, xây dựng chùa, hay còn gọi là Thờ hậu, thờ những người có công lao, đóng góp lớn xây dựng chùa đã có từ ngàn đời nay.
Tôi ví dụ chùa Hưng Long tôi đang trụ trì tại Ninh Bình, cách đây 500 năm có một bà cụ đã hiến 1 ngàn mẫu đất để xây dựng chùa. Mộ cụ vẫn còn đang ở trong chùa Hưng Long và cụ được tạc tượng thờ trong chùa. Cư sĩ - Phật tửDiệu Liên được thờ tại nhà thờ Tứ Ân là bởi cư sĩ đã có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính và các ngôi chùa ở Trường Sa. Vì vậy, với công lao lớn đó, nhà chùa muốn lập thờ, đúc tượng đồng để tri ân, tưởng nhớ người có công. Tôi nghĩ đó là chuyện hết sứcbình thường, nhưng nhiều người không biết lại có ý chỉ trích”.
Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, việc lập và thờ ai trong nhà thờ Tứ Ân là quyền của sư trụ trì. Giáo hội Phật giáo cũng không có quy định nào về việc lập người thờ trong nhà thờ Tứ Ân.
Lâu nay việc thờ hậu tại các chùa vẫn luôn được duy trì, là nét đẹp, mang giá trịtruyền thống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện thờ hậu từ các bà hoàng hậu, hoàng phi đã được sử sách lưu truyền và ghi chép lại. Đó là những người đã hiến đất, tài sản, công sức để xây dựng những ngôi chùa, đình, đền và không thu tiền, để cộng đồng, người dân hưởng lợi, chính vì vậy mà họ được người dân tôn vinh, tưởng nhớ và ghi công.
Việc thờ cư sĩDiệu Liên tại đền Tứ Ân (chùa Tam Chúc) đúng hay sai, TS Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phât giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ với PV: Tại chùa Tam Chúc có “điện Tứ Ân” một nơi thờ riêng không nằm trong nơi thờ Phật, theo quan niệm của Phật giáo Việt Nam trong khuôn viên đất chùa vẫn có thể xây ”đền hay điện” để thờ, ngoài tam bảo là nơi thờ Phật. Việc đến “đền Tứ Ân” người hiểu biếtnhận ra ngay là nơi thờ người có công với chùa, chứ không thể nhầm lẫn như trong một số bài viết.
“Người có công đứcxây dựng chùa, khi mất đưa vào chùa thờ đây là việc làm theo truyền thống từ xa xưa, đâu có trái. Nếu chưa ai “bầu hậu” thì công đức xây chùa không thể được “ký hậu” hay sao. Trong xã hội từ xưa tới nay có chùa nào cấm người “ký hậu”, có chăng là không đủ điều kiện để xây riêng.
Do không gian rộng, do có điều kiệnxây dựng, “đền Tứ Ân” được xây to và đẹp. Nhưng so với “điện Tam thế”, “điện Pháp chủ”... đâu phải to hơn, việc thờ này không sai về hình thức, không trái với luật tục. Có chăng với con mắt của người quen nhìn cái nhỏ thì có vẻ phô trương. Mặt khác “điện Tứ Ân” chưa bài trí đủ các đối tượng tôn thờ (theo tứ trọng ân) nên nhiều người chưa hiểu cho rằng, chỉ thờ mỗi người đã mất. Vậy cũng xin xét kỹ nhiều chùa làng, do chật hẹp thờ vong ngay trong nhà chính điện, nhiều nơi còn khó khăn, con cháu muốn có gian thờ vong riêng mà đâu có điều kiện để xây”, TS Bùi Hữu Dược khẳng định.
Theo tìm hiểu của PV, tại chùa Tam Chúc thờ tất cả những người có công xây chùa và có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư TổĐạt ma; Thiền sưKhuông Việt; Đỗ ThuậnPháp sư; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Được biết, cư sĩDiệu Liên là người có công lớn xây dựng chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, 9 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa.
Ngày 14/2/2020, nhận xét với Đất Việt về việc chủ doanh nghiệp Xuân Trường bỏ tiền ra xây chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam), dành riêng một khu xây đền Tứ Ân rồi đúc tượng thờ mỗi vợ mình- cư sĩDiệu Liên (tức bà Phạm Thị Lan) trong đó, một vị Hòa thượng đang tu hành tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh) cho rằng, đây là việc làm không đúng.
Đền Tứ Ân thờ cư sĩphật tửDiệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan. Ảnh Dân trí.
Vị Hòa thượng này cho biết: Theo giáo lý của nhà Phật, trong chùa chỉ thờ vị Quan thế âm Bồ tát và Phật tổNhư Lai. Còn đối với người tu hành thì còn phải chịu tứ ân. Đó là: Ân quốc giaxã hội; Ân cha mẹ; Ân đà nathí chủ (người nuôi dưỡng, chu cấp) và cuối cùng là ân thầy tổ.
Người tu hành ngoài thờ các vị phật kể trên thì còn phải thờ các vị mang 4 ân đức với bản thân người tu hành. Tuy nhiên, khác với việc xây cũng Tam bảothờ Phật thì những ân nhân được người tu hành thờ vào một vị tríphù hợp khác, thường là không trùng hoặc gần nơi thờ Phật. Đền Tứ Ân nằm bế thế, ngay trung tâm chùa Tam Chúc (Ảnh Infonet).
"Hai nơi thờ Phật và thờ tứ ân phải riêng biệt nhau. Nếu như du kháchthập phương đến chiêm bái thì thường chỉ cần lễ Phật còn đến khu vực thờ tứ ân chủ yếu chỉ là thăm quan. Nhưng ngày nay nhiều du khách đến với chùa vẫn có sự nhầm lẫn mà cúng lễ, vái lạy cả ban thờ tứ ân" - vị Hòa thượngcho biết.
Đối với những nhân vật được lựa chọn thờ tại khu vực thờ tứ ân thì ngoài cha mẹ, thầy tổ thì những người có ân quốc giaxã hội, ân đà nathí chủ thường phải là người có công với quốc giaxã hội, gây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm, cứu dân chúng khỏi những tai họa.
"Còn những người có công xây chùa, phát triển chùa thường chỉ được tạc bia để ghi nhớ công đức cho chùa chứ không thể xây đền thờ riêng trong khuôn viên của chùa như ở chùa Tam Chúc được. Họ - người xây dựng chùa Tam Chúc làm như thế thì hơi "lố" và dễ gây phản cảm. Đối với người tu hành mà việc phô trương như thế không những không mang phúc đức cho bản thân mà còn bị người đời dị nghị" - vị Hòa thượng tại chùa Yên Tửcho biết.
Nói rõ hơn về việc cư sĩDiệu Liên được thờ tại đền Tứ Ân - chùa Tam Chúc, vị Hòa thượng này nhận xét, người này đúng là có công xây dựng và phát triển ngôi chùa ngày một khang trang, bề thế nhưng xét cho cùng vẫn chỉ là một người làm công đức, đem lòng xây chùa và chỉ có công lao với ngôi chùa đó chứ không phải là giang sơn xã tắc nên việc xây riêng ngôi đền để thờ là làm "hơi quá".
"Ông Nguyễn Văn Trường muốn xây đền thờ vợ là điều không ai cấm. Nhưng ngôi đền đó đúng ra phải nằm ngoài khuôn viên chùa Tam Chúc, trên mảnh đất của riêng vị doanh nhân này." - vị Hòa thượngnhận xét.
Cư sĩDiệu Liên - vợ ông chủ doanh nghiệp Xuân Trường được đúng tượng, thờ trong đền Tứ Ân (Ảnh Infonet).
Chỉ nên tạc bia công đức
Cùng trao đổi về vấn đề này, TS Dương Văn Khanh - Viện nghiên cứuTôn giáoViệt Nam cho rằng, trong mỗi ngôi chùa ở Việt Namthường có nơi gọi là nhà thờ Tổ. Đó là nơi thờ những vị có công với đất nước, với chùa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được lựa chọn để thờ trong đó. "Thường là những vị khai sáng ra vùng đất nơi chùa xây dựng, người đầu tiên đặt nền móngPhật giáo hay truyền bá tư tương đạo Phật tại nơi đó mới được lựa chọn để thờ. Còn lại, những người đến làm công quả tiến cúng cho chùa thường chỉ được tạc bia hoặc có giấy công đức mà nhà chùa viết, gửi tặng vị thí chủ đó" - ông Khanh cho biết.
Còn trường hợp chùa Tam Chúc dành hành khu vực đền Tứ Ân để thờ cư sĩDiệu Liên tại nơi trung tâm của chùa là "việc làm hiếm thấy" trong các ngôi chùa của Việt Nam.
"Thông qua bảng giới thiệu về cư sĩDiệu Liên đặt tại đền Tứ Ân thì công lao của người này mới chỉ dừng lại ở việc xây chùa Tam Chúc, còn các chùa khác như thế nào thì cần phải có sự kiểm chứng của các sư trụ trì nơi đó, hoặc sử sách có ghi lại thì mới xứng đáng được thờ.
Còn không, chỉ nên tạc bịa ghi công lao của cư sĩDiệu Liên tại chùa Tam Chúc" TS Dương Văn Khanh nói.
Vị chuyên gia này cho rằng, đền thờ cư sĩDiệu Liênmở rộng cửa do du khách vào thăm quan là điều không đáng chê trách nhưng nhà chùa bố trí nơi thờ và khu vực thờ như kiểu đây là một vị thánh, khiến du khách hiểu nhầm mà vào khấn vái là điều khó có thể chấp nhận.
Từ đó, dẫn tới điều tiếng về việc có sự ưu ái cho người nhà chủ đầu tư chùa Tam Chúc là điều dễ hiểu. "Làm như thế dù không vi phạmpháp luật nhưng quá phô trương, dễ dẫn đến hiểu nhầm về đạo Phật, văn hóatâm linh của người Việt Nam" - ông Khanh kết lại.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.