Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

28/08/201012:00 SA(Xem: 23067)
Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

VIỆN PHẬT HỌC ỨNG DỤNG ÂU CHÂU
(European Institute of Applied Buddhism)


Theo Đài truyền hình Đức (WDR), ngày 23-8 vừa qua, Viện Phật học Ứng dụng châu Âu (V.P.H.Ư.D.C.A.) được chính thức khai mạc.

vienphathocungdungchauau-1-content
Thiền sư Nhất Hạnh và ông thị trưởng TP.Waldbroel tại lễ khai mạc - Ảnh: Làng Mai

Cụ thể, WDR miêu tả buổi lễ rằng, vào buổi trưa hôm đó, ở Waldbroel trong khi ba con lân đang nhảy múa thì một ông thầy tu nhỏ thó xuất hiện, đầu đội mũ len, mình mặc áo choàng. Mới nhìn bên ngoài thì con người này chẳng có dáng vẻ đồ sộ oai vệ gì cả. Nhưng quả thật đây là ông thầy tu Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới... Ngày hôm nay thầy và ông thị trưởng thành phố Waldbroel làm lễ khánh thành V.P.H.Ư.D.C.A., một trung tâm Phật giáo được thiết lập tại một thành phố nhỏ mà không phải tại một đô thị lớn.

Cũng theo tường thuật của WDR, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trả lời câu hỏi của phóng viên một cách rất thiền: “Chích thuốc dù chích vào vai hay chích vào mông thì thuốc cũng đều đi được vào cơ thể. Đó là câu trả lời của tôi.” Điều đó có nghĩa là dù dạy đạo Phật ở đâu, ở Waldbroel hay ở Berlin, thì đạo Phật cũng sẽ có ích lợi cho cả nước Đức.

Vào buổi sáng sớm trước giờ cử hành lễ khánh thành, đã có trên một ngàn người ngồi thực tập thiền chung với nhau trong một chiếc lều lớn và sau đó nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói pháp thoại về đề tài sống chung an lạc.

WDR cho biết, tại V.P.H.Ư.D.C.A., Phật tử cũng như người của các tôn giáo khác đều có cơ hội đến để học những kỹ thuật để sống hạnh phúc hơn. Mỗi năm Viện cung cấp khoảng 100 lớp học và thực tập. Trong 4 năm, các nhà hảo tâm khắp trên thế giới đã đóng góp hàng triệu đồng để tái thiết lại tòa nhà từng được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước. Người ta vẫn còn thấy được hình ảnh điêu khắc lưu lại từ thời Đức Quốc Xã. Nơi đây đã từng là một bệnh viện, và những người Đức Quốc Xã đã từng mang đi từ đây và giết hại cả 700 người khuyết tật. Tòa nhà vẫn còn in lại dấu tích nặng nề ấy của lịch sử.

Ông Peter Koster, thị trưởng Waldbroel nói: “Chúng tôi đã mời được nhiều nhân vật từ các quốc gia khác tới đây. Họ cũng đã đi ngang qua những khổ đau của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Tất cả đều đã có cơ hội thiền quán chiêm nghiệm để chuyển hóa những gì của quá khứ. Trách nhiệm lớn lao của chốn này là giúp chuyển hóa cho cả nhân loại”.

vienphathocungdungchauau-2-content

Thiền sư Nhất Hạnh trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình, báo chí

Nguồn: Làng Mai

Đôi lời giới thiệu về một thiền viện Phật giáo

Viện phật học ứng dụng châu Âu (European Institute of Applied Buddhism)
Địa chỉ: Germany, tiểu bang Nordrhein - Westfalen, thành phố Waldbröl,
Schaumburgweg 3 - 51545.
Cơ sở vật chất của Viện Phật Học là một dinh thự 4 tầng (ba tầng lầu, một tầng trệt, một tầng hầm).
Thiền viện có trên 100 phòng
Diện tích sử dụng 16.000m2
Vườn 5 hecta.
Khai trương ngày 12 tháng 9 năm 2008.
Giám đốc điều hành thiền viện: Thiền sư Thích Chân Pháp Ấn.
Học viện Waldbröl rộng mở cho tất cả mọi người có hoặc không có tôn giáo. Để thực tập thiền, người ta không cần phảiPhật tử.

Dưới đây là lịch sử thành lập:


Ngày 12 tháng 9. 2008 vừa qua, Sư Ông Làng Mai, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã cùng với ông Koester, Thị trưởng thành phố Waldbröl, thuộc tiểu bang Nordrhein - Westfalen họp báo để giới thiệu Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu (European Institute of Applied Buddhism), chủ nhân mới của tòa nhà thuộc Học viện quân sự cũ của quân đội Đức, tọa lạc tại: Schaumburgweg 3 - 51545. Waldbröl. Germany.

Buổi họp báo do chính quyền thành phố Waldbröl tổ chức.

Quan khách tham dự, ngoài phóng viên của các báo Kölnische Rundschau, Oberberg Aktuel, Radio Berg…còn có đại diện chính quyền địa phương, đại diện tôn giáo bạn trong khu vực và dân chúng trong vùng.

Ngoài ra có hơn một trăm bà con Phật tử từ các tiểu bang tham dự và chào mừng cơ sở mới của Làng Mai ở nước Đức. (Do buổi giới thiệu nhằm vào ngày làm việc và thông báo trước chỉ hai ngày nên bà con không thu xếp kịp).

Hai ngày trước đó, hôm 10 tháng 9, sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý của việc chuyển nhượng cơ sở, hai mươi hai thầy và sư cô từ Làng Mai cùng bà con các Tăng thân quanh vùng, dưới sự hướng dẫn của thầy Pháp Ấn đã tiếp nhận cơ sở và bắt tay ngay vào việc dọn dẹp, chuẩn bị cho buổi họp báo ra mắt.

Ngày hôm sau, 11.9, Sư ông Làng Mai đáp máy bay đến thăm Trung tâmtham dự buổi họp báo.

Theo nguồn tin chưa đầy đũ thì được biết, cơ sở vật chất của Viện Phật Học là một tòa nhà bốn tầng (ba tầng lầu, một tầng trệt, một tầng hầm). Viện có trên một trăm phòng, diện tích sử dụng chừng 16000m2, tọa lạc trên khu đất chừng năm hecta.

Ông Thị trưởng thành phố hy vọng, sự có mặt của Viện Phật Học Ứng Dụng tại đây sẽ làm giàu văn hóa cho thanh phố. Ông ta cũng mong Viện Phật học tương lai sẽ là một ngôi nhà rộng mở, một sự hợp tác chặt chẽ và một sự chung sức tốt với những người chủ mới.

Sư Ông Làng Mai cũng khẳng định, Học viện Waldbröl rộng mở cho tất cả mọi người có hoặc không có tôn giáonhấn mạnh, để thực tập thiền, người ta không cần phảiPhật tử. (Đón xem tường thuật chi tiết nội dung buổi họp báo).

Ngày hôm nay, Chủ nhật, 14 tháng 9, Sư Ông đã cho pháp thoại nhân ngày Chánh niệm đầu tiên được tổ chức tại Viện dành cho cả tăng thân Việt và Đức.

Thứ Ba, 16.9 Sư Ông sẽ trở về Làng, chuẩn bị cho làm lễ Xuất gia vào cuối tuần trước khi cùng Tăng đoàn đi Hoằng pháp tại Ấn độ một tháng, từ 26 tháng 9 đến 28 tháng 10.2008.

(http://phusaonline.free.fr/)

Học Viện Quân Sự
tái sinh thành Viện Phật Học
(EUROPEAN INSTITUTE OF APPLIED BUDDHISM - EIAB)

Waldbröl (Waldbroel) là tên của thành phố tọa lạc bên cạnh dãy Sieben Gebirge. Sieben Gebirge được Tăng Thân Làng Mai gọi lại bằng tên Việt Nam vừa thân quen, lại vừa chính xác với ý nghĩa nguyên thủy của nó là Thất Sơn, gợi nhớ về quê hương Châu Đốc của miền Nam Việt Nam. Waldbröl nằm cách thủ đô Bonn ngày xưa của Cộng Hoà Liên Bang Đức khoảng 40 km. Tại đây vào ngày 12 tháng 9 năm 2008 đã đánh dấu một ngày lịch sử cho Thành Phố nói riêng và Âu Châu nói chung với sự kiện Viện Phật Học Ứng dụng Châu Âu được chính thức ra mắt trước cộng đồngbáo chí tại Đức cũng như tại Châu Âu .

vphudca_3
Thành phố Waldbröl nhìn từ trên (hình Stadt Waldbröl)

Tòa nhà được khởi công xây dựng vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Có thể nói đây là một lâu đài đồ sộ gồm có bốn tầng lầu. Một tầng trệt lộng lẫy. Một tầng hầm với đầy đủ những trang bị kỹ thuật, như hệ thống sưởi, máy in … Mỗi tầng có diện tích trên dưới 2.500m², vị chi cho 6 tầng gộp lại là 15.000m² . Tòa nhà được sửa chữatu bổ nhiều lần. Đáng kể nhất là năm 1939, phần giữa của toà nhà được tân trang toàn diện. Nền nhà được lát toàn bằng những tấm đá cẩm thạch to lớn, tuyệt đẹp được mang về từ núi Alpes. Một sư chú đã phải thốt lên : đây là cung điện cẩm thạch!

vphudca_4blankblank
EIAB nhìn từ trên (hình Stadt Waldbröl)

Qua nhiều năm, tòa nhà được sử dụng làm bệnh viện và bảo sanh viện. Cố nhiên, nhiều thế hệ đã được sinh ra nơi đây. Người dân thành phố rất thương yêu ngôi nhà này vì đây là nơi chôn nhau cắt rún của họ. Trong suốt 39 năm qua kể từ năm 1967 cho tới năm 2006 tòa nhà đã là Học Viện Quân Sự cao cấp của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Trong 39 năm đó người dân Waldbröl không được dễ dàng viếng thăm. Cách đây mới hai hôm, từ ngày 10.09.2008, nó đã thuộc về sở hữu của Đạo Tràng Mai Thôn, đem lại cơ hội cho người dân Waldbröl được về thăm lại nơi chứa nhiều kỷ niệm. Qua câu chuyện của một người Đức sống tại đây thì nơi này đã từng là bộ chỉ huy của Cục Tâm Lý Chiến trong thời kỳ chiến tranh lạnh với khối Cộng Sản Đông Âu. Sau khi Khối này tan rã toà nhà được gọi là Trung Tâm Chuyển Hoá. Có nghĩa là chuyển hóa những chiến dịch quân sự ra dịch vụ hoà bình. Đến khi dịch vụ hoàn tất họ đã đóng cửa cơ quan này. Sau một thời gian hoang phế tòa nhà được chuyển nhượng cho Làng Mai với tên mới là Viện Vô Ưu (tên chữ do Sư Ông đặt). Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian làm dịch vụ chuyển hoá, bộ chỉ huy ở đây đã trực thuộc (hay làm việc chung) với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tức NATO.

vphudca_5
Hàn huyên (hình Stadt Waldbröl)

Trời hôm nay lất phất mưa, đôi khi mưa rơi khá nặng hạt nhưng số người tham dự vẫn đông như dự đoán của ban tổ chức. Nhiều người đã đến trước cả giờ đồng hồ, họ thăm hỏi, hàn huyên. Nụ cười nở trên môi, họ rất hạnh phúc sau mấy mươi năm được phép về lại nơi này. Mọi người trầm trồ, khen ngợi : tòa nhà hoang vu lạnh lẽo mà chỉ hai hôm thu dọn ngắn ngủi đã trở nên tráng lệ, ấm áp, thân thương.

Trước khi mở đầu buổi họp báo, quan khách được thưởng thức những món ăn chay Việt nam tuyệt vời, do Phật tử khắp mọi miền nước Đức, Pháp, Bỉ và Hòa Lan mang tới. Nhiều người vừa găp gỡ nhau lần đầu đã trò chuyện thân mật. Họ đến từ mọi miền của Châu Âu, tuy đường xa, khó nhọc, nhưng ai ai cũng mừng vui : Phật pháp không còn là lý thuyết suông trên sách vở, giờ đây được thực sự hướng dẫn để ứng dụng hữu hiệu trong đời sống hàng ngày.

vphudca_6
Quà mừng Học Viện của Phật tử Đức, Pháp, Bỉ và Hòa Lan (hình Stadt Waldbröl)

Rất đúng giờ, quan khách được mời vào phòng họp báo. Đây là một trong những căn phòng nằm trong hành lang thênh thang rộng lớn của tòa nhà. Trên bờ tường có những bức hoạ Mosaik thật công phu của những nghệ nhân người Đức để lại. Đây là một trong những công trình nghệ thuật đã được chính phủ liệt kê vào hàng quốc bảo, phải được bảo quản cẩn thận. Trên toàn nước Đức hiện nay, chỉ còn tồn tại tất cả là ba tòa nhà có lối kiến trúc như tòa nhà này.

vphudca_7
Trái sang phải : Chị Thục Quyên, Ô. Eckhard Becker, Sư ông Nhất Hạnh,
Thầy Pháp Ấn, Ô. Peter Koester Thị trưởng Waldbröl (hình Stadt Waldbröl)

Mở đầu buổi họp báo, ông Peter Köster, Thị trưởng thành phố Waldbröl có lời chào mừng đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Những vị đại diện Đạo Tràng Mai Thôn, đại diện Hội Đồng Thành Phố, ban Quản Trị Bất Động Sản của quân đội, cũng như đại diện bộ Tài Chánh Liên Bang. Những vị đại diện tôn giáo, chính trị gia, nhà báo và các quan khách. Sau đó ông Thị trưởng kể sơ lược qua những thương thảo về sự chuyển nhượng toà nhà. Cám ơn những nhân vật liên hệ đã đóng góp để đưa đến sự bàn giao nhanh chóng. Cảm ơn tất cả mọi người đã nhận lời mời của Ông và có mặt đầy đủ trong buổi họp báo ra mắt Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu ngày hôm nay.

Ông rất hân hạnh được đón tiếp và gặp mặt Thiền Sư. Một tấm thảm đỏ ông đã không kịp cho công nhân trải ra để đón tiếp phái đoàn, nhất là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhưng chính ông đã gửi những công nhân của thành phố đến quét dọn sạch sẽ khu vườn trước viện, và cho đoàn công nhân khác chở bàn ghế tới sắp sếp cho buổi họp báo ngày hôm nay. Những két nước giải khát cũng được thành phố cúng dường để Làng Mai đãi khách. Trước giờ họp báo, những người hiện diện đã cảm nhận được năng lượng nồng ấm của Hội đồng thành phố Waldbröl và Tăng Đoàn Làng Mai. Đây là bước đầu cộng tác giữa đôi bên. Hứa hẹn một tương lai làm việc chung tốt đẹp.

vphudca_8
Khách quan tham gia họp báo (hình Phù Sa)

Ông nói, ông rất hân hạnhvui mừng, có thể nói là rất hạnh phúc khi sự bàn giao đã diễn tiến nhanh chóng và tốt đẹp. Hôm nay là ngày rất có ý nghĩa cho thành phố Waldbröl. Trong niềm hy vọngtin tưởng, tòa nhà này sẽ đem lại sự phong phúphồn thịnh cho thành phố, sẽ mở rộng cửa đón tiếp mọi người. Đây sẽ là viện thực tập chuyển hóa, trị liệu và hòa bình gương mẫu cho toàn thế giới. Ông cầu chúc Đạo Tràng Mai Thôn thành tựu trên con đường hướng dẫn thực tập.

Theo ban tổ chức, thì toà nhà vừa bàn giao này chưa kịp xin giấy phép hoạt động chính thức. Nhưng ông Thị trưởng và những vị quan chức của thành phố vì quá vui mừng khi được đón tiếp Tăng Đoàn Làng Mai, họ quyết định không chờ đợi thêm và muốn ra mắt quần chúng ngay. Vì vậy ông Thị trưởng đã đích thân đứng ra lo việc tổ chức buổi họp báo gấp rút trong vòng có hai ngày, sau khi hợp đồng bàn giao được ký kết.

Tiếp lời ông Thị trưởng, Sư Ông nói, rất hân hạnh được đón tiếp đại chúng đông đảo, và Sư Ông có cảm tưởng rằng trong giây phút này, giây phút tòa nhà cũ vừa nhận được hồn mới, như vừa được tái sanh, (cười) tôi thấy tôi cũng vừa được tái sanh như căn nhà này, nếu có thể, xin ông thị trưởng và thành phố cấp cho tôi một giấy khai sinh mới và ngày sinh là ngày hôm nay. Sư Ông nói tiếp, trong giờ phút khai sinh của thiền viện. Nơi dành cho những người mong muốn thực tập để có sự truyền thônghoà hợp tốt hơn. Hoà bình từ nơi này sẽ vượt ra khỏi thành phố, tiểu bang, lãnh thổ, rồi toả rộng ra cộng đồng Châu Âu.

vphudca_9
Hành lang đại sảnh lát toàn cẩm thạch, ước chừng 7x150m. (hình Phù Sa)

Sư Ông nói tiếp, Căn nhà xinh đẹp này cũng có một tên xinh đẹp trong lịch sử là Viện Chuyển Hoá. Trong hơn 60 năm hành đạo, tôi đã hướng dẫn đại chúng thực tập những pháp môn chuyển hoátrị liệu. Và tôi hứa rằng, sự thực tập chuyển hoátrị liệu sẽ được tiếp tục nơi toà nhà này. Trong quá khứ đã có rất nhiều thiền sinh Đức về Làng Mai tu học. Kể từ hôm nay tại thành phố xinh đẹp Waldbröl này, không riêng thiền sinh tại Đức, sẽ có nhiều thiền sinh từ khắp nơi về đây tu tập. Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu sẽ cung ứng những pháp môn chuyển hoá, để nhiều gia đình tìm thấy lại sự truyền thônghạnh phúc.

Để trả lời câu hỏi : khi nào Viện Phật học bắt đầu hoạt động ? Sư Ông cho biết: Học Viện đã bắt đầu hoạt động rồi. Ngay từ khi đến đây, quí thầy và quí sư cô đã thở và thực tập chánh niệm. Thiền hành an lạc trong từng hơi thở, từng bước chân.

Trả lời câu hỏi : Thiền Sư nghĩ sao về sự làm việc chung với nhà thờ Thiên Chúa và Tin Lành ? Sư Ông cho biết : quí vị tu sĩ Thiên Chúa và Tin Lành sẽ được mời đến cùng thực tập với quí thầy và quí sư cô. Đó là cơ hội tốt để mọi người hiểu nhau hơn.

Trong những năm qua, Sư Ông thường được mời qua Đức trong những ngày lễ hội hàng năm của nhà thờ, có thể tạm dịch là Ngày Của Nhà Thờ. Sư Ông đã cho pháp thoại trước hàng ngàn người và đã hướng dẫn một số người đông đảo đi thiền hành trên đường phố. Phần đông là con chiên đạo Thiên ChúaTin Lành. Đã có lần Sư Ông dẫn đầu trên bốn ngàn người thiền hành trên đường phố Frankfurt. Một thành phố nổi tiếng về thị trường chứng khoán. Tăng Đoàn Làng Mai cũng đã hướng dẫn nhiều buổi thiền hành trên những đường phố nổi tiếng thế giới như New York, Paris, Roma, v.v...

vphudca_10
Tăng Thân niệm Hồng danh Đức Bồ tát Quan Thế Âm cúng dường đại chúng (hình Stadt Waldbröl)

Trước khi chấm dứt phần họp báo, quí thầy và quí sư cô quây quần sau lưng Sư Ông và niệm Hồng danh Đức Bồ tát Quan Thế Âm cúng dường đại chúng.

Sau đó ông Thị trưởng đã trao đến Sư ông Làng Mai một món quà truyền thống. Gồm có một ổ bánh mì, tiêu biểu cho món ăn hàng ngày, sự sống của người Đức. Một con dao cắt bánh mì nổi tiếng của Solingen. Một chút muối tượng trưng cho sự quí giá, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Muối khi xưa còn được gọi là vàng trắng. Để đáp lễ, Làng Mai đã trao đến ông Thị trưởng những cuốn sách của Sư ông. Ông Thị truởng đã vui mừng đón nhận món quà tinh thần, ông đã ôm nó vào lòng suốt buổi cho đến khi ra về.

vphudca_11
Thị trưởng Waldbröl nhận quà của Sư ông Nhất Hạnh với tất cả xúc động
(hình Stadt Waldbröl)

Buổi họp báo được kết thúc trong không khí thân mật và cởi mở. Người đặt câu hỏi và người nghe trả lời, tất cả đều hài lòng với những lời phát biểu của Sư Ông.

Mọi người quây quần trong hành lang bên cạnh phòng họp. Những nhà chính trị, đại diện văn phòng luật sư, các nhà báo v.v... tuy bận rộn nhưng không ai vội ra về. Ai cũng mong ước Viện Phật Học sớm mở cửa sinh hoạt. Niềm tin vào sự thành công của Viện Phật Học Ứng Dụng được đánh giá rất cao.

Để kết thúc, xin mượn lời của một tờ báo phát hành tại thành phố Köln (Cologne) : …trọng tâm trong cuộc sống của người Phật tửthực tập chánh niệm. Đó là đạo đức chịu trách nhiệm cho những gì sắp tới. Tương lai sẽ đến như thế nào, điều đó tuỳ thuộc vào cách hành xử của chúng ta trong hiện tại.

Liên Anh
PSN - 20.09.2008


Báo chí Đức viết về ngày
Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu
(European Institute of Applied Buddhism)
tiếp nhận cơ sở mới

Như tin chúng tôi đã đưa, Ngày 12 tháng 9 năm 2008 vừa qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cùng với ông Koester, Thị trưởng thành phố Waldbröl, thuộc tiểu bang Nordrhein - Westfalen họp báo để giới thiệu Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu.

Ngay chiều hôm đó, và trể nhất là sáng hôm sau báo chí Đức đủ loại (báo in, báo nói, điện báo,...) đều đồng loạt đưa tin về sự kiện này, theo họ thì sự có mặt của Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu là một trong những cơ hội tốt cho người dân địa phương cũng như các quốc gia chung quanh trong vấn đề giải quyết tệ nạn xã hội qua con đường tỉnh thức mà Sư ông Làng Mai là vị thầy khởi xướng và đã rất thành công trong xã hội Tây phương, ngoài ra nó còn đóng góp cho sự thăng tiến về văn hóa của họ nữa. Chẳng những thế, sinh hoạt của Học Viện còn mang lại thịnh vượng về kinh tế cho thành phố Waldbröl là điều mà ai cũng có thể thấy được.

Để cô động sự kiện, Phù Sa đọc cùng các bạn hai bài báo của hai ký giả người Đức đó là Mischa Peters của tờ OBERBERG AKTUELL, và Michael Fiedler-Heinen của tờ KÖLNISCHE RUNDSCHAU như dưới đây, phần còn lại xin để dành cho Thông tín viên bản báo có bài tường thuật chi tiết hơn trong nay mai, mời bạn đọc đón xem.


Chính diện (hình CK - Phù Sa)

Chánh niệm, chuyển hóa, và trị liệu (Achtsamkeit, Transformation und Heilung in Waldbröls Mitte) là tựa lớn của tờ OBERBERG AKTUELL, ra chiều ngày 12.09.2008, ký giả Mischa Peters đi ngay vào đề với tiểu tựa gây chú ý người đọc : Waldbröl: Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu (EIAB) đã tiếp nhận cơ sở trước đây thuộc Học viện quân sự (Đức quốc).

Ngay dưới tiểu tựa là tấm hình lớn mà ai cũng nhận ra vị Thiền sư người Việt Nam bé nhỏ, đơn sơ trong chiếc áo nâu truyền thống của Phật giáo Việt Nam, bên trên là chiếc áo ấm cũng thuộc loại bình dân, trong khi trên môi thì không bao giờ thiếu vắng nụ cười hàm tiếu, cùng với ánh mắt từ bi, mà bất cứ ai cũng đều có cảm giác an lành mỗi khi được dịp tiếp xúc cùng Ngài. Đứng giữa 4 người người khác gồm 2 Việt và 2 Đức, đó là ngài Eckhard Becker cao to là kinh tế gia, phụ tá Thị trưởng thành phố, người thứ hai bên tay phải của Thiền SưTiến sĩ Nguyễn Thị Thục Quyên, là một trong nhiều học trò tại gia theo dòng tu Tiếp Hiện của Thiền SưPháp danh Chân Diệu, chị Chân Diệu cũng là một trong những đệ tử có công lớn trong việc giao dịch chuyển nhượng tòa lâu đài với đại diện chủ nhân của nó là bộ Quốc phòng Đức quốc ; bên tay trái của Thiền SưĐại đức Thích Chân Pháp Ấn, là một trong những học trò lớn của Thiền Sư, là vị Thầy có trách nhiệm chính trong việc điều hành Học Viện với chức vụ Giám đốc, cạnh đó là ngài Thị trưởng của Waldbröl - ông Peter Koester (Xem hình).

Một câu sơ luợc về sự trống vắng của tòa lâu đài trong khoản thời gian khá dài không được sử dụng, Mischa Peters, tác giả bài báo, chào mừng người chủ mới của nó bằng lời của ông Peter Koester, Thị trưởng thành phố Waldbröl rằng, ông mong Ngôi Nhà (EIAB) rộng mở bằng sự chung sức giữa thành phố với người chủ mới giúp thăng tiến về văn hóa cho thành phố chúng tôi .


Một phần của đại sảnh tiếp tân (hình CK - Phù Sa)

Trong khi đó, ký giả Michael Fiedler-Heinen của tờ KÖLNISCHE RUNDSCHAU ra sáng ngày 13.09.2008 lại bắt đầu bằng nghĩa cử lịch thiệp của dân tộc Đức thông qua món quà truyền thống là bánh mỳ và muối mà ông Thị trưởng Peter Koester trao tận tay Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước khi xác nhận với độc giả rằng Học viện quân sự cũ của bộ Quốc phòng (Đức quốc) đã có sinh khí mới với tên gọi mới là Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu.

Đáp lời của ngài Thị trưởng, Michael Fiedler-Heinen trích lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh rằng, ngôi nhà này không trở thành một tu viện cô lập mà nó sẽ mở cửa cho mọi người. Chúng tôi không phải là nhóm sekt, mà chúng tôi hoàn toàn tự do và rộng mở cho tất cả. Hoà bình sẽ được mang đến cho thế giới từ ngôi nhà này. Đúng vậy, Hòa bình sẽ được mang đến cho thế giới từ ngôi nhà này, đó cũng là tựa của bài báo : Nhà hòa bình ở Waldbröl (Waldbröler Haus des Friedens).

Ông Thị trưởng Koester vui mừng nói với báo chí và quan khách rằng : Hôm nay là một ngày có ý nghĩa cho Waldbröl và đây là ngôi nhà cuả hoà bình và là mẫu mực cho thế giới. Ông Peter Koester kể rằng một trong những nhân viên của quân đội đã được sinh ra trong ngôi nhà này khi nó còn là một bệnh viện. Đáp lời ông Thị trưởng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói : giây phút này tôi có cảm giác rằng mình cũng vừa được sinh ra nơi đây, và Thầy nói vui rằng ông Thị trưởng có thể cho tôi một giấy khai sinh ngay hôm nay.

Trở lại với tờ OBERBERG AKTUELL, Mischa Peters giới thiệu với độc giả người Đức về mục đích tu tập của pháp môn Làng Mai là làm sao để đạt được "chánh niệm" trong từng phút giây của đời sống, dùng chánh niệm để gọi đúng từng tên của mọi tiêu cực trong cuộc sống và làm thế nào để chuyển hóa những năng lượng đó có lợi cho sự tỉnh thức và cố nhiên là sẽ mang lại an bình cho tự thân và cho môi trường xung quanh. Tác giả cũng cho biết thêm rằng Viện Phật Học Ứng Dụng tại Walbröl trở thành trung tâm thứ hai tại Châu Âu, bên cạnh Làng Mai ở Bordeaux (Pháp), nơi mà Thầy đã lập ra từ năm 1982.

Mischa Peters cũng không quên nói vài điều về vị Thiền sư xuất gia từ lúc 16 tuổi này đã từng bị cấm về nước suốt 39 năm dài, chẳng những thế, những cuốn sách viết về đạo đức, thiền quán, giảng dạy cách hiểu biếtyêu thương theo phương pháp của đấng Giác Ngộ cũng bị chính quyền của hai miền Nam - Bắc trước đây, và cả chính quyền của nước Việt Nam thống nhứt sau biến cố tháng 4 năm 1975 cấm ngặt.


Một góc của chính diện (hình CK - Phù Sa)

Song song với Mischa Peters, Michael Fiedler-Heinen của tờ KÖLNISCHE RUNDSCHAU lại chú ý tới tên gọi trước đây của Học Viện Quân Sự Zentrum für Transformation có nghĩa là Trung Tâm Chuyển Hóa và cho rằng nó hoàn toàn thích hợp với pháp môn của Làng Mai, bởi vì sự thực tập của chuyển hoáhàn gắn đúng là việc mà Phật giáo ứng dụng nhắm đến.

Khách thập phương từ Đức, các nước chung quanh và thành phố Waldbröl sẽ được nồng nhiệt chào đón. Không cần phảiPhật tử mới được đến đây. Bạn có thể là Thiên chuá giáo, Do thái giaó hoặc không có tín ngưỡng, Thầy nói như vậy. Thầy muốn làm việc chung với nhà thờ và những cơ quan khác cuả thành phố Waldbröl. Phật học viện cũng mở cửa cho các gia đình, những cặp vợ chồng và thanh thiếu niên. Trọng tâm cuộc sống của người Phật tử là việc thực tập chánh niệm bởi vì đó được coi như là trách nhiệm đối với những người chung quanh mình. Tương lai như thế nào là tùy thuộc vào sự hành xử cuả mỗi chúng ta.

Nhưng trước đó Michael Fiedler-Heinen đã ghi lại lời của thầy Thích Chân Pháp Ấn rằng, Phật Học Viện sẽ được trùng tu từ từ, vì nhu cầu tu sửa rất lớn. Tuy vậy toà nhà có thể được sử dụng ngay. Nơi đây sẽ có những khóa tu, những buổi thiền tập và sau nữa là những công việc nghiên cứu khoa học. Câu hỏi của công việc nghiên cứuthiền tậpảnh hưởng gì đến những hoạt động của não bộ thầy giải thích như vậy.

Không hẹn mà cùng gặp, Mischa Peters kết thúc bài báo tương tự như Michael Fiedler-Heinen của KÖLNISCHE RUNDSCHAU, Mischa Peters viết :

Trước khi Tăng Thân hát một bài hát êm diụ để kết thúc buổi họp báo, Thầy nhấn mạnh với quan khách rằng đối thoại về tôn giáo là một việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thầy và Học viện. Học viện Waldbröl rộng mở cho tất cả mọi người có hoặc không có tôn giáo. Để thực tập thiền ở nơi đây, người ta không cần phảiPhật tử. Trong chương trình của Phật học viện Châu Âu có những khoá hướng dẫn về quan hệ hôn nhângia đình, giúp đỡ cho những cặp vợ chồng có khó khăn trong truyền thông đồng thời cũng có những khóa giảm sự căng thẳng, sự mất mát...

Những ví dụ đó là một phần trong chương trình của Phật học viện, nơi mà tương lai sẽ mang một âm vang mới cho Waldbröl.


Vườn táo (hình CK - Phù Sa)

VIỆN PHẬT HỌC ỨNG DỤNG ÂU CHÂU
(European Institute of Applied Buddhism)

Hiện nay có rất nhiều chương trình giảng dạy Phật pháp xuất sắc trong các viện đại học khắp thế giới. Tuy nhiên người ta nhận thấy rằng, hầu hết các chương trình này đều nhắm vào mục đích trao truyền cho học viên một số kiến thức về Đạo Bụt hơn là dạy cho họ những phương pháp cụ thể rút từ kho tàng giáo huấn của Bụt giúp xoa dịu những khổ đau, đem lại an lạc, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng và cho toàn thế giới. Tại các nước Á châu, nơi mà đạo Bụt được truyền bá sâu rộng như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn… việc học Phật càng lúc càng đi về hướng lý thuyết, xa rời sự thực tập. Ở Việt Nam cũng vậy, các Phật học viện được mở ra khá nhiều nhưng cũng chỉ nhằm trao truyền một số kiến thức. Các học viên đến Viện học xong thì về lại trú xứ của mình. Đôi khi những điều học được ở trường không phù hợp với cách sinh hoạt tại chùa mình ở nên cảm thấy rất lúng túng.

Từ những dữ kiện trên và từ kinh nghiệm giảng dạy trong gần 30 năm qua cho các thiền sinh về Làng Mai tu tập, cũng như cho các thiền sinh đến tham dự những khóa tu được tổ chức khắp nơi trên thế giới, Thầy Thích Nhất Hạnhhội đồng Giáo thọ Làng Mai nhận thấy cần phải hệ thống hóa cơ sở dạy dỗ, mới giải quyết được nhu cầu càng ngày càng tăng hiện nay cho những người có những khó khăn trong đời sống hiện đại. Nhất là có thể tạo được cơ hội cho những người muốn tiến xa hơn nữa trong vấn đề tu tập, không những để chuyển hóa các tập khí xấu cho chính mình mà còn có thể giúp được người khác chuyển hóa khổ đau.

Để chính thức hóa cũng như hệ thống hóa công việc của mình, tăng thân Làng Mai đã thành lập một học viện với tên gọi: Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu (VPHUDAC).

Về nội dung, VPHUDAC sẽ cống hiến một học trình kết hợp trọn vẹn và đầy đủ những giáo điển Phật giáo với những áp dụng cụ thể trên tất cả các bình diện trong đời sống và ngoài xã hội. Về hình thức cơ sở vật chất, Viện sẽ hội đủ các yếu tố như phòng học, phòng ngồi thiền cùng những tiện nghi để tu tập khác và nhất là đầy đủ chỗ ở cho học viên.

VPHUDAC không phải là nơi để các học viên đến để mỗi ngày học một vài tiếng, thu thập một ít lý thuyết về đạo Bụt rồi ra về như tại các khóa học của các phân khoa Phật học trên thế giới, hay tại các Phật học việnViệt Nam. Tại các nơi ấy, liên hệ giữa giảng viên và học viên chỉ là thuần túy trao truyền kiến thức. Học viên đến học để có thể làm được bài thi hầu có được một tín chỉ và mục đích xa hơn nữa là mảnh bằng cử nhân hoặc tiến sĩ Phật học. Có những vị đã trở thành những nhà Phật học nổi tiếng, có thể giảng dạy các kinh điển làu làu nhưng lại không thực hành được điều căn bảnĐức Thế Tôn thường căn dặn “Đừng đánh mất sự sống trong giây phút hiện tại”. Vì thế khi gặp chuyện khó khăn xảy ra cho chính mình, cho gia đình mình thì vẫn lúng túng không biết giải quyết ra sao, mặc dù vẫn ôm một bụng kinh điển với những lời dạy cao siêu của Đức Thế Tôn. Họ đã quên, hay chưa từng được thực tậpáp dụng những lời Bụt dạy vào đời sống hằng ngày. Trong đời sống văn minh vật chất hiện nay, con người phải đối đầu với bao áp lực từ bên ngoài cũng như áp lực do mình tự tạo ra. Nếu không ý thức thì con người rất dễ bị cuốn hút vào đời sống vật chất, vào các nhu cầu giả tạo. Phải có cái này, phải có cái kia, hoặc vùi đầu vào các trò chơi điện tử. Thanh thiếu niên và ngay cả người lớn ngày nay hầu như khôngthì giờ hoặc không có khả năng đứng nhìn ngắm một bông hoa, một con bướm hay nghe tiếng chim hót, thưởng thức được cảnh bình minh rạng rỡ, cảnh hoàng hôn trầm hùng.

Để bổ túc cho những thiếu sót này, tại Làng Mai cũng như tại các chùa, viện liên hệ và trong các khóa tu khắp nơi do tăng thân Làng Mai tổ chức, thiền sinh luôn luôn được nhắc nhở duy trì chánh niệm, ý thức đến những gì đang xảy ra quanh ta và nhất là những gì đang xảy ra trong ta. Được học các phương pháp thực tiễn để duy trì chánh niệm, thiền sinh có thể “sống” được với sự sống mầu nhiệm trong giây phút hiện tại. Họ có khả năng thấy được những khó khăn, dằn vặt, những niềm đau, nỗi khổ của mình. Để rồi từ đó, qua những sự thực tập, họ có thể chuyển hóa dần những niềm đau nỗi khổ kia và lấy lại được sự quân bình trong đời sống. Họ có một đời sống an lạchạnh phúc hơn, không những cho chính mình mà còn cho gia đình, bạn bè và xã hội.

Sau đây là những điểm chính yếu của VPHUDAC:

VPHUDAC giảng dạy những phương pháp thực tập do chính Đức Thế Tôn và những đệ tử lớn của Ngài triển khai không ngoài mục đích làm vơi nỗi khổ, đem niềm vui cho mình và cho thế giới. Giáo lý đạo Bụt được diễn giảng không có tính cách tín điều, tôn giáo cục bộ và không nhằm mục đích khuyến khích các học viên theo hay từ bỏ một tôn giáo nào.

Dưới sự giảng dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị Thầy dạy Thiền lừng danh, đồng thời là một học giả, tác giả nhiều tác phẩm quan trọng về Đạo Bụt dấn thân, cùng với với các vị giáo thọ lớn của Làng Mai, các học viên của VPHUDAC sẽ không những chỉ tiếp nhận được một căn bản vững chắc về tinh hoa của đạo Bụt mà còn có cơ hội học được cách làm chủ thân, khẩu, ý và hành nghiệp của mình qua sự trau dồi nghệ thuật sống trong chánh niệm. Họ sẽ học được cách lắng nghe với tình thương và dùng lời ái ngữ để tạo nhịp cầu cảm thông giữa các cá nhân và các nhóm trong trường hợp có sự đối chọi.

Đặc biệt VPHUDAC đào tạo học viên biết áp dụng thực tiễn giáo lý Bụt dạy để:

Buông thư những căng thẳng trong thân, làm dịu những đau nhức và trong nhiều trường hợp không chỉ làm giảm bớt những triệu chứng mà còn chấm dứt được nguyên nhân của căn bệnh.

Nhìn sâu để thấu hiểu được những niềm đau nỗi khổ trong tự thân cũng như chung quanh.

Nhận diệnchuyển hóa những cảm thọ, cảm xúc khổ đau bằng tuệ giác đích thực Các khóa học được mở ra cho tất cả những người muốn cải thiện cuộc sống cho bản thân, gia đìnhcộng đồng qua những bài học thiết thựchiệu quả nhằm chế tác hạnh phúcbình an trong mọi mặt của cuộc sống hằng ngày.

Giáo lý đạo Bụt giảng dạy ở VPHUDAC có tính cách thực tiễn, không mang màu sắc tôn giáo và tất cả mọi người, bất luận theo tôn giáo nào hay không theo tôn giáo nào, đều có thể hưởng được nhiều lợi lạc khi áp dụng nó vào đời sống.

Học viên không bắt buộc phải có những tín chỉ học trình nào trước để được nhận vào học ở VPHUDAC. Các lớp học sẽ được tổ chức tại nhiều chi nhánh của Viện trên khắp Âu châu, Bắc Mỹ và Á châu.

Học viên sẽ được cấp tín chỉ khi hoàn tất mỹ mãn một khóa học. Và nếu hội đủ các tín chỉ cho một học trình được qui định, học viên sẽ được cấp bằng Giáo thọ Phật học Ứng dụng (MAD, Master of Applied Buddhism) và Tiến sĩ Phật học Ứng dụng (DAB, Doctor of Applied Buddhism).

Những học viện, trung tâm khác có chương trình giảng dạy Phật học, giảng dạy về tôn giáo tương đương, hay dạy về những bộ môn khác có thể gửi học viên đến học tại VPHUDAC khoảng 10 đến 20 giờ để cho bộ môn họ đang học được sâu rộng thêm. VPHUDAC sẽ hợp tác với các học viện giảng dạy khác để xúc tiến việc công nhận tối đa các tín chỉ do VPHUDAC cấp. Được như thế, các học viên có thể dùng các tín chỉ của VPHUDAC để theo học tiếp tại các học viện này.

VPHUDAC cũng sẽ cống hiến những chương trình đào tạo đặc biệt cho những tu sĩcư sĩ đã có nhiều năm tu tập, thấy rõ lợi ích của việc học và thực hành những điều Bụt dạy, có ước muốn trở thành một giáo thọ để có thể chia sẻ các lời giảng dạy và sự thực tập của đạo Bụt cho những người khác bằng những phương pháp thích hợphiệu quả cho thời đại chúng ta.

Hội đồng giáo thọ của VPHUDAC sẽ quyết định cho học viên được nhận đèn giáo thọ khi xét thấy người này đã có đủ điều kiện để được chính thức làm giáo thọ theo truyền thống giảng dạy của Thiền sư Nhất Hạnh và Làng Mai. Sự thừa nhận chính thức này có thể được thực hiện trong buổi lễ Truyền đăng với Thiền sư Nhất Hạnh.

Sau đây là một mẫu giáo trình trong các giáo trình sẽ được giảng dạy:

Thực tập chánh niệm để duy trì hạnh phúc vững bền trong đời sống lứa đôi. Đây là khóa học dành cho những đôi lứa sắp sửa chung sống và xây dựng gia đình. Cả hai bạn nên cùng tham dự chung khóa học này. Mặc dù khóa học chỉ kéo dài ba tuần nhưng các học viên có thể xin ở lại học viện lâu hơn để đào sâu sự thực tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và với sự yểm trợ của các bạn đồng học khác.

Khóa học sẽ dạy cho học viên:

Nhận diện những cảm thọ hạnh phúc hay đau khổ nơi tự thân hay nơi người kia.

Biết cách chấp nhận và xử lý những cảm thọ bằng cách quán chiếu bản chất, nền tảng và nguồn gốc của chúng.

Chế tác hạnh phúc từ những chất liệu nuôi dưỡng có mặt trong tự thân cũng như chung quanh trong từng giây phút.

Nhìn sâu vào gốc rễ của mình và của người kia để hiểu được nguồn gốc của cách hành xử của mình và của người kia.

Nhận ra được những hạt giống thiện và bất thiện trong tâm thức mình và trong tâm thức người kia. Và quyết tâm thực tập pháp môn tưới hoa cho những cách suy tư, nói năng và tiêu thụ tốt của người kia.

Lắng nghe với lòng từ bi để nhận diện và thấu hiểu những đau khổ cũng như hạnh phúc nơi chính mình và nơi người kia.

Thực tập pháp môn Làm Mới để tái lậpgia tăng phẩm chất truyền thông.

Nhận diệnthường xuyên xét lại những tâm nguyệnlý tưởng riêng cũng như chung của mỗi người.

Thực tập pháp môn Tứ vô lượng tâm.

Để đào sâu tuệ giác và kỹ năng đạt được trong khóa học này, sau khi có chứng chỉ học viên có thể xin học tiếp các môn học sau:

Tứ Vô Lượng Tâm - Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy.

Phương pháp đối trị với tâm hành “giận” và với những cảm xúc đau đớn và mãnh liệt khác.

Phương thức giải quyết “xung đột” và thiết lập “truyền thông”.

Kinh An ban thủ ý - Hơi thở của Bụt.

Kinh Người áo trắng - Quay về nương tựa Tam bảo; Thực tập Ngũ giới; Bốn phép Tùy niệm.

Tìm hiểu về Dòng tu Tiếp hiện: Lịch sử; Hiến chương; 14 giới; Đạo Bụt dấn thân Tương tự như khóa tu dành cho người trẻ sắp sửa xây dựng gia đình như vừa được trình bày rõ ràng ở trên, VPHUDAC còn có khoảng 60 khóa học khác mà trong đó có những khóa khác như:

Khóa tu 21 ngày dành cho những người vừa mới biết mình mắc phải một chứng bệnh nan y như ung thư (cancer), liệt kháng (aids)…

Khóa tu dành cho các bệnh nhân đến thời kỳ cuối, cận kề cái chết.
Khóa tu dành cho những người mới có người thân qua đời.
Khóa tu hướng dẫn cách đối trị với sự căng thẳng, với cơn giận.
Khóa tu dành cho các nhà tâm lý trị liệu, bác sĩ, y tá.
Khóa tu dành cho các cựu chiến binh.
Khóa tu cho các tác viên hoạt động cho hòa bình và xã hội.
Khóa tu dành cho giới doanh và thương.
Khóa tu dành cho các trường học, giáo chức và ban giám hiệu.
Khóa tu dành cho các viên chức ngành luật pháptrật tự xã hội.
Khóa tu dành cho những nhà chính trị.
Khóa tu dành cho các thanh thiếu niên.
Khóa tu dành cho những nhà nghệ thuật, điện ảnh.
Khóa tu nhằm giúp giải quyết xung độttái lập truyền thông.
Khóa tu nhằm giúp đối trị với cơn giận kèm theo những xúc động đau khổ.
Khóa tu nhằm giúp chuyển hóa những lo lắng sợ hãi.
Khóa tu nhằm giúp chữa lành quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Tuy cơ sở gốc của Viện đặt tại Đức nhưng các đạo tràng như Mai Thôn, Bích Nham, Lộc Uyển, Maitreya, Suối Thương, Từ Hiếu, Bát Nhã, v.v... cũng sẽ trở thành những khuôn viên (campus) của Viện và sẽ mở những lớp của Viện. Từ mùa Xuân năm nay, Viện đã có thể bắt đầu cấp phát chứng chỉ cho các khóa học.

Sư chú Chân Pháp Hoạt

09-15-2008 09:11:34

BÀI ĐỌC THÊM:

Hãy giữ chân thầy Nhất Hạnh cho nước Đức và châu Âu Chân Y Nghiêm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.