6
NHẪN NHỤC
Chương này nói về
nhẫn nhục, nó cùng với
thiền định,
chủ đề của chương thứ tám, tạo thành những
phương diện then chốt của
tu hành Bồ đề tâm. Những lời dạy chứa trong hai chương này là những trợ giúp rất mạnh mẽ cho
thực hành.
1. Những
hạnh lành tích tập trong một ngàn kiếp
Như
công hạnh rộng lượng bố thí,
Hay
cúng dường những bậc An LaÏc –
Chỉ một tia chớp của
sân hận làm
vỡ tan tất cả.
2. Không cái xấu ác nào bằng sân giận,
Cũng không
khổ hạnh nào
so sánh được với
nhẫn nhục.
Bởi thế hãy trầm mình trong
nhẫn nhụcTrong mọi cách, khẩn cấp với lòng
sốt sắng.
Không có cái gì mạnh hơn
giận dữ. Một khoảnh khắc
sân hận có thể hủy hoại mọi hành động
tích cực đã tích tập trong ngàn kiếp với sự
thực hành rộng lượng,
cúng dường chư Phật, giữ giới… Thật vậy, không
lỗi lầm nào
nghiêm trọng bằng
sân hận.
Ngược lại,
nhẫn nhục như là một kỷ luật làm
trung tính và
ngăn ngừa chúng ta khỏi sụp đổ bởi
giận dữ, thì không gì sánh. Qua nó, sự khổ đau
chúng ta chứa đựng từ sức nóng của những thức tình
tiêu cực được gỡ bỏ. Bởi thế, quan trọng nhất là
chúng ta quyết định thực hành nhẫn nhục, lấy
cảm hứng từ
suy nghĩ về những
lợi ích của nó và về những
hậu quả khủng khiếp của
giận dữ.
Ở đây, từ những hành động
tích cực ám chỉ sự
rộng lượng,
cúng dường chư Phật chư
Bồ tát, và
giữ giới, như được
giải thích trong Lối vào
Trung Đạo. Nó không nhằm vào
công đức có được qua sự
chứng ngộ tánh Không.
Sân hận không thể
phá hủy loại
công đức này.
Sân hận của một
trạng thái thấp của
tâm thức cũng không thể
phá hoại những hành động
tích cực được tích tập với một
trạng thái cao của
tâm thức.(29)
Tóm lại, có hai loại
công đức mà
sân hận không thể
phá hoại :
công đức của sự
chứng ngộ tánh Không và
công đức của những phẩm
tính tâm linh đến từ
thiền định. Ngoài hai cái này, những kết quả tốt của mọi hành động
tích cực bình thường khác đều có thể bị hủy hoại bởi
sân hận.
Tuy nhiên, điều này
tùy thuộc vào cường độ của
sân hận, vào độ lớn lao của hành động
tích cực, và vào người mà
sân hận của
chúng ta hướng đến. Theo cách này, một hành động
tích cực có thể bị yếu đi hay
hoàn toàn hủy hoại do
sân hận.
Những hành động
tích cực thì khó
thực hiện và bởi thế không thường xảy ra. Khó mà có những
tư tưởng tích cực khi
tâm thức người ta bị
ảnh hưởng bởi những thức tình và
rối loạn bởi những
hoàn cảnh đối nghịch. Những
tư tưởng tiêu cực tự chúng khởi sanh, và khó làm cho những hành động của
chúng ta thực
sự tích cực khi
ý định của
chúng ta và cách thức
chúng ta tiến hành chúng không
hoàn toàn trong sạch. Kho chứa những hành động
tích cực khó khăn mới có vốn
nghèo nàn của
chúng ta hóa thành vô hiệu trong khoảnh khắc
sân hận. Sự
thiệt hại thì
vô cùng nghiêm trọng hơn là nếu
chúng ta mất đi một cái gì dễ kiếm được.
3. Những người bị khổ đau của sân
hành hạSẽ không bao giờ biết được sự bình lặng của
tâm thứcXa lạ với mọi niềm vui và
sung sướng,
Giấc ngủ bỏ trốn họ ; họ không bao giờ an nghỉ.
Khi người ta nổi sân, họ mất mọi cảm thức
hạnh phúc. Dù nếu họ trông dễ coi và
bình thường an bình, khuôn mặt của họ
biến thành xám ngắt và
xấu xí.
Giận dữ làm
xáo trộn sức khỏe thể xác và
quấy rối sự nghỉ ngơi ; nó
phá hoại sự ngon miệng và làm cho già sớm.
Hạnh phúc,
an bình và giấc ngủ trốn khỏi họ và họ không còn tán thưởng người nào giúp đỡ họ và xứng đáng với sự
tin tưởng và
biết ơn của họ. Dưới
ảnh hưởng của sân, người
bình thường có
tính khí tốt
biến đổi hoàn toàn và không thể
tin cậy được nữa. Họ bị hủy hoại bởi
cơn giận của họ, và họ cũng hủy hoại những người khác nữa. Nhưng người nào để hết
năng lực vào việc hủy diệt
sân hận sẽ
hạnh phúc trong đời này và trong những đời tới.
7. Được cái tôi không muốn
Hay cái gì ngăn chặn
tham muốn của tôi –
Bấy giờ
tâm thức tôi
tìm ra nhiên liệu cho sự khốn khổ,
Sân hận vọt lên từ đó và đánh đổ tôi.
Khi
chúng ta nghĩ đến một người nào đã làm hại
chúng ta hay họ đang làm (hay định làm) điều gì
chúng ta hay bạn bè
chúng ta không thích – lấy của
chúng ta cái
chúng ta muốn –
tâm thức chúng ta mới
bình an giây phút trước đó, bỗng trở nên lao xao
dao động.
Trạng thái này của
tâm thức tiếp nhiên liệu cho những
tư tưởng tiêu cực. Thật là một
con người đáng
ghê sợ !
chúng ta nghĩ, và sự không thích chuyển thành căm giận. Chính giai đoạn đầu tiên này, cái
cảm giác bất an thắp cháy sự
giận dữ của
chúng ta, mà
chúng ta nên
cố gắng thoát khỏi. Đó là
lý do Shantideva nói :
8. Bởi thế tôi sẽ
phá hủy hoàn toànChất
nuôi dưỡng này cho
kẻ thù của tôi,
Kẻ thù ấy chỉ có
ý định duy nhất là
Đem
buồn phiền lại cho tôi.
Chúng ta nên
cố gắng dùng mọi
phương cách để
thoát khỏi cái
cảm giác ban sơ của sự
bất an này.
9. Điều gì có xảy ra, tôi cũng không bao giờ làm hại
Sự an vui của
tâm thức.
Sự
thất vọng chẳng bao giờ đem lại cho tôi điều tôi muốn ;
Nên
đức hạnh của tôi sẽ không bị hư hoại bởi nó.
10. Nếu có một cách cứu chữa khi
rắc rối xảy đến,
Thì ích gì phải buồn ?
Và nếu
giải pháp không
tìm ra được
Thì
buồn phiền có
lợi ích gì ?
Chúng ta phải
cố gắng ở trong một
trạng thái buông xả của
tâm thức. Bởi vì
trừ phi chúng ta thoát khỏi cảm giác bất an này, nó sẽ
nuôi dưỡng sự
sân hận của
chúng ta, làm cho
sân hận lớn lên và
cuối cùng hủy hoại
chúng ta.
Giận dữ thì tệ hơn bất cứ
kẻ thù bình thường nào.
Dĩ nhiên, những
kẻ thù bình thường làm hại
chúng ta : đó là
lý do tại sao
chúng ta gọi họ là
kẻ thù. Nhưng sự
tổn hại họ gây cho
chúng ta là nhắm đến giúp cho chính họ hay những người bạn của họ, chứ không hẳn là làm cho
chúng ta mất
hạnh phúc. Ngược lại,
kẻ thù bên trong, sự
sân hận, không có
nhiệm vụ nào hơn là hủy hoại những hành động
tích cực của
chúng ta và làm
chúng ta khổ đau. Đó là
lý do Shantideva nói, “Kẻ thù của tôi chỉ có
ý định duy nhất là đem lại
buồn phiền cho tôi.” Từ lúc nó
xuất hiện, nó
hiện hữu chỉ với
mục đích làm hại
chúng ta. Bởi thế
chúng ta cần đương đầu với nó với mọi
phương tiện chúng ta có.
Chúng ta hãy
duy trì một
trạng thái bình an của
tâm thức và không
rối loạn.
Cái chọc giận
chúng ta trước tiên là điều
chúng ta muốn không được
đáp ứng. Nhưng
rối loạn không làm được gì để
đáp ứng cho những
ý muốn đó. Như thế
chúng ta không
thỏa mãn được những ước muốn của
chúng ta đã đành mà cũng không
lấy lại được sự an vui của
chúng ta !
Trạng thái không bằng lòng này, từ đó
giận dữ có thể lớn mạnh, là rất nguy hiểm.
Chúng ta cố gắng không bao giờ để cho cơ cấu
hạnh phúc của
tâm thức bị
rối loạn. Hoặc
chúng ta đang khổ đau bây giờ hay đã khổ đau trong
quá khứ,
không có lý do gì để
bất hạnh. Nếu
chúng ta có thể chữa trị nó, tại sao lại
bất hạnh ? Và nếu
chúng ta không thể,
ích lợi gì khi
thất vọng về nó ? điều ấy chỉ tăng thêm
bất hạnh và chẳng
tốt đẹp tí nào.
Trạng thái không bằng lòng
ban đầu này, nó làm
giận dữ sanh ra, gây ra bởi những điều
chúng ta không muốn. Chẳng hạn,
chúng ta không muốn bạn bè
chúng ta hay chính
chúng ta khổ đau hay bị
sỉ nhục,
chỉ trích hay bị khinh miệt. Khi
chúng ta không thể tránh những điều này,
chúng ta trở nên buồn. Ngược lại,
chúng ta cảm thấy hài lòng khi chính những
kẻ thù của
chúng ta khổ đau vì những điều như vậy, và
chúng ta không vui lòng khi những điều
tốt đẹp đến với họ.
12.
Nguyên nhân của
hạnh phúc thì hiếm khi đến,
Và nhiều thay là những
hạt giống của khổ đau !
Nhưng
nếu không đau khổ, tôi sẽ không bao giờ mong ngóng
giải thoát.
Bởi thế, hỡi tâm ta, hãy
vững vàng kiên nhẫn !
Nói chung,
chúng ta phải làm nhiều
cố gắng để có được
hạnh phúc, trong khi khổ đau thì đến một cách
tự nhiên. Chỉ
sự kiện có một
thân thể là đã
bao gồm khổ đau không tránh được. Những khổ đau thì nhiều và
nguyên nhân của chúng cũng rất lắm. Một người có trí có thể
thành tựu hạnh phúc bằng cách
chuyển hóa những
nguyên nhân của
bất hạnh thành những
điều kiện thuận lợi.
Chúng ta có thể dùng khổ đau như một
phương tiện để
tiến bộ. Như Shan-tideva nói, “Nếu không có
đau khổ, tôi sẽ không bao giờ mong ngóng
giải thoát.”
Chỉ là điều
tự nhiên khi
chúng ta ghét khổ đau. Nhưng nếu
chúng ta có thể khai triển
ý lực chịu đựng những khó khăn, bấy giờ
chúng ta sẽ càng lúc càng
khoan dung. Như có nói trong bản văn :
14. Không có cái gì mà không
Dễ dàng lớn lên qua
thói quen.
Chịu đựng những
rắc rối nho nhỏ
Sẽ sửa soạn cho tôi nhẫn chịu nhiều
buồn phiền hơn.
16. Nóng và lạnh, gió và mưa
Bệnh tật, tù tội, đánh đập –
Tôi sẽ không
bực bội với những thứ ấy,
Vì làm thế sẽ làm nặng thêm
rối loạn cho tôi.
Nếu
chúng ta rất
nhẫn nhục, bấy giờ cái gì
bình thường chúng ta xem là rất
đau đớn sẽ không
xuất hiện quá xấu lắm đâu. Nhưng không có
kiên nhẫn chịu đựng, ngay cả một sự gì nhỏ nhất cũng không thể chịu nổi. Cái gì cũng
tùy thuộc vào
thái độ của
chúng ta.
17. Khi thấy máu mình chảy,
Có những người
lòng can đảm lại tăng thêm,
Trong khi một số người
yếu đuối thì bất tỉnh
Chỉ vì thấy người khác bị đổ máu !
Tương tự, nếu
chúng ta có thể khai triển
nhẫn nhục,
chúng ta sẽ có thể
chịu đựng những khó khăn lớn lao gặp phải.
Nhẫn nhục nghĩa là ngay dù giáp mặt với khổ đau hay
chướng ngại lớn lao
chúng ta không để cho nó làm nhiễu
loạn tâm thức.
Dĩ nhiên, quả là khó xem được những khổ đau như là đáng ưa và
chuyển hóa chúng thành những
tình trạng thuận ý,
tốt đẹp.
Chúng ta phải
kiên nhẫn vì
chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh
quyết định với những tình thức
tiêu cực như sự thù ghét,
kẻ thù xấu nhất. Chờ đợi sự
thương tổn khi chiến đấu với một
kẻ thù bình thường là
tự nhiên, thì khi chiến đấu với
kẻ thù chính yếu, sự thù ghét, chắc sẽ không dễ dàng. Nhưng nếu
chúng ta bất chấp mọi
đe dọa như thế và chiến thắng những thức tình
tiêu cực, bấy giờ
chúng ta có thể thực sự được gọi là những
anh hùng. Ngược lại,
quy phục giận dữ và giết chết một
kẻ thù bình thường thì không
can đảm gì hơn đâm một người đã chết. Không có gì
đặc biệt trong chuyện đó.
21. Khổ đau cũng có
giá trị của nó
Qua
buồn phiền,
kiêu mạn bị đuổi đi
Và lòng
thương xót đối với những người luân lạc trong
sanh tử được cảm nhận,
Cái ác bị
xa lìa, và cái thiện được
vui thích.
Sự khổ đau cũng có mặt
tích cực. Đối với một sự việc,
chúng ta mất đi
cảm giác tự cho là quan trọng.
Chúng ta học biết cảm kích sự khổ đau của những người khác, và lòng bi của
chúng ta lớn lên. Và
chúng ta trở nên
cẩn thận không dám tích tập những
nguyên nhân của khổ đau.
Người nào cũng có ít ra vài khuynh hướng không
ích kỷ, dù còn bị
giới hạn. Khai triển những khuynh hướng này đến khi
ý muốn giúp đỡ những người khác
trở thành vô biên là điều được gọi là
Bồ đề tâm. Những
chướng ngại chính cho sự phát triển này là
ý muốn làm hại những người khác, ghét hận, và
giận dữ. Để
chống lại những cái này, bởi thế thiết yếu là
thiền định về
nhẫn nhục.
Chúng ta càng
thực hành sâu xa, cơ hội cho
giận dữ sanh ra càng ít.
Nhẫn nhục là cách tốt nhất để
loại bỏ giận dữ.
Bây giờ
chúng ta hãy nói về
tình thương. Theo ý tôi, mọi
chúng sanh đều muốn được
thương yêu. Điều này là
tự nhiên và tự phát. Ngay cả
thú vật cũng muốn người ta tốt với chúng. Khi ai đó nhìn bạn với một
biểu lộ yêu mến, nó làm cho bạn
sung sướng, phải thế không ?
Tình thương là một phẩm tính được quý chuộng khắp hết
nhân loại, trong mọi
tôn giáo. Tất cả
tôn giáo, gồm cả
Phật giáo, đều
diễn tả những vị
sáng lập của chúng trên hết là khả năng
thương yêu của các ngài. Những
tôn giáo nói về một
đấng sáng tạo đều nhắc đến lòng
thương xót của
đấng sáng tạo. Và phẩm chất chính của những vị
ban cho sự nương dựa
tâm linh là
tình thương.
Khi
chúng ta nói về một
Tịnh Độ đầy ắp sự
hiện diện của
tình thương, người ta
cảm thấy như đi đến đó.(30) Nhưng nếu
chúng ta diễn tả một
Tịnh Độ như là một xứ sở của chiến tranh và
tranh đấu, người ta sẽ không
cảm thấy mong muốn nào sanh về một nơi chốn như thế. Người ta vốn
tự nhiên ngưỡng mộ
tình thương, và họ không thích những
cảm giác và hành động
tổn hại như thù hận,
giận dữ, chiến đấu,
trộm cắp,
thèm khát những
sở hữu của người khác, và muốn hại người khác. Vậy nếu
tình thương là cái gì tất cả
nhân loại quý trọng, thì
chắc chắn nó là cái
chúng ta có thể khai triển nếu
chúng ta cố gắng.
Nhiều người nghĩ rằng
nhẫn nhục mang lấy sự
thiệt thòi là một dấu hiệu của
yếu đuối. Tôi nghĩ điều này
sai lầm. Chính
giận dữ là một dấu hiệu của
yếu đuối, trong khi
nhẫn nhục là một dấu hiệu của
sức mạnh. Chẳng hạn, một người đang
tranh luận một điểm căn cứ trên
suy luận xác đáng thì tự tin và ngay cả có thể
mỉm cười khi
chứng minh vấn đề của mình.
Trái lại, nếu những
lý luận của anh ta không xác đáng và anh ta sắp
mất mặt, anh ta
nổi giận, mất
tự chủ, và bắt đầu nói năng
vô nghĩa. Người ta hiếm khi
nổi giận nếu họ tự tin vào điều họ đang làm.
Giận dữ đến dễ dàng hơn trong những lúc
rối loạn.
22. Tôi không nổi sân với
lục phủ ngũ tạng,
Nguồn gốc
dồi dào của đau và khổ !
Vậy tại sao tôi oán ghét những bạn bè đồng bào của tôi,
Họ cũng là nạn nhân của những
điều kiện như thế ?
Khổ đau có thể đến từ những
nguyên nhân có sự sống hay không có sự sống.
Chúng ta có thể nguyền rủa những sự vật
vô tri như khí hậu, nhưng chính với những
chúng sanh có sự sống mà
chúng ta thường
nổi giận nhất. Nếu
chúng ta phân tích những
nguyên nhân có sự sống này chúng làm cho ta
bất hạnh,
chúng ta thấy rằng
bản thân chúng lại bị
ảnh hưởng bởi những
điều kiện khác nữa. Chúng không làm
chúng ta nổi giận chỉ vì chúng muốn như vậy. Về mặt này, bởi vì chúng bị
ảnh hưởng bởi những
điều kiện khác, chúng thật ra là không có
hiệu lực. Bởi thế không
cần phải nổi giận với chúng.
24. Không bao giờ nghĩ, “Bây giờ ta sẽ tức giận,”
Người ta bỗng bị
cơn giận chụp lấy.
Cơn giận,
cũng thế, thoắt đến –
Dù nó chẳng bao giờ toan tính phải được xảy ra !
25. Bất
cứ sự xúc phạm nào,
Tất cả những
hành vi xấu ác,
Khởi lên do
nhân duyên dẫn dắt.
Không có cái nào là
độc lập và tự mình.
26.
Tuy nhiên những
nguyên nhân này không có
ý nghĩLà phải sanh ra một cái gì.
Và bởi thế cái được sản sanh ra
Thì
vô tâm, không có
ý nghĩ là được sanh ra.
Ở điểm này trong bản văn, Shantideva
bác bỏ những luận cứ của những nhà Samkhya, một trong những
truyền thống không phải
Phật giáo của
Ấn Độ cổ đại.
27.
Cũng thế cái được gọi là
bản chất nguyên sơ
Và cái Ngã, dầu nó là thứ gì,
Không thành
hiện hữu bằng cách nghĩ
“Ta sẽ
hiện hữu.”
28. Không
hiện hữu, còn chưa sanh ra,
Bởi thế cái gì có thể muốn có sự
hiện hữu ?
Bất biến, bởi thế luôn luôn ở trong đối tượng của nó,
Nó không bao giờ có thể ngừng là như thế.
Theo
Phật giáo, không có sự vật gì như vậy như là một cái sinh ra mà không có
nguyên nhân. Mọi sự vật đều bị
điều kiện hóa bởi cái gì khác. Điều ấy cũng
áp dụng cho những hành động
tiêu cực.
Theo những nhà Samkhya, có hai mươi lăm đối tượng của sự
hiểu biết, trong đó cái
chính yếu,
bản chất nguyên sơ (Skt, prakriti), được xem là
chân lý tối hậu :
tối hậu,
vĩnh cửu, toàn khắp và
độc lập. Tất cả
hiện tượng đều do
bản chất nguyên sơ này tạo ra. Những nhà Samkhya cũng
giả thiết sự
hiện hữu một cái Ngã, hay nguyên lý
ý thức (purusha), nó cũng
vĩnh cửu,
độc lập và
kinh nghiệm những
biểu lộ của
bản chất nguyên sơ.(31)
Phật giáo bác bỏ khả tính của một cái gì
độc lập không
tùy thuộc vào một
nguyên nhân. Tất cả mọi sự đều liên lập,
tùy thuộc lẫn nhau. Không có
hiện tượng nào sanh ra một cách tự mình, có thể nói là,
thình lình quyết định rằng nó sẽ
biểu lộ. Nếu
bản chất nguyên sơ là
nguyên nhân của mọi sự mà nó sanh ra, bấy giờ nó phải tự mình sanh ra. Nhưng vì nó không tự
sáng tạo ra chính nó, làm sao nó có thể
sáng tạo ra mọi sự ?
Phật giáo dạy rằng mọi sự vật khởi sanh từ những
nguyên nhân (nhân) và những
điều kiện (duyên) và bởi thế không có sự vật nào như vậy là một
nguyên nhân không có
nguyên nhân. Nếu có một sự vật như vậy, bấy giờ mọi sự vật cũng có thể được nói là khởi sinh từ
hư vô ! Một cách
độc lập,
bản chất nguyên sơ
thường trực khởi sanh (làm
nguyên nhân tạo ra) cái gì đó. Nhưng như
chúng ta có thể thấy, những
hiện tượng có khi
biểu lộ và khi khác thì không. Như thế bởi vì những
nguyên nhân và những
điều kiện mà chúng
dựa vào đôi khi hội hợp còn khi khác thì không.
Nếu
nguyên nhân là
độc lập và có thể
sáng tạo thường hằng, bấy giờ
dĩ nhiên kết quả của nó cũng phải
thường hằng. Vì kết quả không
thường hằng,
chúng ta có thể
lý luận rằng
nguyên nhân của chúng cũng không
thường hằng : nó là
vô thường. Nếu có một sự vật như thế như là một
đấng sáng tạo độc lập, bởi thế nó độc nhất và toàn khắp, thì mọi
biểu lộ hay kết quả của nó phải là
thường hằng.
Niềm tin vào một
đấng sáng tạo như thế chỉ là không
hợp lý luận.
Xét về cái Ngã
thường hằng và
bất biến, nếu nó thật là
bất biến, tất cả những
tri giác của nó cũng phải
thường hằng, và không có
thời gian nào nó
không kinh nghiệm chúng.
Lý luận bình thường nói với
chúng ta điều đó không đúng thực. Có khi
chúng ta tri giác những sự vật, có khi không. Nhưng những
tri giác phải
thường hằng nếu cái Ngã là một
thực thể bất biến.
Theo Kinh
Duyên Sanh, mọi sự vật đều khởi từ một
nguyên nhân. Nhưng một
nguyên nhân như thế không thể là một
đấng sáng tạo thỉnh thoảng làm cho
vũ trụ hiện hữu.
Nguyên nhân theo định nghĩa là
vô thường, và như thế chính nó phải có một
nguyên nhân.
Rốt ráo, một kết quả phải cùng một
bản chất với
nguyên nhân sanh ra nó.
Tuy nhiên, nếu
chúng ta tin vào một
nguyên nhân thường hằng, sẽ
hoàn toàn mâu thuẫn khi
đồng thời tin vào
sự giải thoát.(32)
Những nhà Samkhya tin rằng
bản chất nguyên sơ
biểu lộ ra
sanh tử và rằng cái Ngã, nó được
giả định là một
thực tại thường hằng, trải nghiệm
hạnh phúc và khổ đau trong
sanh tử. Qua
thiền định theo lời dạy của một
vị thầy tâm linh, cái Ngã thấu hiểu rằng mọi
hiện tượng là những
biểu lộ của
bản chất nguyên sơ. Với sự thấu hiểu này, mọi sự
biểu lộ của
bản chất nguyên sơ tan biến, để lại cái Ngã
một mình.
Trạng thái này được các nhà Samkhya cho là
giải thoát. Mọi điều này
hoàn toàn mâu thuẫn. Nếu
chúng ta tin rằng
nguyên nhân của
sanh tử luân hồi,
bản chất nguyên sơ, là
thường hằng, thì làm sao
chúng ta có thể
giải thích sự giải thoát ?
31. Như vậy mọi sự vật
tùy thuộc vào một cái khác.
Dựa trên điều này là
sự kiện rằng không có cái gì là
độc lập.
Biết thế,
chúng ta chúng ta sẽ không bị
phiền nhiễu nơi những đối tượng
Chúng giống như những
xuất hiện của huyễn thuật.
Đây là
lý do tại sao
chúng ta nói rằng tất cả
chúng sanh bị
ảnh hưởng bởi những cái khác, nghĩa là những thức tình
của riêng chúng, và như thế không
độc lập. Tiến trình của
nguyên nhân dẫn đến kết quả là do sự hội hợp của những
điều kiện. Không có gì
độc lập. Nếu
chúng ta hiểu điều này, bấy giờ sướng và khổ mà
bình thường chúng ta tri giác như là thật và cứng đặc sẽ được thấy như cái gì không có
bản chất,
như ảo ảnh huyễn thuật. Trong ánh sáng này,
chúng ta không phải
mệt mỏi nổi giận với ai nữa cả.
Vài người có thể nghĩ, Nếu mọi sự là huyễn, thì ích gì
thoát khỏi khổ đau
như huyễn bằng một
đối trị mà
bản thân nó cũng là huyễn ? Câu
trả lời là cái khổ đau
như huyễn này là kết quả của những
nguyên nhân và
điều kiện chúng cũng là huyễn. Ngay dù
đau đớn là huyễn,
chúng ta còn khổ sở vì nó, và
chắc chắn chúng ta không muốn nó.
Hạnh phúc cũng như vậy. Nó là một sự huyễn, nhưng vẫn còn là một cái gì
chúng ta muốn. Như thế, những
đối trị như huyễn được dùng để
thoát khỏi những khổ đau
như huyễn, giống như là một nhà huyễn thuật dùng một huyễn thuật này để
chống lại một huyễn thuật khác. Đây thực là một điểm quan trọng được
giải thích rất
chi tiết ở chương chín của
Bồ Tát Hạnh.
33. Như thế, khi những
kẻ thù hay bạn quý
Được thấy là có hành động không
thích đáng,
Hãy
thanh thản và tự nhủ,
“Điều này đến từ
nhân duyên như vậy như kia.”
Chúng ta hãy xem mọi sự, dầu thân quý hay
thù nghịch, là một trò
huyễn hóa, và không nhọc công
phản ứng lại với
quyến luyến hay giận dữ.
34. Nếu sự vật xảy ra chỉ để cho sự thích muốn của
chúng ta,
Thì tại sao đau buồn cứ đến
Với không trừ một ai trong
chúng sanh ?
Bởi vì chẳng có ai muốn khổ cả.
38. Trong móng vuốt của những tình thức
nhiễm ôCó những người còn giết cả chính họ :
Dù
chúng ta có ngèo nàn lòng
thương xótThì
ít nhất chúng ta cũng tránh
sân hận.
Nếu tất cả
chúng ta có một chọn lựa giữa
hạnh phúc và khổ đau, không ai chọn khổ đau, và sẽ không có khổ đau trong
thế gian này. Nhưng bởi vì mọi sự là liên lập và
phụ thuộc vào những
nguyên nhân khác, nên cả hai
hạnh phúc và khổ đau đều có mặt. Người ta khổ đau mà không muốn nó. Và khi
tâm thức không được
kiểm soát, khi
chúng ta bị
ảnh hưởng bởi thù ghét,
chúng ta tự hại cả chính mình. Nếu
chúng ta có thể tự hại mình với thù ghét như vậy,
chắc chắn chúng ta có thể làm hại những người khác.
39. Nếu những người như những đứa trẻ
vô tâmBản chất ưa làm hại những người khác
Ích gì khi
sân hận với họ
Khác gì ghét lửa vì sức nóng của nó !
40. Và nếu những
lỗi lầm đó là thoáng chốc và
ngẫu nhiên,
Nếu
chúng sanh bản chất là
xấu xa,
Thật
vô lý khi
sân hận với họ –
Cũng như
nổi giận với bầu trời vì nó có những
đám mây !
Chúng ta phải bi mẫn và không bao giờ
sân hận đối với những người đang làm hại chính họ. Và khi những người khác hại
chúng ta,
chúng ta nên xét lại đó là do
bản chất ưa làm điều hại của họ hay chỉ là cái gì
nhất thời. Nếu là
bản chất họ, bấy giờ không ích gì mà
nổi giận. Nếu nó chỉ là sự
nhất thời,
bản chất họ không xấu, và họ chỉ làm hại
chúng ta vì những
ảnh hưởng tạm thời. Cũng lại như vậy, có ích gì
nổi giận với họ đâu.
Nếu có ai dùng một vũ khí để làm
thương tổn chúng ta, sự vật thực sự làm
chúng ta bị thương là vũ khí. Cái
gián tiếp làm
chúng ta bị thương là
cơn giận của người ấy. Vậy nếu phải
nổi giận,
chúng ta nên
nổi giận với cái vũ khí hay với
cơn giận nó là
lý do cho việc vũ khí được
sử dụng. Ngoài vũ khí và
cơn giận của người, không có ai còn lại để
giận dữ với.
43. Những vũ khí của họ và
thân thể tôi :
Cả hai là những
nguyên nhân của khổ đau của tôi !
Họ thì rút kiếm còn tôi thì hươi thân.
Ai đáng để giận hơn cho
cơn giận của tôi ?
Vì mọi sự đều do nhiều
nguyên nhân, chỉ
nổi giận với một cái thì
vô lý.
47. Những người làm hại tôi khi
chống lại tôi
Đều được mời đến do nghiệp xấu của tôi.
Rồi họ sẽ phải
đi vào địa ngục,
Như thế không phải tôi là người làm hại họ sao ?
Những điều ác người khác gây cho
chúng ta là kết quả trực tiếp của những hành động
quá khứ của
chúng ta. Thật ra những hành động này (nghiệp) đã khiến cho những
đối thủ của
chúng ta làm hại
chúng ta. Từ
quan điểm này, chính
chúng ta đang làm hại
đối thủ của
chúng ta, vì trong tương lai họ sẽ khổ đau bởi hành động làm hại mà chính
chúng ta là người xúi dục, mời gọi.
Khi những người khác làm hại
chúng ta,
chúng ta có được
dịp may thực hành đức
nhẫn nhục và như thế tịnh hóa nhiều nghiệp xấu và tích tập nhiều
công đức. Bởi vì chính những
kẻ thù của
chúng ta cho
chúng ta cơ may lớn lao này, họ thật sự đang giúp đỡ
chúng ta. Nhưng bởi vì họ đang phạm vào những hành động
tiêu cực mà
chúng ta là
nguyên nhân của chúng,
chúng ta quả thật đang làm hại họ. Thế nên nếu có tức giận với ai, kẻ đó phải là chính
chúng ta.
Chúng ta không bao giờ nên
nổi giận với những
kẻ thù của
chúng ta, không kể đến
thái độ của họ, bởi vì họ thực sự làm
ích lợi cho
chúng ta.
Bởi thế, người ta nên tự hỏi, bằng cách khiến cho những
kẻ thù của
chúng ta tích tập những hành động xấu như thế, chính
chúng ta đang tích tập những hành động xấu hay những
kẻ thù của
chúng ta trong khi giúp đỡ
chúng ta thực hành nhẫn nhục như thế, họ đã tích tập những hành động tốt. Không phải như vậy. Dù
chúng ta đã là
nguyên nhân cho hành động xấu của họ, nhưng nhờ
thực hành nhẫn nhục,
chúng ta thực
sự tích tập
công đức và sẽ không
tái sanh trong các cõi thấp. Chính
chúng ta nhẫn nhục, và không giúp đỡ
kẻ thù của
chúng ta làm những chuyện xấu. Ngược lại, nếu
chúng ta không thể
nhẫn nhục khi bị hại, bấy giờ sự làm hại của những
kẻ thù của
chúng ta sẽ không giúp gì cho ai cả. Hơn nữa, nếu mất
nhẫn nhục và
nổi giận,
chúng ta vi phạm lời
thệ nguyện tuân thủ giới luật của một
Bồ tát.
52. Tâm thì không có hình thể :
Không ai có thể hủy hoại được nó.
Tuy nhiên nó bám níu mãnh liệt cái thân
Và đọa thành nạn nhân cho sự
đau đớn của thân.
Vì
tâm không là một sự vật
vật chất, không ai có thể làm hại nó. Khi những người khác nói đến những điều khó chịu với
chúng ta, họ không làm
thương tổn chúng ta một cách
vật chất. Nếu
chúng ta nghĩ về điều ấy, thì không có gì là khó
chịu đựng.
Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu
chúng ta tỏ ra khoan dung khi người ta nói những điều
xấu xa về
chúng ta, điều ấy sẽ được nghĩ là họ
nói đúng và
tai hại gây ra cho
thanh danh của
chúng ta sẽ ngăn trở sự
thành công của
chúng ta trong
cuộc đời. Nhưng không có gì không hay trong đó cả. Dù
chúng ta có nhiều
danh tiếng và
ca ngợi,
chúng ta cũng chỉ hưởng được
trong đời này.
Trái lại, nếu
chúng ta nổi giận, nghĩ rằng họ làm hại
thanh danh và sự
thành công của
chúng ta trong đời này, thì những hành động xấu
chúng ta tích tập như vậy sẽ theo
chúng ta cho đến những
đời sau.
62. Nếu khi những người khác
phỉ báng bạn, bạn
biện hộRằng sự
giận dữ của bạn là bởi vì họ hại chính họ,
Thế tại sao bạn không giận ghét
Sự
phỉ báng mà những người khác là nạn nhân ?
Khi người ta nói những điều khó chịu về
chúng ta, nếu chính những điều
xấu xa tự chúng làm
chúng ta nổi giận, bấy giờ
chúng ta cũng phải
nổi giận khi những điều
xấu xa được nói về kẻ khác. Bởi vì
trường hợp là như nhau trong những điều khó chịu này. Nhưng khi những điều khó chịu được nói về người khác, điều thường xảy ra là
chúng ta cũng góp phần
chỉ trích vào những
nguyên nhân không
liên hệ gì đến
chúng ta và
chúng ta thản nhiên. Tại sao
chúng ta không
áp dụng cùng một luận điệu khi chính
chúng ta là đối tượng của sự
chỉ trích ? Khi có người nào đó bị
ảnh hưởng bởi những hành động xấu nói những điều
xấu xa về
chúng ta, tại sao
chúng ta cho phép chúng ta nổi giận ? Rốt lại, chính những tình thức
tiêu cực, chớ không phải
con người, là chịu
trách nhiệm về sự tấn công. Và lại nữa, nếu
chúng ta không
nổi giận khi người khác bị
chỉ trích, sẽ
tiếp theo chúng ta cũng
khoan dung những người nhục mạ Phật, đập phá tượng,
thiêu hủy chùa chiền,
phỉ báng những bậc thầy vĩ đại…
64. Ngay cả những người
phỉ báng và
phá hủyThánh Pháp, tháp, tượng, kinh sách
Cũng không phải đích thị là những đối tượng cho sự
giận dữ của tôi :
Chư Phật không bị hại bằng cách ấy.
74. Vì những
mục tiêu tham muốn,
Tôi đã
chịu đựng một ngàn lần lửa đốt
Và những
đau đớn khác của
địa ngục,
Mà chẳng làm được cái gì cho chính tôi và người khác.
75. Những
đau đớn bây giờ không là cái gì so với những cái ấy,
Tuy nhiên có những
lợi lạc lớn lao
tăng trưởng từ chúng.
Những
khổ não này, nó xua tan những
phiền não của tất cả
chúng sanh –
Tôi chỉ nên
tùy hỷ với chúng.
Chẳng hạn nếu một người bị kết tội chết được miễn bằng cách đổi lấy phải chặt tay, nó sẽ
cảm thấy rất nhẹ nhõm.
Tương tự, khi
chúng ta có
dịp may để tịnh hóa một khổ đau lớn lao bằng cách
nhẫn nhục một
thương tổn nhẹ,
chúng ta nên
chấp nhận nó. Nếu, không thể
nhẫn nhục nổi những nhục mạ,
chúng ta nổi giận,
chúng ta chỉ tạo thêm khổ đau tệ hơn cho tương lai. Dầu khó khăn chăng nữa,
chúng ta cũng nên
cố gắng mở rộng viễn cảnh của
chúng ta và không trả đũa.
Chúng ta đã và còn
trải qua khổ đau không dứt mà không rút ra được
lợi lạc nào từ nó. Từ bây giờ,
chúng ta đã nguyện hứa tốt lòng,
chúng ta nên
cố gắng không
nổi giận khi những người khác nhục mạ
chúng ta.
Nhẫn nhục có
thể không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tập trung
đáng kể. Nhưng kết quả mà
chúng ta thành tựu qua việc
nhẫn nhục những khó khăn này sẽ là cao siêu. Đó là cái gì nên
hoan hỷ !
79. Khi những
lời khen ngợi được dồn lên những
công đức của tôi
Tôi muốn những người khác đều
tùy hỷ với chúng ;
Tuy nhiên khi người nào khác được
xưng tán,
Sự
hoan hỷ của tôi thì
chậm chạp và
miễn cưỡng.
Khi người nào
chúng ta không thích được
xưng tán, thường thì
chúng ta trở nên ghen tuông. Đây là một
sai lầm. Khi những điều
tốt đẹp được nói về những người khác,
chúng ta nên
cố gắng tham dự. Bấy giờ
chúng ta cũng có thể ít vui. Vậy tại sao không
tùy hỷ ? Nếu
chúng ta có thể vui theo và
cảm thấy một
cảm giác thỏa mãn khi những người
chúng ta không thích được
tán tụng, niềm
hạnh phúc mà
chúng ta có thì thực
sự tích cực và được chư Phật bằng lòng. Khi
chúng ta thực hành như vậy, ngay cả
kẻ thù cũng tán thưởng
chúng ta. Đây là một trong những cách tốt nhất để có được sự
kính trọng của những người khác.
80. Bởi vì tôi muốn
hạnh phúc cho
chúng sanh,
Tôi đã nguyện
giác ngộ vì họ
Vậy khi thấy họ tìm được niềm vui cho chính họ,
Tại sao tôi lại khó chịu vì những người đó ?
Nếu
chúng ta không thể tán thưởng và
tùy hỷ với
hạnh phúc người nào có khi
tán dương người khác, thì
cuối cùng chúng ta sẽ không chịu nổi,
bao dung nổi ngay cả một niềm vui nhỏ nhất của bất cứ ai khác. Nếu như vậy,
đáng lẽ chúng ta nên
từ bỏ mọi thứ có thể giúp đỡ cho những người khác và ngay cả không bao giờ cho món gì, từ chối nhận bất cứ thứ gì nó làm
vui lòng họ. Nếu
chúng ta hoan hỷ khi được
xưng tán, thì
chúng ta đã
sai lầm mà
nổi giận khi ai đó
xưng tán những người khác và rút ra được niềm vui từ việc ấy.
83. Nếu ngay cả điều này tôi không muốn dành cho
chúng sanh,
Làm sao tôi có thể muốn
Phật tánh cho họ ?
Làm sao một người có thể có
Bồ đề tâm,
Nếu nó
giận dữ bởi sự
tốt đẹp mà những người khác có ?
Vì
chúng ta đã phát
thệ nguyện đạt đến toàn giác cho tất cả
chúng sanh, khi những người này có một ít
hạnh phúc về phần họ,
hoan hỷ thì khôn ngoan hơn là tức giận.
Chúng ta đã tự nhận
trách nhiệm xua tan mọi khổ đau và
thành tựu mọi
hạnh phúc, thì những người khác
hạnh phúc,
trách nhiệm của
chúng ta đã bớt đi. Nhưng nếu
chúng ta không thể chịu nổi việc những người khác được
hạnh phúc, làm sao
chúng ta tự cho là đang kiếm tìm
Phật tánh ?
Khi những sự việc không tốt đến cho người nào
chúng ta không thích, có gì để
hoan hỷ ? Không làm cho sự khổ đau
hiện thời của nó tệ thêm, và nếu nó tệ thêm, đáng buồn biết bao nếu
chúng ta mong muốn một việc như thế.
90. Những chuyện
vô ích của
xưng tán và
thanh danhChẳng dùng được gì để tăng thêm
công đức hay mạng sống ;
Chẳng
ban cho sức khỏe cũng không
sức mạnh,
Nó không góp gì cho sự
thong dong của thân.
Chỉ được
xưng tán thực chất chẳng giúp được chút gì : nó không tăng thêm
vận may của
con người, cũng không làm cho họ sống lâu hơn. Nếu
thích thú tạm thời là tất cả điều bạn muốn, bạn dám dùng á phiện lắm. Nhiều người đầu tư nhiều tiền và ngay cả lừa gạt bạn bè
để dành được
địa vị cao. Điều này
hoàn toàn xuẩn ngốc.
Địa vị và
danh tiếng của họ không thực sự giúp gì nhiều trong
cuộc đời này và chẳng là gì cho những đời sắp tới. Không có gì
đặc biệt để
hạnh phúc nếu
chúng ta có
danh tiếng hay
bất hạnh vì người ta
nói xấu về
chúng ta.
93. Những trẻ nít không thể nín khóc
Khi lâu đài cát của chúng sụp đổ.
Tâm của
chúng ta cũng như
chúng nóKhi
xưng tán và
danh vọng bắt đầu
suy sụp.
94.
Âm thanh ngắn ngủi,
vô tri, như
tiếng vang,
Tự chính nó chẳng bao giờ có thể có
ý định khen tặng chúng ta.
“Nhưng nó là sự
hoan hỷ người khác đưa vào trong tôi,” bạn nói.
Những thứ ấy là những
nguyên nhân nghèo nàn cho niềm vui của bạn sao ?
95. Tôi có gì đâu nếu những người khác
sung sướngKhi họ
xưng tán người nào hay chính tôi ?
Niềm vui của họ chỉ thuộc về họ ;
Có phần nào trong đó cho sự
hoan hỷ của tôi đâu ?
Những lời
tốt đẹp xưng tán thì
vô tâm : chúng không có
ý muốn nói những sự tốt về
chúng ta. Những
ý định tốt đẹp người khác có trong việc
tán dương chúng ta là những
ý định tốt đẹp của chính họ, không phải của
chúng ta ! Nếu
chúng ta sung sướng vì những người khác nói những điều đáng ưa về
chúng ta, thì
chúng ta cũng nên
sung sướng khi họ nói
tương tự về những
kẻ thù của
chúng ta.
Chúng ta cần đối xử
bình đẳng với tất cả
mọi người.
98.
Xưng tán và khen ngợi
quấy nhiễu tôi.
Chúng làm yếu đi sự
ghê sợ của tôi đối với
sanh tử.
Tôi bắt đầu
ghen tỵ với những phẩm chất của người khác,
Và mọi
công đức do đó sẽ hư hao.
Tán dương, nếu bạn nghĩ về nó, thực sự là một
phóng dật. Ví dụ, lúc
ban đầu người ta có thể là một
tu sĩ giản dị, khiêm tốn,
tri túc. Sau đó, người khác có thể nói những điều nịnh hót như, “Ông ấy là một lama,” và người ta bắt đầu
cảm thấy một ít kiêu hãnh hơn và trở nên tự
ý thức phải nhìn ngó và đối xử làm sao. Rồi tám mối bận
tâm thế gian trở nên mạnh hơn, phải thế không ?
Tán dương là một
phóng dật và hủy hoại sự
từ bỏ.
Lại nữa, mới đầu khi
chúng ta có ít,
chúng ta không có nhiều
lý do cho một
cảm giác cạnh tranh với những người khác. Nhưng về sau, khi “người
tu sĩ bắt đầu mọc tóc,” nó trở nên tự phụ, và khi có
ảnh hưởng hơn, nó
ganh đua với người khác để có những
địa vị quan trọng.
Chúng ta cảm thấy ghen tỵ với người nào có những phẩm tính
tốt đẹp, và
cuối cùng cái này hủy hoại bất cứ phẩm tính
tốt đẹp nào
chúng ta đã có. Được
tán dương không thực sự là chuyện tốt, và nó có thể là nguồn gốc cho những hành động
tiêu cực.
99. Nên những người nào ở sát bên tôi
Để hủy hoại
tiếng tốt của tôi và gọt giũa cho tôi –
Chẳng phải họ không phải là những người
bảo vệCho tôi khỏi sa vào những
cảnh giới đau buồn sao ?
Vì
mục đích thật sự của
chúng ta là
giác ngộ,
chúng ta không nên
giận dữ với
kẻ thù của mình, thật ra họ xua tan
chướng ngại cho sự
đạt đến giác ngộ của
chúng ta.
101. Họ, như sự
ban phước lành của Phật
Đóng chặn đường tôi, cũng
cương quyết như tôi
Để tôi không phóng mình vào
khổ nãoCó thể nào tôi
giận dữ với họ ?
102.
Chúng ta chớ nóng giận, nói rằng,
“Họ là những
chướng ngại cho việc
thực hành đức hạnh.”
Nhẫn nhục là
khổ hạnh không gì sánh,
Và đó chẳng phải là
con đường tôi đã chọn sao ?
Không ích gì bào chữa cho mình, nói rằng những
kẻ thù của tôi ngăn chặn tôi
tu hành và bởi thế mà tôi tức giận. Nếu
chúng ta thực sự muốn
tiến bộ, thì không có
thực hành nào quan trọng hơn
nhẫn nhục.
Chúng ta không thể cho mình là những
hành giả nếu
chúng ta không có
nhẫn nhục.
Nếu
chúng ta không thể
chịu đựng sự gây hại mà những
kẻ thù của
chúng ta làm cho
chúng ta và thay vào đó lại
nổi giận, thì chính
chúng ta là
sự chướng ngại cho sự
thành tựu một hành động
vô cùng tích cực. Không có gì
hiện hữu mà không có một
nguyên nhân, và không thể có sự
thực hành nhẫn nhục mà không có người nào làm hại
chúng ta. Vậy làm sao
chúng ta có thể gọi họ là những
chướng ngại cho việc
thực hành nhẫn nhục, nó là nền tảng trong
con đường Đại thừa ?
Chúng ta khó có thể gọi một người ăn xin là một
chướng ngại cho lòng
rộng lượng bố thí.
Có nhiều
lý do cho
lòng từ thiện ;
thế giới thì đầy những người nghèo túng. Mặt khác, những người làm
chúng ta tức giận và thử sự
nhẫn nhục của
chúng ta thì
tương đối hiếm,
đặc biệt là khi
chúng ta không làm hại ai. Bởi thế khi
chúng ta gặp những
kẻ thù hiếm hoi này
chúng ta cần tán thưởng họ.
107. Như một kho tàng
tìm thấy ngay trong nhà,
Làm cho tôi
giàu có mà không phải mệt sức,
Những
kẻ thù là những người giúp đỡ trong
cuộc đời Bồ tát.
Họ phải là một
thích thú và niềm vui cho tôi.
Khi
chúng ta nhẫn nhục đối với những
kẻ thù,
chúng ta cần
hồi hướng kết quả của sự
thực hành này cho họ, bởi vì họ là những
nguyên nhân của kết quả đó. Họ đã rất tốt với
chúng ta.
Chúng ta có thể hỏi, Tại sao họ xứng đáng với sự
hồi hướng này khi họ không có
ý định làm cho
chúng ta thực hành nhẫn nhục ? Nhưng những sự vật có
cần phải có một
ý định trước khi chúng xứng đáng cho sự
kính trọng của
chúng ta đâu ?
Bản thân Pháp, chỉ ra sự dừng dứt của khổ và là
nguyên nhân của
hạnh phúc, chẳng có
ý định giúp
chúng ta,
tuy nhiên chắc chắn nó xứng đáng được
kính trọng.
Chúng ta có thể nghĩ, những
kẻ thù của
chúng ta là không xứng đáng bởi vì họ
tích cực muốn làm hại
chúng ta. Nhưng nếu người nào tốt và có
ý định tốt như một y sĩ, thì làm sao
chúng ta có thể
thực hành nhẫn nhục ? Và khi một y sĩ, có
ý định chữa lành cho
chúng ta, làm
chúng ta bị thương bằng cách cắt bỏ, mổ ra, hay đâm
chúng ta với kim,
chúng ta không nghĩ người ấy là một
kẻ thù và
nổi giận với ông. Như thế,
chúng ta không thể
thực hành với người ấy. Nhưng
kẻ thù là những người có
ý định hại
chúng ta, và chính vì
lý do đó mà
chúng ta có thể
thực hành nhẫn nhục với họ.
111. Nhờ những
thái độ thù ghét
cay đắng,
Tôi phát
sinh nhẫn nhục trong chính mình.
Như thế họ là
nguyên nhân đích thật của
nhẫn nhục,
Đáng để
tôn kính như với
Giáo Pháp.
112. Tất cả
chúng sanh và chư Phật đều
bình đẳng như vậy
Là những ruộng
công đức,
Thế Tôn đã nói.
Nhiều người
tìm kiếm hạnh phúc cho những người khác
Đã siêu vượt mọi
hoàn thiện.
Có hai miếng ruộng qua đó
chúng ta có thể tích tập
công đức :
chúng sanh và chư Phật. Chính với sự trợ giúp của
chúng sanh, dầu họ có thảm não và thiếu
đạo đức chăng nữa, mà
chúng ta có thể tích tập những hành động
tích cực, khai triển
Bồ đề tâm,
thực hành sáu ba la mật, và
đạt được những phẩm tính của
niết bàn. Không có
chúng sanh,
chúng ta không thể có lòng bi, và không có lòng bi
chúng ta không thể
thành tựu giác ngộ tối thượng mà sẽ rơi vào
cực đoan của
niết bàn. Thế nên sự
đạt đến giác ngộ tối thượng và sự thấu hiểu
chúng ta có được trên
con đường đều nhờ vào
chúng sanh cũng như vào chư Phật.
Sai lầm khi tách biệt hai cái đó, nói rằng chư Phật thì cao siêu và
chúng sanh thì
thấp kém. Vì cả hai đều
cần thiết cho sự
đạt được giác ngộ của
chúng ta, tại sao
chúng ta không
kính trọng chúng sanh như
kính trọng chư Phật ?
114.
Dĩ nhiên mục tiêu của họ không giống nhau,
Nhưng chính do kết quả họ mang lại mà họ được
so sánh.
Bấy giờ, đây chính là sự
tuyệt hảo của những phẩm tính của
chúng sanh.
Thật vậy,
chúng sanh và chư Phật là như nhau !
Dĩ nhiên, họ không
bình đẳng trong những phẩm tính đã
thành tựu. Nhưng trong
ý nghĩa chúng sanh có tiềm năng để
tham dự vào
sự tích tập
công đức và
đạt được giác ngộ của
chúng ta,
chúng ta có thể nói rằng họ
bình đẳng.
119. Vì chư Phật là những người bạn vĩnh hằng của tôi,
Vô biên là những
lợi lạc các ngài đem đến cho tôi,
Làm sao tôi có thể đền đáp
lòng tốt của các ngài,
Ngoài sự làm cho tất cả
chúng sanh hạnh phúc ?
122. Chư Phật
hạnh phúc bởi
hạnh phúc của
chúng sanh ;
Buồn phiền và
đau xót khi
chúng sanh đau khổ.
Làm cho
chúng sanh hạnh phúc, tôi cũng làm
vui lòng chư Phật ;
Não hại chúng sanh, tôi cũng
đồng thời não hại chư Phật.
Nếu
chúng ta thực sự
quy y nơi chư Phật, bấy giờ
chúng ta phải
tôn trọng ý muốn của các ngài. Dù sao chăng nữa,
trong đời sống
bình thường, thật
tự nhiên khi trong một cách nào
tùy thuận theo những người bạn của mình và
tôn trọng ước muốn của họ. Khả năng làm được như vậy được xem là một phẩm tính tốt. Thật là buồn khi một mặt
chúng ta nói rằng
chúng ta quy y Phật, Pháp, Tăng với sự sùng mộ thật lòng, nhưng mặt khác, trong hành động,
chúng ta không biết một cách khinh xuất điều làm cho các ngài phật lòng.
Chúng ta đã được chuẩn bị để
thích ứng với những
tiêu chuẩn của người
bình thường nhưng không phải với những
tiêu chuẩn của chư Phật và chư
Bồ tát. Khốn khổ thay ! Nếu chẳng hạn, một người
Thiên Chúa giáo thực sự
thương yêu Thiên Chúa, bấy giờ người ấy phải
thực hành tình thương cho tất cả
nhân loại bè bạn. Khác đi, người ấy không theo
tôn giáo của mình được :
lời nói và
việc làm của người ấy trái nghịch nhau.
127. Sự
tôn kính và
phụng sự chúng sanh sẽ làm chư Phật
hoan hỷ,
Đem lại một cách
tuyệt vời an lạc cho chính tôi ;
Như vậy nó sẽ
xua đuổi buồn khổ ra khỏi
thế gian,
Và bởi thế, đó sẽ là sự
thực hành thường hằng của tôi.
Những đại sứ của một nhà vua hay một tổng thống, chẳng hạn, phải được
kính trọng, dù họ có vẻ kém gây
ấn tượng thế nào, bởi vì họ
đại diện cho cả một đất nước.
Tương tự, tất cả
chúng sanh, dầu có khốn khổ hạ tiện thế nào, cũng ở dưới sự
che chở bảo bọc của chư Phật và chư
Bồ tát. Bởi thế, trực tiếp làm hại
chúng sanh, tức là
chúng ta gián tiếp làm
khổ não chư Phật và chư
Bồ tát. Đây là điểm
chúng ta phải rất
thận trọng.
Nếu
chúng ta có thể làm
vui lòng chúng sanh, khỏi cần nói rằng điều ấy sẽ góp phần cho sự
đạt đến toàn giác của
chúng ta. Ngay
trong đời này,
chúng ta sẽ
hạnh phúc và
thong dong, được người nghĩ tốt, và có nhiều bè bạn. Trong những
đời sau,
chúng ta sẽ trông ưa nhìn, mạnh mẽ,
sức khỏe tốt, và
chúng ta sẽ
tái sanh trong những cõi cao, với tám phẩm tính là kết quả của những hành động
tích cực. Dưới những
điều kiện thuận lợi như thế,
chúng ta cuối cùng sẽ
đạt đến giác ngộ. Thế nên, giúp đỡ những người khác là nền tảng cho
con đường đến
Phật tánh.
Chương rất quan trọng này về
nhẫn nhục là nền tảng cho chương tám, nó chỉ bày làm thế nào
chúng ta có thể làm
lợi lạc cho những người khác qua sự thấu hiểu những phẩm tính của
lòng vị tha và sự
tai hại của tính
chấp ngã.
Tổng quát, chính cái
ý niệm về
kẻ thù là
chướng ngại chính cho
Bồ đề tâm. Nếu
chúng ta có thể
chuyển hóa một
kẻ thù thành một người mà
chúng ta cảm thấy kính trọng và
biết ơn, bấy giờ sự
thực hành của
chúng ta sẽ
tiến bộ tự nhiên, giống như nước chảy theo một kinh dẫn đào trong đất.
Nhẫn nhục nghĩa là không tức giận với những người làm hại
chúng ta và thay vào đấy là có
lòng bi mẫn cho họ. Như vậy không phải là nói rằng
chúng ta nên để cho họ muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn những người
Tây Tạng chúng tôi, đã
chịu đựng những gian khổ lớn lao từ bàn tay của những người khác. Nhưng nếu
chúng tôi tức giận họ,
chúng tôi chỉ có thể là những người thua cuộc,
thiệt hại. Đấy là
lý do tại sao
chúng tôi thực hành nhẫn nhục. Nhưng
chúng tôi không để cho
áp bức và bất công được tiến hành mà không loan báo.