Người Ăn Cơm Phật

03/01/201112:00 SA(Xem: 46799)
Người Ăn Cơm Phật

NGƯỜI ĂN CƠM PHẬT
Cư Sĩ Nguyên Giác

Có một chút khác nhau giữa cách nói “ăn cơm Phật” và “ăn cơm nhà Phật.” Đó là giữa một mô tả về cơm, và một chỉ định về nơi chốn của cơm này. Nhưng cũng có thể nghĩ rằng sẽ không có dị biệt nào, nếu cùng hiểu rằng chữ Phật có nghĩa là “trí tuệ tỉnh thức.” Đức Phật, để nói ngắn gọn, là người đã tỉnh thức.

Có một câu ca dao Việt Nam thường nghe, trong đó nói về tâm thức của người ăn cơm Phật. Tác phẩm “Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam” do Thầy Lệ Như Thích Trung Hậu sưu tập, nơi câu thứ 25, có ghi:

“Ăn cơm Phật lật đật cả ngày,
Ăn cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ.”

Hai hình ảnh khác nhau nổi bật. Hễ đã ăn cơm Phật, là bận rộn làm việc liên tục, không mệt mỏi. Hiểu là, ăn cơm Phật, là đã “tỉnh thức trí tuệ,” thì không lười biếng nổi được nữa, nghĩa là lúc nào cũng thấy có việc phải làm, và do cơ duyên lúc nào cũng gặp việc phải làm. Lúc đó, có muốn lười biếng, cũng không lười biếng nổi.

Còn “ăn cơm nhà bay,” theo nghĩa đối nghịch với câu trên, có nghĩa là “ăn cơm chúng sinh,” nên hiểu là “cơm của cõi chưa tỉnh thức,”là vẫn còn u mê mờ mịt, lúc nào cũng tự mãn và vui chơi ăn ngủ.

Nếu hiểu là ăn cơm nhà chùa, và ăn cơm ngoài đời thì lại nghĩa khác. Nhưng nơi đây không có ý như thế. Kiểu như một câu thường nghe, “ăn mày cửa Phật,” là cụ thể nói chuyện đời. Nhưng khi nói “ăn cơm Phật,” tất cả các nghĩa ngoài đời đều biến dạng, mà chỉ còn có nghĩa là “pháp hỷ, thiền duyệt,” nơi đó chỉ có niềm vui của người đã tỉnh thức.

Tuy nhiên, phải khéo léo. Bởi vì, chữ “lật đật” trong tiếng Việt có thể làm chệch ra ngoài ý nghĩa của trung dung, trung đạo. Tuy là làm việc gì cũng có thể làm khẩn cấp, nhanh nhẹn – ngay cả khi viết bài, dịch bài, chạy, bơi, múa võ, đánh quyền... – lúc nào tâm cũng cần giữ nơi lặng lẽtỉnh thức. Bởi vì ngay khi để tâm niệm chạy theo quán tính, lúc đó đã không còn là “ăn cơm Phật” nữa. Lúc đó là “ăn cơm nhà bay,” là cơm số nhiều, là “ăn cơm chúng sinh,” là niệm niệm sinh diệt dẫn theo kiếp kiếp sinh diệt.

Không giữ được trung dung, là các cõi chúng sinh lôi kéo liền. Nhưng hễ đi chệch hướng, nghĩa là “ăn cơm nhà bay,” nghĩa là khởi tâm chúng sinh, thì lúc đó dù có ngồi thiền quanh năm, dù tụng kinh ngàn biến, dù niệm Phật trọn đời... cũng vẫn gọi là kiểu “thẳng tay mà ngủ,” kiểu không tu gì hết, bởi vì tu trật hướng, có nghĩa là phóng dật vậy.

Kinh Pháp Cú, bài kệ 21, do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, viết:

“Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.”

Câu đầu tiên trong bài kệ trên, tiếng Pali là “Appamado amatapadam.”

Tác phẩm “The Dhammapada: Verses and Stories” (Kinh Pháp Cú: Kệ và Truyện Tích) bản dịch Anh ngữ bởi Daw Mya Tin, giải thích:

“Bài kệ 21: Tỉnh thức là đường tới Bất Tử (Niết Bàn); không tỉnh thức là đường tới sự chết. Những người tỉnh thức sẽ không chết; người không tỉnh thức là kể như đã chết rồi.” (Verse 21: Mindfulness is the way to the Deathless (Nibbana); unmindfulness is the way to Death. Those who are mindful do not die; those who are not mindful are as if already dead.)

Trang này còn giải thích về ngữ căn “appamada,” rằng, “Theo Bản Chú Giải, chữ này mang toàn bộ ý nghĩa các lời Phật dạy trong Ba Tạng Kinh, và do vậy chữ appamada được dịch như luôn luôn tỉnh thức khi làm việc công đức...” (appamada: According to the Commentary, it embraces all the meanings of the words of the Buddha in the Tipitaka, and therefore appamada is to be interpreted as being ever mindful in doing meritorious deeds...)

Như thế, “không phóng dật” có nghĩa là “tỉnh thức không ngừng nghỉ.” Như thế, dù có ngày đêm sáu thời tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền... mà tâm không tỉnh thức, cũng có nghĩa là tâm đã phóng dật. Làm sao có thể tỉnh thức không ngừng nghỉ? Làm sao có thể lúc nào cũng thọ dụng cơm Phật? Có thể nói một cách khác, rằng đừng bao giờ thọ dụng cơm chúng sinh, rằng đừng bao giờ để khởi lên một niệm tham, niệm sân, niệm si nào...

Tác phẩm “Tích Truyện Pháp Cú,” do Thiền Viện Viên Chiếu dịch từ cuốn “Buddhist Legends” của Eugène Watson Burlingame, có nói về bài kệ này, trích:

“ II. Phẩm Không Phóng Dật

Thời Phật Ca-diếp, có cô con gái viên chưởng khố ở Ba-la-nại, một hôm khi bóng chiều đổ xuống, lấy gương ra soi và trang điểm. Một ni cô bạn thân của cô, người đã dứt hết dục lạc, đến thăm. (Thường những ni cô đã dứt hết dục lạc, hay đến thăm gia chủ ủng hộ mình vào xế chiều). Lúc đó các nàng hầu của cô vắng mặt nên cô bảo vị ni lấy giùm giỏ trang điểm. Nếu không làm theo ý cô, có thể cô nổi sân và như thế sẽ tái sanh vào địa ngục, nhưng nếu nghe lờisai bảo thì cô sẽ làm người hầu ở kiếp sau. Làm người hầu dù sao cũng không khổ bằng ở địa ngục, nên vị ni lấy giỏ trang điểm đưa cho cô. Do đó cô trở thành nàng hầu.” (hết trích)

Truyện vừa kể cho thấy, chỉ một chút sơ ý thôi, vì có hành vi thiếu tôn kính với một vị ni đã dứt dục lạc, cô con quan phải tái sinh làm nàng hầu. Chỉ một khoảnh khắc thiếu tỉnh thức, thiếu cảnh giác canh giữ ba nghiệp... thế là lỡ cả một kiếp luân lạc.

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là để tâm căng thẳng. Chữ “lật đật” có thể làm hiểu nhầm như thế. Bởi vì đã “ăn cơm trí tuệ” là sẽ biết điều hợp tâm mình “không phóng dật” liên tục, nghĩa là niệm niệm tỉnh thức liên tục. Không phảỉ gấp gáp, không phải lè phè.

Trong kinh “Appamada Sutta: Heedfulness” (Kinh Tỉnh Thức) từ Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh), bản dịch từ Pali sang Anh văn của Thầy Thanissaro Bhikkhu, trên mạng http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn03/sn03.017.than.html, có ghi lời Đức Phật nói tại thành Savatthi, với Vua Pasenadi Kosala, rằng có một phầm chất làm lợi đời này và nhiều đời sau, đó là, trích dịch:

“Tỉnh thức, thưa đại vương. Y hệt như dấu chân của tất cả các loài có chân có thể được bao phủ bởi dấu chân của một con voi, và dấu chân voi được tuyên xưng là vô thượng vì kích thước lớn; cũng như thế, tỉnh thức là một phẩm chất bảo đảm lợi ích cả hai phương diện -- lợi ích trong kiếp này, và lợi ích trong nhiều kiếp sau.”

Như thế, “lật đật cả ngày” chỉ có nghĩa là liên tục ngày đêm sẽ không để một niệm chúng sinh nào sinh khởi, nghĩa là sẽ cắt hết mọi nhân duyên để không cho bất kỳ một hạt gạo nào trở thành một hạt cơm nhà bay...

Nghĩa là, ngày đêm sống với cơm Phật, cơm của trí tuệ, cơm của tỉnh thức.

Tới đây, chúng ta cần có một cảnh giác. Đó là, động từ “ăn” cho hiểu là đưa thêm cái gì vào. Nghĩa là, “ăn cơm Phật” hiểu là “đưa cơm Phật vào.” Thực sự không phải như nghĩa đó. Mà nên hiểu, cơm Phật đã có sẵn trong tâm rồi. Nếu có pháp nào ngoàì tâm, thì đó là ngoại đạo.

Vấn đề chỉ là: cơm đã chín chưa? Nghĩa là, gạo, củi, lửa... mọi thứ đã có sẵn, chỉ còn chờ dọn cơm Phật ra để thọ dụng.

Thiền Sư Liễu Quán (1667 - 1742) sau nhiều năm tham học với Thiền Sư Tử Dung ở Huế, tới khi trình kiến giải, “Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi,” bấy giờ mới được khen ngợi là đã hiểu đạo.

Đèn là lửa... sóng là nước... niệm niệm đều từ một tâm. Nhưng biết tu pháp tỉnh thức, thì là cơm Phật; chệch đi một chút, sẽ là cơm chúng sinh.

Trên đường tu, cũng cần phải tỉnh thức ngay trên pháp tỉnh thức. Bởi vì vô số cảnh giới sẽ trùng trùng hiện ra trong tâm, và chỉ khởi một tâm chúng sinh là sẽ hỏng, chỉ uổng công. Đây chính là chỗ mà bài Bát Nhã Tâm Kinh sẽ giúp cho học nhân. Nơi đây chính là “thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...”

Có cơm Phật cũng không phải là tăng, lìa cơm chúng sinh cũng không phảỉ là giảm. Nhìn lại trong tâm, thực sự là “không tướng,” vì từ nhỏ tới già, chúng ta đã khởi lên vô lượng tâm, thấy vô lượng niệm hiện ra và biến mất...

Cũng cần cảnh giác, có một số vị tu thiền lại chấp vào cảnh giới an lạc, thanh tịnh. Thí dụ, khi ngồi thiền, thấy thân tâm mình an lạc, nên sinh tâm ưa thích cảnh thanh tịnh, thoải mái; hay khi rửa chén, chú tâm vào thọ lạc khi thấy nước ấm loang nơi bàn tay và ngửi mùi xà phòng thơm; hay khi nhai cơm, chú tâm vào thọ lạc khi nghiền hạt cơm... vân vân. Nghĩa là, “thấy quá phê” nhờ tập thiền.

Coi chừng, ưa thích cảnh thanh tịnh, lúc đó tâm tham sẽ hiện ra. Nhiều thập niên trước, một vị thiền sư ở Bình Dương đã từng dạy rằng, khi ngồi thiền mà thấy mê cảnh thiền định, thì hãy bỏ oai nghi ngồi...

Ngược lại, khi ghét cảnh bất tịnh, khi thấy cảnh không như ý mình, lại dễ dàng sinh khởi tâm sân. Thế lại là hỏng. Khi yêu cảnh này, sẽ bị niệm tham mai phục; khi ghét cảnh kia, sẽ bị niệm sân mai phục. Cả yêu cùng ghét đều là bệnh cả.

Cho nên, trong khi tu học, nên giữ tâm “bất cấu, bất tịnh” (không dơ, không sạch).

Hãy giữ tâm lặng lẽtỉnh thức, rồi “không tướng” sẽ hiện ra. Hãy để mặc cho vô lượng sóng niệm sinh khởibiến dạng, rồi mặt hồ sẽ an tỉnh và ánh trăng sẽ hiện ra.

Cảnh giới đó, ánh trăng đó, chính là “cơm Phật.” Tâm đó chính là “không tướng,” chính là tâm của “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...”

Bạn có thể tập được các bước đầu đơn giản trong việc “ăn cơm Phật” này. Không có gì phải lật đật; đó chỉ là một kiểu nói cách điệu thôi. Hãy khởi sự thật đơn giản: hãy hít thở dịu dàngtự nhiên, hãy để tâm cảm nhận hơi thở vào và ra dịu dàng. Hãy tập như thế bất kỳ khi nào nhớ tới hơi thở. Cả khi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong vài ngày thôi, bạn sẽ thấy khác liền. Và khi nào có dịp, hãy tìm đọc thêm, và tìm các vị thầy hướng dẫn.

Tại sao, có cơm lại không chịu ăn? Huống gì, đây lại là cơm Phật...

_Re
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/06/2022(Xem: 18946)
27/08/2017(Xem: 14074)
17/11/2015(Xem: 9057)
21/10/2015(Xem: 8024)
18/09/2015(Xem: 11239)
09/09/2015(Xem: 12581)
04/08/2015(Xem: 8520)
20/07/2015(Xem: 9299)
29/06/2015(Xem: 12286)
15/06/2015(Xem: 9316)
07/06/2015(Xem: 10422)
13/05/2015(Xem: 21494)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.