Phật giáothiên nhiên: thương yêu con ngườiđộng vật

19/11/20153:12 SA(Xem: 9737)
Phật giáo và thiên nhiên: thương yêu con người và động vật

PHẬT GIÁOTHIÊN NHIÊN:
THƯƠNG YÊU CON NGƯỜIĐỘNG VẬT
TS. Maaas Barbara - Giác Hạnh Hoa ghi chép
Toàn văn bài  thuyết trình qua lời dịch trực tiếp của TT.Thích Nhật Từ


Nhân dịp có mặt trong Hội thảo khoa học quốc tế:"Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển." trong hai ngày vừa qua từ 13-14/ 11/ 2015, TS. Maaas Barbara đã đến thuyết trình tại Trường Đại học KHXH&NV và ngày hôm nay Bà đã có ba buổi thuyết trình: Buổi sáng tại chùa Phổ Quang cho khoảng 600 người nghe, buổi chiều tại Tịnh Xá Trung Tâm cho các nhà sư, các Phật tử tại đây và cách đây khoảng một giờ thì Bà thuyết trình cho cả gần 1000 người ở tại Pháp Viện Thanh Quan trong lễ hội thực phẩm chay và cuối cùng là tại chùa Giác Ngộ tối nay, Bà sẽ chia sẻ cùng một chủ đề: "Phật giáo và thiên nhiên: thương yêu con người và động vật".

Phật giáo như chúng ta đã biết rất phù hợp với con người hiện đại, tức là quan tâm tới nỗi khổ, niềm đau của con người, trên cơ sở đó giải quyết tất cả các vấn nạn của con người đối với thế giới nhân sinh.

Phần I- Khi con người tiêu thụ một cách qua mức nguồn tài nguyên mà trái đất hiện có

1- Khi trái đất cạn kiệt tài nguyên

Xin chào mừng các quí vị đến với ngôi nhà hành tinh của chúng ta, đó là ngôi nhà mà nơi chúng ta đang sinh sống bao gồm hệ thống bảo vệ sự sống, gồm bầu khí quyển, tất cả các loài động vật, thực phẩm chúng ta ăn, không khí chúng ta hít thở, mọi thứ chúng ta có đều phất xuất từ hệ thống bảo vệ sự sống của chúng ta. Cuộc sống không chỉ đơn thuần là sự tồn tại trên trái đất mà chúng ta còn cần tìm kiếm không gian tâm linh, không gian nội tại để chúng ta tìm kiếm sự bình an, hạnh phúcgiá trị ý nghĩa trong cuộc đời, chúng ta cần phải làm điều đó, đó cũng là trách nhiệm của chúng ta cần phải giữ gìnbảo vệ môi trường một cách có ý thức. Thế giới bây giờ trở nên là một cái gì đó không đủ phục vụ cho nhu cầu của con người trên trái đất, cứ mỗi ngày, mỗi năm trôi qua thì nhu cầu tiêu thụ của chúng ta ngày càng gia tăng  dẫn đến sự mất đi khả năng tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu tính đến thời điểm ngày 13/8/2015, chúng ta đã thấy rất rõ gần như con người đã sử dụng 1,6 những gì trái đất đang có, tức là hơn 0,6 lần mà quả địa cầu đang có để phục vụ cho nhu cầu của chúng ta, làm cho mẹ trái đất đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nếu chúng ta có một người bạn mà người ấy đòi hỏi tiền của chúng ta nhiều hơn những gì mà chúng tachắc chắn chúng ta không thoải mái với sự yêu cầu của người bạn này. Tương tự chúng ta nghĩ quả địa cầu mà chúng ta đang sống khi chúng ta đòi hỏi quá mức, tiêu thụ quá mức nguồn tài nguyên mà quả đất đang có thì nó sẽ trở lên cạn kiệt dần.

Không chỉ chúng ta đã sử dụng hơn 1,6 nguồn tài nguyên thiên nhiên mà trái đất có, chúng ta phải ý thức rất rõ trên quả địa cầu này còn có ít nhất  87 triệu các chủng loại sinh vật đang tồn tại và cùng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên với chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng hết thì sẽ không còn gì để chúng ta tiêu thụ. Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ sinh thái diễn ra trên địa cầu của chúng ta trong gần mấy chục năm qua, chúng ta sẽ thấy một sự kinh hoàng, chẳng hạn như lấy dấu mốc năm 1960, đó là thời điểm tôi được sinh ra vài  tuổi  thôi, cho đến thời điểm 2030 nếu chúng ta không thay đổi cách tiêu thụ những gì mà chúng ta có thể có thì đến thời điểm đó chúng ta cần phải có đến hai hành tinh như trái đất mới cung cấp đủ cho nhu cầu chúng ta.

 Một trong những vấn nạnchúng ta đang phải đối diện đó là sự nhân bản số lượng con người đang gia tăng rất khủng khiếp, nếu tính từ thời điểm 1950 trái đất mới có 3 tỷ người, năm 2012 hành tinh đã đạt ngưỡng là 7 tỷ và năm 2100 trái đất dự kiến sẽ đạt tới ngưỡng có 11 tỷ người, đó là một con số kinh hoàng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể nói là những nước phát triển công nghiệp hiện đại, các cộng đồng hiện đại muốn có nhiều hơn nhưng hồi đáp lại, họ đã không làm điều gì tốt cho mẹ trái đất mà môi trường chúng ta đang sống. Cũng như các thành viên trong một gia đình tiêu thụ nhiều hơn, ăn uống nhiều hơn thì nguồn thực phẩm ở trong gia đình đó nó sẽ bị cạn kiệt. Đó là một điều tất yếu.

 Đây là hình ảnh cho thấy dân số rất đông ở đâu cũng tắc nghẽn, đông nghẹt người. Dĩ nhiên, hành tinh chúng ta trở nên nguy hại hơn.

Chúng ta phải nhớ là thế giớigiới hạn và cần chia sẻ nguồn tài nguyên mà chúng ta đang có, nhưng các tiêu thụ hủy diện hệ thống bảo vệ sự sống mà trong đó còn có nhiều chủng loại sinh vật khác chứ không phải chỉ có con người. Biết như thế chúng ta phải hạn chế lại, khống chế lại sự tiêu thụ của mình. Hậu quả của lối sống này đòi hỏi quá nhiều dẫn đến nguồn tiêu thụ khó khăn như nguồn nước, thực phẩm, dầu hỏa và khí đốt.v.v... đẫn đến những hệ lụy rất lớn mà chúng ta đang làm thay đổi lại cấu trúc của địa cầu, dẫn đến sự thay đổi về khí hậu, hâm nóng toàn cầu, thay đổi mực nước biển và mọi thứ trên hành tinh.

Kết quả của chủ nghĩa tiêu thụ và số lượng tài nguyên mà chúng ta đang sử dụng trên quả địa cầu không bền vững, dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiết yếu bao gồm nhà cửa, thực phẩm, nước và các loại dầu. Đó là nói về phương diện chúng ta lấy đi từ trái đất. Ngược lại chúng ta cung cấp gì được cho thiên nhiên?mà chỉ là rất đau lòng khi chúng ta làm gia tăng hiệu ứng nhà kính cũng như các chất thải vào quả địa cầu này. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí, nước, thực phẩm và môi trường. Một trong những hiệu ứng tiêu cực của vấn đề này đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phúc lợi của nhân sinh bao gồm cả hai phương diện về thể chấtđời sống tâm lý của con người, đó là một  mối đe dọa thực sự.

Khi mà sử dụng dẫn đến sự mất dần sự đa dạng sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường thì tất yếu sẽ dẫn đến có quá nhiều sự xung đột, xung đột giữa cá nhân với cá nhân, giữa các vùng miền giữa các quốc gia. Sự xung đột này nếu không khéo quản trị sẽ dẫn tới chiến tranh, bạo động sẽ dẫn tới những hệ quả tiều cực khác.

Khi xử dụng một cách thái quá như vậy ở thượng nguồn của sông Mê-Kong, sông Hằng sẽ dẫn đến sự hệ lụy nghiêm trọng, các nước ở hạ nguồn lãnh đủ, riêng Trung Quốc đã xây dựng cả trăm con đập trên sông Me-Kong dẫn đến các nước ở hạ nguồn như Lào-Campuchia và Việt Nam không đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các mục đích dân sự khác. Như vậy, việc xử dụng tất cả đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Điều này dẫn đến thực trạng mà chúng ta không thể phủ định là không gian bị thu hẹp  hơn, nguồn nước bị mất đi, thực phẩm bị thiếu thốn, nguồn  thiên nhiên không còn đủ cung cấp cho các chủng loại động vật. Như vậy chúng có thể đối diện trước những thảm họa diệt chủng do con người gây ra.

2- Giải pháp

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào đạt được sự bền vững? Dĩ nhiên giải pháp đạt được là sự hài lòng là ít muốn và biết đủ. Điều đó dẫn đến nhận thức thứ nhất là:

Chúng ta cần tiêu thụ bao nhiêu là đủ. Thứ hai: sản phẩm mà chúng ta tiêu thụ có đủ để cung ứng cho chúng ta hay không?Thứ ba: chúng ta có thật sự cần đến nguồn cung ứng đó hay không? Và đây là kết quả mà đạo Phật có mặt trong cuộc đời mang lại những giải đáp cho những vấn nạncon người đang có. Do đó, tôi nghĩ rằng sự thực tập lòng từ bi, hài lòng và biết đủ, phát triển những giá trị cao qúi để giúp chúng ta tìm ra những giải pháp cho những vấn đềchúng ta đang đối diện phải.

Một trong năm điều đạo đứcđức Phật dậy rất có ý nghĩa trong tình huống này, đó là không được giết hại mọi hoạt động của sự sống dù dưới hình thức lời nói hành động hay chỉ là hình thức trong tâm. Do đó, không chỉ thể hiện cho chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện lời Phật dậy trong mọi tình huống, điều đó thích ứng trong giải quyết mọi vấn nạn khổ đau mang lại hạnh phúc cho con người. Tôi xin trích dẫn một đoạn kinh Kim Cương mà người Phật tử rất là quen thuộc đó là:"chúng ta không thể nào phân biệt được một cách rạch ròi sự khác nhau giữa chúng sinh hữu tình và các loài chúng sanh vô tình". Trên nền tảng tất cả là các loài chúng sinh, nên chúng ta cần phảitrách nhiệm bảo vệ với tư cách là một Phật tử.

Như chúng ta biết, Phật giáo là một tôn giáo lý trí, chúng ta phải tin rằng thế giới này là một sự tương tác, tương duyên, tương thuộc. Chiều nay khi có mặt tại Tịnh Xá Trung Tâm, chúng tôi nhìn thấy một bức tượng Quan âm rất lớn và Ngài có đến hàng ngàn cánh tay, ngàn con mắt đó là người lắng nghe các nỗi khổ niềm đau của thế giới. Do đó tôi kỳ vọng vào sự thực tập của các các Phật tử trở thành những cánh tay của Bồ tát Quan âm và con mắt của vị Bồ tát từ bi này. Bằng con mắt tuệ giác, chúng ta thấy rõ sự hiểu biết thông suốt mọi thứ và bằng bàn tay, chúng ta biến tình thương yêu bằng các hành động cụ thể, biến các nỗi khổ niềm đau mà nhân sinh đang gặp phải. Bằng cách đó chúng ta quan sát mọi người, hiểu và thông cảm những khó khăn mà họ đang gặp phải. Tôi xin trích dẫn sau đây một câu nói rất là ấn tượng, rất là tuyệt với đó là tiếng nói của lòng từ bi của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một tác phẩmThiền sư đã nhận xét mà tôi rất kính trọng như sau:" Tôi sát quyết rằng: sẽ không bao giờ sát hại sự sống, sẽ không bao giờ để ai được quyền sát hại sự sống và tôi sẽ không bao giờ tán đồng bất kỳ một hành động sát hại nào trên thế giới này, ngay cả trong tư duy chúng tôi hay là trong cách mà tôi đang sống".

Hai đức tính quan trọng mà Phật giáo có được là lòng từ bi và trí tuệ nên hiểu nó được vượt lên trên rất nhiều những lời nói đơn thuần từ hai từ này. Nghĩa là chúng ta cần phải biến lời nói bằng những hành động cụ thể trong cuộc sống.

Trong hai ngày hội thảo 13 và 14 vừa qua có rất nhiều các câu hỏi được đặt ra mà một trong những vấn đề  làm cho các chủ tọa rất quan tâm là tại sao Phật giáo trong thời hiện đại ngày càng bị suy thoái về số lượng quần chúng. Câu trả lời đồng thuận rằng cách thức làm đạo của Tăng Ni thời nay và sự thích ứng của Tăng Ni đối với nỗi khổ niềm đau, chúng ta nói quá nhiều nhưng mà làm lại quá ít. Như vậy, khi lòng từ bi và trí tuệ có được bằng hành động cụ thể thì mỗi một Phật tử sẽ trở thành cánh tay của Bồ tát Quan âm, trở thành trí tuệ của vị Bồ tát này. Từ bitrí tuệ phải tạo ra một hành động thiết thực thì mới tạo ra một đạo Phật thích ứng từ đó họ mới thích theo đạo Phật.

Bức ảnh mà chúng ta đang nhìn thấy, con ngườiđộng vật trên địa cầu này hầu như nó là một qui luật tiến hóa từ loài bò sát dưới nước, loài bốn chân sau đó là đến con người. Chúng ta thấy qui trình đó lập đi lập lại ăn uống, tồn tại, tái sản xuất để tiếp tục cho nhu cầu ăn uốngtồn tại. Bây giờ chúng ta thử đặt câu hỏi: là con người chúng ta sẽ đi về đâu khi mục đíchcon người chỉ có ăn và tồn tại. Dĩ nhiên con người phải khác với những loài động vật khác. Cho nên con người sống phải còn có những gì cao hơn thế, có giá trị hơn thế, nên chúng ta phải làm một việc gì đó tái khởi động lại nhận thức não bộ của chúng ta. Chúng ta nhìn lên hình ảnh thì chúng ta thấy con người chúng ta đang ở vị trí nào trong sự tiến hóa của chủng loại, chúng ta tống tất cả các rác thải xuống dòng sông, nơi con người đã từng có sự sống dẫn đến không tốt cho sự sống toàn cầu.

Những điều mà chúng ta cần phải làm, đó là chúng ta có rất nhiều Tăng và Ni, họ được xem như là nguồn tiềm năng cho các hành động, do đó chúng ta cần phải nghĩ đến cách làm cuộc cách mạng hòa bình ở trong tâm và trong hành động của chúng ta, tất cả điều đó đòi hỏi đến sự cam kết rất là mạnh mẽ, điều này dẫn đến phương pháp trị liệu mà mỗi người chúng ta cần làm cho cá nhân, xã hội, thế giớichúng ta cần chia sẻ cho tất cả các chủng loại khác.

Hình ảnh gợi lại cho chúng ta hai lối sống, một lối sống Ego tức là đặt nặng về cái tôi, xem mình là quan trọng, là hơn hết và các loài phải phục vụ cho mình. Lối sống này rất là phổ quát của quảng đại quần chúng trên địa cầu, do đó rất là nguy hại, chúng ta cần phải chuyển hóa, chuyển đổi từ đời sống cái tôi sang đời sống Ego tức là môi trường và sinh thái, do đó mọi người cần phải nghĩ đến sự tương quan và tương thuộc để từ đó đời sống chúng ta cao quí hơn.

Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.

 Giải pháp cho các vấn nạnchúng ta vừa nêu ra, dĩ nhiên cần có các biện pháp của các nhà lãnh đạo các tôn giáo rất là cần thiết. Dĩ nhiên câu trả lời là không phải đơn giản cho những gì mà chúng ta nỗ lực, để làm được việc đó chúng ta cần bốn tố chất sau đây:1- Sự chân thành giữa con người với con người trong tương quan xã hội. 2- là sự can đảm có sự bản lĩnh để đối diện với những vấn đề này. 3- Cần có sức mạnh nội tại để vượt qua đạt tới sự thành công.4- có sự động tĩnh để sâu sắc hơn đạt được nguyện ứơc mà chúng ta phấn đấu.

 Điều gì sẽ xẩy ra khi chúng ta bị thất bại? điều thất bại trong nỗ lực là có thể có thật. Cho nên, nếu chúng ta không nỗ lực một cách có cam kết, có phương pháp, chúng ta rất khó có thể đạt được sự thành công. Khi mà chúng ta bị thất bại trong nỗ lực cao quí này chuyện gì sẽ xẩy ra? Chúng ta có thể dẫn đến bạo lực, bạo động và dẫn đến tình trạng nặng nề hơn đó là sự sụp đổ hoàn toàn nền văn minh của nhân loại. Dĩ nhiên, chiến tranh về thiên nhiên nó trở nên quá hạn hẹp như là dành nhau về nước, dầu, thực phẩm, dẫn đến sự di cư tập thể từ vùng này sang vùng khác. Đề cập đến vấn đề nguồn tài nguyên đó thiếu, chúng ta phải tìm kiếm nguồn tài nguyên khác. Điều này dẫn đến rất nhiều hệ lụy khác: Như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa trở thành một tai họa khắp nơi trên thế giới.

Làm thế nào để chúng ta tồn tại đang khi trên hành tinh này không có hành tinh B.

 Những điều mà chúng tôi nói nãy giờ đều dẫn đến hình thức là nếu chúng ta không khôn ngoan để bảo vệ hành tinh này thì đến lúc nào đó chúng ta sẽ đối diện với sự diệt chủng. Trong quá khứ một số vị trí trên hành tinh này đã bị biến mất. Nếu lấy thời điểm trải qua 550 năm về trước cho đến thời điểm hiện tại, hành tinh này đã trải qua 5 sự diệt chủng, tập thể. Mỗi sự diệt chủng được đánh dấu bằng một biểu đồ và chúng ta đang ở giai đoạn của sự diệt chủng thứ 6 đang bị đe dọa sự sống trên quả địa cầu này. Do đó, được xem như là một thảm họa, làm mất  tự nhiên, do con người chứ không phải là tiến trình tự nhiên do sinh học. Điều đó liên hệ đến hai vấn nạn nhân mãn chỉ ra trên toàn cầu, Thứ hai sự tiêu thụ một cách không bền vững dẫn đến tình trạng các chủng loại đang bị diệt chủng, đang bị hủy diệt nó làm cho nhu cầu của chúng ta trở nên mất bình thường. Nếu chúng ta làm một so sánh sự diệt chủng trong giai đoạn hiện hành có tốc độ nhanh gấp 100 lần so với trước đây. Đó là một điều rất là nguy hại mà chúng ta cần phải ý thức nỗ lực làm ngăn chặn nó.

Đây là biểu đồ cho chúng ta thấy các loài động vật này nằm trong danh sách sách đỏ.  Từ năm 2005 đến 2010 các con thú những loài ăn cỏ, những loài chim có cánh, hoặc những loài ăn các loài động vật khác, loài bò sát, loài dưới nước đang đối diện nạn diệt chủng. Khi một loài nào đó bị diệt chủng thì vĩnh viễn không có thể tái hồi phục cuộc sống, cho nên nếu cứ như tốc độ hiện nay thì 1/3 các loài động vật sẽ bị tuyệt chủng trong vòng vài kiếp sống của con người tới đây. Khi một chủng loài nào đó biến mất thì nó dẫn đến sự biến dạnh hệ sinh thái của chúng ta chẳng hạnh như loài ong, loài cọp. Như vậy chúng ta thấy sự tương quan, tương thuộc là điều mật thiết, nên chúng ta cần phải bảo vệ.

Theo thống kê của khoa học khi chủng loại mất đi sẽ mất đi đa hệ sinh thái ít nhất trong 3-4 thế hệ sắp tới. Thay vì chúng ta lo lắng sợ hãi thì chúng ta hãy làm một việc gì đó cho tình trạng này. Theo tôi có thể trả lờichúng tatrí tuệ tập thể. Phật giáo chúng ta dậy bảo vệ sự sống, không muốn có bất cứ loài loài bị hủy diệt, nên chúng ta phải kiên trì bảo vệ.

Xin cung cấp một số liệu các loài cọp vào đầu năm 1990, trên hành tinh này có khoảng 100 ngàn con, hiện thì chỉ con 7 ngàn con. Khi dân phương tây có mặt tại Ấn Độ đã dùng loại da thú của cọp, beo giúp cho việc dẫn đến sự tuyệt chủng của loại này. Lấy tỉ lệ miền Nam của Trung Quốc về loài cọp thì năm 1949 nước này có khoảng 4000 con, nay tại Nam Trung Quốc chưa còn đây 50 con. Tôi xin được liện ra đây ba loại cọp rất là quí hiếm đã bị tuyệt chủng và trong một 100 năm tới nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì tất cả các loài cọp trên thế giới sẽ bị diệt chủng.

3- Những nỗ lực không ngừng nghỉ

Vào năm 2005 có một chiến dịch kêu gọi về ý thức bảo tồn các loại cọp trong cộng đồng Phật giáo Tây Tạng. Như chúng ta thấy việc tiêu thụ các loài da cọp rất phổ thôngẤn Độ sau này là Trung Quốc nó dẫn đến tình trạng buôn bán phi pháp các loại động vật hoang dã. Cộng đồng Tây Tạngcộng đồng thích sử dụng các loại da thú và lông thú và họ đã làm mậu dịch phi pháp này tại đất nước Ấn Độ. Tại đây các sản phẩm da thú được bán sang Trung Quốc và các cộng đồng khác, mậu dịch phi pháp này hoạt động rất mạnh ở tại Trung Quốc, từ đó dẫn đến tình trạng hủy diệt sự sống của các loài động vật hoang dã.

Chúng ta thấy thói quen về phong tục ăn mặc của những người Tây Tạng họ thích dùng lông thú, da cọp làm trang sức cho áo quần của mình mặc trên cơ thể. Bức ảnh mà chúng ta đang nhìn thấy minh họa cho tập tục ăn mặc trải qua rất nhiều thế kỷ bằng da beo da cọp, điều này dẫn đến sự tuyệt chủng của những loại này. Người Tây Tạng mặc da thú, thứ nhất thể hiện đẳng cấp, thứ hai là chứng minh quyền lực, thứ ba chứng tỏ sự giầu sang phú quí và điều này góp phần vào sự tuyệt chủng của các lòai động vật quí hiếm và hoang dã.

Khi tôi còn hoạt động trong tổ chức phi chính phủ bảo vệ sự sống của các loài động vật thì tôi có ý tưởng: nếu tôi sẽ tiếp cận được với vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng Đức Dalai Lama thì nó sẽ khác. Tôi đã mạnh dạn viết một lá thư gửi cho văn phòng Đức Dalai Lama và tôi cũng hy vọng Ngài giúp tôi nói một điều gì đó, viết một điều gì đó để cảnh báo chấm dứt thói quen tiêu dùng sự dụng da thú và lông thú của cộng đồng người Tây Tạng. Khi viết tôi cũng chẳng có hy vọng Ngài trả lời cho mình, nhưng mà một tháng sau đó, trong hộp thư của tôi khi mở ra có lá thư của Ngài ghi rất rõ sự phải hồi cho tôi rất là hữu dụng.

Trong lá thư của Ngài có đoạn viết:" Chào Tiến sĩ, Tôi rất là tiếc đã không làm một điều gì đó để ngăn chặn việc này. Tôi sẽ làm việc gì đó để ngăn chặn sự hủy hoại cuộc sống của động vật hoang dã". Ngay sau đó Đức Dalai Lama đã thuyết trình cho cộng đồng dân Tây Tạng lưu vongcộng đồng Phật giáo Tây Tạng đến từ khắp nơi và Ngài đã đi khắp nơi trên Ấn Độ để thuyết trình việc chấm dứt việc tiêu thụ da thú và lông thú để bảo vệ sự sống của các loài động vật hoang dã. Trong một lần thuyết trình cho cộng đồng người Phật giáo Tây Tạng, người tị nạn Tây Tạng từ khắp nơi họ rất muốn được gặp vị lãnh tụ tinh thần của mình. Trong diễn đàn đó Ngài đã nói như sau:" Chúng ta biết rất rõ bằng truyền thống sắc phục mà chúng ta mặc bằng lông thú của một số người đang mặc, tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt giữa người Tây Tạng và người Phật giáo, không nên đánh đồng cả hai, Chúng ta cần phải kết thúc các thói quen xấu đó mà càng kết thúc sớm việc làm xấu đó thì chúng ta mới chấm dứt được việc hủy hoại cuộc sống của các loài động vật hoang dã". Tôi xin trích dẫn thêm câu nói ngày hôm đó của Ngài như sau: " vì những sắc phục mà chúng ta đang mặc đã góp phần tạo ra một số lượng lớn các loài động vật bị giết chết và hủy diệt, do đó chúng ta cần phải nhanh chóng dừng lại việc này". Một năm sau đó một vạn người trong một lễ hội thời trang tổ chức có một vạn người đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả cộng đồng người Tây Tạng, nhân dịp này Ngài đã nói những câu ấn tượng  hơn như sau:" Tôi cảm thấy rất xấu hổ và không muốn sống nữa, khi nhìn thấy các cảnh con người đã làm trang sức phẩm cho mình bằng da thú và lông thú".

Chúng ta biết rằng câu nói của Ngài có sức lan tỏa rất nhanh chóng dẫn đến việc hưởng ứng rất tích cực trong cộng đồng Tây Tạng. Vài tháng sau đó, cộng đồng Phật giáo Tây Tạng đã tập hợp phần lớn tại các ngôi chùa và họ đã mang các loại áo quần được làm bằng da thú và lông thú đó treo lên ( mà hình ảnh chúng ta đang nhìn thấy) để đốt. Trước khi đốt họ đã làm một lễ cầu siêu rất là trịnh trọng, ở tại Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng, hàng ngàn bộ quần áo này đã được đốt đi và mong cho chúng nhanh được chóng được siêu thoát. Từ sự việc này mà cộng đồng Phật giáo đã hưởng ứng rất là thiết thực.

Trước khi đến với phần thứ hai rất là quan trọng mà nội dung của nó liên quan phần lớn đến Việt Nam, tôi xin trích dẫn một bài kệ trong kinh Pháp Cú  rất là sâu sắc:" tất cả chúng sinh sợ bạo lực, tất cả chúng sinh sợ cái chết, tất cả chúng sinh yêu quí sự sống, tất cả chúng sinh hãy đặt mình trong vị trí của người khác, để không thích giết và  không còn giết, không tán đồng với sự giết".

Phần II- Việt Nam là một trong những nước góp phần lớn nhất cho việc hủy diệt tê giác

1- Buôn bán sừng tê giác là phi pháp

Lời chúng tôi muốn nói là yêu cầu các vị giúp đỡ chúng tôi bằng các hành động rất cụ thể. Trong khi đang cần sự giúp đỡ của người Việt Nam và các loài tê giác đang cần sự giúp đỡ của người Việt Nam. Bây giờ chỉ còn có 5 chủng loại tê giác tồn tại trên thế giới này. Hai chủng loại tồn tại ở châu Phi ( tê giác trắng và đen). Đây là con tê giác tại Ấn Độ, đây là một loại tê giác khác, đây là chủng loại tê giác trắng. Cả 5 chủng loại tê giác này đang đối mặt với sự diệt chủng đều do con người sủ dụng sừng tê giác. Từ năm 1970 có thể nói 90% tê giác đã bị diệt chủng.

Sự diệt chủng tê giác tại Việt Nam vào năm 2012, tức là Việt Nam hiện nay không còn tê giác nữa. Chủng loại tê giác ở tại miền Tây của châu Phi và ở tại Việt Nam đang bị diệt chủng trong vòng thập niên vừa qua. Việc sử dụng sừng tê giác làm ảnh hưởng đến đa hệ sinh thái, mặt khác đây còn là một hoạt động thương mại phi pháp trên toàn cầu. Đây là hình ảnh cho chúng ta thấy về số lượng tê giác đang còn tồn tại trên hành tinh. Hiện chỉ còn khoảng 27 ngàn con, đang khi năm 1990 có 500 ngàn con. Chúng ta thấy ở tại châu Á còn rải rác khoảng 3 ngàn con, Nam Phi còn 2 ngàn con tê giác trắng. Bức tranh này cho chúng ta thấy con tê giác đực ở quốc gia Kenya được bảo vệ 24/24, sừng của nó cũng bị cắt đi để bảo vệ nó khỏi bị săn trộm.

Tôi cũng xin nói thêm: những người buôn bán sừng tê giác phi pháp họ không phải là những người tốt, phần lớn họ là những người buôn bán ma túydĩ nhiên họ làm công việc này, họ  tạo ra đồng tiền rất nhanh chóng.  Chúng ta có thể nhìn thấy 1gr sừng tê giác có giá trị cao hơn 1gr vàng, 1gr ma túy. Giá trị như thế tạo sự thu hút rất lớn cho những người đầu tư vào buôn bán phi pháp này. Ở Trung Quốc là nơi tiêu thụ lớn thứ  hai về sừng tê giác. Việt Namphá kỷ lục toàn cầu về việc buôn bán phi pháp sừng tê giác là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất. Dĩ nhiên, họ đầu tư vào việc này là một việc buôn bán rất là tội lỗi.

2- Do thiếu hiểu biết mới sử dụng sừng tê giác

Bây giờ chúng ta thử đặt câu hỏi: Sừng tê giác là cái gì mà người ta lại thích nó như thế?

Sừng tê giác thực ra nó chỉ là những cấu tạo mà cấu trúc các thành phần trong đó có chất keratin, chất này tạo ra tóc và móng tay con người có gì khác đâu. Sự tăng trưởng sự tiêu thụ sừng tê giác ở tại Việt Nam đã được xác định như một trong những động lực chính bên cạnh mặt sau là sự khủng hoảng tuyệt chủng của động vật quý hiếm này. Thị trường tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam là một thị trường rất đắt đỏ. Đối với những người sử dụng thứ này chỉ là thể hiện mình là người có đẳng cấp và khi người ta tặng biếu cho các quan chức, người có vai trò trong xã hội, người ta muốn nhắn gửi: tài lộc, tiền bạc, thành công, vai trò xã hội cao có thể có được thì đây là một sự mê tín.

Việc sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam cũng giống như là cộng đồng người Tây Tạng sử dụng quần áo da thú và lông thú vậy. Khi nhu cầu ngày càng được tăng cao, người ta càng tìm đến các thị trường ở châu Phi thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng dẫn tới sự tuyệt chủng của tê giác.

3- Ấn tượng xấu về người Việt Nam

Những người bảo vệ sự sống của tê giác rất là giận dữ đối với cộng đồng người Việt Nam sử dụng tê giác, họ rất là có ấn tượng xấu về Việt Nam về việc đã góp phần giết chết tê giác. Dĩ nhiên khi tôi đến Việt Nam, tôi lại nhìn rất là khác, vì người Việt Nam đích thực không phải làm việc đó, chỉ có thiểu số người Việt Nam những người thành phần cấp cao làm chuyện đó còn đa số người Việt Nam, nhất là những người Phật tử họ không tiêu  thụ và buôn bán sừng tê giác. Còn người Việt Nam thực sự mà tôi muốn cho thế giới biết rằng người Việt Nam, nhất là các Phật tử họ không có dùng sừng tê giác và những người nào từng nói: đồ Việt Nam ác độc, đồ Việt Nam dữ dằn, đồ Việt Nam tiêu thụ những thứ này là rất đáng sợ.v.v... Người Việt Nam đạo đức không phải là những người như thế.

4-Sự diệt chủng kinh hoàng

Có một sự chuyển đổi cách lấy sừng tê giác như trước đây bằng cách là bắn pháo để sừng tê giác được bật ra, còn bây giờ là họ dùng hóa chất bơm trích vào trong cơ thể chúng và tê giác bị tê liệt hoàn toàn, khi đó người ta dùng cưa để cưa  sừng ra khỏi đầu nó như chúng ta đã nhìn thấy.

Như chúng ta thấy, việc tiêu thụ sừng tê giác dẫn đến cái chết của chủng loại này mà nó còn dẫn đến hậu quả khác nguy hại đến con người. Đây là bề mặt của bức tranh minh họa sự tiêu thụ sừng tê giác. Như đã nói, thị trường còn nhiều con tê giác nhất là nam Phi. Lấy một thông tin nho nhỏ năm 2007, thị trường này đã giết có 2 con, nhưng đến năm 2014 là năm phá kỷ lục về giết tê giác để lấy sừng, có tối thiểu là 1091 con đã bị tiêu diệt. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến tháng 11 năm 2015 đã có 1100 con tê giác bị giết chết để lấy sừng bán cho thị trường. Vậy là cứ 8 giờ, trên thế giới đã có một con tê giác bị giết chết, như vậy bằng các này trong vòng vài năm tới hành tinh này sẽ không còn một con tê giác nào sống sót do con người. Đến lúc đó chúng ta có muốn xử dụng chúng cũng không còn nữa.

 Như vậy, tại sao chúng ta không dừng lại ở lúc này, nếu như lúc này chúng ta không tìm kiếm việc gì đó để làm tốt đẹp hơn, để bảo vệ chúng đó là bằng hành động từ bi của chúng ta. Trong bức tranh là còn tê giác ở Ấn Độ và con tê giác ở châu Á. Tôi sẽ cho quí vị xem Video Clip nói về khi con tê giác mẹ bị giết chết để lấy sừng, con tê giác con nó cứ đi tới, đi lui rúc đầu vào mẹ rồi đi ra, thể hiện sự khổ đau, buồn bã. Nếu nói về việc lấy sừng tê giác, làm cho con vật đang chết dần chết mòn, nó rất đau đớn không chịu nổi và nó đã chảy nước mắt như các bạn đã nhìn thấy.

5- Những nỗ lực và sự kỳ vọng

Sau đây chúng tôi tạm nói vắn tắt về những hy vọng, những nỗ lực cao quí để dẫn đến sự tồn tại, bảo vệ những loài động vật quí hiếm này. Đây là nhóm người bảo vệ sự sống của tê giác trên toàn cầu, nhóm này đang hoạt động ở nam Phi. Đây là cách họ phải bắn hóa chất vào  những con tê giác bị người săn bắn đã lấy sừng, để nó nằm bất động, sau đó họ mới giải phẫu để chữa lành vết thương để cứu chúng. Chúng ta thấy nó đau đến sa nước mắt, chúng ta đau còn kêu la lên, còn các con vật này không la lên được. Những người đang cứu chúng cũng phải rớt nước mắt theo.

Hãy giúp chúng tôi kết thúc việc này, giải quyết vấn đề này, chỉ ra sự chết chóc của chủng loại tê giác và nó còn hơn thế nữa, đã có 1000 người bảo vệ chủng loài động vật đã bị người bọn săn trộm giết chết. Cái chết của họ đã làm cho gia đình họ lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn trong cuộc sống để tồn tại. Năm ngoái một người phụ nữ đang mang thai khi bảo vệ loài động vật này đã bị giết chết. Ở tại Mozambique một nước ở châu Phi cũng có rất nhiều người bảo vệ loài động vật này bị giết chết.

 Để chấm dứt việc làm này chúng ta cần phải gieo trồng một ý thức cho tất cả mọi người để hiểu biết, làm thay đổi thói quen tiêu thụ sừng tê giác này. Dĩ nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh bảo vệ sự sống của loài tê giác này, để cho chúng tiếp tục được tồn tại. Chúng ta nghĩ rằng sẽ tạo ra một con đường khác, một trong những con đường đó là người đang ngồi kế bên tôi và các vị có mặt tại đây và dĩ nhiên không phải là tôi mà tất cả những người Việt Nam các bạn sẽ có trách nhiệm chứng minh với thế giới rằng là: Người Việt Nam rất khác với người Việt Nam xử dụng sừng tê giác.

Trong hội người bảo vệ động vật khi họ biết tôi sang Việt Nam thuyết trình về vấn đề này cho người Việt Nam nghe thì những người bạn của tôi họ đang ở ngồi ở châu Phi, với sự kỳ vọng rất lớn và họ muốn tôi chuyển lời kêu gọi của họ là: hãy dừng sự tiêu thụ sừng tê giác này và dĩ nhiên các bạn Việt Nam hãy làm một việc gì đó có ý nghĩa dừng hành động và thói quen tiêu thụ sừng tê giác để thế giới nhìn Việt Nam với một hình ảnh gì đó rất là bất hảo sẽ khác đi.

Bên cạnh những gì mà chúng tôi đã trình bày, chúng tôi cũng sẽ kỳ vọng sẽ có thể đạt tương tự để dẫn đến kết quả cao qúi này. Trong những giáo sư hàng đầu nói về vấn đề nguy hại này, GS.Mr.Quảng, trường đại học tổng hợp Hoa Kỳ nói về thuốc bắc của Trung Quốc và trong nhóm nghiên cứu tại Đài Loan họ đã phát hiện ra rằng việc xử dụng sừng tê giác làm giảm sốt ở trẻ em thực tế nó còn kém hơn thuốc aspirin mà lại rẻ tiền. Nhóm nghiên cứu này cũng cho chúng ta biết dược thảo bắc có thể là nguồn thay thế mà chúng ta tiếp tục sử dụng tốt mà không cần phải xủ dụng sừng tê giác. Hiện nay thì thuốc bắc của Trung Quốc đã được sử dụng ở nam Á và thậm chí được xử dụng trên nhiều quốc gia ở châu Phi, nam bắc Mỹ, châu Âu đang xử dụng loại thuốc bắc này.

Do đó, chúng ta cần phải giáo dục người tiêu thụ về sừng tê giác dẫn đến nhiều sự nguy hại và sự tiêu thụ này cần phải bị lên án. Có thể nói, vì chúng ta thiếu kiến thức về giá trị thật của tê giác, trên thực tế nó không có giá trị gì  khi người ta đồn thổi mà giới trung lưu trở lên lại thích xử dụng nó chỉ để chứng tỏ đẳng cấp và quyền lực và sự giầu có của mình thôi. Thực ra đó là sự thiếu hiểu biết và cần giáo dục việc này để đừng nạm dụng sừng tê giác nữa. Chúng ta có rất nhiều thảo dược thiên nhiên để thay thế thay cho sừng tê giác.

Ví dụ: như các loại thảo dược, thuốc tây hay thuốc bắc, nó có giá trị cao hơn.

Do đó, chúng ta cần phải chuyển đổi từ một tình huống mà nó dẫn đến nỗi khổ niềm đau qua tình huống mà hai bên cùng có lợi. Một trong những điều mà người Phật tử cần phải truyền bá đó là luật nhân và quả. Nếu chúng ta gieo nhân xử dụng sừng tê giác thì chúng ta đang gây nỗi khổ niềm đau cho những loài này thì chúng ta không thể có được sức khỏebảo vệ cuộc sống được. Cho nên hậu quả của việc xử dụng sừng tê giác sẽ dẫn đến những gì bất toàn, bất an, như vậy giúp cho chúng ta dừng lại việc xử dụng sừng tê giác.

Chúng ta cần phải có một sự chuyển hóa bằng những việc làm cao quí và năng động mang tính tử tế của con người.

Sài Gòn   tháng  11  năm 2015

Giác Hạnh Hoa
(Đạo Phật Ngày Nay)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2016(Xem: 9392)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.