Vì sao không ăn thịt chó

20/11/20183:54 CH(Xem: 20090)
Vì sao không ăn thịt chó

VÌ SAO KHÔNG ĂN THỊT CHÓ
Thích Nhật Từ

 


Bài đọc thêm:
'Lịch sử cho thấy chó chưa bao giờ sinh ra để con người ăn thịt'

Từ khoảng 18.000 năm trước Công nguyên (TCN), con người đã thuần hóa loài chó, một thời gian dài trước loài lợn (13.000 năm TCN) hay bò (10.000 năm TCN). Nếu tổ tiên loài người quyết định rằng chó sinh ra là để ăn thịt như heo, bò, gà... thì có lẽ con cháu đã không cãi nhau ỏm tỏi như bây giờ.

Có một tập sách cổ ghi các món ăn xưa của người Việt ghi chép những món ăn cách đây hơn 250 năm (vào thời nhà Lê) cùng với cách làm. Cuốn sách ấy mang tên “Thực vật tất khảo tường kí lục”, nghĩa là “Tập ghi rõ ràng những phép phải khảo khi làm các món ăn”. Nội dung sách cổ này không hề đề cập gì đến món thịt chó.

Trước những năm 1930, Hà Nội cũng chỉ có chừng vài ba quán thịt chó trong khi cả miền Nam rất ít ai ăn thịt chó.

Thứ nhất, giá dinh dưỡng của thịt chó không hơn nhiều so với các loại khác nhưng nguy cơ bệnh tật thì hơn gấp nhiều lần. Trong thịt chó có chứa sán dãi và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) có thể gây mù mắt, chứng điên loạn hoặc suy yếu các bộ phận nơi sán trú ngụ khác như gan, lách, phổ.

Ngoài ra, những con chó chưa được tiêm phòng còn có thể chứa virus bệnh dại, dù theo lý thuyết virus có thể bị tiêu diệt khi nấu chín nhưng nó hoàn toàn có thể lây nhiễm qua nước dãi, dao, thớt hay lây nhiễm chéo khi bị ruồi bâu từ thịt chó sang các vật dụng khác mà thực khách không hề hay biết.

Thậm chí, chó đã được tiêm phòng vaccine thì chính vaccine ấy cũng là một mối nguy hại khủng khiếp nếu ăn phải, đủ sức làm suy yếu và tê liệt thần kinh trung ương của con người theo thời gian. Đó là chưa kể hàm lượng chất kịch độc từ thuốc của cẩu tặc dùng để bả chó.

Thứ hai, hàng chục ngàn năm lịch sử đã cho con người thấy rằng ít có loài nào vừa thông minh lại nhanh nhẹn và có ích như loài chó. Chúng vừa tình cảm và rất trung thành. Hiếm khi nào chúng ta thấy một con gà chạy ra tận cửa đón mình đi làm về suốt nhiều năm. Hay thấy một con bò vẫy đuôi mừng khi lâu ngày mới gặp lại. Loài chó thì khác, cho dù ta có lỡ tay đánh nó hay mắng nó vài lời. Chỉ cần chúng ta gọi chúng sẵn sàng chạy lại vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Không tự dưng mà ông bà lại có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Có người cho rằng, chó chỉ trung thànhbảo vệ chủ của nó và sẵn sàng cắn những người khác thì đây là điều hiển nhiên. Nếu ai nó cũng nghe lời thì chó đã không được gọi là trung thành rồi.

Còn chuyện chó có cắn người không hay có đi bậy ra ngoài đường hay không phụ thuộc phần lớn vào người nuôi. Cũng giống như việc con cái có nghe lời hay không, có giữ vệ sinh sạch sẽ hay không, ra ngoài đường có đánh bạn hay không,... là phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.

Thứ ba, phần lớn nguồn thịt chó ở Việt Nam không phải từ nuôi mà có. Khi bạn đang nhồm nhoàm nhai một miếng thịt chó ở một quán cầy tơ thì rất có thể cùng lúc đó có một gia định đang hoảng loạn vì mất đi chú chó thân yêu như thành viên trong gia đình mình. Khi mà trang trại thịt chó ở Việt Nam là một ý tưởng xa vời thì phần lớn lượng thịt chó đến từ ăn trộm mà ra. Vì vậy không sai khi nói rằng, ở Việt Nam khi bạn ăn một miếng thịt chó đồng nghĩa với việc bạn tiếp tay cho nạn cẩu tặc.  

Thứ tư, chúng ta đã xa lắm rồi cái thời loài người còn ăn lông ở lỗ. Loài người đang tiến tới những giá trị nhân văn hơn. Không ăn thịt chó, có cả trăm loại thịt và thủy hải sản khác ngon hơn, tốt hơnan toàn hơn.

Trung Quốc hàng năm đều diễn ra cả những lễ hội giết chó lên tới cả chục ngàn con và đều vấp phải sự phản đối dữ dội của các nhà bảo vệ động vật. Hàn Quốc, một đất nước cũng nổi tiếng không kém với thói quen ăn thịt chó, cũng đang có những thay đổi đáng kể mặt nhận thức.

Năm 2016, Hàn Quốc chỉ còn một nửa số cửa hàng thịt chó so với trước kia. Gần 60% người trẻ cho biết chưa từng ăn thịt chó và coi chó mèo là bạn chứ không phải thức ăn. Đài Loan vào năm 2017 cũng đã ban hành lệnh cấm mua bán ăn thịt chó mèo. Người vi phạm có thể bị phạt từ 37.000 USD đến 65.000 USD.

Con người là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, theo như cách nói của một số người thì hoàn toàn có quyền sinh sát những sinh vật thấp hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình chứ không phải đi ức hiếp tàn sát vô tội vạ.

Còn chuyện đòi hỏi công bằng tuyệt đối cho tất cả các loài vật, hay lý lẽ đã ăn thịt heo thịt bò thì không có quyền lên án những người ăn thịt chó. Xin thưa rằng, trên đời này không hề tồn tại thứ gọi là công bằng tuyệt đối. Nếu có thì đã không có thứ gọi là phân biệt chủng tộc hay hố sâu giàu nghèo.

Mỗi loài vật sinh ra đều có một mục đích. Dù tự nhiên đã là như vậy hay là do xã hội loài người tự ý phân định thì lịch sử đã là như thế và hàng trăm hàng triệu năm nay đã là như thế. Người ta ăn heo bò gà để sinh tồnăn thịt chó chỉ để làm thỏa mãn khoái cảm ăn uống của mình, đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Thịt chó chưa bao giờ là một món ăn trên mâm cơm hàng ngày của chúng ta. Chó từ hàng chục ngàn năm trước vốn đã không phải là thức ăn của con người thì không có cớ gì bây giờ mọi chuyện lại khác đi.

Dương Hiếu | VnExpress

Bài đọc thêm:
Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó? (Thích Phước Tiến)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/11/2020(Xem: 4677)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.