Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

14/12/20201:00 SA(Xem: 18898)
Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)
TƯỢNG PHẬT NGỒI
CHÙA LINH PHONG QUY NHƠN BÌNH ĐỊNH

LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á

chua-ong-nui-linh-phong 1
Tượng Phật Thích Ca ngồi tại Chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) thuộc Xã Cát Tiến, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Có chiều cao là 69m, đường kính chân tượng là 52m và Chùa Linh Phong được thiết kế xây dựng bên trong Tượng Phật, đây là Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Và đây cũng là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tập đoàn Vingroup xây dựng cho tỉnh Bình Định.

Trên đường từ thành phố Quy Nhơn ra Khu kinh tế Nhơn Hội, khi đi ngang qua dãy núi Bà ở huyện Phù Cát, du khách sẽ thấy ở lưng núi thấp thoáng mái chùa đỏ thắm giữa màu xanh biếc của cây rừng. Đó là chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong thiền tự – một trong những ngôi chùa lâu năm nhất của Bình Định.

Từ đường nhựa đi vào chân núi khoảng vài trăm mét du khách sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối bước lên những bậc đá dẫn đến chùa. Lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá này có từ hơn ba thế kỷ trước. Đường lên chùa vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên, cỏ cây, hoa dại mọc chen giữa đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dủ dẻ thật dễ chịu. Đi hết khoảng hơn một trăm bậc đá sẽ thấy ngôi chùa nằm ở độ cao khoảng 400m so với mực nước biển hiện ra.

Thật lạ là giữa lưng chừng núi lại có một khoảng đất khá rộng và rất bằng phẳng, đủ để xây một ngôi chùa lớn. Theo sách cũ, năm 1702, thiền sư Tịnh Giác đến núi này tu hành. Vị cao tăng dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống một mình trên núi, thỉnh thoảng mới xuống thôn xóm chữa bệnh cho dân làng. Thấy ông dùng vỏ cây làm áo quần, dân trong vùng gọi ông là Mộc Y Sơn Ông.

Năm 1733, chúa Nguyễn Phúc Chú lệnh cho quan địa phương dựng chùa lại bằng ngói, đổi tên là Linh Phong thiền tự. Ông tổ tuồng Đào Tấn khi đang là Thượng thư bộ Công cũng đã bỏ tiền tu bổ lại chùa và làm thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Ở Huế, Đào Tấn cũng lập hòn non bộ trong phủ đệ của mình, trên đó khắc hai chữ Linh Phong (hòn non bộ này hiện còn ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ). Chùa Ông Núi cũng được sách Đại Nam Nhất thống chí khen ngợi: “Chùa lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn, xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp”. Hiện nay, một ngôi chùa mới được xây lại rất khang trang bởi năm 1965, chùa cổ bị cháy bởi bom đạn. Chỉ còn hang Tổ, nơi thờ cúng người khai phá núi xây chùa và dòng suối nhỏ trong trẻo gợi nhớ hình ảnh ngôi chùa cổ kính ngày xưa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng. Rất nhiều liễu và hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng ngay trước chính điện.

Chùa Ông Núi không rộng lớn lắm nhưng phong cảnh quanh chùa rất đẹp. Chùa nằm trong rừng cây cổ thụ tĩnh mịch âm u. Nhiều cây sống lâu đời, hình thù phong phú đa dạng, có cây vút bóng mây đứng sừng sững giữa trời, lại có cây nằm ngả nghiêng trong sắc cỏ quanh chùa. Đá chồng chất thành những hòn giả sơn, có chỗ lại dựng đứng như vách tường hoặc nằm rải rác như một bầy voi nằm giấu vòi vô cùng đẹp mắt.

Chùa được xây dựng trên núi, nhưng sau lưng vẫn có núi cao, nước khe chảy xuống đến chùa thì chia ra làm 2 nhánh lớn chảy bọc quanh thềm. Hai nhánh lớn lại chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, chảy vào sân sau, chảy vào khu vực gần bếp ăn, quanh co róc rách rồi cuối cùng nhập lại nơi sân trước, chảy xuống Hồ Sen suốt ngày đêm, từ mùa này sang mùa khác, quanh năm theo hệ tuần hoàn, không bao giờ ngớt.

Đứng trên chùa Ông Núi, nhìn xuống hướng Tây Nam là đồng lúa bát ngát xa tít tận chân trời. Nhìn về hướng Đông thì biển xanh mênh mông. Phía Đông Nam thì đầm Thị Nại gợi sóng long lanh, rừng dương liễu chạy từ Cách Thử đến Gò Bồi quãng thưa – quãng dày, chập chờn trên bãi cát nửa vàng – nửa trắng. Xa xa là thành phố biển Quy Nhơn thấp thóang trong sương khi ẩn, khi hiện và gió biển thổi từ rừng dương liễu dưới bãi, thổi vào rừng cổ thụ trên non. Tiếng tàu đánh cá ào ào hòa lẫn tiếng sóng vỗ gành xa bãi vắng, tạo ra phong cảnh thật hữu tình. Vào những ngày lễ hội diễn ra trong 2 ngày 24 và 25 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, du khách bốn phương tấp nập về thăm chùa Ông Núi rất đông.

Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá âm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.
(Theo Du Lịch Quy Nhơn)
Xem video do Nếm TV thực hiện:



Tượng Phật Chùa Ông NúiTượng Phật Chùa Ông Núi


.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :