Thư Viện Hoa Sen

Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

11/05/20214:18 CH(Xem: 10417)
Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

blankCÂY TÁO NỞ HOA 
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ -
LÃO NÔNG TĂNG 105 TUỔI TRONG NGÔI CỔ TỰ

Trong chương trình Cây táo nở hoa phát sóng trên kênh VTV2, khán giả đã được đến với Chùa Giáng - tên dân dã của Viên Minh cổ tự ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nằm ngay sát ven đê sông Hồng gần nơi giáp ranh với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Cũng tại đây, khán giả sẽ được gặp và nghe những câu chuyện về trụ trì của ngôi chùa - Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Chùa Giáng là một ngôi chùa quê giản dị giữa vùng chiêm trũng nông thôn Bắc bộ, được coi là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Nơi có bậc chân tu đạo hạnh lấy việc cày cấy làm vui, coi chuyện kinh sách làm nghiệp, buông tay cày cầm tay bút, sáng kinh tối kệ, một lòng thành kính hướng Phật với tâm niệm: "Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo".

Khuôn viên của chùa Giáng rợp bóng cây xanh, không gian yên bình thường thấy của một ngôi chùa Bắc Bộ với sân gạch, giếng nước bám màu rêu, nếp nhà ngang đã cũ, cây xanh và mùi thơm của hoa mộc.... Nét cổ kính của kiến trúc xưa dường như vẫn còn giữ nguyên vẹn ở ngôi chùa này.



Chùa Giáng được các Phật tử cả nước trân trọng gọi là Tổ Giáng không chỉ bởi lịch sử, truyền thống lâu đời mà còn bởi đức hạnh cao dày của bậc chân tu, người trụ trì, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. 

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cả đời ông gắn bó với thôn quê, ruộng đồng, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tự nhận mình là một Lão Nông Tăng, tức là nhà sư nông dân. Tại ngôi cổ tự này, hơn nửa thế kỷ qua, không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường nói với các đệ tử: "Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được".

Hơn hai ngàn năm, từ khi Phật giáo từ Ấn Độ vào nước ta, có những lúc thăng, lúc trầm, nhưng Phật giáo không mất đi, luôn đồng hành với dân tộc - cũng bởi có những bậc thạch trụ - bậc tùng lâm pháp khí, giữ rường cột, giữ vững ngọn nhiên đăng của ngôi nhà Phật pháp mãi trường tồn. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, quảng bác, trọn đời sống thanh bần, ẩn dật ở chùa quê  thanh tịnh, được sư tăng, Phật tử và người dân cả nước yêu mến suy tôn là Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.



MỤC LỤC


Tạo bài viết
free website cloud based tv menu online azimenu
Sau những ngày Miến Điện nghỉ Tết, nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi do Sư Cô Tn Như Hiếu điều hành đã tiếp tục dấn thân cứu trợ. Hôm nay 22. April 2025 chúng con xin tiếp tục tường trình hình ảnh cứu trợ động đất Myanmar đợt 5. Cũng như 4 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Thích nữ Như Hiếu- Suriyavati) Xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar.
Kính gửi : Chư tôn Hòa thượng Trưởng lão,Chư Hòa thượng,Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng ni,Quý Phật tử trong vả ngoài nước : THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2569 của HĐGPTƯ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống,Tỳ kheo Thích Đức Thắng
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).