Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

09/01/20201:50 SA(Xem: 3345)
Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

 

 

          Bộ Thú Có Túi (Marsupialico) có đến 240 loài đang tồn tại trên hành tinh xanh cùng với chúng ta. Bộ này được chia ra làm 3 bộ phụ, với 8 “chi tộc”. Chi tộc Kangaroo (hay Kanguru) có đến 3 loài: Sóc Túi, Gấu Túi và Chuột Túi. Chúng ta vẫn quen gọi loài Chuột Túi với cái tên chung là “con Kangaroo”.

          Nguồn gốc của cái tên Kangaroo rất đơn giản, chuyện kể rằng xưa kia, khi có một du khách đến Úc du sơn ngoạn thủy, nhìn thấy mấy con Chuột to đùng đang nhảy cà tưng, trước bụng lại có cái túi đựng Chuột con, lấy làm kinh ngạc bèn hỏi một thổ dân “Con vật đó tên là gì?”. Người thổ dân đáp: “Kangaroo!” (tiếng bản địa có nghĩa là… “Tôi không hiểu!”). Từ đó, Kangaroo trở thành tên của con Chuột Túi.

blank
Ảnh minh họa 1

 

          Chuột Túi có tên khoa học là Macropus, tên tiếng Anh: Wallaby, là loài phổ biến ở châu Đại Dương, chúng chỉ sống được ở châu lục này, và không thể tồn tại ở các vùng địa lý khác trên thế giới. Có chăng, chỉ có trong một vài sở thú lớn ở bên châu Âu, Mỹ… nhưng chúng sẽ không thích nghi được với môi trường sống trong thời gian dài. Người ta xem Chuột Túi như là một biểu tượng của nước Úc và các đảo lân cận trong khối liên bang, nên thường nói “Xứ Sở Kangaroo”, “Quê hương của Kangaroo”. Vì vậy đừng lấy làm ngạc nhiên khi ngành Bưu chính Úc đã có nhiều đợt phát hành tem mang hình ảnh của Chuột Túi (xem các tem trên ảnh minh họa 1), và trên mẫu tem “Kỷ niệm 100 năm đảo New South Wales” phát hành năm 1905 cũng trân trọng đưa hình ảnh của loài thú có túi này (xem tem trên ảnh 2).


blank
Ảnh minh họa 2

              Với dáng dấp giống một con nai không sừng nhìn từ xa, Chuột Túi có thân hình cao to béo mập, kích thước thân từ 1m- 1.6m, phần đuôi tính riêng dài từ 90cm- 1m, khi ngồi thẳng lên sẽ có chiều cao từ 2-3m. Đôi chân sau của chúng to mập, dài hơn gấp hai, ba lần chân trước. Chân trước của chúng đã vừa ngắn lại vừa bé nhỏ, không có tác dụng gì cho chúng khi chạy nhảy, di chuyển. Chính đôi chân sau của chúng mới là “cái lò xo” để đẩy cả một thân hình to tê với trọng lượng trung bình 80kg nhảy về phía trước. Nếu chúng nhảy một cách thong thả nhẹ nhàng, có thể đo được chiều dài mỗi bước nhảy là 1.5m. Nhưng khi chúng vội vã, bước nhảy của chúng có thể đạt đến mức 8-10m, thậm chí đến 12m, cùng với vận tốc 40-50km/giờ.  Bước nhảy xa và vận tốc các bước nhảy của Chuột Túi chính là vũ khí để phòng thân, để tự bảo vệ mình, vì loài thú có túi này quá hiền lành, không được tạo hóa ban cho một loại vũ khí độc hại nguy hiểm nào để đánh trả lại đối phương khi lâm nguy lâm chiến.

         Đặc biệt nhất, phải nói đến cái túi da dùng để đựng con của loài Chuột Túi. Khi Chuột con chào đời, nó rất bé nhỏ, chỉ dài chừng 25mm, nhỏ bằng ngón ngón chân cái của con người chúng ta, nó chưa mở mắt được nhưng phải bò bằng hai chân trước có móng sắc, từ cơ quan sinh dục của mẹ lên đến chiếc túi da mất từ 10-30 phút, mẹ nó sẽ dùng lưỡi liếm lông cho con và phụ lực để cho con bò lên đúng đường. Chuột con khi đã vào nằm trong túi của mẹ, nó sẽ được ấp ủ, được bú hằng ngày. Sau vài tuần, Chuột con đã hoạt động được, thò đầu ra khỏi túi để ngắm cảnh sắc xung quanh. Phải đến một năm sau, Chuột con mới thôi bú mẹ, nhảy ra khỏi túi và bắt đầu tìm cỏ cây hoa lá để tự làm no bụng mình. Trước thời gian quy định đó, nếu Chuột con có muốn tự do bay nhảy sớm cũng không được, vì mẹ nó sẽ giữ rịt nó lại ngay bằng cách co bụng để miệng túi thắt lại.




blankblank

         Chuột Túi là loài động vật “đặc thù đặc sản” của châu Đại Dương, ai cũng biết điều đó, nhưng không phải ai cũng biết rằng có nhiều loài Kangaroo khác nhau đang tồn tại trên những đồng cỏ bao la, giữa những vùng núi đồi hoang dã ở Úc và các quần đảo lân cận. Qua những mẫu tem sưu tập, chúng ta thử nhận dạng từng loài như sau:

  • CHUỘT TÚI XÁM MIỀN ĐÔNG: Tên khoa học Macropus major, tên Anh: Eastern Grey Kangaroo, loài này chỉ sống ở miền Đông nước Úc, chiều dài thân trung bình từ 53-62cm, riêng con đực có thể dài đến 3m kể cả đuôi (tem 90cent Úc - ảnh 1, và tem Guinea Bissau–ảnh 2).
  • CHUỘT TÚI ĐÁ ĐUÔI BÚT LÔNG: Tên khoa học Petrogale xanthopus, tên Anh: Brush- tailed Rock Wallaby, thân dài từ 50-80cm, đuôi từ 40-60cm, là loài sống trên những vùng núi đá có nhiều bụi rậm, “nhỏ con” hơn các loài sống dưới đồng bằng. Chúng tập trung sống ở miền Trung và Đông của nước Úc. Đặc điểm là ở chót đuôi có chùm lông xòe ra như bàn chải, hoặc chụm lại như đầu ngọn bút lông bút lông (tem 80cent Úc ảnh 1).
  • CHUỘT TÚI HUNG ĐỎ: Tên khoa học Maccropus rufus, tên Anh: Red Kangaroo, kích thước từ 1-1.6m, đuôi dài 90cm-1m, trông chúng rất to lớn dênh dàng và đầy sức sống, được xếp hàng lớn nhất trong loài Chuột Túi ở châu Đại Dương. Chúng có khả năng thực hiện những bước nhảy dài bằng đôi chân sau và đạt tới tốc độ 55km/giờ. Chuột túi con sẽ rời khỏi túi mẹ lúc đã 6 tháng tuổi. Loài này chỉ thấy xuất hiện ở miền Trung nước Úc (tem  50cent  có lá quốc kỳ của Úc –ảnh 1). 
  • CHUỘT TÚI MÓNG ĐUÔI:  Tên khoa học Onychogalea fraenata, tên tiếng Anh: Bridle nail-tailed Wallaby, có tầm vóc nhỏ hơn các loài Chuột Túi ở vùng khác, thân dài từ 45-67cm, đuôi dài 33-66cm, được phát hiện vào năm 1974 ở miền Trung đảo Queensland. Có thể nhận ra chúng ở đầu cuối của cái đuôi có móng sừng. Lối nhảy của chúng cũng khá kỳ cục khi hai chân trước luôn quơ lên. Loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do phạm vi những bãi cỏ non và bụi rậm nuôi sống chúng bị thu hẹp (tem Lào- ảnh 2). 

        
           Ngoài ra còn có các “chi tộc” khác như: Chuột Túi Đá Đuôi Vòng (Ring-tailed Rock Wallaby) tương tự như loài Chuột Túi Đá Đuôi Bút Lông, nhưng đuôi của chúng rậm và thon dài, và lông đuôi có những vòng khác màu chia chiếc đuôi ra thành nhiều đoạn, tập trung sống ở các vùng núi đá ở miền Trung và Đông nước Úc. Chuột Túi Đầm Lầy (tên khoa học Wallabia bicolor- tên Anh: Swamp Wallaby), kích thước 45-90cm, đuôi dài 36-60cm, sống ở các vùng có nhiều bụi cây rậm rạp gần các khu đầm lầy thuộc miền Đông và Đông Nam nước Úc. Còn có loài Chuột Túi Rừng New Guinea (tên khoa học Dorcopsis veterum, tên Anh: New Guinea Forest Wallaby), kích thước 49-80cm, đuôi dài 30-55cm, ăn cỏ, chỉ thấy ở các vùng rừng, đất thấp trên đảo New Guinea… và một vài loài khác.

          Do loài Chuột Túi mang tính đặc thù hiếm lạ, nên chúng cũng được xuất hiện trên tem của nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Ba Lan (Polsska), Bulgarie, Guatemala, Magyar Postar, Hadhramaut (thuộc Liên Minh miền Nam Ả Rập)…

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG




Tạo bài viết
17/11/2017(Xem: 6525)
21/01/2020(Xem: 5097)
09/03/2022(Xem: 2611)
08/05/2021(Xem: 4546)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…