Thăm mẹ - Sao Vẫn còn Nhớ Mẹ - Dọn Bàn Thờ Cúng Mẹ

22/08/20235:00 SA(Xem: 7907)
Thăm mẹ - Sao Vẫn còn Nhớ Mẹ - Dọn Bàn Thờ Cúng Mẹ
blank

THĂM MẸ
Thơ: Hoang Phong
Diễn ngâm: Kiêm Lệ


Thưa mẹ,

Suối vàng có rêu xanh?
Dòng nào thuyền mẹ thả?
Có bến bờ an vui?
Nghì thu miền chín suối,
Mẹ mang theo được gì?
Dư vị một kiếp người?
Hay ngày xưa chua xót?

 

Thưa mẹ,
Nghìn thu cõi suối vàng,
hoa thơm cỏ lạ?
Có bến bờ xanh rêu?
Nao nao dòng nước chảy,
Nếu hôm nào mẹ thấy,
Lênh đênh trên con nước,
Bồng bềnh một cánh hoa,
Ấy là hoa dâng mẹ.

 

Lá xanh như cuộc đời,
Như kiếp người của mẹ.
Cánh hồng như tuổi thơ,
Ngày thơ thời tuổi nhỏ,
Nơi Mông Phụ làng xưa,
Yên vui bên ông ngoại,
Cạnh bà ngoại nuông chiều.

 

Mẹ hãy vớt cành hoa,
Nhụy thơm ngát tình người,
Từ lâu con vun xới.
Ấy tình người mẹ cho,
Thế gian làm chút vốn.
Ấy tình người mẹ trả.
Để trả hết cho người,
Mẹ gửi lại cho con.
Thay mẹ cõi trần gian,
Con trả hết cho người.

 

Thưa mẹ,
Suối vàng rêu vẫn xanh?
Mong manh con thuyền bé,
Dòng nào miền chín suối,
Có bến bờ an vui?

 

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse, 17.08.98 

SAO VẪN CÒN NHỚ MẸ
Thơ: Hoang Phong
Diễn ngâm: Hồng Vân


Thưa mẹ,

Thế gian con thương mẹ,
Chốn nào nơi chín suối,
Ngàn năm nước mấy dòng?
Suối vàng nước có sâu?
Dòng nào nước có xoáy?
Nếu con thuyền có chao?
Mẹ hãy vững tay chèo.

 

Xót xa mẹ bỏ hết,
Mẹ bỏ cả yêu thương,
Để giữ lấy tay chèo.
Cho con nước trong veo,
Cho cỏ rêu xanh bến,
Mẹ hãy quên kiếp người.
Cứ rêu xanh bờ cỏ,
Mặc con nước lững lơ,
Mẹ đừng nhớ kiếp phàm.

 

Thay mẹ cõi trần gian,
Còn chút nào vương vấn,
mẹ con sẽ trả.
Cho hung bạo hận thù,
Con trả bằng tha thứ,
Cho oán hờn hung dữ,
Con trả bằng yêu thương.
Ấy là con trả mẹ,
Đền đáp chút thương yêu.

 

Xin mẹ,
Thế gian này bỏ hết,
Có gì đâu để thương,
Chẳng có gì để nhớ,
Sá gì đâu tủi hờn.

 

Này mẹ,
Suối vàng nước có sâu?
Giữa dòng con nước xoáy,
Nếu con thuyền có chao,
Mẹ đưa con tay chèo,
Con chống thuyền cho mẹ.

 

Thưa mẹ,
Mong mẹ chốn xanh rêu,
Yên vui con thuyền bé,
Nghìn thu con nước trong.

 

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse, 28.08.98

MỘT MẢNH KHÔNG GIAN


Thơ: Hoang Phong
Diễn ngâm: Hồng Vân

 


Rọc rách không gian từng miếng nhỏ,
Xếp vào từng mảnh túi hành trang.
Lớp lớp không gian ngày xưa đó,
Gói vào nén chặt nỗi niềm thương.


Cắt đứt thời gian từng đoạn ngắn,
Buộc túi hành trang đeo lên vai.
Hun hút ngàn thu đâu cách mãi?
Thời gian đâu dễ vướng chân ai.


Đường về quá khứ lần bước nhẹ,
Tìm về với mẹ chuỗi ngày thơ.
Chọn mảnh không gian làng quê mẹ,
Trải ra phủi sạch lớp bụi mờ.


Cả mảnh không gian ửng nắng hồng,
Có hàng tre rủ, vũng ao sen,
Có ông bà ngoại thương con gái,
Rời bỏ làng quê đi lấy chồng.


Chẳng một lần về, xa từ đấy,
Mẹ xa bà ngoại xa ông ngoại,
Xa cả bờ ao, xa luống khoai,
Tiếc cả hội làng vui biết mấy...


Nhắc mãi mẹ thương hoài quê cũ,
Cố gói về đây bên cạnh mẹ,
Chút mảnh không gian làng Mông Phụ,
Đắp lên mình mẹ giấc ngàn thu.


             Một vùng hoang vu và sỏi đá,
                  miền nam Yemen, 10.10.92

 

DỌN BÀN THỜ CÚNG MẸ
Thơ: Hoang Phong
Diễn ngâm: Hồng Vân

 

Trên chiếc mâm nho nhỏ,
Con chọn một chùm nho,
Đặt dành riêng cho mẹ,
Tình con nằm trong đó.

 

Chọn cành hồng xanh lá,
Hương hồng thơm đậm đà,
Cắm vào bình cho mẹ,
Tình con nằm trong hoa.

 

Pha ấm trà chưa đầy,
Hương trà thơm nhẹ bay,
Tình con tan trong tách,
Rót cho mẹ thật đầy.

 

Nhớ một ngày còn bé,
Che bằng vạt áo mẹ,
Đi giữa trời trưa nắng,
Mát rượi tình mẹ che.

 

Có những lần con đau,
Xếp sách con nhức đầu,
Mẹ nấu con chén cháo,
Và thoáng vẻ lo âu.

 

Tình mẹ hòa bát cháo,
Nuôi con từng tế bào.
Rồi cuộc đời trôi mau,
Mẹ bay hồn phương nào?

 

Giỗ mẹ ngày hôm nay,
Thắp mẹ nén hương này.
Theo khói hương nhè nhẹ,
Tìm mẹ tình con bay.

Sa mạc miền bắc Yemen, 25.04.92

 


 Bài thơ Dọn bàn thờ cúng mẹ, Võ Tá Hân phổ nhạc
1- tiếng hát Xuân phú
    2  tiếng hát Hồ Quốc Việt










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/06/2017(Xem: 12346)
10/05/2018(Xem: 12323)
31/10/2017(Xem: 10077)
02/09/2020(Xem: 4616)
17/05/2021(Xem: 3921)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.