QUÁN CƠM CHAY TỰ CHỌN TRẢ TIỀN TUỲ TÂM Bài và ảnh: Ngọc Lan
Nằm trong ngõ 76, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chayPhước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm này là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên).
Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố làm nông dân, mẹ là giáo viên, anh Đạt được hướng cho theo nghề giáo của mẹ. Nhưng việc học không được như ý muốn, anh chuyển sang học ngành Quản lý nhà hàng tại Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên. Để có tiền chi tiêu và phục vụ cho công việc học tập, Dương Khánh Đạt đã phải làm thêm đủ thứ nghề từ chạy xe ôm, thợ mộc đến phục vụ cho các quán ăn…
Gần 2 năm làm công việc giết mổ động vật chế biến món ăn, có lúc anh cảm thấytội lỗi. Vì vậy, năm 2009 sau khi tốt nghiệp, chàng trai trẻ tuổi xin vào Chùa Phù Liễn (Thái Nguyên) để học hỏi cách chế biến các món ăn chay. Từ đó, anh Đạt đi khắp các tỉnh Bắc – Nam nấu cơm chay, phục vụ cho nhiều người và cũng học hỏi được các kinh nghiệm nuôi ý định sau này mở cửa hàng kinh doanh cơm chay “gieo duyên cho mọi người”.
Từ ngày 15/5 Âm lịch năm 2014, anh Đạt chuyển quán sang hình thức “cơm chay tùy chọn, trả tiền tùy tâm”. Với hình thức này, khách hàng có thể tự chọn các món ăn và thanh toán bằng cách tự trả tiền vào hòm với số tiền bao nhiêu là tùy tâmmọi người.
Mời quý độc giả xem bài phóng sự dưới đây của Ngọc Lan:
Khách đến quán ăn được chọn món bao nhiêu tùy thích, sau đó sẽ có nhân viên phục vụ canh và trà đá miễn phí. Khi ăn xong, khách sẽ thanh toán bằng cách tự bỏ tiền tùy theo tâm vào chiếc hòm ở quán. Nếu khách có nhu cầu sẽ được tặng thêm những bộ sách, đĩa về Phật pháp, tín ngưỡng, văn hóaViệt Nam.
Tại quán, có gần 20 món khác nhau, được chế biến rất đẹp mắt giống các món ăn thường như: giò chả, mực xào, thịt gà rang muối, cá kho tộ... Quán ăn bán vào buổi trưa các ngày trong tuần, từ 10h đến 14h cùng ngày. Quán sạch sẽ, thoáng mát nên thu hút nhiều người tới ăn. Anh Đạt cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 120-140 lượt khách. Những ngày mùng 1 hay rằm, số lượng khách tăng lên khoảng 200, quán chật và không đủ chỗ ngồi. Chủ quán cũng chia sẻ không chỉ có "dân" văn phòngxung quanh mà ngay cả các phật thử quanh khu vực cũng thành khách quen của quán. Chị Nguyễn Thùy Nga, một khách quen đến ăn tại quán chia sẻ, đây là quán ăn lý tưởng với các món chay nhưng rất phong phú và đẹp mắt. Nếu ai chưa ăn ở đây bao giờ sẽ không phân biệt được đâu là món chay hay món thường. Thậm chí, một số món chay được chế biến xong còn ngon hơn cả đồ ăn thường khi nhìn bằng mắt. "Quán ăn sạch sẽ, chủ quán cũng rất hòa đồng và dễ tính. Thông thường, mình và cô bạn thân bỏ vào hòm tùy tâm 50.000 đồng/bữa, lần nào lấy nhiều đồ ăn thì 60.000 đồng", chị Nga nói.
Không chỉ sạch sẽ với món ăn ngon, quán ăn chay của anh Đạt được các tín đồăn chaythích thú còn bởi cách thanh toán tiền rất mới mẻ. Anh Duy Phong, nhân viên văn phòng, cũng là một tín đồăn chay nói: "Công ty cách gần 2 km nhưng trưa nào mình cũng đến quán anh Đạt ăn. Khoảng 12h trưa là quán đông khách lắm, đi trễ một chút nhiều khi hết cơm luôn. Nhân viên phục vụ rất nhiệt tình, món ăn phong phú và thực đơn thay đổi liên tục. Đặc biệt, cách thanh toán tiền ăn còn hướng bản thân mình tới ý thứctự giác, tâm tính tốt". Quán ăn xuất phát từ tấm lòng hướng thiện của bản thân nên anh Đạt được nhiều người rất ủng hộ. Chú Huy Hùng (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) chia sẻ: "Chủ quán rất tận tình, dễ tính. Cách kinh doanh không màng lợi nhuận và hướng thiện này khiến tôi rất trân trọng. Vào những ngày mùng 1, tôi tới ăn và ủng hộ vào hòm tùy tâm 100.000 đồng, hy vọng góp phần nhỏ giúp anh Đạt duy trì quán ăn".
Theo chủ quán, mục đích mở tiệm "ăn chay tự chọn, gửi tiền tùy tâm" không vì lợi ích kinh tế mà là cách để anh “gieo duyên cho những người ăn chay”. Hàng ngày, anh Đạt phải dậy từ rất sớm đi mua nguyên liệu, sau đó tự tay vào bếp nấu nướng. Nguyên liệu làm món chay khá đắt, đặc biệt cách chế biến, trang trí cầu kỳ và rất mất thời gian. Tuy thế anh Đạt cũng không bận tâm. Anh chia sẻ, chỉ mong muốn quán ăn có thể giúp cho nhiều người có thu nhập thấp đến ăn, và giúp mọi ngườiăn chay, trường chay, giảm bớt nghiệp sát sinh.
Với hình thứcthanh toán này, mỗi ngày anh Đạt thu được 2-3 triệu đồng. Trừ chi phí nguyên liệu, tiền thuê nhà, thuê 2 nhân viên và điện nước..., tiền giữ lại không được nhiều. Tuy nhiên, với mục đích mở quán vì lòng hướng thiện, anh Đạt cũng được những người xung quanh giúp đỡ nhiệt tình. Bác Hậu, người cho anh Đạt thuê quán chia sẻ: "Ngay từ khi Đạt đặt vấn đề thuê địa điểm để bán đồ ăn chay, tôi cũng rất ủng hộ và hạ giá thuê còn 3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Đạt tự nấu nướng và có 3 thành viên trong gia đình hậu thuẫn, đỡ một khoản thuê nhân viên nên tôi cũng hy vọng cháu phát triển được nhiều quán ăn chay như thế này". Theo Ngọc Lan (Zing.vn)
Dưới đây là một số hình ảnhghi nhận của kênh14.vn tại quán cơm chay này:
Nhiều người đến muộn phải kê bàn ngoài hành lang của cửa hàng để ngồi ăn cơm.
Thực khách tự chọn món ăn cho mình trong bữa trưa...
Anh Đạt (chủ nhân đang phục vụ) cho biết, hàng ngày trên bàn thức ăn của anh luôn có 10 món ăn chay khác nhau, do tự tay anh chế biến.
Vào giờ ăn trưa, thực khách đến quán cơm chay của anh Đạt khá đông, có hôm lên đến hàng trăm người. Quán có 20 bộ bàn ghế, giờ ăn trưa hầu như hôm nào cũng kín chỗ.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.