Người Chết Có Nhận Được Sự Cúng Dường Từ Thân Thuộc Còn Sống Không?

10/10/201012:00 SA(Xem: 47626)
Người Chết Có Nhận Được Sự Cúng Dường Từ Thân Thuộc Còn Sống Không?

NGƯỜI CHẾT CÓ NHẬN ĐƯỢC SỰ CÚNG DƯỜNG 
Từ Thân Thuộc Còn Sống Không?  
Thích Thiện Hữu

Câu chuyện dưới đây xảy ra trong cuộc đối đáp giữa Đức PhậtBà la môn Janussoni :

Bà la môn Janussoni hỏi :

- Bạch tôn giả Gotama, chúng tôi là các Bà la môn chuyên làm các lễ cúng cho người chết với mục đích mong rằng sẽ đem lại lợi ích cho người chết. Như vậy thưa tôn giả có thật sự lợi ích không?

Đức Phật đáp :

- Này Bà la môn, nếu có Tương Xứng người chết sẽ hưởng được phẩm vật cúng dường, bằng ngược lại chẳng có lợi ích gì cả .

Bà la môn Janussoni nóng ruột hỏi :

- Nhưng thế nào là tương xứng và không tương xứng ?

- Này Bà la môn, ai sống sát sanh lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói thêu dệt, có tham ái, có sân sità kiến, sau khi mạng chung sanh vào Địa Ngục. Tại đó, y nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của địa ngục. Cúng đồ ăn của con người là không tương xứng. Y sẽ không hưởng được gì từ sự cúng dường của thân thuộc đó .

- Này Bà la môn, nếu người nào sống đầy dẫy 10 ác đã nêu, khi mạng chung bị sanh vào loài Bàng Sanh. Tại đấy, y nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của loài bàng sanh. Quả là không tương xứng, khi người thân quyến đem phẩm vật con người để cúng quảy cho họ. Làm sao người chết đã thọ thân bàng sanh ăn được?

- Ngay cả trường hợp, người chết khi còn sống tu tập, trau giồi 10 thiện nghiệp, được tái sanh làm Con Người, hoặc phước báu hơn là làm Chư Thiên đi nữa, thì tại đấy, tùy theo con người hoặc chư thiên, họ có món ăn riêng để nuôi sống hiện hữu của họ. Cả 2 trường hợp này cũng thật không tương xứng, nếu người thân quyến cúng dường mong người chết thọ nhận được. Người chết đã tái sanh làm người, làm chư thiên rồi làm sao thọ nhận !

- Duy có một trường hợp người chết tái sanh làm thân Ngạ Quỷ, món ăn nào mà thân quyến bè bạn con cáiẨ muốn hiến cúng cho họ thì họ sẽ trọn hưởng được. Loài ngạ quỷ sẽ sống và hiện hữu nhờ vào các món ăn cúng quảy này. Đây là trường hợp duy nhất có sự tương xứng .

- Thưa Tôn giả Gotama, người Bà la môn hỏi, các trường hợp người thân chết tái sanh vào các loài bàng sanh, địa ngục hay sanh lại làm người hoặc sanh làm chư thiên, sự cúng quảy không có sự thọ hưởng. Nhưng nếu người thân chết không tái sanh vào cõi ngạ quỷ, thì ai sẽ là đối tượng thọ hưởng những của bố thí đó?

- Này Bà la môn, nếu không là người thân thuộc đó, thì những người thân thuộc khác của người cúng, ở ngạ quỷ, sẽ được hưởng thay trọn phần .

- Nhưng nếu cả dòng họ thân thuộc của người bố thí ấy không có ai bị tái sanh trong ngạ quỷ thì phẩm vật cúng sẽ thuộc về ai?

- Không có trường hợp này, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài mà không có một ai đó trong huyết thống bị sanh vào. Nhưng này Bà la môn, nên nhớ rằng, mặc dù thế, người bố thí ấy phải được hưởng quả báo tốt .

- Có phải Tôn giả đã nói về một giả thiết không thể xảy ra?

- Đúng thế, này Bà la môn, trong suốt quá trình sống, người nào tuy sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói thêu dệt, có tham có sân si, tà kiến, nhưng người ấy biết bố thí, ủng hộ cho những người có đạo đức, người sống vì sự nghiệp đạo đức. Người ấy khi mạng chung sẽ sanh cộng trú với loài voi, nhưng là loài voi được ăn uống, trang sức đầy đủ. Nếu nghiệp duyên của người ấy sanh vào loài ngựa, bò hay trâu, hay bất kỳ loài bàng sanh nào khác, thì tại đấy, y vẫn thọ hưởng đầy đủ đồ ăn uống trang sức tương xứng .

Nếu như ai đó, từ bỏ sát sanh, trộm cướp, tà hạnh từ bỏ nói láo, lời độc ác, lời hai lưỡi, lời thêu dệt, từ bỏ tham, sân sità kiến, lại còn biết bố thí và nhất là bố thí cho người có cuộc sống đạo đức, người vì sự nghiệp đạo đức. Khi người ấy tái sanh làm người, thì tại đấy y sẽ hưởng thọ 5 thứ công đức của loài người. Nêú người ấy tái sanh vào chư Thiên, thì tại đấy, y sẽ hưởng thọ 5 thứ công đức của chư thiên. Trong mọi trường hợp, người bố thí vẫn gặt kết quả tốt tương xứng. Người bố thí, cúng dường nhất định có kết quả .

Sau pháp thoại đầy ý vị, hứng thú Bà la môn Janussoni đã bỗng chốc trở thành một nam cư sĩ tinh tấn .

-- (Kinh Tăng Chi III, 539 -- 543)

 

_____________________________ 

Một Ít Nhận Xét :

Thế nào là hành trang tư lương cho người mất, và làm thế nào để người mất nhận được hành trang tư lương đó. là một vấn đề rất quan trọng và bức thiết trong Phật giáo. Phật giáo, nền giáo lý nhân bản, chăm lo đến đời sống con người khi con người còn trong thai mẹ cho đến lúc sanh trưởng và cái ngày từ giã cuộc sống. Đối với Phật giáo, cái chết được đánh giá ngang bằng và quan trọng như cái sống, là một tiền đề nối liền với cái sống kế tục. Chuẩn bị cho cái chết không chu đáo, người chết sẽ gặp phải nhiều bất hạnh. Và do đó, chuẩn bị chu đáo cho cái chết cũng tức là chuẩn bị tốt cho cái sống.

Chết và sống không thể tách rời. Lợi íchbất hạnh sẽ tùy thuộc phần lớn vào hành vi cuộc sống thường nhật và nhất là tâm niệmhành vi cuộc sống lúc lâm chung hay trong thời gian 49 ngày của thân trung ấm. Thân trung ấm là giai đoạn chuyển tiếp cần thiết để một người mạng chung có được điều kiện thích hợp thọ sanh vào nơi thích ứng với nghiệp đã tạo tác của nó. Thân trung ấm sẽ tồn tại từ lúc một người vừa tắt thở cho đến tối đa là 49 ngày. Thời gian tồn tại dài hay ngắn, hoàn toàn tùy thuộc vào tính chất phức tạp của nghiệp nhân người đó đã gieo trổ quả tái sanh trong một điều kiệnnhân duyên thích hợp và tương ứng. Thời gian này là một dịp tốt để thân nhân quyến thuộc tu tạo nhiều phước duyên hồi hướng cho người mới mất. Và chính người mới mạng chung đó cũng còn được cơ hội hồi tâm hướng thiện để hoặc là giảm bớt nghiệp ác đã làm khi còn sống, hoặc là tăng trưởng thêm phúc duyên nếu khi sống mình đã sống thiện .

Kinh Địa tạng, một bộ kinh nòng cốt dạy về cách chuẩn bị hành trang tư lương cho người mất, giới Phật giáo Bắc tông ai cũng đều biết đến và thọ trì đọc tụng rất thường xuyên trong các lễ tang, các tuần thất, các ngày kỵ giỗ, và nhất là nửa tháng còn lại của tháng 7 âm lịch .

Kinh Địa tạng dạy, hành trang tư lương cho người mất, không gì khác hơn là những tu tạo phước đức như là làm phước, tu thiện, phóng sanh, bố thí, cúng dường, tụng kinh, hồi hướng công đức từ những người thân quyến còn sống thực hiện với tất cả sự thành tâm. Tuy nhiên, kinh Địa tạng cũng khẳng định rất rõ là hành trang tư lương đó có chu đáo cỡ nào thì người mất chỉ tiếp hưởng được một phần mà thôi, còn 6 phần còn lại người thân quyến tu tạo sẽ trọn hưởng. Đây là một nguyên tắc nhân quả, ai gieo nhân tốt thì người đó hưởng quả tốt, người được hồi hướng chỉ được cộng hưởng một phần công đức mà thôi (Xem kinh Địa Tạng, phẩm 7, mục 3). Thực chất phương pháp này cốt yếu nhắm vào sự làm lợi ích cho người còn sống thông qua việc tạo hành trang cho người mất. Bản thân người mất, trong thời gian thân trung ấm, có được lợi ích nhiều hay ít hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tuỳ hỷ vào việc làm cho mình và nhất là sự hồi tâm hướng thiện, thanh tịnh hoá mình trước khi thọ sanh. Trường hợp mẹ tôn giả Mục Kiền Liên trong kinh Vu Lan Bồnsự kiện điển hình. Bà được thoát khổ, sanh về thiện giới do cải tạo hoàn toàn tâm lý tham lam, sân hận, si mê trước đó.

Việc làm hành trang này chỉ có hiệu quả khi người chết chưa đi thọ sanh do chưa tìm được nhân duyênđiều kiện thích ứng. Còn trường hợp thọ sanh rồi thì sao? Câu trả lời thích đáng đã nằm trong tích truyện kinh Tăng Chi vừa nêu .

Trong cuộc đối thoại giữa Đức Phật với Bà la môn Janussoni, Đức Phật đã vạch ra một chân lý đáp số rằng người mất chỉ nhận được hành trang tư lương do thân quyến gởi đến trong trường hợp tương xứng, không tương xứng ta sẽ có một đáp số ngược lại. Khái niệm tương xứng của Đức Phật bao gồm 2 nội dung, thứ nhất tự nghiệp nhân thiện ác của người mất sẽ tự quyết định thiện thú hay ác thú họ phải sanh vào. Thứ hai, mọi hành trang tư lương chỉ đến tay người mất và người mất thụ hưởng được khi mà họ đang thọ thân ngạ quỷ -- Các thọ thân còn lại như trời, người, a-tu-la, địa ngụcsúc sanh thì không được. Vì tại 5 cõi sống đó, người mất đi thọ sanh sẽ sống với điều kiện thọ sanh từ nghiệp nhân của mình. Trời có cách thọ dụng của trời, người có cách thọ dụng của người. A-tu-la, địa ngụcsúc sanh mỗi mỗi cũng có cách thọ dụng của riêng mình, do đó hành trang tư lương sẽ không phù hợp và không cần thiết với 5 loại thọ sanh này .

Song mặc dù thế, Đức Phật vẫn lưu ý chúng ta về phước báu tất yếu cho người tạo tác các hành trang tư lương. Quả báo đó luôn luôn tốt đẹp và có lợi nhiều mặt cho người ấy. Sống với 10 ác nghiệp nhưng có bố thí, dù đọa lạc làm bàng sanh cũng thù thắng hơn các bàng sanh khi sống đã tạo 10 nghiệp ác mà không có bố thí. Còn nếu người ấy khi sống thực hiện 10 hạnh lành mà còn có bố thí thì khi thọ nhân con người hay chư thiên luôn luôn là con người hay chư thiên thù thắng hơn các con ngườichư thiên khác .

Qua tích truyện này chúng ta thấy kinh điển Nam tôngBắc tông sẽ bổ sung cho nhau, sẽ hoàn thiện và làm toàn bích tri thức chúng ta về sự nhận định, tiếp cận và thực hành lời dạy Đức Phật. Nhận thức điều này, chúng ta nên xa lìa tri kiến phân biệt Tông phái, cái mà Đức Phật cho là điều chướng ngăn thánh đạo, để cùng nhau chung lo ngôi nhà Phật giáo toàn diện không Nam tông Bắc tông, không chi không phái, không phân chia biệt thù, làm lợi ích cho con ngườinhân loại -- những thực thể sống ngày một khô cằn, chai sạn bởi sự bế tắc của vật chất, bởi sự lẩn quẩn của tôn giáo, triết phái đang khao khát những món ăn tinh thần thanh khiết, đầy bổ dưỡng thật sự của Phật giáo chánh kiến, viên dung./.

(http://www.old.thuvienhoasen.org)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/10/2010(Xem: 78628)
01/12/2019(Xem: 13088)
17/05/2021(Xem: 3223)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.